Nghệ An có tổng diện tích chè trên 7.000ha, chủ yếu bằng giống chè lai: LDP1 và LDP2. Những giống chè chất lượng có khả năng chịu hạn rất tốt này đã làm thay đổi bộ mặt vùng trồng chè xứ Nghệ...
Tháng 7, xứ Nghệ tưởng như bốc cháy bởi gió lào. Thế mà lạ thay, đi trên đường Hồ Chí Minh qua địa phận vùng quê nổi tiếng khí hậu khắc nghiệt đó bỗng hiện ra mênh mang bao nhiêu nương chè xanh ngắt. Giống như chè là biểu tượng của sự sống ở đây vậy. Thấp thoáng dưới đồi chè hình bát úp tuyệt đẹp là những ngôi nhà ngói mái còn tươi nguyên. Hơn mười năm trước tôi đã từng vài lần ngủ đêm ở một doanh trại Tổng đội thanh niên xung phong, trên những đồi chè như thế.
Ở Nghệ An có mô hình rất hay là lập ra các tổng đội thanh niên, chuyên khai phá, làm giàu trên những vùng đất hoang hóa. Và có lẽ nói đến tổng đội là nói đến chè - cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của họ. Thường 1 cặp vợ chồng trẻ tham gia tổng đội, được giao 1-2 ha đất đồi núi, họ trồng chè, trồng rừng, chăn nuôi, cuộc sống ổn định. Nhưng để có một sắc diện vùng chè xứ Nghệ của hôm nay ta cần biết nhờ đến một thứ chè lai chịu hạn đặc biệt: Giống LDP1 và LDP2, của Viện nghiên cứu Chè, nay là Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMASI).
Anh Hồ Ngọc Sỹ, Tổng giám đốc Cty Đầu tư và Phát triển chè Nghệ An có lần nói với tôi: Người trồng chè xứ Nghệ trước hết phải cảm ơn các nhà khoa học Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, đã cho chúng tôi giống chè lai đặc biệt này. Nghệ An có trên 7.000 ha chè, thì có đến trên 6.000 ha là giống chè lai của Viện, không lâu nữa chè lai sẽ thay thế toàn bộ giống cũ. Ở đây nhiều giống chè đã thử nghiệm, nhưng nếu không chết cháy bởi gió lào thì cũng còi cọc năng suất thấp. Chỉ có giống LDP là trụ tốt, nắng gió như thế mà cắm xuống là lên mơn mởn, trở thành cây làm giàu cho người trồng chè xứ Nghệ.
Đoàn cán bộ của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đến vùng chè Nghệ An lần này còn muốn thực chứng về một biện pháp kỹ thuật mới của Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc là kỹ thuật thâm canh chè an toàn. TS Đỗ Văn Ngọc, Phó Viện trưởng NOMASI, một nhà khoa học hiểu khá sâu về cây chè, nói: Mô hình thâm canh chè an toàn áp dụng ở Nghệ An có nhiều thuận lợi nên đã phát huy hiệu quả tối ưu. Nghệ An là nơi áp dụng triệt để thay thế giống chè trồng bằng hạt trước đây bằng chè giâm cành giống mới LDP, là giống chè năng suất cao, chất lượng tốt nhất của Viện hiện nay được Bộ Nông nghiệp – PTNT công nhận. Việc thu hái chè ở Nghệ An cũng hoàn toàn bằng máy, là khâu rất quan trọng trong sản xuất chè an toàn.
Theo TS Ngọc, trồng chè giâm cành không chỉ giữ nguyên đặc tính của giống bố mẹ mà rút ngắn thời gian sinh trưởng, năng suất cao. Trồng chè cành chỉ sau 2 năm là đưa vào kinh doanh, 3 năm tuổi NS đạt 3 tấn/ha; chè 6-7 năm tuổi cho thu 21 tấn/ha và sau 8-10 năm có thể đạt tới 28 tấn/ha.
Phương pháp thâm canh mới mà Viện đang thí điểm là điều chỉnh tăng phân bón vô cơ và hữu cơ. Quy trình cũ bón 25kg đạm (N)/tấn sản phẩm thì nay tăng lên 35kg N/tấn sản phẩm, ngoài ra còn bón thêm 70-75kg magiê sunphát (MgSO4)/ha đồng thời khuyến khích bón thêm phân hữu cơ. Công thức bón phân vô cơ cũng được điều chỉnh lại, trước tỷ lệ N:K là 3:1:1 thì nay là 3:1:2, nghĩa là tăng thêm kali. Thâm canh bằng phương pháp mới đảm bảo năng suất chè tăng 10-15%/năm (kỹ thuật thâm canh phổ biến hiện nay chỉ tăng 4-5%/năm), cho đến khi chè 14 năm tuổi đạt năng suất tối ưu. Ở Nghệ An, Viện đã thực hiện kỹ thuật mới này trên diện tới 850ha, rất hiệu quả. Đây cũng là địa phương đi đầu trong cả nước về cải tiến công nghệ trồng chè đồng bộ, từ khâu giống đến kỹ thuật thâm canh, thu hoạch, toàn bộ hệ thống nhà máy chế biến đều là công nghệ OTC hiện đại nhất. Cho nên nhiều vùng chè dù có điều kiện đất đai, khí hậu tốt hơn nhưng năng suất chè và công nghệ chế biến thua Nghệ An, vì không chịu đổi mới đầu tư công nghệ.
ThS Hồ Ngọc Sỹ, TGĐ Cty Đầu tư và Phát triển chè Nghệ An: "Trước thu hái chè bằng tay, mỗi năm hái đến 34 lứa, nương chè lúc nào cũng có đọt non nên sâu bệnh nhiều.
Nay thu hái bằng máy, một năm chỉ cắt khoảng 8 lứa, cắt đồng loạt nên sâu bệnh không có chỗ trú mà phát triển, vì vậy người trồng chè không cần dùng thuốc trừ sâu, đỡ chi phí lại nhàn, còn sản phẩm rất an toàn".
Hộ chúng tôi đến là gia đình ông Nguyễn Công Huynh, xã Yên Khê, huyện Con Cuông, một vùng trồng chè mới của Xí nghiệp chè Bãi Phủ (Anh Sơn, Nghệ An). Nhà ông Huynh có gần nửa héc ta chè, toàn bộ là giống chè lai LDP1 và LDP2 trồng từ năm 2002. Ông nói, trước gia đình trồng chè hạt năng suất quá thấp và gần như mùa hè hay mùa đông lạnh chè không mọc được nên không có thu hoạch. Nay trồng chè lai giống mới thấy chúng khỏe quá, chịu khó chăm sóc, nếu có tưới nữa thì thu hái được quanh năm. Năm 2008, khi có chính sách của tỉnh hỗ trợ mua máy (40% giá trị máy) thu hoạch chè, chúng tôi cũng sắm một chiếc máy mới, thu hoạch nhàn tênh chứ không như trước suốt ngày chang chang trên đồi hái chè rất cực.
Bây giờ nhà ông Huynh thu hái chè bằng máy nên mỗi tháng mới cắt chè một lần (trước hái bằng tay phải thu hái liên miên). Ông tính trung bình mỗi đợt cắt được 1,7 tấn chè tươi, xí nghiệp cân giá 2,35 triệu đồng/tấn, thu về 4 triệu, một khoản thu nhập hằng tháng không nhỏ ở vùng trung du miền núi này.
Phó Chủ tịch UBND huyện Con Cuông Vi Hồng Quỳnh cho biết: Trung bình thu nhập của vùng trồng chè trong huyện đều đạt trên dưới 4 triệu đồng/tháng, rất khá. Con Cuông chỉ là vùng nguyên liệu mở rộng cho Xí nghiệp chè Bãi Phủ nên mới chỉ có 400 ha chè. Nhưng với mức thu nhập cao như vậy, chúng tôi không khó quy hoạch mở rộng đến 2010 có xấp xỉ 1.000ha chè, bằng giống, kỹ thuật mới gắn chế biến; chè sẽ là cây chủ lực phát triển kinh tế trọng điểm của huyện chúng tôi trong nay mai.
Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
Tháng 7, xứ Nghệ tưởng như bốc cháy bởi gió lào. Thế mà lạ thay, đi trên đường Hồ Chí Minh qua địa phận vùng quê nổi tiếng khí hậu khắc nghiệt đó bỗng hiện ra mênh mang bao nhiêu nương chè xanh ngắt. Giống như chè là biểu tượng của sự sống ở đây vậy. Thấp thoáng dưới đồi chè hình bát úp tuyệt đẹp là những ngôi nhà ngói mái còn tươi nguyên. Hơn mười năm trước tôi đã từng vài lần ngủ đêm ở một doanh trại Tổng đội thanh niên xung phong, trên những đồi chè như thế.
Ở Nghệ An có mô hình rất hay là lập ra các tổng đội thanh niên, chuyên khai phá, làm giàu trên những vùng đất hoang hóa. Và có lẽ nói đến tổng đội là nói đến chè - cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của họ. Thường 1 cặp vợ chồng trẻ tham gia tổng đội, được giao 1-2 ha đất đồi núi, họ trồng chè, trồng rừng, chăn nuôi, cuộc sống ổn định. Nhưng để có một sắc diện vùng chè xứ Nghệ của hôm nay ta cần biết nhờ đến một thứ chè lai chịu hạn đặc biệt: Giống LDP1 và LDP2, của Viện nghiên cứu Chè, nay là Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMASI).
Anh Hồ Ngọc Sỹ, Tổng giám đốc Cty Đầu tư và Phát triển chè Nghệ An có lần nói với tôi: Người trồng chè xứ Nghệ trước hết phải cảm ơn các nhà khoa học Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, đã cho chúng tôi giống chè lai đặc biệt này. Nghệ An có trên 7.000 ha chè, thì có đến trên 6.000 ha là giống chè lai của Viện, không lâu nữa chè lai sẽ thay thế toàn bộ giống cũ. Ở đây nhiều giống chè đã thử nghiệm, nhưng nếu không chết cháy bởi gió lào thì cũng còi cọc năng suất thấp. Chỉ có giống LDP là trụ tốt, nắng gió như thế mà cắm xuống là lên mơn mởn, trở thành cây làm giàu cho người trồng chè xứ Nghệ.
Đoàn cán bộ của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đến vùng chè Nghệ An lần này còn muốn thực chứng về một biện pháp kỹ thuật mới của Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc là kỹ thuật thâm canh chè an toàn. TS Đỗ Văn Ngọc, Phó Viện trưởng NOMASI, một nhà khoa học hiểu khá sâu về cây chè, nói: Mô hình thâm canh chè an toàn áp dụng ở Nghệ An có nhiều thuận lợi nên đã phát huy hiệu quả tối ưu. Nghệ An là nơi áp dụng triệt để thay thế giống chè trồng bằng hạt trước đây bằng chè giâm cành giống mới LDP, là giống chè năng suất cao, chất lượng tốt nhất của Viện hiện nay được Bộ Nông nghiệp – PTNT công nhận. Việc thu hái chè ở Nghệ An cũng hoàn toàn bằng máy, là khâu rất quan trọng trong sản xuất chè an toàn.
Theo TS Ngọc, trồng chè giâm cành không chỉ giữ nguyên đặc tính của giống bố mẹ mà rút ngắn thời gian sinh trưởng, năng suất cao. Trồng chè cành chỉ sau 2 năm là đưa vào kinh doanh, 3 năm tuổi NS đạt 3 tấn/ha; chè 6-7 năm tuổi cho thu 21 tấn/ha và sau 8-10 năm có thể đạt tới 28 tấn/ha.
Phương pháp thâm canh mới mà Viện đang thí điểm là điều chỉnh tăng phân bón vô cơ và hữu cơ. Quy trình cũ bón 25kg đạm (N)/tấn sản phẩm thì nay tăng lên 35kg N/tấn sản phẩm, ngoài ra còn bón thêm 70-75kg magiê sunphát (MgSO4)/ha đồng thời khuyến khích bón thêm phân hữu cơ. Công thức bón phân vô cơ cũng được điều chỉnh lại, trước tỷ lệ N:K là 3:1:1 thì nay là 3:1:2, nghĩa là tăng thêm kali. Thâm canh bằng phương pháp mới đảm bảo năng suất chè tăng 10-15%/năm (kỹ thuật thâm canh phổ biến hiện nay chỉ tăng 4-5%/năm), cho đến khi chè 14 năm tuổi đạt năng suất tối ưu. Ở Nghệ An, Viện đã thực hiện kỹ thuật mới này trên diện tới 850ha, rất hiệu quả. Đây cũng là địa phương đi đầu trong cả nước về cải tiến công nghệ trồng chè đồng bộ, từ khâu giống đến kỹ thuật thâm canh, thu hoạch, toàn bộ hệ thống nhà máy chế biến đều là công nghệ OTC hiện đại nhất. Cho nên nhiều vùng chè dù có điều kiện đất đai, khí hậu tốt hơn nhưng năng suất chè và công nghệ chế biến thua Nghệ An, vì không chịu đổi mới đầu tư công nghệ.
ThS Hồ Ngọc Sỹ, TGĐ Cty Đầu tư và Phát triển chè Nghệ An: "Trước thu hái chè bằng tay, mỗi năm hái đến 34 lứa, nương chè lúc nào cũng có đọt non nên sâu bệnh nhiều.
Nay thu hái bằng máy, một năm chỉ cắt khoảng 8 lứa, cắt đồng loạt nên sâu bệnh không có chỗ trú mà phát triển, vì vậy người trồng chè không cần dùng thuốc trừ sâu, đỡ chi phí lại nhàn, còn sản phẩm rất an toàn".
Hộ chúng tôi đến là gia đình ông Nguyễn Công Huynh, xã Yên Khê, huyện Con Cuông, một vùng trồng chè mới của Xí nghiệp chè Bãi Phủ (Anh Sơn, Nghệ An). Nhà ông Huynh có gần nửa héc ta chè, toàn bộ là giống chè lai LDP1 và LDP2 trồng từ năm 2002. Ông nói, trước gia đình trồng chè hạt năng suất quá thấp và gần như mùa hè hay mùa đông lạnh chè không mọc được nên không có thu hoạch. Nay trồng chè lai giống mới thấy chúng khỏe quá, chịu khó chăm sóc, nếu có tưới nữa thì thu hái được quanh năm. Năm 2008, khi có chính sách của tỉnh hỗ trợ mua máy (40% giá trị máy) thu hoạch chè, chúng tôi cũng sắm một chiếc máy mới, thu hoạch nhàn tênh chứ không như trước suốt ngày chang chang trên đồi hái chè rất cực.
Bây giờ nhà ông Huynh thu hái chè bằng máy nên mỗi tháng mới cắt chè một lần (trước hái bằng tay phải thu hái liên miên). Ông tính trung bình mỗi đợt cắt được 1,7 tấn chè tươi, xí nghiệp cân giá 2,35 triệu đồng/tấn, thu về 4 triệu, một khoản thu nhập hằng tháng không nhỏ ở vùng trung du miền núi này.
Phó Chủ tịch UBND huyện Con Cuông Vi Hồng Quỳnh cho biết: Trung bình thu nhập của vùng trồng chè trong huyện đều đạt trên dưới 4 triệu đồng/tháng, rất khá. Con Cuông chỉ là vùng nguyên liệu mở rộng cho Xí nghiệp chè Bãi Phủ nên mới chỉ có 400 ha chè. Nhưng với mức thu nhập cao như vậy, chúng tôi không khó quy hoạch mở rộng đến 2010 có xấp xỉ 1.000ha chè, bằng giống, kỹ thuật mới gắn chế biến; chè sẽ là cây chủ lực phát triển kinh tế trọng điểm của huyện chúng tôi trong nay mai.
Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: