Thảo luận Lấy nhánh ghép từ cây đã ghép

  • Thread starter HOQUANGTRI
  • Ngày gửi
Chào các bạn,

Mình đang tập ghép nhánh cây, mình muốn hỏi là nếu mình lấy NHÁNH CỦA CÂY ĐÃ GHÉP ĐỂ GHÉP liệu chất lượng của nhánh ghép này có ưu hay nhược điểm gì không ?

Điều thứ hai mình muốn hỏi đó là : nếu mình lấy nhánh của một cây được nhân giống bằng phương pháp chiết cành (có nghĩa là cây này tuổi thọ sẽ không cao) đem đi ghép thì với một gốc ghép trồng bằng hạt, thì tuổi thọ của cây ghép này có giảm không ?

Cám ơn các bạn trước nhe.
 


Cả thế giới ghép cây đều lấy chồi ghép từ
cây đã ghép, chứ còn lấy ở đâu hả bạn?

Người ta cũng chiết cành từ cây đã ghép chứ
chiết ở đâu ra?

Cây mà không ghép, được lấy chồi từ nó,
thì là Cây Tổ. Cây này mọc từ hạt, nhưng
được người ta coi là cây Tổ, vì thích nó.

Lấy chồi ghép ở đâu thì tuổi thọ cũng như
nhau thôi.
 
vấn đề là cây đầu dòng hay cây tổ tốt và một điều quan trọng nữa là sự tương thích của mắt ghép và gốc ghép để cây trồng cho trái tốt nhất và lâu thoái hóa. điều này thì phải là cả một quá trình nghiên cứu và kiểm nghiệm thực tế. các nước nông nghiệp phát triển họ rất coi trọng vấn đề này còn ở việt nam mình người ta làm cây giống thường làm bừa coi thường việc chọn gốc ghép cốt sao sản phẩm làm ra nhiều, lợi nhuận cao, người trồng thì thiệt hại rất lớn.
vd : vườn cây nếu giống cây ghép tốt sẽ cho trái tốt khoảng mười năm, nhưng nếu làm giống không tốt năm thứ năm vườn đã bắt đầu thoái hóa đúng vào thời kỳ đáng ra năng suất vườn cao nhất.
có thể hiểu đơn giản như người ta dùng một gốc táo dại thường là táo chua, sai quả vì quả sai sẽ thu được nhiều hạt để tạo gốc ghép, và gốc ghép khỏe nhưng vì là giống táo chua nên gốc ghép này theo bản năng sẽ "ăn" dinh dưỡng vào để tạo quả chua trong khi phần ngọn thì nhu cầu, và" khẩu vị" lại cần thứ để cho ra trái ngọt.
 
Tuổi cành chiết,ghép bằng tuổi cây ban đầu trồng hạt, nhưng đối với cây lâu năm có thể sống ngàn, vạn năm nên không cần lo tuổi cành, mắt ghép.
Cây thoái hóa nhanh hay chậm phụ thuộc chủ yếu vào khí hậu và chăm sóc.
Bạn trên nói gốc cây chua hút chất chua là sai quan điểm nhé. rễ cây hút chất chủ yếu qua quá trình thẩm thấu, khếch tán có chọn lọc. bên trong cây thiếu chất gì thì rễ hút chất ấy
 
vấn đề là cây đầu dòng hay cây tổ tốt và một điều quan trọng nữa là sự tương thích của mắt ghép và gốc ghép để cây trồng cho trái tốt nhất và lâu thoái hóa. điều này thì phải là cả một quá trình nghiên cứu và kiểm nghiệm thực tế. các nước nông nghiệp phát triển họ rất coi trọng vấn đề này còn ở việt nam mình người ta làm cây giống thường làm bừa coi thường việc chọn gốc ghép cốt sao sản phẩm làm ra nhiều, lợi nhuận cao, người trồng thì thiệt hại rất lớn.
vd : vườn cây nếu giống cây ghép tốt sẽ cho trái tốt khoảng mười năm, nhưng nếu làm giống không tốt năm thứ năm vườn đã bắt đầu thoái hóa đúng vào thời kỳ đáng ra năng suất vườn cao nhất.
có thể hiểu đơn giản như người ta dùng một gốc táo dại thường là táo chua, sai quả vì quả sai sẽ thu được nhiều hạt để tạo gốc ghép, và gốc ghép khỏe nhưng vì là giống táo chua nên gốc ghép này theo bản năng sẽ "ăn" dinh dưỡng vào để tạo quả chua trong khi phần ngọn thì nhu cầu, và" khẩu vị" lại cần thứ để cho ra trái ngọt.
Cả thế giới ghép cây đều lấy chồi ghép từ
cây đã ghép, chứ còn lấy ở đâu hả bạn?

Người ta cũng chiết cành từ cây đã ghép chứ
chiết ở đâu ra?

Cây mà không ghép, được lấy chồi từ nó,
thì là Cây Tổ. Cây này mọc từ hạt, nhưng
được người ta coi là cây Tổ, vì thích nó.

Lấy chồi ghép ở đâu thì tuổi thọ cũng như
nhau thôi.
Tuổi cành chiết,ghép bằng tuổi cây ban đầu trồng hạt, nhưng đối với cây lâu năm có thể sống ngàn, vạn năm nên không cần lo tuổi cành, mắt ghép.
Cây thoái hóa nhanh hay chậm phụ thuộc chủ yếu vào khí hậu và chăm sóc.
Bạn trên nói gốc cây chua hút chất chua là sai quan điểm nhé. rễ cây hút chất chủ yếu qua quá trình thẩm thấu, khếch tán có chọn lọc. bên trong cây thiếu chất gì thì rễ hút chất ấy


Cám ơn rất nhiều về sự giải thích của các bạn, suy nghĩ một lúc mình lại chợt nảy ra một câu hỏi đó là nếu là cây đã được ghép cành, mấy năm sau lại có giống mới thì mình có thể tiếp tục thực hiện việc GHÉP CẢI TẠO NHIỀU LẦN cho cây không các bạn.

Mong sớm nhận được hồi âm của các bạn.
 
Được thì được, và hiệu quả cũng khá cao.
Tuy vậy, muốn hiệu quả cao nhất, thì phải
trải qua thí nghiệm và so sánh.

Ví dụ, gốc là một giống, khúc giữa là một
giống, đã ghép lần đầu, ngọn là giống mới,
mới ghép chồng lên khúc ghép kia. Vậy thì
mùi vị trái sẽ có ảnh hưởng của cả 2 khúc
dưới. Sức sống (chống bệnh, và năng suất)
cũng phụ thuộc vào cả 2 khúc dưới nữa. Nào
biết các khúc cây đó hòa hợp với nhau ra sao?
May ra thì tốt hơn chỉ ghép 1 lần, và như
vậy, là một phát kiến mới, được mọi người
học và làm theo.
 


Back
Top