Làm nông nghiệp công nghệ cao kiểu israel

Ở Israel, nông nghiệp là lĩnh vực mà 95% là khoa học và chỉ 5% lao động.
Nội dung nổi bật:

- Lịch sử Israel ghi nhận cú nhảy vọt đầu tiên vào lĩnh vực Nông nghiệp ngay từ thời lập quốc. Trung tâm của cú nhảy vọt này là Nông trang (Kibbutz). Chiếm chưa đến 2% dân số Israel, nhưng những nông trang sản xuất đến 12% lượng hàng hóa xuất khẩu của cả nước.
- Với dện tích phần lớn là sa mạc khô hạn, người Israel đã làm nông nghiệp với 95% là khoa học và chỉ 5% lao động. Họ sử dụng phương pháp khử mặn đất, phát minh ra công nghệ tưới nhỏ giọt hiệu quả và thậm chí nuôi cá ngay trên sa mạc cằn cỗi.
- Israel cũng là quốc gia duy nhất mà sa mạc đang được đẩy lùi. Đứng đầu thế giới về tái chế nước, với tỉ lệ đến 70% nước được tái chế.

lam-nong-nghiep-kieu-israel.jpg


Israel là quốc gia khởi nguồn từ trí tưởng tượng của những con người 2000 năm lưu vong, với hành trang không có gì ngoài những lời cầu nguyện và sự thiếu vắng quê hương. Cùng với sự ra đời của Nhà nước Israel, lời nguyện cầu vĩ đại đó được gieo vào vùng đất nhỏ bé: Đất đai cằn cỗi, láng giềng thù địch. Vốn liếng duy nhất mà họ sử dụng chính là con người.
Nông nghiệp = 95% khoa học + 5% lao động

Đã có nhiều cú nhảy vĩ đại trong quá trình xây dựng đất nước Israel, và cú nhảy vĩ đại đầu tiên tập trung vào lĩnh vực Nông nghiệp. Trung tâm là sự hình thành của Nông trang (Kibbutz).

Các nhà sử học đã gọi nông trang là "hoạt động công xã thành công nhất thế giới". Nông trang được hình thành từ các kibbutzim (kibbutztập hợp hoặc hợp tác, kibbutzim là số nhiều, còn kibbutznik là các thành viên). Các kibbutzim được tạo ra từ năm 1944 (4 năm trước khi lập quốc Israel) dưới dạng các khu định cư nông nghiệp, nhằm xóa bỏ sự tư hữu và đem lại bình đẳng cho toàn dân.

Ngày nay, tuy chiếm chưa đến 2% dân số Israel, nhưng những nông trang sản xuất đến 12% lượng hàng hóa xuất khẩu của cả nước. Các nông trang cũng đóng góp đến 15% thành viên Knesset (Quốc hội Israel) và còn nhiều hơn thế cho lực lượng sĩ quan và phi công của quân đội.

Sự trỗi dậy của nông trang một phần là kết quả của những đột phá trong công nghệ và nông nghiệp do các nông trang và trường đại học ở Israel thực hiện. Ở Israel, nông nghiệp là lĩnh vực mà 95% là khoa học và chỉ 5% lao động.

lam-nong-nghiep-kieu-israel.jpg

Ở Israel, nông nghiệp là lĩnh vực mà 95% là khoa học và chỉ 5% lao động.

Khử mặn và tưới nhỏ giọt

Chuyện kể rằng, năm 1946, Haganah, lực lượng quân sự chính của nhà nước tiền Do Thái muốn thiết lập sự hiện diện của mình tại những điểm chiến lược ở khu vực nam sa mạc Negev, đã xây dựng nông trang Hatzerim cùng với 10 khu định cư nhỏ và biệt lập khác chỉ trong một đêm tháng 10.

Khi bình minh ló dạng, 5 người phụ nữ và 21 người đàn ông được phái đến xây dựng cộng đồng, họ đứng trên một ngọn đồi khô cằn và hoang dã.

Mất một năm sau nhóm người này mới xây dựng xong hệ thống đường ống có đường kính 6 inch (15,24 cm) dẫn nước từ khu vực cách đó 40 dặm. Trong cuộc chiến Độc lập năm 1948, nông trang Hatzerim bị tấn công và cắt đứt nguồn nước, đất bị nhiễm mặt và khó canh tác.

Thậm chí năm 1959 các thành viên nông trang này còn tranh cãi về chuyện đóng cửa Hatzerim để chuyển đến địa điểm khác có môi trường thân thiện hơn.

Cuối cùng họ quyết định ở lại. Bởi việc đất nhiễm mặn không chỉ ảnh hưởng đến Hatzerim mà còn tác động lên toàn bộ khu vực sa mạc Negev.

Hai năm sau, các thành viên Hatzerim đã thau rửa đất đai đến mức trồng trọt được.

Đến năm 1965, kỹ sư thủy lợi Simcha Blass đến Hatzerim với ý tưởng cho một phát minh mà ông muốn thương mại hóa: Công nghệ tưới nhỏ giọt. Đây là khởi đầu cho một đơn vị mà sau này trở thành Netafim, công ty toàn cầu về kỹ thuật tưới tiêu nhỏ giọt.



Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào rễ cây dưới dạng các giọt nước nhỏ ra chậm với lưu lượng không đổi nhờ các cơ chế đều tiết áp lực nước của các đầu nhỏ giọt gắn chìm trong ống dẫn hay lắp bên ngoài ống.

Công nghệ tưới nhỏ giọt (loại đầu tưới bù áp) sử dụng đường dẫn zig-zag giúp lưu lượng tại các đầu tưới đảm bảo được độ đồng đều. Công nghệ này của Israel giúp tiết kiệm 30-60% lượng nước tưới so với thông thường, nước và phân bón được chuyển đến bộ rễ tích cực, giúp cây hấp thụ tốt và hạn chế lãng phí phân bón và nước tưới.

Netafim hiện không chỉ tập trung tại những khu vực ít nguồn nước tự nhiên mà đang hoạt động trên phạm vi toàn cầu, cung cấp thiết bị cho 110 quốc gia trên thế giới, tại nhiều vùng khí hậu khác nhau.

lam-nong-nghiep-kieu-israel.JPG

Văn phòng Netafim ở Hatzerim


Nuôi cá trên sa mạc

Câu chuyện nông trang Mashabei Sadeh, cũng nằm trong sa mạc Segev còn đi xa hơn: Tìm cách tái chế nước không chỉ một lần mà còn những 2 lần.

Họ đã đào giếng sâu gần nửa dặm - bằng chiều dài 10 sân bóng đá - và phát hiện nguồn nước vừa ấm vừa mặn. Điều này nghe có vẻ rất tệ cho đến khi họ tham khảo ý kiến từ một giáo sư Đại học Ben-Gurion tại Negev: Vị này nhận ra đây là nguồn nước hoàn hảo để nuôi cá nước ấm.

Các nông trang bắt đầu bơm nước nóng 37 độ vào trong bể chứa cá rô phi, cá chẽm và cá vược để sản xuất thương mại. Sau khi được dùng trong bể cá, chỗ nước chứa chất thải của cá lại là nguồn phân bón hoàn hảo cho các rặng cây chà là và ôliu. Các nông trang cũng tìm ra cách trồng rau và cây ăn quả được tưới trực tiếp bằng nguồn nước ngầm. Nhờ vậy nước được tái chế những 2 lần thay vì sử dụng 1 lần rồi bỏ đi.

lam-nong-nghiep-kieu-israel.jpg

Nông trang Mashabei Sadeh.

Một thế kỷ trước, Israel đã được nhà văn Mark Twain và nhiều du khách miêu tả là vùng đất đa phần cằn cỗi. Thực vậy, 95% diện tích của đất nước này bị xếp vào nhóm bán khô hạn, khô hạn hoặc rất khô hạn.

Ngày nay, Israel đang dẫn đầu thế giới về tái chế nước thải, với hơn 70% lượng nước được tái chế, tỉ lệ gấp 3 lần quốc gia đứng thứ hai Tây Ban Nha.

Hướng tiếp cận vấn đề của Israel
"Thật không đơn giản khi phải thuyết phục mọi người rằng nuôi cá trên sa mạc là việc làm có ý nghĩa", nhà ngư học Appelbaum nói về chuyện nuôi cá trên sa mạc Negev. "Nhưng việc đập tan ý nghĩ đất đai cằn cỗi đồng nghĩa với vô dụng là rất quan trọng".

Nhìn vào Israel hôm nay, hầu hết du khách sẽ ngạc nhiên, nơi này có khoảng 240 triệu cây xanh do hàng triệu người cùng trồng, rừng cây được trồng lên khắp nước.

Nhờ chính sách thủy lợi sáng tạo từ thời Hatzerim, sa mạc Negev, vẫn là vùng đất lớn nhất Israel, nằm giữa Jerusalem và Tel Aviv, đã đẩy lùi tiến trình xâm thực của sa mạc, vùng đất phía bắc phủ đầy các cánh rừng và cánh đồng nông nghiệp do con người trồng. Israel cũng là quốc gia duy nhất mà sa mạc đang được đẩy lùi.

Giáo sư ĐH Harvard Ricardo Hausmann nhận xét, mọi quốc gia đều có khó khăn và hạn chế, nhưng điều gây kinh ngạc của Israel là thiên hướng tiếp nhận các vấn đề như sự thiếu nước và biến chúng thành tài sản, thậm chí dẫn đầu thế giới về lĩnh vực nông nghiệp vùng hoang mạc, tưới nhỏ giọt và khử mặn.

(Nhiều nội dung trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn sách Quốc gia khởi nghiệp).
Theo Trí Thức Trẻ
 


người ta làm tốt và biết áp dụng mạnh khoa học vào nông nghiệp , được hỗ trợ tối đa ,chúng ta phải nhìn vào đó và học hỏi , mong là các nhà nông học và khoa học của chúng ta sẽ dần giống như ở nước bạn.
 
woa hay quá, hay quá, cảm ơn bạn :D



--------------------------------------------------

Một người bạn tốt cũng giống như một ngày nắng đẹp,có thể lan tỏa ánh sáng tới khắp mọi nơi.

Hãy nhớ rằng, tất cả chúng ta đều vấp ngã, tất cả, ai cũng thế. Đó là lý do sẽ yên tâm hơn nhiều khi nắm tay nau mà đi
 
Đó vẫn là một vấn đề của cơ chế, tuy rằng sản lượng của họ nhiều nhưng chất lượng ko bằng mình được, mình có những thế mạnh tuy nhiên chưa khai thác đúng mức.
 
có thể ví như những người nông dân Hà Giang, không có đất canh tác, người H'mông đã bốc từng nắm đất bỏ vào hốc đá để ươm mầm cây ngô....tạo làm nên món mèn mén thơm ngon và những giọt rượu ngô cay nồng. Đói thì đầu gối phải bò thôi. Thế mà điều kiện của ta quá tốt mà chưa phát huy được
 
thật tuyệt vời. tới bao h nền nông nghiệp vn mới được như vậy nhi?
 
Em thấy các bác cứ đi khâm phục cái công nghệ cao của họ thật khó hiểu! Thực ra làm nông nghiệp trong điều kiện khắc nghiệt như vậy giá thành sản phẩm nó rất đắt, thậm trí đắt hơn so với nhập khẩu. Tại sao họ vẫn làm? Vì an ninh của quốc gia.

Còn chuyện công nghệ cao hay thấp em thấy nó không quan trọng. Cái quan trọng là giá thành và chất lượng sản phẩm. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn so với họ em nghĩ chẳng cần nhiều vốn và kỹ thuật như vậy Việt Nam mình vẫn phát triển OK.
 
Em thấy các bác cứ đi khâm phục cái công nghệ cao của họ thật khó hiểu! Thực ra làm nông nghiệp trong điều kiện khắc nghiệt như vậy giá thành sản phẩm nó rất đắt, thậm trí đắt hơn so với nhập khẩu. Tại sao họ vẫn làm? Vì an ninh của quốc gia.

Còn chuyện công nghệ cao hay thấp em thấy nó không quan trọng. Cái quan trọng là giá thành và chất lượng sản phẩm. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn so với họ em nghĩ chẳng cần nhiều vốn và kỹ thuật như vậy Việt Nam mình vẫn phát triển OK.
Nhật bản đang quay lại sản xuất nông nghiệp truyền thống để cho ra sản phẩm sạch tự nhiên cung cấp cho dân mình ăn...còn ta lại đi tìm cách tăng năng suất từ giống biến đổi gen, phân hóa học, thuốc trừ sâu độc hại các kiểu, chất kích thích đủ loại...đầu độc chính dân mình...buồn...!
 
Nhật bản đang quay lại sản xuất nông nghiệp truyền thống để cho ra sản phẩm sạch tự nhiên cung cấp cho dân mình ăn...còn ta lại đi tìm cách tăng năng suất từ giống biến đổi gen, phân hóa học, thuốc trừ sâu độc hại các kiểu, chất kích thích đủ loại...đầu độc chính dân mình...buồn...!
Nó cũng vì miếng cơm manh áo cả thôi bác ạ! Vấn đề chính của Việt Nam mình là làm sao bán được thực phẩm sạch với số lượng lớn tương ứng với giá trị của nó chứ không phải là nông dân mình không có khả năng!

Ai cũng muốn sống lương thiện cả! Nhưng làm sao mà nông dân sống được nếu lương thiện?

Một nông dân vừa đọc tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao cho hay
 
đọc rồi thấy buồn đủ thứ mình bây giờ phải tự trồng trọt chăn nuôi ở phố do nền quản lý của ta thôi cán bộ chạy quyền chạy đủ thứ nên phải tim cách thu hồi vốn mới như vậy
 


Back
Top