Lợi thế so sánh nào cho nông nghiệp Việt Nam?

Kính thưa các chú các bác, các anh chị.
Trên diễn đàn nông nghiệp này thành viên có đủ từ các bác 50,60t tới những bạn 8x,9x, nên cho phép tôi gọi các thành viên là mọi người và xưng tôi trong bài viết cho dễ nói(tôi sinh năm 1988). Có gì thất lễ mong các bác, các chú thông cảm. ^^
Vấn đề tôi muốn nêu ra và xin hỏi quan điểm của mọi người về nông nghiệp Việt nam ta. Vấn đề này tương đối rộng, nhưng xét cho cùng thì nó ảnh hưởng tới mỗi người làm nông nghiệp ở nước ta.
Trước hết, có lẽ cần nói sơ qua về cái gọi là LỢI THẾ SO SÁNH. Nếu ai đã học qua kinh tế học thì chắc không cần giải thích, nhưng ở đây tôi xin giải thích sơ lược để mọi người hiểu được. Lợi thế so sánh của một nước là khi mà nước đó tập trung sản xuất vào một hoặc một vài sản phẩm mà họ có khả năng sản xuất nhiều nhất, chi phí ít nhất và do đó năng suất sẽ cao nhất so với các nước khác. Hiểu đơn giản hơn là người thợ điện sẽ chuyên đi lắp đặt sửa chữa điện, người thợ xây sẽ chuyên đi xây dựng, họ tập trung vào nghề mà họ có khả năng làm tốt nhất mặc dù thợ điện có thể xây và thợ xây có thể sửa điện đi chăng nữa.
Như vậy liên hệ với nông nghiệp của Việt nam ta. Mọi người có thể thấy rằng Việt Nam ta đất đai màu mỡ, rừng vàng biển bạc (từ nhỏ đã được học thế!), vậy sao so với nhiều nước khác thì ta vẫn còn kém. Kém cả về năng suất lẫn chất lượng sản phẩm.
Hàng nghìn xe tải chở dưa hấu, vải thiều... xuất sang Trung Quốc giá rẻ mạt, bị đổ đi không ít. Là nước xuất khẩu lúa gạo thứ 2 thế giới, vậy mà gạo Thái Lan vẫn bán rất nhiều ở các chợ,siêu thị Việt nam. Các loại hoa quả của ta nổi tiếng thơm ngon, chất lượng, nhưng để xuất khẩu được thì lại rất khó khăn, số bị loại ra rất nhiều, một số do mẫu mã kém, một số lại do dư lượng chất bảo vệ thực vật....

Thực tế đó là do đâu?
Nếu nói học hỏi về nông nghiệp thì chắc hẳn ai cũng biết Israel. Họ là nước với khí hậu, đất đai sa mạc, nói chung điều kiện tự nhiên thua ta mọi mặt. Vậy mà năng suất từ trồng trọt tới chăn nuôi của họ lại hơn ta hàng chục lần. Đó là do yếu tố kỹ thuật.

Người Việt Nam hiện nay hầu hết vẫn làm nông nghiệp và bán nông nghiệp. Tuy nhiên lại làm ăn theo kiểu nhỏ lẻ, số trang trại lớn không nhiều. Những đại gia tập trung vào lĩnh vực này mới xuất hiện một vài người. Sự liên kết giữa các vùng sản xuất gần như không có, ai sản xuất gì chỉ lo tiêu thụ được hàng của mình chứ ít quan tâm vùng khác sản xuất, tiêu thụ ra sao. Thêm vào đó kiến thức nông nghiệp còn thiếu hoặc là do tính cá nhân chủ nghĩa mà nông dân sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn. Rau nhà mình ăn thì tưới nước sạch, để bán thì phun thuốc, bón phân vô tội vạ, miễn nhìn ngon, bán được, còn khách hàng ra sao thì mặc kệ! Đó là do nhận thức của con người.

Vậy cây trồng hay vật nuôi nào là lợi thế so sánh cho nông nghiệp Việt Nam?
Vải thiều của ta nổi tiếng thơm ngon, xuất sang Trung Quốc từ rất lâu. Vậy nhưng đã từng có nhiều nơi dở sống dở chết với loại nông sản này.
Gần đây nhiều người thấy trồng macca có "tương lai" nên đã sản xuất giống và trồng với số lượng lớn. Sáng nay tôi vừa đọc được 1 bài viết cảnh báo về việc ồ ạt trồng loại cây này.

Như vậy thì chúng ta biết tập trung vào loại nông sản nào để có thể phát triển bền vững được? Bền vững ở đây có nghĩa là có đầu ra(phải xuất khẩu được suôn sẻ) và không chỉ đời mình mà đời con, đời cháu cũng vẫn sống tốt được với nghề ấy.
Các chú, các bác và các anh chị có kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp có thể đưa ra quan điểm của cá nhân được không? Âu cũng là góp đôi câu nhằm xây dựng nền nông nghiệp của ta giàu mạnh hơn.
Cảm ơn các bác các chú và anh chị em.
 
Haiz các bác chỉ bàn luận điểm yếu thế mạnh của nông nghiệp rồi vùng này vùng nọ. Hóng mãi mà chưa bác nào đưa ra được cái ngu ý à quên cái cao kiến là nên làm cái gì, làm như thế nào, giải pháp ra làm sao...cho ae học hỏi áp dụng làm giàu đã các bác lo xa quá mong muốn thay đổi đại cục toàn nền nông nghiệp thì e rằng không ổn. không có giải pháp tốt mà có thì phải được nhà nước cho phép nữa...mà chưa chắc thành công. Theo em các bác cứ chia sẻ làm sao để ae thay đổi được cách thức sản xuất nông nghiệp của bản thân ae nếu tốt mọi người xung quanh thay đổi theo cũng là góp phần làm thay đổi nông nghiệp nước nhà rồi.
 
Haiz các bác chỉ bàn luận điểm yếu thế mạnh của nông nghiệp rồi vùng này vùng nọ. Hóng mãi mà chưa bác nào đưa ra được cái ngu ý à quên cái cao kiến là nên làm cái gì, làm như thế nào, giải pháp ra làm sao...cho ae học hỏi áp dụng làm giàu đã các bác lo xa quá mong muốn thay đổi đại cục toàn nền nông nghiệp thì e rằng không ổn. không có giải pháp tốt mà có thì phải được nhà nước cho phép nữa...mà chưa chắc thành công. Theo em các bác cứ chia sẻ làm sao để ae thay đổi được cách thức sản xuất nông nghiệp của bản thân ae nếu tốt mọi người xung quanh thay đổi theo cũng là góp phần làm thay đổi nông nghiệp nước nhà rồi.
Vậy thì bạn hãy thay đổi trước đi, muốn thay đổi đại cục phải thay đổi từ cái nhỏ nhất. Nếu có ai đó bảo bạn làm thế này, làm thế kia để thành công có chắc bạn sẽ làm không?
Rốt cuộc thì ai thấy vẫn thấy, ai không thấy vẫn không thấy, ai hành động vẫn hành động và lời nói chỉ mang tính chất đóng góp cho mọi người, ai đứng nhìn vẫn chỉ đứng nhìn. Cái mọi người cùng nhau đưa ra đó chỉ là để có cái nhìn toàn diện hơn, để có ý thức cùng nhau cố gắng từng ngày, từng ngày làm cho đại cục dần thay đổi.
 
Vậy thì bạn hãy thay đổi trước đi, muốn thay đổi đại cục phải thay đổi từ cái nhỏ nhất. Nếu có ai đó bảo bạn làm thế này, làm thế kia để thành công có chắc bạn sẽ làm không?
Rốt cuộc thì ai thấy vẫn thấy, ai không thấy vẫn không thấy, ai hành động vẫn hành động và lời nói chỉ mang tính chất đóng góp cho mọi người, ai đứng nhìn vẫn chỉ đứng nhìn. Cái mọi người cùng nhau đưa ra đó chỉ là để có cái nhìn toàn diện hơn, để có ý thức cùng nhau cố gắng từng ngày, từng ngày làm cho đại cục dần thay đổi.

tôi chỉ nói là mọi người chia sẻ kinh nghiệm làm nông nghiệp của mình để ae em học hỏi, có thể học hỏi mô hình, một phần mô hình , cách chọn giống , cách phòng trừ sâu bệnh...cho những ae đang làm cùng học hỏi thêm, chứ ông nào xui tôi làm cái này cái kia tất nhiên tôi không làm nhưng bàn luận chia sẻ vấn đề tôi đang làm thì tôi sẽ quan tâm để xem mình đã và chưa làm được ở khâu nào để có cách chỉnh sửa. Ở đây đơn giản là chia sẻ kinh nghiệm, mô hình , khoa học kỹ thuật mới cho mọi người cùng tham khảo, còn hơn bàn luận ở mỹ thế này ơ isaren
thế kia mà cũng chẳng áp dụng hay thay đổi được j cho nông nghiệp của mình. các thánh có " lý luận " hay lắm nhưng cũng chỉ lý luận chung chung có cái giải pháp gì đâu?
 
http://nld.com.vn/kinh-te/het-dua-hau-van-ra-ra-keu-goi-giup-do-nong-dan-20150418100639371.htm
Rào cản lớn nhất với nông nghiệp VN nói chung, kinh tế VN nói riêng đó có lẽ chính là tính cá nhân chủ nghĩa. Nhìn sâu xa ra thì hầu hết những thành công của ta là do đoàn kết, còn thất bại thì chính do chia rẽ, cá nhân, chụp giật. Vấn đề sống chỉ biết mình trước hết, người dưng thì mặc kệ, đó là vấn đề của loài người nói chung chứ không phải riêng ai. Tuy nhiên nước nào mà tính đoàn kết càng cao thì càng phát triển nhanh, cuộc sống của mọi người nói chung sẽ đầy đủ hơn. Nhật Bản là một thí dụ.
Có ông Nhật sang VN nói rằng lao động VN như những viên ngọc, còn lao động NB chỉ như những hạt cát, tuy nhiên cát thì có thể liên kết được với nhau để xây dựng, còn ngọc thì lại hay đứng riêng rẽ!
Nếu nói giải pháp cho vấn đề nông nghiệp của ta, không gì khác ngoài sự tự nỗ lực từ chính mỗi người nông dân. Nếu trông chờ nhà nước thôi thì không biết đến bao giờ.
Mỗi người nông dân phải tự học hỏi kiến thức từ sách vở, internet, tham khảo từ các nhà khoa học. Quy hoạch cho phù hợp, đánh giá nhu cầu thị trường. Không ai lo thay cho chính ta được.
Tiếp đó các doanh nghiệp có tầm nhìn rộng sẽ quy hoạch các khu chăn nuôi, khu trồng trọt. Chỉ có chuyên môn hóa sản xuất thì mới đem lại hiệu quả cao mà chất lượng đảm bảo được.
Nói chung, nếu xét trên diện chung, thì các bác nào có niềm ham thích nông nghiệp vẫn nên quyết định đầu tư vào nó.Gía đất nông nghiệp hiện nay không cao, tất nhiên tùy vùng, nhưng với vài trăm triệu vẫn có thể đầu tư vào nông nghiệp và kinh doanh được. Quan trọng là có kiến thức nuôi trồng, có định hướng đầu ra. Còn đi làm thuê các ngành khác cũng vất vả lắm mà tính ra thu nhập cũng đâu cao gì.
 
http://nld.com.vn/kinh-te/het-dua-hau-van-ra-ra-keu-goi-giup-do-nong-dan-20150418100639371.htm
Rào cản lớn nhất với nông nghiệp VN nói chung, kinh tế VN nói riêng đó có lẽ chính là tính cá nhân chủ nghĩa. Nhìn sâu xa ra thì hầu hết những thành công của ta là do đoàn kết, còn thất bại thì chính do chia rẽ, cá nhân, chụp giật. Vấn đề sống chỉ biết mình trước hết, người dưng thì mặc kệ, đó là vấn đề của loài người nói chung chứ không phải riêng ai. Tuy nhiên nước nào mà tính đoàn kết càng cao thì càng phát triển nhanh, cuộc sống của mọi người nói chung sẽ đầy đủ hơn. Nhật Bản là một thí dụ.
Có ông Nhật sang VN nói rằng lao động VN như những viên ngọc, còn lao động NB chỉ như những hạt cát, tuy nhiên cát thì có thể liên kết được với nhau để xây dựng, còn ngọc thì lại hay đứng riêng rẽ!
Nếu nói giải pháp cho vấn đề nông nghiệp của ta, không gì khác ngoài sự tự nỗ lực từ chính mỗi người nông dân. Nếu trông chờ nhà nước thôi thì không biết đến bao giờ.
Mỗi người nông dân phải tự học hỏi kiến thức từ sách vở, internet, tham khảo từ các nhà khoa học. Quy hoạch cho phù hợp, đánh giá nhu cầu thị trường. Không ai lo thay cho chính ta được.
Tiếp đó các doanh nghiệp có tầm nhìn rộng sẽ quy hoạch các khu chăn nuôi, khu trồng trọt. Chỉ có chuyên môn hóa sản xuất thì mới đem lại hiệu quả cao mà chất lượng đảm bảo được.
Nói chung, nếu xét trên diện chung, thì các bác nào có niềm ham thích nông nghiệp vẫn nên quyết định đầu tư vào nó.Gía đất nông nghiệp hiện nay không cao, tất nhiên tùy vùng, nhưng với vài trăm triệu vẫn có thể đầu tư vào nông nghiệp và kinh doanh được. Quan trọng là có kiến thức nuôi trồng, có định hướng đầu ra. Còn đi làm thuê các ngành khác cũng vất vả lắm mà tính ra thu nhập cũng đâu cao gì.
vậy thì sau những cái vĩ mô kia, nói riêng nói chỏ một ý nhỏ là: phải biết chọn bạn mà chơi chọn người mà làm ăn, loại bỏ dần những cái chụp giật, nuôi đưỡng dần lòng tin của nhau, để cho cái đoàn kết, cái tâm huyết mỗi người được phát huy cao nhất, tự nhiên cái nào được coi là xấu là yếu kém nó sẽ tự bị đẩy lùi, ai hiểu thời thế sẽ có lối sáng đi lên
 
em thấy các trường học bây giờ không ai định hướng học sinh sinh viên đi làm nông dân cả anh ah, ngay cả bố mẹ cũng vậy thôi bố mẹ vất vả nuôi con ăn học chỉ mong con cái có một công việc tốt thoát khỏi cảnh như họ thôi. cái nữa là nông dân thì sao dám đầu tư lớn số nhiều họ nghĩ an phận rồi. em rất muốn đi lên từ nông nghiệp nhưng để tìm hướng đi đúng cho mình vẫn va vấp thất bại thôi. em cũng có tính tư bản chứ chỗ em đất đồi là nhiều không trồng đc gì mà làm đc thì tìm đầu ra cũng khó a ah
Bạn cần tìm hiểu lại về giống cây trồng trong nước, có rất nhiều người bỏ cả vài trăm thậm chí tiền tỉ để mua vùng canh tác đấy hầu như với loại đất nào cũng có loại cây phù hợp (kể cả đất đồi). Nếu như bạn đã có sẵn điều kiện ban đầu rồi (nếu có đam mê với nông nghiệp) bạn nên khởi động vì vốn "tấc đất tấc vàng" bạn ạ!
 
Bạn cần tìm hiểu lại về giống cây trồng trong nước, có rất nhiều người bỏ cả vài trăm thậm chí tiền tỉ để mua vùng canh tác đấy hầu như với loại đất nào cũng có loại cây phù hợp (kể cả đất đồi). Nếu như bạn đã có sẵn điều kiện ban đầu rồi (nếu có đam mê với nông nghiệp) bạn nên khởi động vì vốn "tấc đất tấc vàng" bạn ạ!
biết vậy. nhưng tớ k có bằng cấp và chỉ là một thằng nông dân thì sao biết đất hợp cây gì mà cũng k phải là nhiều đất lắm, khoảng 1ha là căng lắm r
 
1ha cũng đủ nếu bạn có quyết tâm. Mình vẫn đang phải thuê đất để trồng, chỗ mình 200tr/ha nguyên tiền đất không rẻ chút nào, nếu đam mê thì cứ tìm hiểu đi thăm các trang trại học hỏi. Sẽ có nhiều thứ để bạn muốn làm đấy! Nông dân thì cần gì mấy thứ bằng cấp! Bạn thấy đấy, ngay trên diễn đàn này có nhiều người có bằng cấp mà vẫn muốn làm nông dân và các bác nông dân thì cứ thành công ầm ầm đó thôi. Mình còn trẻ còn dư thời gian và dư sức vấp ngã rồi đứng lên. Nếu đam mê thì "cháy" hết mình, lập kế hoạch kỹ càng để thành công! Có tỉ phú nào, có thành công nào mà không có vấp ngã? ngã nhiều sẽ khôn ra :D! Làm ăn kinh doanh nên đi từ nhỏ tới lớn, làm đến đâu chắc đến đó mới có thành công!
 
1ha cũng đủ nếu bạn có quyết tâm. Mình vẫn đang phải thuê đất để trồng, chỗ mình 200tr/ha nguyên tiền đất không rẻ chút nào, nếu đam mê thì cứ tìm hiểu đi thăm các trang trại học hỏi. Sẽ có nhiều thứ để bạn muốn làm đấy! Nông dân thì cần gì mấy thứ bằng cấp! Bạn thấy đấy, ngay trên diễn đàn này có nhiều người có bằng cấp mà vẫn muốn làm nông dân và các bác nông dân thì cứ thành công ầm ầm đó thôi. Mình còn trẻ còn dư thời gian và dư sức vấp ngã rồi đứng lên. Nếu đam mê thì "cháy" hết mình, lập kế hoạch kỹ càng để thành công! Có tỉ phú nào, có thành công nào mà không có vấp ngã? ngã nhiều sẽ khôn ra :D! Làm ăn kinh doanh nên đi từ nhỏ tới lớn, làm đến đâu chắc đến đó mới có thành công!
cảm ơn bạn rất nhiều, chắc bạn là người thành công trong nông nghiệp và ổn định cả rồi nhỉ?
 
Mình đang triển khai rồi, chuyện có thành công hay không cũng không dám chắc 100%. Chỉ có điều thấy cv đúng tiến độ là thấy hứng khởi rồi :D!
 
Mình đang triển khai rồi, chuyện có thành công hay không cũng không dám chắc 100%. Chỉ có điều thấy cv đúng tiến độ là thấy hứng khởi rồi :D!
mình làm gì thất bại đó nên cũng hơi chán làm rồi, người ta bảo cái khó ló cái khôn mà mình chả ló rra đc cái gì hết
 
theo con nghĩ nguyên nhân như sau:
thứ 1, ng Việt Nam chúng ta rất giỏi về canh tác, thâm canh, các chu trình kỹ thuật nhưng ngặt nỗi mình đang là nước đang phát triển - cơ cấu kỹ thuật của mình k có đủ máy móc thiết bị hiện đại tối tân như các nước phát triển nên về khâu sản xuất muốn chất lượng phải làm thủ công từng khâu 1.
thứ 2, bộ phận nông dân của mình hầu hết đều là thợ thủ công hoặc gia truyền , nên về khả năng còn hạn chế một số điểm, chỉ có thể sản xuất trên diện tích nhỏ còn lớn hơn sẽ gặp nhiều khó khăn.
thứ 3, người nông dân việt nam chưa thật sự cố gắng học để nâng cao về canh tác, trồng trọt và sản xuất thật sự, chúng ta kế thừa truyền thống cha ông nhưng k có nghĩa chúng ta bỏ đi những bước tiến khoa học của thế giới.
thứ 4, người nông dân ta chưa thật sự theo dõi chặc chẽ về khâu đất đai, dinh dưỡng cho đất đai, đo lường độ chua, mặn, màu mỡ .... của đất, chưa thật sự quan trọng về tính chính xác của mùa vụ. chính điều đó đã làm giảm đi chất lượng của sản phẩm.
thứ 5, một bộ phận nhỏ nông dân việt nam không quan trọng về tính nhu cầu thị trường mà chỉ sản xuất, canh tác theo số đông, thấy hàng xóm của mình trồng gì thì trồng nấy. Chưa kể chính một phần bị hấp dẫn bởi lợi nhuận mà lại trồng đại trà, chỉ quan tâm tới số lượng mà bỏ quên chất lượng sản phẩm.
cuối cùng, xu hướng nông nghiệp đang dần rời đi thay vào là công nghiệp, chính vì lý do đó mà nông nghiệp bị coi nhẹ coi rẻ, đại đa số chỉ muốn theo hướng công nghiệp mà k tha thiết gì với nông nghiệp....
----- đó là ý kiến riêng của con, con đang làm đề án về nông nghiệp nông thôn Việt Nam nên con xin cá cô các chú các bác có thông tin gì hay và có ích về Nông nghiệp, nông dân mình chia sẻ cho con với nhé.
địa chỉ mail : hayensang@gmail.com. con chân thành cảm ơn
 
.
.
.
Bàn cái này chạy vòng quanh :)
Nên bắt đầu từ nhận thức của người dân
Nhận thức lại bắt đầu từ giáo dục
Giáo dục lại bắt đầu từ chính sách
Chính sách lại từ cán bộ mà ra
Cán bộ lại từ những người ít tiền đi lên
Đi lên từ cái ít tiền nên chăm chỉ kiếm tiền hơn là cống hiến
........
Câu chuyện chạy vòng quanh :Anggry:
Ý kiến cá nhân là nên đưa những người làm kinh tế giỏi vào làm chính trị ;)
 
Hoan nghênh chủ topic đưa ra vấn đề khá cụ thể chứ không phải rộng lớn gì nếu những ai không thích loan quanh.
Nông nghiệp để làm gì? để tạo thế mạnh ư? phải chăng là tạo ra năng suất? hay lợi nhuận.
Nếu bây giờ mà vẩn nghĩ như vậy thì thật nguy hiểm.
Bởi vì chúng ta hàng ngày đang xơi những món thực phẩm do chính nông nghiệp hóa học - nền nông nghiệp đi ngược với những gì cha ông ta hàng ngàn năm gây dựng ra, nếu không có sự thay đổi thì sớm muộn chẳng những tụt lùi về kinh tế mà sức mạnh của dân tộc ( nghĩa bóng lẫn đen nhé) sẽ nguy hại.
@nguyenhonglong178 mình gửi email qua cùng trao đổi thêm nhé.
 
Kính thưa các chú các bác, các anh chị.
Trên diễn đàn nông nghiệp này thành viên có đủ từ các bác 50,60t tới những bạn 8x,9x, nên cho phép tôi gọi các thành viên là mọi người và xưng tôi trong bài viết cho dễ nói(tôi sinh năm 1988). Có gì thất lễ mong các bác, các chú thông cảm. ^^
Vấn đề tôi muốn nêu ra và xin hỏi quan điểm của mọi người về nông nghiệp Việt nam ta. Vấn đề này tương đối rộng, nhưng xét cho cùng thì nó ảnh hưởng tới mỗi người làm nông nghiệp ở nước ta.
Trước hết, có lẽ cần nói sơ qua về cái gọi là LỢI THẾ SO SÁNH. Nếu ai đã học qua kinh tế học thì chắc không cần giải thích, nhưng ở đây tôi xin giải thích sơ lược để mọi người hiểu được. Lợi thế so sánh của một nước là khi mà nước đó tập trung sản xuất vào một hoặc một vài sản phẩm mà họ có khả năng sản xuất nhiều nhất, chi phí ít nhất và do đó năng suất sẽ cao nhất so với các nước khác. Hiểu đơn giản hơn là người thợ điện sẽ chuyên đi lắp đặt sửa chữa điện, người thợ xây sẽ chuyên đi xây dựng, họ tập trung vào nghề mà họ có khả năng làm tốt nhất mặc dù thợ điện có thể xây và thợ xây có thể sửa điện đi chăng nữa.
Như vậy liên hệ với nông nghiệp của Việt nam ta. Mọi người có thể thấy rằng Việt Nam ta đất đai màu mỡ, rừng vàng biển bạc (từ nhỏ đã được học thế!), vậy sao so với nhiều nước khác thì ta vẫn còn kém. Kém cả về năng suất lẫn chất lượng sản phẩm.
Hàng nghìn xe tải chở dưa hấu, vải thiều... xuất sang Trung Quốc giá rẻ mạt, bị đổ đi không ít. Là nước xuất khẩu lúa gạo thứ 2 thế giới, vậy mà gạo Thái Lan vẫn bán rất nhiều ở các chợ,siêu thị Việt nam. Các loại hoa quả của ta nổi tiếng thơm ngon, chất lượng, nhưng để xuất khẩu được thì lại rất khó khăn, số bị loại ra rất nhiều, một số do mẫu mã kém, một số lại do dư lượng chất bảo vệ thực vật....

Thực tế đó là do đâu?
Nếu nói học hỏi về nông nghiệp thì chắc hẳn ai cũng biết Israel. Họ là nước với khí hậu, đất đai sa mạc, nói chung điều kiện tự nhiên thua ta mọi mặt. Vậy mà năng suất từ trồng trọt tới chăn nuôi của họ lại hơn ta hàng chục lần. Đó là do yếu tố kỹ thuật.

Người Việt Nam hiện nay hầu hết vẫn làm nông nghiệp và bán nông nghiệp. Tuy nhiên lại làm ăn theo kiểu nhỏ lẻ, số trang trại lớn không nhiều. Những đại gia tập trung vào lĩnh vực này mới xuất hiện một vài người. Sự liên kết giữa các vùng sản xuất gần như không có, ai sản xuất gì chỉ lo tiêu thụ được hàng của mình chứ ít quan tâm vùng khác sản xuất, tiêu thụ ra sao. Thêm vào đó kiến thức nông nghiệp còn thiếu hoặc là do tính cá nhân chủ nghĩa mà nông dân sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn. Rau nhà mình ăn thì tưới nước sạch, để bán thì phun thuốc, bón phân vô tội vạ, miễn nhìn ngon, bán được, còn khách hàng ra sao thì mặc kệ! Đó là do nhận thức của con người.

Vậy cây trồng hay vật nuôi nào là lợi thế so sánh cho nông nghiệp Việt Nam?
Vải thiều của ta nổi tiếng thơm ngon, xuất sang Trung Quốc từ rất lâu. Vậy nhưng đã từng có nhiều nơi dở sống dở chết với loại nông sản này.
Gần đây nhiều người thấy trồng macca có "tương lai" nên đã sản xuất giống và trồng với số lượng lớn. Sáng nay tôi vừa đọc được 1 bài viết cảnh báo về việc ồ ạt trồng loại cây này.

Như vậy thì chúng ta biết tập trung vào loại nông sản nào để có thể phát triển bền vững được? Bền vững ở đây có nghĩa là có đầu ra(phải xuất khẩu được suôn sẻ) và không chỉ đời mình mà đời con, đời cháu cũng vẫn sống tốt được với nghề ấy.
Các chú, các bác và các anh chị có kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp có thể đưa ra quan điểm của cá nhân được không? Âu cũng là góp đôi câu nhằm xây dựng nền nông nghiệp của ta giàu mạnh hơn.
Cảm ơn các bác các chú và anh chị em.

So sánh thì làm được gì bạn. 1 gia đình nếu như cha mẹ biết cách dạy dỗ định hướng lo lắng cho con cái thì con cái mới chắc cầm trong tay 60% thành công. Và ngược lại.cha me mà không lo lắng cho con cái thì tất nhiên là xảy ra nhiều chuyện rồi.
 
chốt hạ là chiều nay đi phun cho gừng, ngày mai đi thuê thêm đất, ngày kia làm dự án trồng cỏ nuôi bò và dê. sen canh gà tây nữa cho thêm thu nhập. đấy là ý định của em đấy. thay đổi bằng hành động.rủ 2 thằng bạn thân nữa vào làm nông nghiệp. vốn trong tay chỉ có chưa đầy 30 triệu. liệu có làm dc không nhỉ ?? muốn thay đổi cái lớn phải thay đổi cái nhỏ trước đã, muốn làm cái chung phải làm cái cụ thể cái đã, thế đó các bạn ạ !!!!!
 
Với nông nghiệp nước ta nói chung có lợi thế về điêu kiện tự nhiên, nhân công giá rẻ (đang mất dần) tuy nhiên lợi thế này ko thể cân đối được với lợi thế về giá cả sản phẩm, tổ chức, khối lượn tư bản (vốn) và con người của các nước phát triển được.
Để thay đổi ko thể trong 1 sớm 1 chiều được, ko chỉ trong ngành nông nghiệp nói riêng mà phải trên quy mô tổng thể của cả đất nước kèm theo các ngành khác mà tác nhân chính vẫn là nhà nước, tiếp đó là tác nhân con người mà giáo dục là yếu tố then chốt.
" If you think of 1 year, sow rice
If you think of 10 years, grow orchard
If you think of 100 years, conduct training"
 
Theo tôi thì nước có hạn chế là đất canh tác mang mún nhỏ lẽ khó cơ giới hóa để giảm chi phí, khó áp dụng đồng bộ về kỹ thuật cũng như định hướng đầu ra nhưng được cái là có nhiều lao động tham gia làm nông nghiệp từ đó ta nên phát triển lợi thế này bằng cách sản xuất các mặt hàng cần lao động chân tay mà máy móc khó hoặc không thể cơ giới hóa được như chè, cao su, tiêu, điều, lan, cây kiểng, hoa, chăn nuôi... mạo muội đóng góp chút ý kiến
 
Back
Top