Làm nông dân ở Mỹ

SGTT.VN - Việc áp dụng công nghệ hiện đại tối đa vào công việc đồng áng khiến năng suất lao động của người nông dân Mỹ cao gấp nhiều lần nông dân ở những nước đang phát triển trên thế giới. Nhưng ngay cả khi chính phủ khuyến khích việc áp dụng công nghệ trong nông nghiệp, nhiều người tiêu dùng lại có xu hướng sử dụng các sản phẩm nông nghiệp “sạch” (organic) thay vì dùng các sản phẩm có sử dụng hóa chất và công nghệ sinh học trong quá trình canh tác. PV SGTT tìm hiểu về hai xu hướng sản xuất nông nghiệp ở Mỹ hiện nay.


Nông dân hiện đại ở Iowa



Gia đình nhà Kenneth Lund ở Iowa Ảnh: L.A

<tbody>
</tbody>
Gia đình nhà Kenneth Lund ở Iowa là một gia đình nông dân điển hình ở nước Mỹ. Ông Kenneth Lund cùng vợ và con trai Bryce canh tác trên khoảng đất rộng mênh mông, khoảng 1.400 hecta, nơi ông chỉ trồng hai loại hoa màu chính: bắp và đậu nành. Đây cũng chính là hai loại hoa màu chủ yếu của nền nông nghiệp Mỹ. Thật khó có thể hình dung làm sao một gia đình ba người có thể làm hết việc trên diện tích lớn đủ cho cả một tập đoàn canh tác ở Việt Nam. Nhưng ở Iowa, một trong những tiểu bang nông nghiệp chính của Mỹ, đây là việc rất đỗi bình thường. Nhà Lund sử dụng hoàn toàn các loại máy móc hiện đại trong công việc đồng áng: từ máy cày, máy gieo hạt, đến máy gặt, đập, sấy... Công việc chính của cả ba vợ chồng con cái nhà ông Lund là vận hành các loại máy móc này, tổng giá trị máy móc lên tới gần 1 triệu đô la Mỹ. Gia đình ông mua máy móc qua các chương trình vay vốn của ngân hàng và đổi máy móc mới với hãng sản xuất. Giống cây bắp và đậu nành thì mua từ các công ty cung cấp hạt giống sử dụng công nghệ sinh học, trong đó có cả hạt giống biến đổi gen (GMO).
Ông Lund cảm thấy hoàn toàn hài lòng với việc áp dụng công nghệ hiện đại vào công việc đồng áng của mình. Ông Lund tâm sự: “Nó giúp chất lượng hoa màu tăng cao mà tôi lại không phải bỏ phân bón, hoá chất vào đồng ruộng. Mặc dù vậy, chi phí hạt giống cũng khá cao.”
Theo bà Cindy Smith, cố vấn tối cao của bộ Nông nghiệp Mỹ, có ba hình thức sản xuất nông nghiệp phổ biến ở Mỹ hiện nay: GE – sử dụng công nghệ biến đổi gen; non-GE – sử dụng các công nghệ hiện đại khác ngoại trừ biến đổi gen; và organic – nông nghiệp sạch, không sử dụng công nghệ biến đổi gen và cũng không dùng đến hoá chất trong sản xuất nông nghiệp.


Nông trại sạch ở Maryland



Nhà Kenneth Lund canh tác với máy móc hiện đại. Ảnh: L.A

<tbody>
</tbody>
Xu hướng nông nghiệp sạch (organic) ở Mỹ đang ngày một tăng, với giá trị sản phẩm nông nghiệp sạch lên đến khoảng 2,5 tỷ USD, và theo một số thống kê không chính thức, chiếm khoảng 8% trong tổng sản xuất nông nghiệp Mỹ. Gia đình nhà ông Drew Norman, nông dân ở bang Maryland, nằm trong sản xuất 8% sản phẩm sạch.
Ẩn mình trong một khu rừng phong cảnh hữu tình ở phía đông bắc Maryland là trang trại One Straw Farm của gia đình nhà ông Norman. Ông Norman và vợ chung thuỷ với mô hình nông nghiệp sạch từ 30 năm nay: trên mảnh đất vài trăm hecta, ông trồng các loại rau củ, cây ăn trái theo mô hình nông nghiệp hoàn toàn không có sự can thiệp của công nghệ biến đổi gen hay các loại phân bón, thuốc trừ sâu từ hoá chất. Điều này có nghĩa là công nghiệp đồng áng vất vả hơn so với nhà Lund ở Iowa: ông Norman tuyển dụng một đội ngũ khoảng 30 người, chủ yếu là người nhập cư từ Mexico, giúp ông từ chăm sóc hoa màu, đến thu hoạch và chuyển giao sản phẩm đến người dùng. Mỗi năm ông thu về trên 1 triệu USD doanh thu, sau khi trừ mọi chi phí, vợ chồng ông cũng lời trên 100 ngàn USD. Ông Norman phản đối việc can thiệp sinh học cũng như sử dụng hoá chất trong nông nghiệp vì ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh thái của môi trường và làm biến đổi chất lượng đất.
Những cuộc tranh cãi này chưa có lời giải, và chính phủ Mỹ vẫn thiên về việc khuyến khích áp dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp. Mặc dù vậy, theo bà Norman, đa số khách hàng đang sử dụng sản phẩm của One Straw Farm là những người trí thức nhiều tiền. Xu hướng sử dụng sản phẩm organic trong giới có tiền ở nước Mỹ khiến cho những nông dân sản xuất organic như nhà Norman đang làm ăn có lời.
 


Nhìn nông dân ben Mỹ, sao thấy cuộc sống họ bình dị, và thanh thản quá. Không giống như xứ mình.
 
vấn đề của nông dân ta thì hoàn toàn khác. tư liệu sản xuất là đất cái quan trọng nhất thì thiếu và đắt. 1400ha đất nếu là đất nông nghiệp thì giá của nó ít cũng 200 triệu/ha tính ra cũng khá nhiều.
 
Nếu tôi không bị cạnh tranh mất việc, thì công việc tôi làm
IT thâm niên 15 năm cũng thừa sức trên 100 nghìn đôla 1 năm.
Trường phòng IT các công ty lớn lương vài trăm nghìn đôla 1 năm.
Làm bác sỹ chuyên môn cao, trường phòng dược sỹ các tiệm thuốc
nhỏ, lương cũng trên trăm nghìn đôla 1 năm.
*
Vậy làm nông bỏ vốn nhiều như vậy, cả 2 vợ chồng mới được
trăm nghìn đôla 1 năm, thì chẳng phải lương thấp 1 nửa so với
đi làm thuê sao? Nếu tôi vào địa vị ấy, một mình tôi không
được 2 trăm nghìn 1 năm thì không bõ làm.
*
Ngày tôi mới đến Mỹ, có người tài trợ cho tôi làm chủ thuyền
đánh cá, vốn đầu tư 3 trăm nghìn đôla, có thể kiếm gần trăm
nghin đôla 1 năm, nhưng tôi không làm. Lý do là nghề này không
phát triển được. Mình vừa phải chủ thuyền, vừa là thuyển trưởng,
ngày đêm trên biển. Nửa năm ở trên bờ tha hồ chơi và nghỉ. Tôi
không thích cuộc sống đó, khó khăn gần gũi vợ con và nuôi dạy
các con. Các chủ thuyền đánh cá người Việt đều cho các con lớn
lên học đại học rồi lên nữa, làm Bác sỹ chữa bệnh, Luật Sư,
chứ không thấy ai cho con nối nghiệp làm thuyền trưởng đánh cá
cả.
*
Chỉ vì so sánh làm bác sỹ luật sư kiếm tiền đủ sống mà không cần
phải bỏ vốn mua hàng trăm hecta mấy chục máy cày bừa.
*
 
Nếu tôi không bị cạnh tranh mất việc, thì công việc tôi làm
IT thâm niên 15 năm cũng thừa sức trên 100 nghìn đôla 1 năm.
Trường phòng IT các công ty lớn lương vài trăm nghìn đôla 1 năm.
Làm bác sỹ chuyên môn cao, trường phòng dược sỹ các tiệm thuốc
nhỏ, lương cũng trên trăm nghìn đôla 1 năm.
*
Vậy làm nông bỏ vốn nhiều như vậy, cả 2 vợ chồng mới được
trăm nghìn đôla 1 năm, thì chẳng phải lương thấp 1 nửa so với
đi làm thuê sao? Nếu tôi vào địa vị ấy, một mình tôi không
được 2 trăm nghìn 1 năm thì không bõ làm.
*
Ngày tôi mới đến Mỹ, có người tài trợ cho tôi làm chủ thuyền
đánh cá, vốn đầu tư 3 trăm nghìn đôla, có thể kiếm gần trăm
nghin đôla 1 năm, nhưng tôi không làm. Lý do là nghề này không
phát triển được. Mình vừa phải chủ thuyền, vừa là thuyển trưởng,
ngày đêm trên biển. Nửa năm ở trên bờ tha hồ chơi và nghỉ. Tôi
không thích cuộc sống đó, khó khăn gần gũi vợ con và nuôi dạy
các con. Các chủ thuyền đánh cá người Việt đều cho các con lớn
lên học đại học rồi lên nữa, làm Bác sỹ chữa bệnh, Luật Sư,
chứ không thấy ai cho con nối nghiệp làm thuyền trưởng đánh cá
cả.
*
Chỉ vì so sánh làm bác sỹ luật sư kiếm tiền đủ sống mà không cần
phải bỏ vốn mua hàng trăm hecta mấy chục máy cày bừa.
*
huhu nước mình còn nghèo quá. phải học tiếp thôi.
 
Theo tôi nghĩ : Bất cứ thành công thực sự nào cũng đều qua một quá trình. Một gia đình nông dân với 14000ha trong xã hội Mỹ thì cần bao nhiêu thời gian công sức mới đạt được? Đó không phải chỉ là nỗ lực cá nhân mà còn là kết quả của sự vận hành xã hội trong thời gian bao lâu?
Việt nam ta mới bắt đầu "hô hào" tích tụ đất đai thôi. Mà cũng không phải cứ có tiền là có thể "tích tụ" được đâu. Không có "chống lưng" mà không phá sản mới là lạ.
Hãy cố gắng nỗ lực bản thân và biết chờ đợi!
 


Back
Top