Máy phát điện bằng nước


06022012154229.jpg
TS Khê giới thiệu về quy trình hoạt động của máy phát điện bằng nước

<tbody>
</tbody>
Khó có thể tin được, chỉ cần vài bình đựng nước lắp vào một số thiết bị đặc thù, TS. Nguyễn Chánh Khê- Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và triển khai (Khu công nghệ cao TP. HCM) và một số cộng sự đã phát minh thành công máy phát điện 220V chạy bằng… nước với công suất lên tới 2kW. Máy có thể cho phép người sử dụng ổn định được các thiết bị điện như quạt, đèn, tủ lạnh, nồi cơm điện và nhiều thiết bị điện khác… Không những thế, do chạy bằng nước và sử dụng những thiết bị khá rẻ nên máy phát điện của TS Khê sắp tung ra thị trường với giá chừng vài triệu/máy… TS Khê hồ hởi: “Với chiếc máy này, bà con nông dân ở vùng sâu, vùng xa sẽ không còn phải dùng đèn dầu buổi tối... Sắp tới chúng tôi còn có thể tặng miễn phí cho những hộ đặc biệt khó khăn…”
Chiếc máy kỳ diệu
Lâu nay người dân ở khu vực nông thôn thường tận dụng các dòng chảy của kênh rạch, hay khe nước suối để đặt tua-bin làm máy phát điện. Tuy nhiên, cách này vừa tốn kém, nguồn điện lại không ổn định vì lượng điện phát ra phụ thuộc vào lực của dòng chảy. Ngoài ra, không phải nhà ai cũng có khe suối, kênh rạch để mà lắp đặt máy phát điện. Thế nên, mới nghe nói việc TS Khê (Việt kiều Mỹ) phát minh ra máy phát điện bằng nước và chuẩn bị tung ra thị trường chúng tôi đã tìm cách để tiếp cận.
Một buổi sáng đầu năm, chúng tôi được TS Khê hẹn gặp tại nhà máy ở Khu Nông nghiệp Công nghệ cao (Quận 9, TP. HCM). Mới gặp chúng tôi, TS Khê vui vẻ cho biết, đây là công trình mà ông đã “thai nghén” tới 3 năm trời và để thực hiện nó cũng ngốn thêm gần 2 năm. Hiện nay ông đang làm hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền “Máy phát điện bằng nước” tại Mỹ và trên thế giới trước khi tung ra sản phẩm.
Không tự giới thiệu về chiếc máy, TS Khê cùng 2 người cộng sự dẫn chúng tôi thẳng xuống phòng thí nghiệm, nơi đang nghiên cứu máy phát điện. Thoạt nhìn những linh kiện để làm ra mát phát điện được đặt trong phòng thí nghiệm chúng tôi không khỏi bất ngờ vì chúng hết sức đơn giản: Chỉ 3 chiếc bình đựng nước được lắp vào những đường ống có đặt van khoá, sau đó đấu nối với một chiếc máy nhỏ tạm gọi là biến áp. Để khởi động máy phát điện, TS Khê cho vào một ít bột hay gọi là chất xúc tác để tạo phản ứng và một vài thao tác đơn giản khác, chiếc máy đã làm cho chiếc bóng đèn 220W được đấu nối bật sáng.
TS Khê cho biết, tuỳ theo nhu cầu sử dụng mà có thể lắp đặt máy to hay nhỏ bằng cách rất đơn giản là cho bình chứa nước lớn hay bé…Tuy nhiên, để chuẩn bị tung ra thị trường máy phát điện bằng nước, ông đã ký hợp đồng sản xuất linh kiện đại trà với một nhà máy để có thể cung ứng hàng triệu máy. Thật ngạc nhiên, do máy chạy bằng nước nên khi khởi động chỉ nghe tiếng của phản ứng trong bình nước nên không hề có tiếng động.
Cơ hội cho người tiêu dùng nông thôn

06022012154230_1.jpg
Đèn, quạt… hoạt động nhờ máy phát điện bằng nước

<tbody>
</tbody>
Dẫn chúng tôi qua phòng trưng bày sản phẩm hoàn thiện, TS Khê và cộng sự đã giới thiệu chiếc máy phát điện bằng nước khá gọn gàng có chiều dài khoảng 80cm rộng 50cm và cao chừng 60cm. Theo TS Khê, chiếc máy có thể cho phép sử dụng được quạt, tivi, đầu máy, tủ lạnh, nồi cơm điện… Ngay sau khi bật công tắc, các thiết bị điện đã đồng loạt hoạt động. Chiếc quạt quay mạnh và đều, còn bóng đèn rất sáng. TS Khê phấn khởi khoe: Sắp tới chúng tôi sẽ sản xuất đại trà cho từng vùng miền để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Tuy nhiên sẽ đặc biệt quan tâm đến người tiêu dùng nông thôn, ở những nơi người dân còn chưa có điện lưới quốc gia phủ đến. Theo đó, sẽ sản xuất loại máy phát điện dành riêng cho người dân khó khăn như chỉ dùng quạt điện, bóng đèn, tủ lạnh…. với giá rẻ. TS Khê còn nói, có thể sẽ dành tặng máy phát điện cho những gia đình đặc biệt khó khăn.
TS Khê cho biết, ưu điểm nổi trội nhất của máy là máy nhỏ gọn, sử dụng ổn định, giá rẻ chỉ vài triệu đồng/chiếc (loại công suất lớn có thể hơn 30 triệu đồng). Đặc biệt, máy được ứng dụng công nghệ nano, công nghệ này được biết đến trên thế giới nhưng chưa có nhà khoa học nào chế tạo thành công máy phát điện kiểu này.

TS Khê cũng khẳng định, việc sử dụng máy phát điện chạy bằng nước là rất kinh tế, máy có thể tái sinh và tuổi thọ cao, có thể lên đến 5-6 năm mới phải thay thế. Vì thế, trong thời gian tới sẽ tung ra thị trường máy phát điện giá rẻ để phục vụ người tiêu dùng, nhất là ở khu vực nông thôn…

<tbody>
</tbody>
TS Khê cho rằng, công nghệ được ứng dụng trong máy phát điện này không phải công nghệ điện phân, do đó không dùng năng lượng từ bên ngoài. Đây cũng không phải là công nghệ của bình ăc-quy phải sử dụng những chất độc hại như chì hay axit sulfuric đậm đặc... Nó cũng khác với pin năng lượng ở nhiều quốc gia trên thế giới đang sử dụng nhiệt độ rất cao để hoạt động. Đặc biệt hơn, máy phát điện của TS Khê chỉ cần nhiên liệu chính là các loại nước, kể cả nước muối, nước sông, nước biển… TS Khê cho biết: Dù nước có bẩn đến bao nhiêu, khi đưa vào trong thiết bị này và sau chuỗi phản ứng sẽ tạo thành nước sạch. Sau khi chuyển qua khử khuẩn có thể dùng để uống, sinh hoạt... Do đó, máy phát điện này rất hữu ích cho những vùng vừa thiếu điện vừa thiếu nước ngọt.

Trong năm 2012, ông và các cộng sự sẽ nghiên cứu để hoàn thiện hơn về công nghệ và thiết bị sử dụng trong máy phát điện nhằm nâng cao công suất của máy để phục vụ trong hoạt động công nghiệp. Ngoài ra, ông và các cộng sự cũng đang nghiên cứu sản xuất những máy phát điện để gắn vào ôtô, xe máy và các máy móc sử dụng điện…

 


Cám ơn Tranvi đã cho đọc bài nầy.
Tui cũng có nghe được tin-tức nầy vài tuần nay. Cảm-giác khi nghe là vừa hết sức ngạc-nhiên, thích-thú và cũng hãnh-diện bởi nhà sáng-chế là người Việt.

Nhà sáng-chế và cộng-sự viên khi thành-công đã nghĩ ngay đến thành-phần thiệt-thòi, không hưởng được các phương-tiện tân-tiến vì thiếu điện.

Hoan-hô sáng-chế độc-đáo. Và xin được tỏ lòng kính trọng tấm lòng ba Nhà sáng-chế.
 
Đọc được bài này trong lòng cảm thấy mừng quá, nhớ ngày xưa lúc mình còn nhỏ, sống ở ruộng như một hòn đảo độc lập với bên ngoài, ban đêm chỉ học bằng ngọn đèn dầu,nuôi heo thì tới cử tắm cho nó là hì hục xách từng xô nước............phải chi trước đây có cái máy này nhỉ

....và hơn nữa là người phát minh ra máy này lại nghỉ đến những người có hoàn cảnh thiếu thốn về điện, những người nông dân ở nông thôn........thật kính phục
 
Hay quá, không biết giá thành 1 máy này bao nhiêu, quê mình điện yếu lắm, nếu mua được 1 cái này thì tốt quá.
 
tuyet voi .trí óc con nguoi se ko bao gio dùng lai 1 cho . Doc xong thay vui vui , cái câu SE CO THE TANG CHO CAC GIA DINH DAC BIET KHÓ KHAN . Nghe da thiet , hi vong noi duoc làm duoc.
 
Hay quá em đang ở đảo xung quanh toàn nước sông đùng máy phát chạy rất tốn chi phi và công đi lại
các anh biết giá chiếc máy này chưa cho em biết với
 
Đọc bài này tôi thấy gặp một tên đại bịp.
*
Sao anh ta không ở Mỹ mà bịp hàng tỷ đô la có hơn không?
*
 

Bài báo này đã có từ 3 năm trước.
Đến nay sau 3 năm mà không thấy máy phát điện này trên thị trường ?
Ngĩa là không xong được rồi
 
Đành chờ vậy, bí mật mà!

[h=3]LTS: Cuộc hội thảo về máy phát điện bằng nước của TS Nguyễn Chánh Khê được tổ chức vào sáng 9-3 tại Khu công nghệ cao TPHCM. Dù báo chí không được tham dự nhưng báo Người Lao Động cũng đã có bài viết “Bí ẩn chất “xúc tác” trên số ngày 10-3.[/h] Để có thêm thông tin về cuộc hội thảo này, chúng tôi xin phép đăng lại bài tường thuật của GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng đã được đăng trên blog của ông. Tựa do tòa soạn đặt

Nguyên tôi đã có dịp gặp TS Nguyễn Chánh Khê trước Tết Nhâm Thìn một tuần và đã có yêu cầu tác giả gởi cho tôi tài liệu đã công bố để tôi nghiên cứu hiểu rõ thêm về phát minh máy phát điện chạy bằng nước đang gây chấn động lớn trong giới khoa học trong và ngoài nước.

Thấy tôi còn nhiều thắc mắc sau khi nhận được hai sơ đồ minh họa, TS Khê bảo tôi qua điện thoại là chưa có công bố khoa học quốc tế vì muốn bảo toàn sáng chế và cho tôi biết sẽ tổ chức một sêmina riêng cho sáng chế của mình.

nuoc2_044b0.jpg

TS. Nguyễn Chánh Khê giới thiệu máy phát điện bằng nước
Sáng 9-3-2012, tôi lên Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP), tham gia hội thảo khoa học về phát minh máy phát điện chạy bằng nước của TS Nguyễn Chánh Khê, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và triển khai, kiêm trưởng phòng thí nghiệm công nghệ nano (trực thuộc SHTP).

Tôi chuẩn bị đi đúng giờ, đến đúng lúc. Ban tổ chức hỏi giấy mời và chỉ có ai có giấy mời mới được lấy thang máy lên lầu tham gia. Một đoàn nhà báo khá hùng hậu không được bước vào phòng hội thảo. Tôi cùng GS.TSKH Vũ Đình Huy (ĐH Bách Khoa) phải ngồi chờ.

Cũng nhờ ban tổ chức biết tôi qua các hoạt động liên quan đến Khu Công nghệ cao TPHCM, cuối cùng tôi cũng được mời lên lầu tham gia. Họ còn bố trí cho tôi ngồi phía trước, không xa diễn đàn.

Buổi hội thảo bắt đầu khá đúng giờ. Ban tổ chức mời các vị trong ban thẩm định do GS.Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu chủ trì, bao gồm TS Hồ Nhân, GSTS Nguyễn Thị Phương Thoa (ĐH Khoa học Tự nhiên), TS Nguyễn Đức Hùng, TS Lê Hoài Quốc, trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao.

Trong cử tọa có mặt ông Phạm Chánh Trực (Năm Nghị) người sáng lập ra Khu công nghệ cao TPHCM và GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó Chủ Nhiệm Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước.

TS Nguyễn Chánh Khê vào cuộc trình bày phát minh của mình, với nhiều hình ảnh minh họa. Nói chung TS Khê không nói nhiều điều mới so với những gì đã công bố trên báo chí gần đây mà chúng ta đã đọc được. Tuy tôi đã chuyển trực tiếp gởi cho tác giả bài phản biện súc tích, đầy đủ của TS Giáp Văn Dương, nhưng trong bài thuyết trình TS Khê vẫn không trả lời gì về những nghi vấn đã nêu ra. Đây là điều thất vọng thứ nhất của tôi.

Điều thất vọng thứ hai là TS Khê bỏ ra rất nhiều thì giờ (gần 2/3) và dùng nhiều hình ảnh minh họa giải thích nguyên tắc vận hành của pin nhiên liệu dùng hydrogen, cái mà giới thức giả đã quen thuộc vì loại pin này đã được phổ biến trên thương mại. TS Khê cũng kê khai nhiều áp dụng thiết thực của phát minh của mình như chế tạo nước sạch từ nước bẩn hay nước biển, tạo điện sạch cho vùng cao vùng sâu, cho biển đảo không có nguồn nước ngọt.

Bài thuyết trình chấm dứt sau gần một tiếng đồng hồ và ban chủ tọa mời cử tọa tham gia phần thảo luận. Tôi là người đầu tiên đưa tay và nhận được micro. Tôi nêu rõ tầm quan trọng của sáng chế, nó có thể đảo lộn cục diện năng lượng của thế giới. Bởi vậy việc thẩm định nghiêm túc là tối cần thiết.

Trước tiên tôi yêu cầu TS Khê phân biệt là trong sáng chế có hai vấn đề. Vấn đề khoa học và vấn đề công nghệ. Công nghệ có bí quyết và việc giữ kín bí mật công nghệ là việc tự nhiên và tôi sẽ không tò mò tìm hiểu ở đây. Cái mà tôi mong TS Khê giải thích cùng cử tọa là ở khía cạnh khoa học của sáng chế. Khía cạnh khoa học luôn luôn phải công khai minh bạch đối với công chúng, đặc biệt các chuyên gia. Câu hỏi của tôi thuộc về phạm trù này và tôi mong mỏi TS Khê sẽ trả lời tôi trên tinh thần khoa học.

Tôi cũng thành thật tỏ bày nỗi thất vọng của tôi là TS không giải thích phần quan trọng nhất của phát minh, việc tách nguyên tử hydrogen H2 ra khỏi phân từ nước H2O. Và tôi đi thẳng vào câu hỏi:

- Chất có can dự việc tách H2 từ nước là chất gì, chất xúc tác có ghi trên biểu đồ hay chất khử. Phải minh bạch là chất xúc tác sẽ giữ nguyên trạng sau phản ứng và chất khử ngược lại sẽ tham gia phản ứng phân tử và sẽ có biến đổi.

TS Khê khẳng định: Đó là chất xúc tác.

Tôi phản đối ngay:

- Nếu quả như thế thì ở đây nguyên lý cơ bản của khoa học, nguyên lý bảo toàn năng lương bị vi phạm. Lấy ở đâu ra năng lượng 285.83 kJ/phân tử nước để có phản ứng hóa học: 2H2O + 2×285.83kJ → 2H2 + O2?

Sau mấy phút giằng co qua lại, TS Khê đã phải công nhận đây là một “tạp chất” có tham dự vào phản ứng phân tử. Đây là minh định đầu tiên triệt tiêu một phần tính lạ lùng khó hiểu của sáng chế.
nuoc_2a9a7.jpg
Bình (trái) chứa "tạp chất" và nước đang sủi bọt
Cử tọa tập trung thảo luận khá lâu chung quanh vấn đề này, trong đó có các ý kiến của TS Nguyễn Bách Phúc của Viện HASCON, GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn, GSTS Vũ Đình Huy, GSTS Đặng Lương Mô. Trên bàn chủ tọa can thiệp mạnh mẽ và đanh thép đến từ GSTS Nguyễn Thị Phương Thoa. Nhà khoa học này phát biểu: Như vậy công bố máy điện chạy bằng nước là không chính xác bởi vì chính “tạp chất” này là nhiên liệu làm phát sinh H2 từ nước.

Khi hỏi đến quá trình phản ứng của “tạp chất”, nhất là số lượng năng lượng phát sinh từ phản ứng này, TS Khê bảo chưa có thì giờ nghiên cứu và mong cử tọa thông cảm cho ông. Có người bảo khoa học phải nghiêm túc và việc tình cảm không thể đặt ở đây. Các thức giả có mặt cũng nêu ý kiến là nên làm rõ vai trò của “tạp chất”, đây là hướng nghiên cứu trong tương lai, làm rõ trước khi công bố khoa học.

Nhiều góp ý của cử tọa đặc biệt của các nhà kinh doanh năng lượng mà nội dung tôi không nhớ hết.

Tôi nhác thấy trên màn ảnh TS Giáp Văn Dương đang ngồi chờ tại Singapore mà chưa phát biểu được lời nào. Nối kết “video conference” từ xa thất bại…

Hơn ba tiếng đồng hồ đã trôi qua, đã đến giờ kết thúc. Ban tổ chức mời GS- viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu lên đọc kết luận. Tôi nhớ ba điều xin tóm tắt ở đây:

1. GS- viện sĩ Hiệu khen ngợi TS Khê đã có cống hiến công nghệ quan trọng có thể làm giàu cho đất nước.

2. GS- viện sĩ Hiệu mong mỏi Khu công nghệ cao TPHCM tiếp tục tăng cường ủng hộ TS Khê trong tương lai để hoàn thiện sáng chế này.

3. GS- viện sĩ Hiệu khuyên TS Khê và Khu công nghệ cao chỉ lấy bằng sang chế tại Việt Nam, không nên làm tại Mỹ hay nước ngoài vì nên cảnh giác bảo tồn bí mật công nghệ cho nước ta.

TS Lê Hoài Quốc, Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao tiếp lời sẽ yêu cầu TS chế ra một máy tương tự nhưng qui mô hơn sử dụng lâu bền tại chính Khu công nghệ cao để minh định một cách thiết thực giá trị của sáng chế.

Cử tọa dành thời gian còn lại để đi thăm phòng thí nghiệm của Khu công nghệ cao nơi có đặt hai máy phát điện chạy bằng nước đang vận hành.

Phải nói tôi đến buổi hội thảo với rất nhiều câu hỏi trong đầu, tôi ra khỏi buổi hội thảo những câu hỏi này càng thêm độ ấm ức vì chẳng có câu hỏi nào được tác giả sáng chể có câu trả lời thỏa đáng. Cái “tạp chất” có khả năng tách hydrogen ra khỏi nước đã càng trở thành một chất bí hiểm ly kỳ bội phần.

Tôi nhìn tác dụng của chất ấy vào nước với hydrogen nổi lên sủi bọt như nước đang sôi với biết bao câu hỏi mà chưa có giải thích ! Tôi thử đưa tay sờ vào bình chứa. Bình có nhiệt độ nóng khoảng 50-60 độ C.

Như vậy năng lượng phát sinh chẳng những đủ cho phản ứng phân ly của nước mà còn dư ra có thể đun nóng bình chứa! Như vậy từ bao lâu nay tại sao không nghĩ đến việc đo đạc sự thay của khối lượng “tạp chất” ấy trong quá trình phát ra điện? Và tôi cũng giật mình khi thấy bóng điện tắt ngay khi cộng tác viên của TS Khê bẻ cong ống dẫn không cho hydrogen chạy vào bình phát điện chạy bằng pin nhiên liệu. Tại sao đèn tắt nhanh như vậy, như trực tiếp bật lên rồi tắt đi qua công tắc điện, thời gian trễ gần như không có?

Tôi ra về với bao nỗi ngổn ngang. Có một cái gì lạ lùng chưa có câu giải thích! Tôi tự bảo mình đâu phải chuyên gia ngành này. Đành chờ vậy… Bí mật mà…

GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng (tường thuật)
http://nld.com.vn/20120311012659764p0c1017/danh-cho-vay-bi-mat-ma.htm

 
Chờ và chờ.
Có những nhà khoa học khi làm ra thứ gì đó thì bị gọi là điên và vô lý nhưng rồi lại được tôn vinh.
Nhưng cũng có những công bố phát minh hoành tráng rồi cuối cùng tắt lịm.
Biết sao được.
Chỉ có thời gian mới cho ra câu trả lời chính xác nhất.
 
Chờ và chờ.
Có những nhà khoa học khi làm ra thứ gì đó thì bị gọi là điên và vô lý nhưng rồi lại được tôn vinh.
Nhưng cũng có những công bố phát minh hoành tráng rồi cuối cùng tắt lịm.
Biết sao được.
Chỉ có thời gian mới cho ra câu trả lời chính xác nhất.


Thế mới gọi là làm khoa học chứ bác, khoa học tạo ra công nghệ và nếu 10 công nghệ được tạo ra mà ứng dụng rộng rãi được 1 công nghệ thì giới khoa học đã vui lắm rồi..
 


Back
Top