Làm sao kiếm được 5 tỷ đồng bằng nghề nông sau 5 năm?

Riêng tôi khẳng định đây là câu chuyện có thật & hết sức bình thường..!

Với 5 tỉ đồng trong tay + với bằng cấp Cử nhân kinh tế, sau 5 năm "chiến đấu" với nghề nông, anh ta còn lại hơn nửa ha đất + với cơ sở hạ tầng (nhà, ao, chuồng) + hơn 1 tỉ đồng tiền gia súc...
..........
Trước tiên cho tôi chia sẻ với nhân vật trong câu chuyện:
_ Tôi khen anh là người có dũng khí, kiên trì, nhẫn nại, đã bám trụ với nghề nông suốt trong 5 năm..! & anh đã giữ lại được phân nửa so với số vốn ban đầu (nếu bán hết anh vẫn còn hơn 2,5 tỉ).
_ Và lời khen thứ 2 đến với anh: là anh đã dám đùa giỡn với kinh tế thị trường (là chơi đùa với lửa) với chính bản thân mình...anh biết nhưng vẫn lao đầu vào làm 1 nghề trái với cái nghề anh đã học...!
(nếu anh tốt nghiệp ĐH Nông nghiệp hay là ĐH Nông Lâm) mà anh thất bại thì tôi không dám khen anh...!
_ Cho tôi gởi lời khen thứ 3 đến với anh: không có chuyên môn, con nhà ở phố (Hà Nội), mà anh đã bám trụ với nghề nông hơn 5 năm...mà vẫn giữ được phân nửa số vốn (2,5 tỉ Vnđ) là anh quá tuyệt vời so với nhiều người...!
(chưa chắc ai dám khẳng định với hoàn cảnh "bất lợi từ gia đình" mà đã làm nên sự nghiệp...!), anh là người can đảm, kiên trì & hết sức kiên quyết...!
...... còn chê anh, tôi không dám đưa ra lời phán xét...!
Trên đời còn có:
_ Thiên gặp thời
_ Địa gặp lợi
_ Nhân gặp hòa
& Nhân gặp duyên...!
Đó là những yếu tố cấu thành Đại nghiệp...!
............................
Nhưng cho tôi viết 1 vài dòng kết cục & đưa ra cái kết luận của riêng tôi:
1/ Học & làm phải đi song đôi:
_ Có nghĩa là phải làm đúng với chuyên ngành mình đã học, thường những người thiếu kinh nghiệm thực tế, mà thừa kiến thức (giáo khoa) là người có lỗ hổng rất lớn trong hoạch định kinh doanh. Nhất là mấy em vừa tốt nghiệp ra trường ít nhất 2 đến 3 năm đầu tiên trong sự nghiệp là "lấy của chủ để thực tập"...nên chủ chết theo cũng từ đó...! Còn bạn là Cử nhân Kinh tế đi làm nông & chăn nuôi ...chết là cái chắc..!

2/ Muốn làm chủ phải làm tớ trước:
_ Từ làm nhỏ đi đến làm lớn là quá trình thực tập cho ngề ngấm sâu vào người...! Đi học & làm bằng thực tế...tham quan nhiều & làm công cho các trại lớn một thời gian, nếu chỉ tham quan không mà không trực tiếp làm thì giống "cưỡi ngựa ngắm hoa"...!

3/ Thuê chuyên gia hay kỉ thuật viên (cố vấn): thực hiện bước này là quá tối ưu, vừa học hỏi được cái hay & giảm được những yếu tố rủi ro cao & cũng tránh được sửa chữa nhiều lần trong thiết kế cũng như hoạch định chiến lược. Nhưng làm sao ta tuyển chọn được vị "cố vấn" có tài năng thật sự...???
Những dự án lớn thường là thuê chuyên gia...tránh làm mò, vừa làm vừa học. Làm thì phải có dự án & phản biện dự án.

4/ Nhân lực điều hành:
_ Tuyển nhân viên làm đúng với chức năng nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm & chịu trách nhiệm việc đã được nhận lãnh, kỉ luật, khen thưởng kịp thời...
_ Tối kị là dùng người thân có họ hàng mà không có năng lực chuyên môn vào quản lí công việc...chính họ là những "phá giám đốc ảo" đã cầm con dao cắt ruột chủ một cách thầm lặng, mà chủ không hề hay biết...!
.......
.........
Tại hạ xin góp vài lời trong bài toán về Nông nghiệp....xin nhường bút cho các cao kiến..!
Cám ơn.
Bài viết của bạn rất hay, bạn chuyên ngành chăn nuôi thì thật là đúng. Trong chăn nuôi, các chủ đầu tư họ thật sự là các nhà đầu tư tài chính và tôi thấy nhiều, rất nhều chủ đầu tư áp dụng mô hình của bạn.
Còn trong trồng trọt tôi ít thấy áp dụng mô hình này.
 




Back
Top