Ông Tư Sang bên chiếc máy GĐLH – 1.8 đời mới
Cơ sở sản xuất máy gặt đập liên hợp (GĐLH) Tư Sang ở ấp Cầu Xéo, xã Hậu Thành (Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) đang vào vụ tất bật.
Ba nhà xưởng rộng hàng trăm m2 ngổn ngang máy móc, phụ tùng cùng nhân công làm việc tích cực để đáp ứng các đơn đặt hàng mua máy từ khắp nơi. Cơ sở Tư Sang xuất xưởng chiếc máy GĐLH đầu tiên vào năm 2006 lập tức tạo được danh tiếng khắp nơi. Nông dân tìm đến ngày một nhiều, đơn đặt hàng tăng theo cấp số nhân. Trung bình, mỗi năm cơ sở này cung ứng cho thị trường khoảng 50-70 máy gặt đập liên hợp. Năm 2009, dự tính số máy xuất xưởng khoảng 100 máy.
Chủ cơ sở, ông Tư Sang năm nay 63 tuổi kể lại: Cả đời gắn bó với nghề cơ khí. Trước giải phóng ông làm thợ sửa chữa máy cày cho một cơ sở gần nhà. Sau giải phóng ông mở một tiệm cơ khí nhỏ chuyên sửa chữa nông cụ. Đến năm 1980, ông sắm được một chiếc máy suốt lúa đi suốt thuê ở khắp nơi trong huyện. Đến năm 1990, ý tưởng về một chiếc máy vừa gặt vừa suốt lúa cho ruộng nhà.
Ông tham khảo các loại máy ở khắp nơi, tìm tòi đọc sách vở, nhất là máy GĐLH của Trung Quốc có mặt trên thị trường Việt Nam. Chính từ máy ngoại ông đã học hỏi và tự rút kết cho bản thân kinh nghiệm và đưa ra áp dụng tự chế tạo loại máy riêng mình. Ban đầu máy vẫn không vận hành được, phải “xin” gặt lúa nhờ cho nông dân để thử nghiệm, nhiều lần phải bồi thường vì không thu hoạch được lúa, hạt lúa đã theo rơm ra ngoài hết. Hơn 10 năm miệt mài nghiên cứu máy cắt suốt trên đồng ruộng, ông đã thành công. Năm 2006, sau nhiều lần cải tạo, chiếc máy GĐLH đầu tiên ra đời.
Ông cho biết: Sở dĩ máy của cơ sở tạo được niềm tin của nông dân, được ưa chuộng là nhờ chất lượng vượt trội mà giá chỉ tương đương máy nhập từ Trung Quốc. Là một người gắn bó cả đời với nghề cơ khí, ông Tư Sang đã bỏ ra hàng chục năm trời nghiên cứu những nhược điểm cố hữu của máy Trung Quốc để cho ra đời sản phẩm hoàn thiện hơn. Mình gắn bó với đồng ruộng nước mình nên hiểu hơn họ, máy của mình phải có tính ứng dụng cao hơn họ.
Vì thế nên máy gặt đập của cơ sở ông được nông dân đánh giá là gần gũi với ruộng đồng nhất. Ông nói: Máy Trung Quốc 2,5-2,6 tấn, quá nặng, khi đưa máy xuống ruộng đều bị lún. Còn máy của cơ sở Tư Sang chỉ nặng khoảng 2,1 tấn nên phạm vi sử dụng được rộng hơn; máy của Trung Quốc kết cấu phức tạp và khó điều khiển, tiêu hao khoảng 20-24 lít dầu/ha trong khi máy của cơ sở ông chỉ tốn nhiên liệu một nửa mà lại dễ điều khiển; đối với loại lúa ướt, đồng lún máy Trung Quốc không thể hoạt động được vì lúa dính nhau, hệ thống sàng không phát huy tác dụng nên lúa gặt vào máy ứ lại rồi trào ngược ra còn máy của cơ sở Tư Sang hoạt động được cho cả lúa ướt lẫn lúa khô. Tất cả là nông dân sử dụng rồi phản hồi chứ mình không đánh giá chủ quan. Nói về chất lượng, máy của cơ sở này ăn đứt máy nhập nên nông dân mới tín nhiệm, ông chủ tự hào.
Hiện tại, cơ sở đang sản xuất đại trà loại máy GĐLH đời mới mang tên GĐLH-1.8 do kỹ sư Nguyễn Hồng Thiện, con ruột ông Tư Sang nghiên cứu chế tạo thành công. Máy gặt đập thế hệ mới xích bằng cao su để tăng khả năng chống lún khi di chuyển trên ruộng lúa lầy lội thay vì xích sắt trước kia. Đặc biệt, giàn cào gạt lúa kiểu guồng gạt được cải tiến có thể bốc được những cây lúa bị ngã đổ nghiêng đến 45 độ. Tính năng đặc biệt này giúp giảm thiểu việc gặt sót lúa, đồng thời rất hữu dụng trên những thửa ruộng bị mưa gió làm xiêu đổ. Với cải tiến mới, máy gặt đập Tư Sang có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng không thuận lợi.
Ở ĐBSCL có khoảng 40 cơ sở sản xuất máy GĐLH, cơ sở nào nhiều mỗi năm cũng chỉ xuất xưởng được mười máy, Tư Sang là cơ sở duy nhất có thể sản xuất hàng trăm máy, cứ sản xuất liên tục và không hết đơn đặt hàng. Để sản xuất máy đại trà trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt không phải dễ, việc đầu tiên là phải xây dựng chất lượng vượt trội và sản xuất chuyên nghiệp, không ngừng sáng tạo mới trụ nổi. Ông Tư Sang đúc kết, nhờ sáng tạo nên sản phẩm của cơ sở tiết kiệm được chi phí, từ đó giá bán ra khoảng 210 triệu đồng/chiếc, tương đương máy của Trung Quốc nhưng tuổi thọ lại cao hơn.
Máy Trung Quốc dùng một năm đã trục trặc, máy của ông dùng đến ba năm vẫn ngon ơ. Trước đây, nông dân khắp nơi lặn lội đến ông tìm mua máy phải mất công tốn sức vài ngày mang máy về. Nay nông dân đến cơ sở chỉ mỗi việc tham quan chọn lựa rồi về, được giao máy tận nhà. Sản phẩm của ông bảo hành ba tháng và trong vòng một năm dù có bất cứ sự cố gì, chỉ cần điện thoại sẽ có “tổ bảo trì lưu động” có mặt giúp nông dân ngay tận đồng ruộng. “Máy gặt đập là gia sản của hầu hết nông dân, nhiều người mơ cả đời không có nên mình phải tạo cho họ sự an tâm tuyệt đối” - ông Tư Sang tâm sự. Từ khi có chương trình hỗ trợ vốn vay lãi suất cho nông dân mua máy, số lượng đơn đặt hàng đến cơ sở có tăng khoảng 20% so với lúc trước.
Cơ sở sản xuất Tư Sang được tổ chức như một nhà máy chuyên nghiệp gồm ba xưởng, mỗi xưởng làm một công đoạn máy sau đó mới lắp ráp hoàn chỉnh. Cơ sở có đội ngũ nhân công 60 người, thu nhập bình quân 2 triệu đồng/người/tháng. Tất cả đều một tay ông điều khiển. Khách hàng của cơ sở Tư Sang có ở khắp các tỉnh ĐBSCL, miền Đông Nam Bộ và vươn ra cả Bình Thuận…
Gần đây ông đang tìm cách tiếp thị máy sang thị trường Campuchia nhiều tiềm năng. Trước mắt, ông đang tính đầu tư khoảng một tỷ đồng để mở rộng nhà xưởng và nâng cấp trang thiết bị để chuyên nghiệp hơn việc sản xuất. Máy GĐLH khó nhất là cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Mình đã có chỗ đứng vượt trội nên việc mở rộng thị trường là chuyện không khó. Ông Tư Sang phấn khởi cho biết: Từ khi sản xuất các dòng máy do chính tay ông sản xuất, nhiều năm liền máy gặt đập của cơ sở ông đạt giải khuyến khích, giải nhì, giải nhất ở các cuộc thi máy GĐLH tại ĐBSCL. Máy gặt đập Tư Sang được trao chứng nhận Thương hiệu Việt.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Cơ sở sản xuất máy gặt đập liên hợp (GĐLH) Tư Sang ở ấp Cầu Xéo, xã Hậu Thành (Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) đang vào vụ tất bật.
Ba nhà xưởng rộng hàng trăm m2 ngổn ngang máy móc, phụ tùng cùng nhân công làm việc tích cực để đáp ứng các đơn đặt hàng mua máy từ khắp nơi. Cơ sở Tư Sang xuất xưởng chiếc máy GĐLH đầu tiên vào năm 2006 lập tức tạo được danh tiếng khắp nơi. Nông dân tìm đến ngày một nhiều, đơn đặt hàng tăng theo cấp số nhân. Trung bình, mỗi năm cơ sở này cung ứng cho thị trường khoảng 50-70 máy gặt đập liên hợp. Năm 2009, dự tính số máy xuất xưởng khoảng 100 máy.
Chủ cơ sở, ông Tư Sang năm nay 63 tuổi kể lại: Cả đời gắn bó với nghề cơ khí. Trước giải phóng ông làm thợ sửa chữa máy cày cho một cơ sở gần nhà. Sau giải phóng ông mở một tiệm cơ khí nhỏ chuyên sửa chữa nông cụ. Đến năm 1980, ông sắm được một chiếc máy suốt lúa đi suốt thuê ở khắp nơi trong huyện. Đến năm 1990, ý tưởng về một chiếc máy vừa gặt vừa suốt lúa cho ruộng nhà.
Ông tham khảo các loại máy ở khắp nơi, tìm tòi đọc sách vở, nhất là máy GĐLH của Trung Quốc có mặt trên thị trường Việt Nam. Chính từ máy ngoại ông đã học hỏi và tự rút kết cho bản thân kinh nghiệm và đưa ra áp dụng tự chế tạo loại máy riêng mình. Ban đầu máy vẫn không vận hành được, phải “xin” gặt lúa nhờ cho nông dân để thử nghiệm, nhiều lần phải bồi thường vì không thu hoạch được lúa, hạt lúa đã theo rơm ra ngoài hết. Hơn 10 năm miệt mài nghiên cứu máy cắt suốt trên đồng ruộng, ông đã thành công. Năm 2006, sau nhiều lần cải tạo, chiếc máy GĐLH đầu tiên ra đời.
Ông cho biết: Sở dĩ máy của cơ sở tạo được niềm tin của nông dân, được ưa chuộng là nhờ chất lượng vượt trội mà giá chỉ tương đương máy nhập từ Trung Quốc. Là một người gắn bó cả đời với nghề cơ khí, ông Tư Sang đã bỏ ra hàng chục năm trời nghiên cứu những nhược điểm cố hữu của máy Trung Quốc để cho ra đời sản phẩm hoàn thiện hơn. Mình gắn bó với đồng ruộng nước mình nên hiểu hơn họ, máy của mình phải có tính ứng dụng cao hơn họ.
Vì thế nên máy gặt đập của cơ sở ông được nông dân đánh giá là gần gũi với ruộng đồng nhất. Ông nói: Máy Trung Quốc 2,5-2,6 tấn, quá nặng, khi đưa máy xuống ruộng đều bị lún. Còn máy của cơ sở Tư Sang chỉ nặng khoảng 2,1 tấn nên phạm vi sử dụng được rộng hơn; máy của Trung Quốc kết cấu phức tạp và khó điều khiển, tiêu hao khoảng 20-24 lít dầu/ha trong khi máy của cơ sở ông chỉ tốn nhiên liệu một nửa mà lại dễ điều khiển; đối với loại lúa ướt, đồng lún máy Trung Quốc không thể hoạt động được vì lúa dính nhau, hệ thống sàng không phát huy tác dụng nên lúa gặt vào máy ứ lại rồi trào ngược ra còn máy của cơ sở Tư Sang hoạt động được cho cả lúa ướt lẫn lúa khô. Tất cả là nông dân sử dụng rồi phản hồi chứ mình không đánh giá chủ quan. Nói về chất lượng, máy của cơ sở này ăn đứt máy nhập nên nông dân mới tín nhiệm, ông chủ tự hào.
Hiện tại, cơ sở đang sản xuất đại trà loại máy GĐLH đời mới mang tên GĐLH-1.8 do kỹ sư Nguyễn Hồng Thiện, con ruột ông Tư Sang nghiên cứu chế tạo thành công. Máy gặt đập thế hệ mới xích bằng cao su để tăng khả năng chống lún khi di chuyển trên ruộng lúa lầy lội thay vì xích sắt trước kia. Đặc biệt, giàn cào gạt lúa kiểu guồng gạt được cải tiến có thể bốc được những cây lúa bị ngã đổ nghiêng đến 45 độ. Tính năng đặc biệt này giúp giảm thiểu việc gặt sót lúa, đồng thời rất hữu dụng trên những thửa ruộng bị mưa gió làm xiêu đổ. Với cải tiến mới, máy gặt đập Tư Sang có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng không thuận lợi.
Ở ĐBSCL có khoảng 40 cơ sở sản xuất máy GĐLH, cơ sở nào nhiều mỗi năm cũng chỉ xuất xưởng được mười máy, Tư Sang là cơ sở duy nhất có thể sản xuất hàng trăm máy, cứ sản xuất liên tục và không hết đơn đặt hàng. Để sản xuất máy đại trà trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt không phải dễ, việc đầu tiên là phải xây dựng chất lượng vượt trội và sản xuất chuyên nghiệp, không ngừng sáng tạo mới trụ nổi. Ông Tư Sang đúc kết, nhờ sáng tạo nên sản phẩm của cơ sở tiết kiệm được chi phí, từ đó giá bán ra khoảng 210 triệu đồng/chiếc, tương đương máy của Trung Quốc nhưng tuổi thọ lại cao hơn.
Máy Trung Quốc dùng một năm đã trục trặc, máy của ông dùng đến ba năm vẫn ngon ơ. Trước đây, nông dân khắp nơi lặn lội đến ông tìm mua máy phải mất công tốn sức vài ngày mang máy về. Nay nông dân đến cơ sở chỉ mỗi việc tham quan chọn lựa rồi về, được giao máy tận nhà. Sản phẩm của ông bảo hành ba tháng và trong vòng một năm dù có bất cứ sự cố gì, chỉ cần điện thoại sẽ có “tổ bảo trì lưu động” có mặt giúp nông dân ngay tận đồng ruộng. “Máy gặt đập là gia sản của hầu hết nông dân, nhiều người mơ cả đời không có nên mình phải tạo cho họ sự an tâm tuyệt đối” - ông Tư Sang tâm sự. Từ khi có chương trình hỗ trợ vốn vay lãi suất cho nông dân mua máy, số lượng đơn đặt hàng đến cơ sở có tăng khoảng 20% so với lúc trước.
Cơ sở sản xuất Tư Sang được tổ chức như một nhà máy chuyên nghiệp gồm ba xưởng, mỗi xưởng làm một công đoạn máy sau đó mới lắp ráp hoàn chỉnh. Cơ sở có đội ngũ nhân công 60 người, thu nhập bình quân 2 triệu đồng/người/tháng. Tất cả đều một tay ông điều khiển. Khách hàng của cơ sở Tư Sang có ở khắp các tỉnh ĐBSCL, miền Đông Nam Bộ và vươn ra cả Bình Thuận…
Gần đây ông đang tìm cách tiếp thị máy sang thị trường Campuchia nhiều tiềm năng. Trước mắt, ông đang tính đầu tư khoảng một tỷ đồng để mở rộng nhà xưởng và nâng cấp trang thiết bị để chuyên nghiệp hơn việc sản xuất. Máy GĐLH khó nhất là cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Mình đã có chỗ đứng vượt trội nên việc mở rộng thị trường là chuyện không khó. Ông Tư Sang phấn khởi cho biết: Từ khi sản xuất các dòng máy do chính tay ông sản xuất, nhiều năm liền máy gặt đập của cơ sở ông đạt giải khuyến khích, giải nhì, giải nhất ở các cuộc thi máy GĐLH tại ĐBSCL. Máy gặt đập Tư Sang được trao chứng nhận Thương hiệu Việt.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: