Cao su là một loại cây thân gỗ cao, nên việc phun thuốc phòng trừ sâu bệnh gặp rất nhiều khó khăn do thuốc không thể phun tới ngọn được.
Nhân một lần đi kiểm tra bệnh phấn trắng hại cây cao su, chúng tôi có gặp ông Nguyễn Hữu Năm (8 năm liền được công nhận là NDSX giỏi cấp tỉnh) tại thôn Phú Thịnh, xã Phú Riềng (huyện Bù Gia Mập, Bình Phước). Gia đình ông có trên ba chục ha cao su. Năm ngoái vườn cao su nhà ông bị bệnh rụng lá rất nặng, nhưng ông đã chế được chiếc “máy phun thuốc” có áp lực mạnh tới ngọn cây nên cao su của ông bị hại rất ít.
Ông cho biết, ông dùng chiếc máy kéo (chở vật tư, phân bón phục vụ cho vườn cao su) rồi gắn thêm vào đó một máy bơm có áp lực 10 kí (trên máy bơm này có gắn thêm ống dẫn và béc phun thuốc ở đầu ra), trên rờ mọc xe chở một bồn nhựa chứa 2.000 lít nước thuốc đã pha sẵn. Hai bộ phận này được gắn liên kết với nhau tạo thành một “máy phun thuốc”. Ở đầu ra của vòi phun là hai ống nhựa dài khoảng 10 mét, đường kính khoảng 2 cm dùng làm ống dẫn thuốc, cuối hai ống nhựa này được gắn hai béc phun của Đài Loan (mỗi béc phun dài 2,5m, có khả năng phun ra tia nước thuốc dài tới 3-4m).
Trên rờ mọc xe, ông thiết kế một hệ thống ghế ngồi cho hai người bằng hai cái thang và một tấm ván gác ngang để làm ghế (chỗ ngồi cao khoảng 4 mét so với mặt đất). Hai người ngồi trên ghế này có nhiệm vụ cầm hai cây sào dài khoảng 4-5 mét (trên đó có gắn hai ống nhựa dẫn thuốc và béc phun). Khi máy bơm áp lực hoạt động, nó sẽ hút nước thuốc trong bồn chứa thuốc rồi bơm đẩy nước thuốc ra hai béc phun trên đầu của hai ống dẫn thuốc. Hai người ngồi trên ghế lúc này dương cao cây sào (có gắn béc phun) chĩa lên ngọn cây cao su.
Nước thuốc được bơm ra với áp lục rất mạnh sẽ bay tới tán lá của cây và bám dính vào đó để diệt trừ nấm bệnh gây hại. Tất cả các bộ phận “máy phun thuốc” bồn nhựa chứa nước thuốc và hai người được chiếc máy kéo, kéo đi theo từng hàng cây cao su để phun xịt thuốc. Làm cách này thuốc có khả năng bay rất cao lên tới tận ngọn cây cao su, nên hiệu quả phòng trừ bệnh rất cao (ảnh).
Ngoài bệnh rụng lá, máy phun thuốc tự chế này còn có thể dùng để phun thuốc phòng trị rất nhiều loại sâu bệnh hại trên bộ lá của cây cao su như bệnh phấn trắng, bệnh héo đen đầu lá, bệnh nấm hồng… thường gây hại rất phổ biến trên cây cao su hiện nay ở nước ta.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Nhân một lần đi kiểm tra bệnh phấn trắng hại cây cao su, chúng tôi có gặp ông Nguyễn Hữu Năm (8 năm liền được công nhận là NDSX giỏi cấp tỉnh) tại thôn Phú Thịnh, xã Phú Riềng (huyện Bù Gia Mập, Bình Phước). Gia đình ông có trên ba chục ha cao su. Năm ngoái vườn cao su nhà ông bị bệnh rụng lá rất nặng, nhưng ông đã chế được chiếc “máy phun thuốc” có áp lực mạnh tới ngọn cây nên cao su của ông bị hại rất ít.
Ông cho biết, ông dùng chiếc máy kéo (chở vật tư, phân bón phục vụ cho vườn cao su) rồi gắn thêm vào đó một máy bơm có áp lực 10 kí (trên máy bơm này có gắn thêm ống dẫn và béc phun thuốc ở đầu ra), trên rờ mọc xe chở một bồn nhựa chứa 2.000 lít nước thuốc đã pha sẵn. Hai bộ phận này được gắn liên kết với nhau tạo thành một “máy phun thuốc”. Ở đầu ra của vòi phun là hai ống nhựa dài khoảng 10 mét, đường kính khoảng 2 cm dùng làm ống dẫn thuốc, cuối hai ống nhựa này được gắn hai béc phun của Đài Loan (mỗi béc phun dài 2,5m, có khả năng phun ra tia nước thuốc dài tới 3-4m).
Trên rờ mọc xe, ông thiết kế một hệ thống ghế ngồi cho hai người bằng hai cái thang và một tấm ván gác ngang để làm ghế (chỗ ngồi cao khoảng 4 mét so với mặt đất). Hai người ngồi trên ghế này có nhiệm vụ cầm hai cây sào dài khoảng 4-5 mét (trên đó có gắn hai ống nhựa dẫn thuốc và béc phun). Khi máy bơm áp lực hoạt động, nó sẽ hút nước thuốc trong bồn chứa thuốc rồi bơm đẩy nước thuốc ra hai béc phun trên đầu của hai ống dẫn thuốc. Hai người ngồi trên ghế lúc này dương cao cây sào (có gắn béc phun) chĩa lên ngọn cây cao su.
Nước thuốc được bơm ra với áp lục rất mạnh sẽ bay tới tán lá của cây và bám dính vào đó để diệt trừ nấm bệnh gây hại. Tất cả các bộ phận “máy phun thuốc” bồn nhựa chứa nước thuốc và hai người được chiếc máy kéo, kéo đi theo từng hàng cây cao su để phun xịt thuốc. Làm cách này thuốc có khả năng bay rất cao lên tới tận ngọn cây cao su, nên hiệu quả phòng trừ bệnh rất cao (ảnh).
Ngoài bệnh rụng lá, máy phun thuốc tự chế này còn có thể dùng để phun thuốc phòng trị rất nhiều loại sâu bệnh hại trên bộ lá của cây cao su như bệnh phấn trắng, bệnh héo đen đầu lá, bệnh nấm hồng… thường gây hại rất phổ biến trên cây cao su hiện nay ở nước ta.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: