Lợi thế so sánh nào cho nông nghiệp Việt Nam?

Kính thưa các chú các bác, các anh chị.
Trên diễn đàn nông nghiệp này thành viên có đủ từ các bác 50,60t tới những bạn 8x,9x, nên cho phép tôi gọi các thành viên là mọi người và xưng tôi trong bài viết cho dễ nói(tôi sinh năm 1988). Có gì thất lễ mong các bác, các chú thông cảm. ^^
Vấn đề tôi muốn nêu ra và xin hỏi quan điểm của mọi người về nông nghiệp Việt nam ta. Vấn đề này tương đối rộng, nhưng xét cho cùng thì nó ảnh hưởng tới mỗi người làm nông nghiệp ở nước ta.
Trước hết, có lẽ cần nói sơ qua về cái gọi là LỢI THẾ SO SÁNH. Nếu ai đã học qua kinh tế học thì chắc không cần giải thích, nhưng ở đây tôi xin giải thích sơ lược để mọi người hiểu được. Lợi thế so sánh của một nước là khi mà nước đó tập trung sản xuất vào một hoặc một vài sản phẩm mà họ có khả năng sản xuất nhiều nhất, chi phí ít nhất và do đó năng suất sẽ cao nhất so với các nước khác. Hiểu đơn giản hơn là người thợ điện sẽ chuyên đi lắp đặt sửa chữa điện, người thợ xây sẽ chuyên đi xây dựng, họ tập trung vào nghề mà họ có khả năng làm tốt nhất mặc dù thợ điện có thể xây và thợ xây có thể sửa điện đi chăng nữa.
Như vậy liên hệ với nông nghiệp của Việt nam ta. Mọi người có thể thấy rằng Việt Nam ta đất đai màu mỡ, rừng vàng biển bạc (từ nhỏ đã được học thế!), vậy sao so với nhiều nước khác thì ta vẫn còn kém. Kém cả về năng suất lẫn chất lượng sản phẩm.
Hàng nghìn xe tải chở dưa hấu, vải thiều... xuất sang Trung Quốc giá rẻ mạt, bị đổ đi không ít. Là nước xuất khẩu lúa gạo thứ 2 thế giới, vậy mà gạo Thái Lan vẫn bán rất nhiều ở các chợ,siêu thị Việt nam. Các loại hoa quả của ta nổi tiếng thơm ngon, chất lượng, nhưng để xuất khẩu được thì lại rất khó khăn, số bị loại ra rất nhiều, một số do mẫu mã kém, một số lại do dư lượng chất bảo vệ thực vật....

Thực tế đó là do đâu?
Nếu nói học hỏi về nông nghiệp thì chắc hẳn ai cũng biết Israel. Họ là nước với khí hậu, đất đai sa mạc, nói chung điều kiện tự nhiên thua ta mọi mặt. Vậy mà năng suất từ trồng trọt tới chăn nuôi của họ lại hơn ta hàng chục lần. Đó là do yếu tố kỹ thuật.

Người Việt Nam hiện nay hầu hết vẫn làm nông nghiệp và bán nông nghiệp. Tuy nhiên lại làm ăn theo kiểu nhỏ lẻ, số trang trại lớn không nhiều. Những đại gia tập trung vào lĩnh vực này mới xuất hiện một vài người. Sự liên kết giữa các vùng sản xuất gần như không có, ai sản xuất gì chỉ lo tiêu thụ được hàng của mình chứ ít quan tâm vùng khác sản xuất, tiêu thụ ra sao. Thêm vào đó kiến thức nông nghiệp còn thiếu hoặc là do tính cá nhân chủ nghĩa mà nông dân sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn. Rau nhà mình ăn thì tưới nước sạch, để bán thì phun thuốc, bón phân vô tội vạ, miễn nhìn ngon, bán được, còn khách hàng ra sao thì mặc kệ! Đó là do nhận thức của con người.

Vậy cây trồng hay vật nuôi nào là lợi thế so sánh cho nông nghiệp Việt Nam?
Vải thiều của ta nổi tiếng thơm ngon, xuất sang Trung Quốc từ rất lâu. Vậy nhưng đã từng có nhiều nơi dở sống dở chết với loại nông sản này.
Gần đây nhiều người thấy trồng macca có "tương lai" nên đã sản xuất giống và trồng với số lượng lớn. Sáng nay tôi vừa đọc được 1 bài viết cảnh báo về việc ồ ạt trồng loại cây này.

Như vậy thì chúng ta biết tập trung vào loại nông sản nào để có thể phát triển bền vững được? Bền vững ở đây có nghĩa là có đầu ra(phải xuất khẩu được suôn sẻ) và không chỉ đời mình mà đời con, đời cháu cũng vẫn sống tốt được với nghề ấy.
Các chú, các bác và các anh chị có kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp có thể đưa ra quan điểm của cá nhân được không? Âu cũng là góp đôi câu nhằm xây dựng nền nông nghiệp của ta giàu mạnh hơn.
Cảm ơn các bác các chú và anh chị em.
 
sao lại nhìn vào vấn đề mà không nhìn vào giải pháp ,sao lại thụ động trong khi có thể làm từng bước một ,giải pháp nào đây hả mọi người.
 
cái gì cũng có quy luật phát triển của nó, dường như là một đường đi tất yếu, những cánh đồng chuyên canh hàng trăm hàng nghìn hec, áp dụng khoa học từ rễ đến đầu lá, tưới nước cạn sông, cơ khí khóa máy móc chạy nghi ngút khói lửa bụi mù... đấy là tương lai gần, cách mà các ông lớn đủ tầm đủ lực để sao chép copy các mô hình bên tây bên israel về có cải tiến, là khi mà nông dân canh tác manh mún không phù hợp, không đủ ăn, chán đồng ruộng bỏ lên thành phố làm công nhân, khi mà ruộng đất thừa đầy ra để sự phát triển vòng xoáy ốc quay về lại thời địa chủ kiểu mới. vậy nên ai muốn phát triển được nghề nông thì phải buộc mình theo hướng đó, thuận theo chiều gió thì lèo lái thuyền bè nó dễ. còn tương lai xa thì nhiều người dự đoán nó là kiểu nông nghiệp thân thiện với môi trường, tận dụng triệt để nhất tài nguyên, hạn chế hết mức tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và thiên nhiên, à nhớ rồi, nó là nông nghiệp bền vững, cái đó còn cần nhiều nghiên cứu, nhiều thử nghiệm, và thời đại khi mà các giếng dầu thế giới đã bắt đầu cạn, mưu cầu ăn uống con người ta khắt khe hết cỡ... tóm lại trước mắt cứ làm với quy mô lớn, áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng xuất hạ giá thành, thêm nữa là đảm bảo an toàn và giữ được hình ảnh sản phẩm nông nghiệp an toàn càng lâu càng tốt, thế là ok rồi.
 
Theo tôi đó là cơ chế quản lí của nhà nước còn manh mún, chưa phổ biến chính sách cho người nông dân biết cách xử lí các vấn đề cơ bản.
 
Lợi duy nhất là dân nông nhiều, nhưng số người trẻ cũng như người già đều k thay đổi phương cách lao động. Đừng nói mình thiếu chính kiến khi đăng bài ở thành phố.
Vấn đề là ở đây này! Cách sản xuất, kinh nghiệm k đổi mới. Phương thức vận động k lấy con người làm trọng nên đồng tiền mới là trên hết. Già trong tư duy lẫn thể chất. Tuổi trẻ được mấy nhiêu nhưng quá nhiều cám dỗ sình lầy, thiếu tự chủ, thiếu chất người. Mình k thấy hay ho tí nào với sản phẩm k thân thiện môi trường dù là máy bay. Mặc nhiên k quan tâm, điều quan tâm đó là bản thân đang muốn gì để điều chỉnh. Cta cần có sức khoẻ k phải khoe mẽ mà để hiểu bản thân cần, môi trường cần, để sống k luyến tiếc giây phút nào. Thế hệ sau sinh ra giỏi hơn nên tự đi tìm lợi thế nào cho nông nghiệp? Đó là trách nhiệm hài hoà khao khát thỏa mãn cuộc sống. Phải thay đổi, nên câu trả lời là giải quyết vấn đề cơ bản trước mắt nhất. Đừng lờ đi vì mình cũng là sản phẩm của vấn đề cơ bản đó. Cta k thể làm người khi chưa làm con được!
 
thấy các bác bàn luận cũng muốn góp chút ý kiến ... nhưng nghĩ lại mà thôi.... bài toán nan giải .... nhưng tương lai khi 1 nông dân nắm quyền sỡ hưu 10 - 20 hecta đất nông nghiệp trở lên... thì lúc đó nông nghiệp VN sẽ thay đổi.. tôi tin chắc là vậy.... bây giờ thì mạnh ai nấy sống với vài nghìn m2 khi không sống nổi nữa thì tự khắc sẽ thay đổi... nhưng NNVN sẽ về đâu trong khi .... nông dân làm chết ...... trầy da tróc vẩy không đủ ăn... thương lái thì giàu lên theo từng giờ ..từng phút... tôi nói thế các bác thử giải quyết dùm vấn để nhỏ là " đầu ra ". giải quyết được thảo luận tiếp.thân!
 
K biết các bạn hiểu chế biến là thế nào. Xu hướng thực phẩm trong nước nghiêng về đâu. Tương lai là k có cơ khí máy móc vẫn cho ra nông trường lớn. Vì sắp tới thời điểm chất đạm động vật được hỗ trợ về giá để đẩy mạnh số lượng, chất lượng con người. Trước đó nhóm tinh bột đã được trợ giá nên rẻ. Phương thức sản xuất đặt người làm trọng trong cả trí tuệ cải tiến máy móc và dùng cơ bắp dao động thay thế một phần máy móc.
 
chốt hạ là chiều nay đi phun cho gừng, ngày mai đi thuê thêm đất, ngày kia làm dự án trồng cỏ nuôi bò và dê. sen canh gà tây nữa cho thêm thu nhập. đấy là ý định của em đấy. thay đổi bằng hành động.rủ 2 thằng bạn thân nữa vào làm nông nghiệp. vốn trong tay chỉ có chưa đầy 30 triệu. liệu có làm dc không nhỉ ?? muốn thay đổi cái lớn phải thay đổi cái nhỏ trước đã, muốn làm cái chung phải làm cái cụ thể cái đã, thế đó các bạn ạ !!!!!
Em thích bác này rồi .
 
... Đành phải đợi quá trình CN hóa thu hút dần lao động đi rồi tư hữu hóa đất đai theo hướng tập trung, áp dung KHKT vào thì mới nói đến chuyện cạnh tranh..
Nói vậy thì nhìn vào chính sách đất đai mình trước tới giờ như "sáng đúng chiều sai, sáng mai lại đúng".
 
Last edited by a moderator:
Đọc bài viết của bác em biết ngay bác không học ngành kinh tế và hoạt động kinh doanh trong ngành nông nghiệp! Nên mới đặt câu hỏi như vậy mà không tìm ra câu trả lời.

Muốn tìm ra lợi thế so sánh tuyệt đối của nông nghiệp việt nam với bất kỳ nước nào khó gì!

Bác cứ bay sang các nước khác xem giá cả bên các nước đó thế nào là biết ngay! Em ví dụ là con lợn chẳng hạn và nước mình so sánh là nước mỹ.
Ngày 1/1/2015 Giá tại cổng trại tại mỹ là khoảng bao nhiêu? Tại việt nam là khoảng bao nhiêu? Giá thịt bán cho người tiêu dùng tại mỹ và việt nam là bao nhiêu? Cứ lấy giá bên mỹ trừ giá bên việt nam (quy đổi về cùng 1 loại tiền theo tỷ giá ngân hàng). Bác sẽ có kết luận ngay được là bên nào đắt bên nào rẻ hơn và ra kết luận là bên nào có lợi thế!

Còn những nông sản của việt nam mà bác bảo là thơm ngon thì có lẽ nó chỉ đúng với bác thôi người nước ngoài họ đánh giá rất kém.
Còn đất đai..màu mỡ rồi các yếu tố khác thuận lợi em thấy cũng sai nốt!
 
em thấy các trường học bây giờ không ai định hướng học sinh sinh viên đi làm nông dân cả anh ah, ngay cả bố mẹ cũng vậy thôi bố mẹ vất vả nuôi con ăn học chỉ mong con cái có một công việc tốt thoát khỏi cảnh như họ thôi. cái nữa là nông dân thì sao dám đầu tư lớn số nhiều họ nghĩ an phận rồi. em rất muốn đi lên từ nông nghiệp nhưng để tìm hướng đi đúng cho mình vẫn va vấp thất bại thôi. em cũng có tính tư bản chứ chỗ em đất đồi là nhiều không trồng đc gì mà làm đc thì tìm đầu ra cũng khó a ah
Một phẩn nhỏ cũng do sinh viên mà bạn ơi. Mình cũng có 2 đứa bạn học bên Nông Nghiệp mà suốt ngày thấy chúng nó la chán
 
Học nặng, thực hành không đủ, ăn uống sv kém. Gà, lợn cn nuôi sv, phải t muốn bằng cấp lắm cũng ngán không muốn học.
 
Tôi cũng ở tn này, đúng là công nhân ở đây tn 7 tới 8 triệu, chịu khó làm ca khoảng 10 triệu, nhưng nói đi phải nói lại công nghiệp không phát triển thì dân không có tiền để tiêu dùng, không có tiền thì dịch vụ sao phát triển, dịch vụ phát triển thì ẩm thực phát triển theo, nông nghiệp với vai trò hậu cần của ẩm thực nó cũng phải phát triển.

Còn việc các bác nhìn các chuyên gia so sánh mấy con bò, con gà, con lợn chúng ta thua thiệt trong ttp. Theo tôi không đáng ngại, Nếu chính trị ổn định trong thời gian tới, tốc độ công nghiệp hóa của nước ta sẽ tăng nên nhanh. Một trong những trọng điểm mà việt nam cần kiến tạo là du lịch, du lịch phát triển cần có bản sắc của nó, đó là ẩm thực tại địa phương cũng được đà phát triển theo. Từ đây sẽ mở ra vô vàn loại hình chăn nuôi, chất lượng ngày càng tăng nếu có sự can thiệp mạnh của nhà nước về cám bã, các chất cấm. Người việt thích ăn tạp, thích gặm xương, lại dai nhậu nhoẹt chứ đâu có như nước ngoài.

Chính sách của nhà nước bóp chết nông nghiệp nhỏ lẻ, để giành dật nhân lực rẻ mồi trài các tập đoàn công nghiệp nước ngoài. Nên trong giai đoạn này họ cứ chém gió thỏa phanh để dọa dân thôi. Giới trẻ hiện nay thích nhàn hạ thì nông nghiệp sẽ không hấp dẫn với họ nhiêu, như vậy quỹ đất cho phát triển nông nghiệp sẽ tăng mạnh vì nông dân không có lớp kế cận. Sản xuất nhỏ truyền thống không hiệu quả, thì họ phải cho thuê đất hoặc bán thôi.

Luận về thương chiến ra bên ngoài: Nông nghiệp nước ta trong mắt các nước tiên tiến không khác gì thằng bờm trong phim vậy, vừa tham vừa dốt.

Sách lược của họ nhà bờm rất đơn giản nhưng hiệu quả, đó là học thầy không tày học vợ. Tay làm đầu phải nghĩ... vì vậy cần lấy vợ cho bờm, muốn đưa được nông sản vào các quốc gia khác một cách bền vững thì phải liên doanh với họ trong một vòng tròn lợi ích. Mà muốn vậy thay vì cải cách nông nghiệp thì cải cách chính trị mới là trọng tâm. Hiện tại tuy không sáng sủa nhưng tương lai lại rất khả quan, vì vậy đầu tư vào đất đai để chờ thời vẫn là thượng sách.

Muốn lấy vợ cho bờm thì cần phải có thầy đồ. Ài.. thầy đồ...
 
Kính thưa các chú các bác, các anh chị.
Trên diễn đàn nông nghiệp này thành viên có đủ từ các bác 50,60t tới những bạn 8x,9x, nên cho phép tôi gọi các thành viên là mọi người và xưng tôi trong bài viết cho dễ nói(tôi sinh năm 1988). Có gì thất lễ mong các bác, các chú thông cảm. ^^
Vấn đề tôi muốn nêu ra và xin hỏi quan điểm của mọi người về nông nghiệp Việt nam ta. Vấn đề này tương đối rộng, nhưng xét cho cùng thì nó ảnh hưởng tới mỗi người làm nông nghiệp ở nước ta.
Trước hết, có lẽ cần nói sơ qua về cái gọi là LỢI THẾ SO SÁNH. Nếu ai đã học qua kinh tế học thì chắc không cần giải thích, nhưng ở đây tôi xin giải thích sơ lược để mọi người hiểu được. Lợi thế so sánh của một nước là khi mà nước đó tập trung sản xuất vào một hoặc một vài sản phẩm mà họ có khả năng sản xuất nhiều nhất, chi phí ít nhất và do đó năng suất sẽ cao nhất so với các nước khác. Hiểu đơn giản hơn là người thợ điện sẽ chuyên đi lắp đặt sửa chữa điện, người thợ xây sẽ chuyên đi xây dựng, họ tập trung vào nghề mà họ có khả năng làm tốt nhất mặc dù thợ điện có thể xây và thợ xây có thể sửa điện đi chăng nữa.
Như vậy liên hệ với nông nghiệp của Việt nam ta. Mọi người có thể thấy rằng Việt Nam ta đất đai màu mỡ, rừng vàng biển bạc (từ nhỏ đã được học thế!), vậy sao so với nhiều nước khác thì ta vẫn còn kém. Kém cả về năng suất lẫn chất lượng sản phẩm.
Hàng nghìn xe tải chở dưa hấu, vải thiều... xuất sang Trung Quốc giá rẻ mạt, bị đổ đi không ít. Là nước xuất khẩu lúa gạo thứ 2 thế giới, vậy mà gạo Thái Lan vẫn bán rất nhiều ở các chợ,siêu thị Việt nam. Các loại hoa quả của ta nổi tiếng thơm ngon, chất lượng, nhưng để xuất khẩu được thì lại rất khó khăn, số bị loại ra rất nhiều, một số do mẫu mã kém, một số lại do dư lượng chất bảo vệ thực vật....

Thực tế đó là do đâu?
Nếu nói học hỏi về nông nghiệp thì chắc hẳn ai cũng biết Israel. Họ là nước với khí hậu, đất đai sa mạc, nói chung điều kiện tự nhiên thua ta mọi mặt. Vậy mà năng suất từ trồng trọt tới chăn nuôi của họ lại hơn ta hàng chục lần. Đó là do yếu tố kỹ thuật.

Người Việt Nam hiện nay hầu hết vẫn làm nông nghiệp và bán nông nghiệp. Tuy nhiên lại làm ăn theo kiểu nhỏ lẻ, số trang trại lớn không nhiều. Những đại gia tập trung vào lĩnh vực này mới xuất hiện một vài người. Sự liên kết giữa các vùng sản xuất gần như không có, ai sản xuất gì chỉ lo tiêu thụ được hàng của mình chứ ít quan tâm vùng khác sản xuất, tiêu thụ ra sao. Thêm vào đó kiến thức nông nghiệp còn thiếu hoặc là do tính cá nhân chủ nghĩa mà nông dân sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn. Rau nhà mình ăn thì tưới nước sạch, để bán thì phun thuốc, bón phân vô tội vạ, miễn nhìn ngon, bán được, còn khách hàng ra sao thì mặc kệ! Đó là do nhận thức của con người.

Vậy cây trồng hay vật nuôi nào là lợi thế so sánh cho nông nghiệp Việt Nam?
Vải thiều của ta nổi tiếng thơm ngon, xuất sang Trung Quốc từ rất lâu. Vậy nhưng đã từng có nhiều nơi dở sống dở chết với loại nông sản này.
Gần đây nhiều người thấy trồng macca có "tương lai" nên đã sản xuất giống và trồng với số lượng lớn. Sáng nay tôi vừa đọc được 1 bài viết cảnh báo về việc ồ ạt trồng loại cây này.

Như vậy thì chúng ta biết tập trung vào loại nông sản nào để có thể phát triển bền vững được? Bền vững ở đây có nghĩa là có đầu ra(phải xuất khẩu được suôn sẻ) và không chỉ đời mình mà đời con, đời cháu cũng vẫn sống tốt được với nghề ấy.
Các chú, các bác và các anh chị có kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp có thể đưa ra quan điểm của cá nhân được không? Âu cũng là góp đôi câu nhằm xây dựng nền nông nghiệp của ta giàu mạnh hơn.
Cảm ơn các bác các chú và anh chị em.
cho e góp tí gió, ý kiến của e về nông nghiệp hay chúng ta xem nó là tập đoàn nhìu lĩnh vực đầu tư, mà những đầu tư có rũi ro cao lợi nhuận cao. lĩnh vực dễ gia nhập mà nhìu người thấy có lợi sẽ tham gia vào, như tham gia vào ở trình độ nào, quản lý rủi ro tốt k có lắng nghe quy luật cung cầu không để đầu tư mới quyết định bền vững. e mạo mụi ví dụ: nếu a mang tiền gởi bảo hiểm khảng 5% và cam kết bảo vệ. gởi ngân hàng cao hơn 7% trong năm hoàng vốn chắc có lời đó có ai xem đó là ước mơ đâu. ngày xưa trồng lúa xây nhà ngói là thời thượng ngày nay nuôi tôm mơ nhà lầu xe hơi. nên nông nghiệp thăng trầm là kinh nghiệm bài học tôi luyện người trong ngành "mình đồng da sắc' e cũng làm nông ước mơ e có nơi như này để có thông tin, có nơi chia sẽ giúp e ngã trên bàn phím nhìu lần thì khi e nuôi con gì trồng cây gì "bớt đổ mồ hôi" là e mãng nguyện. e đọc các bài viết trên trang có những bài đăng chỏi nhau quyết liệt, nhưng k thiện ý đóng góp chỉ muốn dìm đối phương thôi, e nghĩ ai cũng có lý nếu chịu ngồi lại chia sẽ chúng ta từ một nhúng thông tin manh múng làm ra bộ bách khoa cho từng chủ đề chux k chơi. :D:Dyêu nhau đi vì cuộc sống không có giây ở quá khứ
 
Các chú, các bác và các anh chị có kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp có thể đưa ra quan điểm của cá nhân được không? Âu cũng là góp đôi câu nhằm xây dựng nền nông nghiệp của ta giàu mạnh hơn.
 
Tôi có một vài ý kiến như thế này để đóng góp thêm cho chủ đề.
Xét tổng thể ngành nông nghiệp có thể chia làm 3 phần.
1. Cung cấp đầu vào cho ngành nông nghiệp.
+ Về định hướng: đó là chính sách của nhà nước định hướng cho các vùng sản xuất, có số liệu thống kê rõ ràng để cho doanh nghiệp, những người tham gia vào ngành có được cái nhìn tổng quan, tình hình nông nghiệp của mình đang như thế nào, có sản lượng ra sao, có những con số chi tiết và cụ thể để nhưng người tham gia có một cái nhìn đúng thực tế để định hướng mình đúng khi bắt đầu làm.
+ Về phần mềm: Là kiến thức, kiến thức đào tạo để sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng. Cái này cần sự hỗ trợ của các nền nông nghiệp tiên tiến, và các nhà khoa học nghiên cứu để đưa vào thực tiễn, sau đó nhân rộng phổi biến, và đặc biệt là không thể thiếu kinh nghiệm của các bác nông dân đã bao năm sống với với nghề đó.
+ Về phần cứng: Đất đai, nguyên liệu, cây con giống, thuốc phòng trừ, máy móc, cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp....Cần có những chính sách đất đai và cơ sở hạ tầng phù hợp để đàm bảo cho điều kiện sản xuất.

2. Nhóm sản xuất thực tiễn tạo ra sản phẩm.
Nhóm sản xuất thực tiễn là những hộ nông dân, trang trại doanh nghiệp có đất đai, nhân công, nguồn vốn để trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
Hấp thụ được nguồn cung đầu vào tốt, có kiến thức quy trình đào tạo tốt, dù sản xuất nhỏ hay sản xuất lớn cũng cho ra sản phẩm chất lượng tốt.

3. Nhóm giải quyết đầu ra cho sản phẩm.
Là các doanh nghiệp, tổ chức, những người kinh doanh có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Tôi nghĩ rằng nếu các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia vào ngành nông nghiệp chúng ta nên cân nhắc khi mình tham gia vào thì nên chọn vào nhóm nào trong 3 nhóm trên. Dựa vào thực tiễn, thế mạnh và mong muốn của tổ chức và cá nhân mình và mức độ cân đối để có lựa chọn phù hợp.

Nếu có sự cân đối giữa 3 nguồn lực này sẽ tạo nên một nền nông nghiệp bền vững và hiệu quả trong tương lai. Sự cân đối này cần số liệu và điều tiết của nhà nước.

Để sâu chuỗi được 3 nhóm trên lại hoạt động một cách hiệu quả thì cần một sợi chỉ đỏ gắn kết đó là tài chính. Sợi dây tài chính này chính là nguồn tiền của các cá nhân và tổ chức đầu tư, cần sự kết hợp và cộng hưởng lại. Có nguồn tài chính vững chắc thì bộ 3 này mới phát triển bền vững được.
Một số đóng góp của tôi cho chủ đề thảo luận, cô chú anh chị em đóng góp thêm để chúng ta có nhiều góc nhìn hơn. Càng có nhiều góc nhìn thì càng đến gần sự thật.
 
Back
Top