Hợp tác Men Vi Sinh Hoạt Tính - Men Ủ Vi Sinh

  • Thread starter chephamsinhhocbalasa
  • Ngày gửi
C

chephamsinhhocbalasa

Guest
Men Vi Sinh Hoạt Tính - Men Ủ Vi Sinh NN1

MEN VI SINH HOẠT TÍNH – ĐEM LẠI NIỀM TIN: CHĂN NUÔI CÓ LÃI

Từ đầu năm đến nay ngành chăn nuôi đang gặp rất nhiều khó khăn khi dịch bệnh phát sinh ngày càng nhiều, giá thức ăn tăng cao liên tục mà giá thịt lại giảm trong thời gian dài…Nhiều hộ chăn nuôi khó khăn chưa tìm được giải pháp nên phải “bỏ chuồng, treo máng, hạn chế táy đàn” …

Góp phần giúp bà con giảm nhẹ gánh nặng về chi phí thức ăn trong chăn nuôi, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội đã sản xuất chế phẩm sinh học là Men Vi Sinh Hoạt Tính (Men ủ vi sinh NN1).

Khi áp dụng Men vi sinh hoạt tính vào chăn nuôi sẽ giúp cho vật nuôi:
- Sinh trưởng phát triển tốt, tăng trọng nhanh. Các thực nghiệm chứng minh lợn cho ăn thức ăn “ủ men” cho tăng trọng hàng tháng cao hơn 14 - 27% và thức ăn tiêu tốn giảm 7 - 22% so với lợn ăn sống không “ủ men”.
- Có thể sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có, giá rẻ để chăn nuôi thay vì sử dụng thức ăn hỗn hợp sẵn nên cũng góp phần giảm chi phí thức ăn
- Giảm được tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh đường ruột nên giảm chi phí thuốc.
- Tạo môi trường trong sạch, ít bị ô nhiễm: Lượng phân thải ít, phân ít thối

“Men vi sinh hoạt tính” dùng để lên men thức ăn, nguyên liệu nào?
- Các loại thức ăn giàu chất bột: tấm, cám gạo, thóc nghiền, bột ngô, bột sắn khô, bột khoai khô, bã sắn…song không phải là có đủ tất cả các loại trên mà có thể dùng 1 loại hay 2 hoặc 3 loại bột phối hợp tùy theo điều kiện thực tế.
- Tốt nhất nên sử dụng nguyên liệu chính là bột ngô (bắp): có thể chỉ dùng riêng bột ngô hoặc có phối hợp thêm một phần cám gạo, tấm, bột sắn… nhưng tỷ lệ bột ngô trong hỗn hợp thấp nhất phải đạt là 60- 65%. Còn trong chăn nuôi gà thường dùng ngô phối hợp với một lượng cám ít hơn.
- Bột sắn : dùng phối hợp với ngô nhưng tỷ lệ không dùng quá 30%
- Bã đậu, bã sắn: các loại này thường chỉ dùng trong nuôi heo. Tỷ lệ dùng phối hợp với các loại bột khác không vượt quá 25%.

Phương pháp lên men:
Men vi sinh hoạt tính có thể 1kg dùng để ủ lên men 200kg bột cám. Tùy vào điều kiện cụ thể mà dùng phương pháp lên men ướt hoặc lên men ẩm.

Cách cho ăn:
Khi dùng thức ăn lên men với “ Men vi sinh hoạt tính ” thì chỉ cần trộn với thức ăn đậm đặc là đủ mà không cần phải dùng thêm bất cứ loại thức ăn hỗn hợp, thức ăn tăng trọng hay chất bổ sung nào khác nữa mà vẫn đạt hiệu quả chăn nuôi cao.

Dùng thức ăn lên men nuôi các đối tượng động vật nuôi nào?
- Heo : Heo đực giống, heo nái ( chửa và nuôi con ), heo thịt ( từ lúc tách mẹ đến khi xuất chuồng )
- Gà, vịt, ngan, ngỗng . Bò thịt, bò sữa. Tôm, cá …

Chất lượng của các sản phẩm chăn nuôi khi dùng thức ăn ủ men
- Lợn ăn thức ăn ủ men có tỷ lệ móc hàm cao tỷ lệ nạc cao được những người mổ giết và người tiêu dùng ưa thích. Thịt có mầu sắc đẹp, thơm ngon và tiêu hóa tốt.
- Thịt gà, cá rắn chắc, trắng thơm
- Thịt đảm bảo sạch an toàn vệ sinh thực phẩm và có mùi vị rất thơm ngon khi chế biến .
Dưới đây là chia sẽ của một số hộ dân đã áp dụng Men vi sinh hoạt tính (Men ủ vi sinh NN1) vào chăn nuôi:


Ủ cỏ cho bò sữa ở Hóc Môn - TP HCM

Ủ cám cho heo ở Đồng Nai

Ủ cám ở Hóc Môn - TP HCM

--------

*Mọi Chi Tiết Vui Lòng Liên Hệ:
TRUNG TÂM CHẾ PHẨM SINH HỌC
Địa chỉ: 504 Nơ Trang Long, Phường 13, Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.35.150.209 - 0941.973.888
- 0934.521.403 - 0933.293.445
(Mr. Đào)
Email: chephamsinhhoc195@gmail.com
 


Last edited by a moderator:
Chúc mọi người luôn dồi dào sức khỏe!
 
Last edited by a moderator:
Phương pháp lên men bằng “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH”

Phương pháp lên men bằng “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH”

Lượng “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH ” sử dụng: 0,5 kg men dùng để lên men cho 100 kg bột.

a. Phương pháp lên men ướt:
Đây là phương pháp đơn giản, dễ làm, đỡ tốn công, cho lên men nhanh trong mọi điều kiên; có thể lên men cả bã đậu, bã sắn, các loại rau và thức ăn lên men đạt chất lượng tốt. Dùng nuôi heo, bò, gà thả vườn,vịt ngan…

Ví dụ: Để lên men cho 100 kg bột ngô, cám gạo …
- Lấy 0,5 kg men và 4 kg bột ngô hoặc cám cho vào thùng sau đó cho vào 100 lít nước sạch (nước không có sắt, nước không nhiễm mặn… ), khuấy đều để trong 1 giờ.
- Cân số bột còn lại, trộn sơ qua cho đều, đổ từ từ vào thùng có nước men cho đến hết, nếu thấy nước hơi ngập mặt bột là được, nếu chưa đủ nước thì cho thêm, còn nếu thừa nước thì lần sau bớt đi. Chú ý: trước khi đổ bột vào thùng cần phải khuấy cho đều nước men
- Để hở miệng 4-5 giờ sau mới đậy kín thùng
- Thùng được để ở nơi ấm trong mùa đông, thoáng mát trong mùa hè để lên men được tốt
- Thời gian lên men : Phụ thuộc nhiệt độ ngoài trời: nhiệt độ từ 30oC trở lên thì khoảng 24 giờ, nhiệt độ từ 30oC trở xuống thì từ 24 - 48 giờ, khi nào thức ăn có mùi thơm mát và chua nhẹ là được.

Chú ý:
- Khi lên men thức ăn bị đẩy nổi lên trên, vì thế không được cho bột vào đầy mà phải để cách miệng một khoảng chừng 15 cm
- Mùa thu, đông thời tiết mát mẻ, lạnh có thể thực hiện một lần lên men để cho ăn vài ngày. Nếu trời nóng, nhiệt độ thường trên 30oC thì chỉ nên cho ăn kéo dài khoảng 2 ngày là tốt nhất
- Nếu thùng lên men bị lọt khí hay bị mở ra nhiều lần sẽ dễ bị nấm trắng trên mặt nên cần chú ý đậy thật kín thùng lên men và tốt nhất chỉ nên cho lên men lượng thức ăn trong 1-2 ngày vào một thùng. Nếu bị một ít nấm trắng thì vẫn dùng cho heo lớn ăn được.
- Trước khi cho ăn phải ấn cho chìm phần bột ở trên xuống để được trộn đều với dịch lên men ở dưới

b. Phương pháp lên men ẩm:
Đây là phương pháp lên men đòi hỏi điều kiện lên men chặt chẽ hơn, làm tốn công hơn và chỉ dùng lên men được với các loại bột mà thôi ( không tận dụng được bã đậu, bã sắn…)
Dùng để nuôi heo số lượng lớn hoặc khi cần thức ăn có độ ẩm thấp để dùng máng ăn tự động, nuôi gà và cút nhốt trong chuồng, nuôi cá … và để người chăn nuôi muốn ủ trong bao tải cho tiện và tiết kiệm
Phương pháp làm như sau:

Ví dụ : Để lên men cho 100 kg bột ngô và cám gạo
- Cho 0,5 kg men “MEN VI SINH HOẠT TÍNH ” và 2 kg bột ngô hoặc cám vào thùng có 40 – 45 lít nước sạch, khuấy và để trong 1 giờ
- Trộn ngô và cám cho đều sau đó tưới nước men lên. Sau khi dùng xẻng trộn qua thì dùng tay xoa ( hoặc dùng sàng ) làm cho bột tơi và ẩm đều.
Ở các cơ sở chăn nuôi lớn, phải sử dụng khối lượng thức ăn lớn có thể dùng máy trộn. Cách trộn: cho các nguyên liệu vào máy trộn sơ qua sau đó cho nước men vào trộn cho đến khi bột tơi và ẩm đều.
- Bốc vào thùng hoặc bao tải có lót ni lông nhưng không được lèn và dỗ chặt, để hở miệng sau 5-6 giờ thì buộc chặt hoặc đậy kín, để ở nơi ấm (trởi lạnh), nơi thoáng mát (trời nóng) để ủ.
- Thời gian ủ lên men : Nhiệt độ ngoài trời cao ( trên 30oC ) 24- 36 giờ, nhiệt độ ngoài trời thấp ( dưới 25oC ) thường từ 36- 48 giờ, thức ăn có sự tăng nhiệt độ và có mùi thơm mát và chua nhẹ là được. Có thể thực hiện một lần ủ men để cho ăn vài ngày. Nhưng chú ý lượng thức ăn mỗi ngày nên ủ vào một túi hoặc 1 thùng để cho ăn hết trong ngày.
Khi ủ thức ăn cho cá cần ủ trên dưới 3 ngày để hạt thức ăn xốp nhẹ dễ nổi trong nước.

Chú ý trong phương pháp lên men ẩm:
- Không được nén và dỗ chặt thức ăn khi cho vào bao hoặc thùng, không để các bao đè lên nhau; Đảm bảo nhiệt độ khi ủ tốt, đặc biệt trời lạnh phải ủ ở nơi ấm
- Nếu túi hoặc thùng không được buộc hoặc đậy kín , túi bị rách thủng hoặc do túi thức ăn ủ bị mở ra nhiều lần ( một túi mà cho ăn kéo dài 2-3 ngày nên phải lấy ra nhiều lần) sẽ xuất hiện đám mốc trắng
 
Last edited by a moderator:
Hướng dẫn cho ăn thức ăn ủ men bằng Men Ủ Vi Sinh - Men Vi Sinh Hoạt Tính

Hướng dẫn cho ăn thức ăn ủ men bằng Men Ủ Vi Sinh - Men Vi Sinh Hoạt Tính

- Tùy theo động vật nuôi thích ăn dạng thức ăn nào mà để nguyên thức ăn lên men (đã trộn thêm thức ăn đậm đặc ) hoặc trộn thêm nước thành dạng lỏng

- Phải dùng phối hợp với thức ăn đậm đặc để bổ xung đạm và các thành phần vitamin và khoáng vi lượng để con vật tăng trọng nhanh, sinh sản tốt, tiết kiệm được thức ăn

Trước khi cho ăn mới trộn thức ăn lên men với thức ăn đậm đặc. Xin lưu ý cần chọn loại thức ăn đậm đặc có hàm lượng đạm trên 45% được bán tại các công ty sản xuất thức ăn có uy tín thì mới có được hiệu quả nuôi dưỡng cao như ý muốn.

- Lượng thức ăn cho ăn: thường cho ăn ngày 2 bữa, lượng thức ăn không hạn chế. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt có thể cho ăn theo định lượng được nêu ở phần dưới đây

Phương pháp trộn thức ăn đậm đặc với thức ăn đã lên men và định lượng cho ăn :

a. Khi sử dụng phương pháp lên men ướt:
100 kg bột sau khi lên men ướt sẽ được 200 kg thức ăn đã lên men ( trong đó có trên dưới 100 kg nước ) . Tỷ lệ phối trộn đậm đặc với thức ăn đã lên men và định lượng cho ăn như sau:

Heo lai F1
Heo tách mẹ - 15 kg : 1 phần đậm đặc / 5 -6 phần thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn cho ăn: 0,7 – 1,1 kg / ngày

Heo từ 16 – 30 kg: 1 đậm đặc / 6 - 7thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn cho ăn: 1,2 – 1,7 kg / ngày

Heo từ 31 – 60 kg: 1 đậm đặc / 7 - 8 thức ăn lên đã men . Lượng thức ăn cho ăn: 1,7 – 3,3 kg / ngày

Heo từ 61 kg đến xuất chuồng : 1 đậm đặc / 9 thức ăn lên đã men . Lượng thức ăn cho ăn: 3,4 – 4 kg / ngày

Heo nái nuôi con: 1 đậm đặc / 8 thức ăn đã lên men.
Heo nái chửa và hậu bị: 1 đậm đặc / 11 thức ăn đã lên men.

Lượng thức ăn lên men đã trộn với đậm đặc cho heo nái ăn sẽ tăng hơn 80- 90% so với dùng thức ăn hỗn hợp ăn thẳng hay thức ăn viên (vì thức ăn lên men có trên 80- 90 % là nước). Ví dụ: nếu dùng thức ăn hỗn hợp ăn thẳng là 2,0 kg / ngày thì lượng thức ăn lên men cho ăn sẽ là 3,6- 3,8 kg/ ngày

Heo siêu nạc
- Heo tách mẹ - 15 Kg : 1 đậm đặc / 4 – 5 thức ăn đã lên men.
- Heo từ 16 – 30 Kg : 1 đậm đặc / 5 – 6 thức ăn đã lên men.
- Heo từ 31 – 60 kg: 1 đậm đặc / 6 – 7 thức ăn lên đã men.
- Heo từ 61 kg đến xuất chuồng: 1 đậm đặc / 8 thức ăn đã lên men.
Lượng thức ăn sử dụng giống như nuôi heo lai F1

- Heo nái nuôi con: 1 đậm đặc / 7 thức ăn đã lên men.
- Heo nái chửa và hậu bị: 1 đậm đặc / 10 thức ăn đã lên men
Lượng thức được tính tương tự như nuôi heo lai F1

Gà, vịt, ngan, cút…
- Loại nhỏ : 1 đậm đặc / 5 thức ăn đã lên men.
- Loại lớn : 1 đậm đặc / 7 thức ăn đã lên men.

Hai loại trên cho ăn tự do ngày 2- 3 lần nhưng thức ăn không được để thừa trên máng ăn qua đêm

- Loại đẻ trứng : 1 đậm đặc / 7 thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn cho ăn là 0,18- 0,2 kg/ ngày.

b. Khi sử dụng phương pháp lên men ẩm:
100 kg bột sau khi lên men ẩm sẽ được 135- 140 kg thức ăn đã lên men ( trong đó có 35- 40 kg nước ) . Tỷ lệ phối trộn đậm đặc với thức ăn đã lên men và định lượng cho ăn như sau:

Heo lai F1 :
- Heo tách mẹ - 15 Kg : 1 đậm đặc / 4 – 5 thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn cho ăn: 0,5 – 0,8 kg / ngày

- Heo từ 16 – 30 Kg : 1 đậm đặc / 5 – 6 thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn cho ăn: 0,8 – 1,2 kg / ngày

- Heo từ 16 – 60 Kg : 1 đậm đặc / 6 – 7 thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn cho ăn: 1,2 – 2,3 kg / ngày

- Heo từ 61 kg đến xuất chuồng : 1 đậm đặc / 8 thức ăn lên đã men. Lượng thức ăn cho ăn: 2,3 – 3,0 kg / ngày

- Heo nái nuôi con: 1 đậm đặc / 7 thức ăn đã lên men.

- Heo nái chửa và hậu bị: 1 đậm đặc / 10 thức ăn đã lên men

Lượng thức ăn lên men đã trộn với đậm đặc cho heo nái ăn sẽ tăng hơn 35 % so với dùng thức ăn hỗn hợp ăn thẳng hay thức ăn viên (vì thức ăn lên men có trên 35 % là nước). Ví dụ: nếu dùng thức ăn hỗn hợp ăn thẳng là 2,0 kg / ngày thì lượng thức ăn lên men cho ăn sẽ là 2,7- 2,8 kg/ ngày

Heo siêu nạc:
- Heo tách mẹ - 15 Kg : 1 đậm đặc / 3,5 thức ăn đã lên men
- Heo từ 16 – 30 Kg : 1 đậm đặc / 4 – 5 thức ăn đã lên men
- Heo từ 31 kg đến 60 kg: 1 đậm đặc / 5 – 6 thức ăn đã lên men
- Heo từ 61 kg đến xuất chuồng: 1 đậm đặc / 7,5 thức ăn đã lên men
Lượng thức ăn sử dụng giống như nuôi heo lai F1

- Heo nái nuôi con: 1 đậm đặc / 6,5 thức ăn đã lên men
- Heo nái chửa và hậu bị: 1 đậm đặc / 9 thức ăn đã lên men
Lượng thức ăn cho heo nái ăn tương tự như nuôi heo nái lai F1

Gà, vit và chim cút
- Gà, vit và chim cút nhỏ: 1 thức ăn đậm đặc / 4 thức ăn đã lên men.

- Gà, vit và chim cút lớn : 1 thức ăn đậm đặc / 6 thức ăn đã lên men.
Hai loại trên cho ăn tự do ngày 2 – 3 lần nhưng thức ăn không được để thừa trên máng ăn qua đêm

- Gà, vịt… đẻ trứng: 1 thức ăn đậm đặc / 6 thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn cho ăn là 0,16- 0,18 kg/ ngày
[/FONT]
 
Last edited by a moderator:
Trong điều kiện chăn nuôi hiện nay có nên sử dụng phương pháp “ủ men” thức ăn?

TRONG ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI HIỆN NAY CÓ NÊN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP “Ủ MEN” THỨC ĂN?

Phương thức sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn hiện nay chủ yếu là:
- Dùng thức ăn hỗn hợp sẵn
- Dùng thức ăn đậm đặc phối trộn với vài loại thức ăn tinh bột nào đó tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi hộ và mỗi đơn vị chăn nuôi.

Mặc dầu thức ăn dùng trong chăn nuôi hiện nay có thành phần dinh dưỡng khá đầy đủ, đáp ứng được trên cơ bản yêu cầu cho tăng trưởng của lợn. Tuy nhiên phải thấy rằng trong hỗn hợp thức ăn thì tỷ lệ các chất bột (cám, ngô, khoai, sắn…) vẫn rất lớn, vì vậy thực hiện sự lên men các chất bột này bằng phương pháp “Ủ men” chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn trong chăn nuôi nhất là đối với những cơ sở chăn nuôi sử dụng thức ăn đậm đặc. Tiến hành “Ủ men” các thức ăn bột sau đó trộn với thức ăn đậm đặc cho ăn sẽ có tác dụng giống như nhiều thực nghiệm trước dây đã chứng minh:

- Nâng cao được giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn bột.
- Tăng tính thèm ăn của lợn do đó tăng được lượng thức ăn thu nhận.
- Tăng được tỷ lệ tiêu hoá hấp thu đối với các thành phần của thức ăn bột.
- Lợn ít bị bệnh đường ruột.
Trên cơ sở đó lợn nuôi bằng thước ăn đã ủ men sẽ tăng trọng tốt hơn, giảm tiêu tốn thức ăn và nâng cao được hiệu quả kinh tế
.
 
Đặc điểm của Men vi sinh hoạt tính - Men ủ vi sinh NN1

ĐẶC ĐIỂM CỦA MEN VI SINH HOẠT TÍNH (MEN Ủ VI SINH NN1) LÀ GÌ?

Men Vi Sinh Hoạt Tính (Men ủ vi sinh NN1) gồm 04 chủng nấm men được chọn lọc đạt các yêu cầu sau:

- Nấm men có tốc độ sinh trưởng nhanh và đạt số lượng tế bào lớn sau một thời gian nuôi cấy.

- Có khả năng sinh ra các men (Enzim) chuyển hoá đạm (proteaza), chuyển hoá tinh bột (amylaza) lớn, các men sinh ra có hoạt tính cao.

- Có khả năng phát triển tốt trên tất cả các loại thức ăn tinh bột khác nhau.

- Cho mùi thơm rượu mát pha mùi quả chín và nồng rượu đạt thấp trong môi trường lên men.

- Có khả năng thích ứng tốt trong môi trường có các điều kiện nuôi cấy (nhiệt độ, độ pH, độ thông khí…) biến đổi.

Do vậy men Men Vi Sinh Hoạt Tính (Men ủ vi sinh NN1) có những đặc điểm về lên men sau:

- Tạo ra những biến đổi rõ rệt cho các loại thức ăn tinh bột sau khi “ủ men” về trạng thái, mùi vị và chất lượng. Thức ăn được làm mềm, có mùi vị thơm ngon hơn và giá trị dinh dưỡng cao hơn.

- Thức ăn lên men có thể giữ được trong vài ngày mà vẫn giữ nguyên được mùi thơm dịu, nồng độ rượu không tăng và không bị chua mốc như khi dùng các loại men khác để “ủ men” thức ăn. Do đó các cơ sở chăn nuôi có thể chỉ cần tiến hành cho “ủ men” một lần để đủ cho số lượng thức ăn cho ăn vài ngày. Điều này làm giảm nhân công chế biến cũng như có thể thực hiện cơ giới hoá trong việc “ủ men”.

- Có thể dùng men Men Vi Sinh Hoạt Tính (Men ủ vi sinh NN1) để lên men thức ăn quanh năm, do không đòi hỏi những điều kiện quá khắt khe trong bảo quản và sử dụng, nên rất dễ dàng và thuận tiện cho người chăn nuôi.
 
Hiệu quả, tác dụng của thức ăn lên men trong chăn nuôi lợn

HIỆU QUẢ, TÁC DỤNG CỦA THỨC ĂN LÊN MEN TRONG NUÔI DƯỠNG LỢN

- Cho tăng trọng cao hơn và giảm được tiêu tốn thức ăn
Các thực nghiệm đã chứng minh lợn cho ăn thức ăn “ủ men” cho tăng trọng hàng tháng cao hơn 14 - 27% và thức ăn tiêu tốn giảm 7 - 22% so với lợn ăn sống không “ủ men”.
- Tăng sức đề kháng giảm được tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh đường ruột.
- Cho phép sử dụng các nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp (sắn) và tận dụng các nguồn thức ăn ít có giá trị khác như phế phụ phẩm (bã sắn, bã dong riềng…) hay các loại thức ăn bị hôi hay chớm mốc để chăn nuôi.
- Cho chất lượng thịt tốt hơn: Thịt sạch, nhiều nạc và có mùi vị thơm ngon khi chế biến.
- Tạo cho môi trường ít bị ô nhiễm.
 

Tại sao cho ăn thức ăn “ủ men” bằng men vi sinh hoạt tính (men ủ vi sinh nn1) lại cho

TẠI SAO CHO ĂN THỨC ĂN “Ủ MEN” BẰNG MEN VI SINH HOẠT TÍNH (MEN Ủ VI SINH NN1) LẠI CHO TĂNG TRỌNG CAO HƠN

Chúng ta đều biết rằng nếu đem muối một số loại rau sống sẽ thành dưa chua hay đem thịt lợn sống nghiền nhỏ trộn với một số phụ gia gói lại để vài ngày sẽ thành nem chua. Đây là những thức ăn không qua nấu chín nhưng ăn ngon, dễ tiêu hoá mà nếu ăn một số loại rau sống hay thịt sống chắc chắn sẽ khó ăn, tiêu hoá kém hoặc không tiêu hoá. Vậy điều gì đã tạo ra sự biến đổi này.

Quá trình biến đổi rau sống thành dưa chua, thịt sống thành nem chua được gọi chung là quá trình lên men.

* Quá trình lên men được coi như là quá trình “nấu chín” thức ăn không dùng nhiệt, đó là quá trình làm “chín sinh học”.

Quá trình này do một số vi sinh vật có lợi có sẵn ở trong tự nhiên như vi khuẩn lactic (loại vi khuẩn này cũng dùng để làm sữa chua), vi khuẩn axetic (tạo ra axit axetic - dấm ăn) hay nấm men (thường dùng trong nấu rượu, làm bia, làm nở bột mì…) đã gây ra những chuyển hoá hoá học làm biến đổi về trạng thái, kết cấu, mùi vị của thức ăn. Những biến đổi này đều là có lợi, nó làm tăng giá trị dinh dưỡng, tăng sự tiêu hoá hấp thu đối với các loại thức ăn sau lên men.

Việc đem các thức ăn tinh bột sống (cám, ngô, khoai, sắn…) tiến hành “ủ men” cũng là thực hiện sự lên men bởi nhóm vi sinh vật có lợi là nấm men, nhưng điều khác với lên men tự nhiên ở trên là giống nấm men dùng lên men đã được tách, chọc lọc và được giữ giống. Điều này sẽ tạo cho quá trình lên men nhanh và chất lượng thức ăn được tốt hơn. Quá trình lên men này cũng làm “chín sinh học” các thức ăn tinh bột sống, có lợi cho nuôi dưỡng lợn mà điều trước hết có thể thấy là sự tăng trọng nhanh.

Nguyên nhân là do:
- Tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ; Giá trị dinh dưỡng được tăng lên chủ yếu là do sự cải thiện chất lượng của chất đạm trong thức ăn tinh bột và sự tăng lên của Vitamin nhóm B cũng như sự tăng lên một lượng Protein đáng kể nếu trong thức ăn ủ có bổ sung thêm đạm vô cơ như (NH4)2SO4.

Như ta đã biết thành phần đạm trong thức ăn tinh bột thấp và chất lượng kém hơn so với đạm động vật. Chất lượng đạm kém là do thành phần các axit amin không cân đối và các axit amin không thay thế không đầy đủ. Sau khi “ủ men” các tế bào nấm men sẽ sinh trưởng phát triển nhanh chóng và đạt tới số lượng rất lớn trong một thời gian. Trong tế bào nấm men có hàm lượng Protein cao, đạt khoảng 48 - 52% và chất lượng Protein có giá trị ngang với Protein động vật. Vì vậy có thể nhận thấy nấm men đã chuyển chất đạm trong thức ăn tinh bột có giá trị thấp thành Protein của nấm men có giá trị cao hơn nên đã giúp cải thiện được chất lượng của đạm trong thức ăn tinh bột. Mặt khác nếu khi “ủ men” ta cho vào một lượng đạm vô cơ nhất định như (NH4)2SO4 thì nấm men sẽ sử dụng được nguồn đạm này để tổng hợp thành Protein của bản thân nó và như vậy sẽ làm tăng thêm được lượng Protein đáng kể trong thức ăn ủ. Ngoài ra trong quá trình sinh trưởng phát triển nấm men còn sinh tổng hợp được một lượng vitamin nhóm B trong thức ăn.

- Đặc biệt sự hình thành hợp chất kích thich sinh trưởng không xác định trong môi truờng lên men – UFG ( unknow growth factor).

- Tăng tỷ lệ tiêu hoá các chất khi cho ăn thức ăn “ủ men” bằng Men vi sinh hoạt tính là do:
+ Do tác động của các men như Proteza, amylaza, catalaza, lactaza, mantaza, lipaza, sellulaza do nấm men sinh ra đã tạo ra sự biến đổi các thành phần như sơ, đạm, bột đường, chất béo… có trong thức ăn từ dạng khó tiêu hoá thành dạng dễ tiêu hoá, hấp thu hơn. Ví như các tế bào nấm men đã lên men cơ chất của bột ngũ cốc như polysaccharid peptit thành các chuỗi oligosaccharid và peptit nhỏ hơn.

+ Do sự hình thành một số hợp chất hữu cơ như rượu, axit hữu cơ, este…nên thức ăn lên men có mùi vị thơm ngon đã kích thích sự tăng tiết dịch vị và tăng hoạt hoá các men tiêu hoá trong dạ dày ruột do đó làm tăng khả năng tiêu hoá.

Sự tăng tiêu hoá hấp thu đã được nhiều thực nghiệm khoa học xác định:
Tỷ lệ tiêu hoá Protit tăng từ 55,95% lên 65,09%
Tỷ lệ tiêu hoá bột đường tăng từ 71,72% lên 75,58%
Tỷ lệ tiêu hoá chất béo tăng từ 61,45% lên 62,74%

- Tăng khả năng thu nhận thức ăn

Do thức ăn có mùi vị thơm ngon nên đã kích thích tính thèm ăn của lợn do vậy lợn ăn tốt hơn, thu nhận được lượng thức ăn nhiều hơn và không bỏ thừa thức ăn.

Với các lý do trên, lợn ăn thức ăn lên men sẽ có tăng trọng tốt hơn và do vậy sự tiêu tốn thức ăn cũng thấp hơn so với ăn sống không ủ men bằng Men vi sinh hoạt tính (Men ủ vi sinh NN1).
 
Tại sao lợn ăn thức ăn ủ men vi sinh nni ít bị mắc bệnh

TẠI SAO LỢN ĂN THỨC ĂN “Ủ MEN” BẰNG MEN VI SINH HOẠT TÍNH (MEN Ủ VI SINH NNI) ÍT BỊ MẮC BỆNH ĐẶC BIỆT LÀ BỆNH ĐƯỜNG RUỘT?

Do hai lý do sau đây:
- Do tăng khả năng để kháng của lợn: Như đã đề cập ở trên, lợn ăn thức ăn “ủ men” sẽ ăn được nhiều hơn, tiêu hoá hấp thu tốt hơn và do được bổ sung các chất dinh dưỡng có giá trị như các axit amin không thay thế, các vitamin…cho nên lợn sinh trưởng phát triển nhanh, sức khoẻ tốt do đó có sức kháng bệnh cao.
- Do thành phần các chất dinh dưỡng của bản thân tế bào nấm men và các chất dinh dưỡng được hình thành do tác dụng chuyển hoá của tế bào nấm men đối với cơ chất của bột ngũ cốc khi lên men như glucan, manan ( trong vỏ tế bào ); nucleotit, oligosaccharid…( trong tế bào nấm men và trong môi trường ) có tác dụng làm tăng cường phản ứng miễn dịch, tăng cường sự đối kháng chống lại vi khuẩn có hại và gây bệnh trong đường ruột…

Glucan- manan: Làm chất dinh dưỡng cho vi khuẩn có ích trong ruột động vật; làm tăng phản ứng miễn dịch; thu hút vi khuẩn có hại ( E. coli ) ngăn không cho chúng dịnh cư tại ruột.
Fructo- oligosaccharid ( FOS ): là cơ chất cho vi khuẩn có ích, tạo môi trường sạch, kích thích tiêu hoá thức ăn trong đường ruột

PSP ( polisaccharid peptit ): Là chất tăng khả năng miễn dịch quan trọng
Một số nucleotit: có vai trò quan trọng trong tăng khả năng miễn dịch.
- Do trong thức ăn “ủ men” có các tế bào nấm men sống và thành phần các chất hữu cơ như rượu, axit hữu cơ nên đã có sự đối kháng làm ức chế sự hoạt động của vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các vi khuẩn gây bệnh đường ruột.
 
Tại sao ủ men bằng men vi sinh hoạt tính sẽ làm giảm ô nhiểm môi trường

TẠI SAO THỨC ĂN “Ủ MEN” BẰNG MEN VI SINH HOẠT TÍNH SẼ LÀM CHO MÔI TRƯỜNG ÍT BỊ Ô NHIỄM - LƯỢNG PHÂN THẢI RA GIẢM ĐI VÀ PHÂN ÍT THỐI HƠN

Như trong phần trên có nói đến việc tăng tỷ lệ tiêu hoá thành phần các chất trong thức ăn “ủ men” bằng Men vi sinh hoạt tính. Việc tăng tỷ lệ tiêu hoá cũng có nghĩa là làm giảm việc thải các chất chưa tiêu hoá qua phân, đặc biệt là thành phần chất đạm ( protit ). Protit là cơ chất chủ yếu để các vi khuẩn thối rữa trong ruột già tiến hành lên men sinh ra các chất thối.

Một lý do nữa như đã đề cập đến phần trên là do tác động của các hợp chất hữu cơ và một lượng lớn tế bào nấm men sống được sinh ra trong thức ăn “ủ men” đã ức chế sự hoạt động của các vi khuẩn thối rữa do đó hạn chế được quá trình lên men thối rữa, làm giảm sự hình thành các hợp chất amin hữu cơ thối độc như indon, skandon, cadeverin… và các chất khí độc khác như NH3, H2S, CO2,…trong phân.

Qua thực nghiệm cũng như sự theo dõi quan sát của người chăn nuôi đều nhận thấy rằng lợn ăn thức ăn “ủ men” bằng men ủ vi sinh (men vi sinh hoạt tính) có lượng phân thải ra ít, phân thành khuôn và ít thối hơn so với lợn ăn thức ăn sống không qua “ủ men”.
 
Những lợi ích khác mà men vi sinh hoạt tính (men ủ vi sinh nn1) đem lại

NHỮNG LỢI ÍCH KHÁC MÀ MEN VI SINH HOẠT TÍNH (MEN Ủ VI SINH NN1) ĐEM LẠI

Những lợi ích đó là:

Có thể tăng tỷ lệ sắn dùng trong khẩu phần thức ăn. Như ta đã biết nếu dùng sắn với tỷ lệ cao trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn sẽ làm cho lợn bị chậm lớn, lông xù, da mốc là do sắn có giá trị dinh dưỡng thấp và đặc biệt là có thành phần chất độc đó là axit xyanhydric (HCN).

Hiện nay nhiều địa phương vẫn còn trồng nhiều sắn. Cho nên dùng men vi sinh NN để lên men sẽ tăng được tỷ lệ sắn dùng mà vẫn đảm bảo sự tăng trưởng bình thường của lợn sẽ có một ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển chăn nuôi ở những địa phương này.

Kết quả phân tích sự biến đổi thành phần của sắn lên men có bổ sung thêm 0,15% đạm vô cơ (NH4)SO4 như bảng sau:

Thành phần..............Bã sắn khô .................................. Bột sắn khô
......................... 0 giờ____48 giờ..............................0 giờ___48 giờ
Protein (%)..........1,73......2,15 (tăng 24,3%).............1,6........2,09 (tăng 30,6%)
Cacbonhydrat (%).73,4....62,7 (giảm 14,6%)..............0...........70,3 (giảm 12,7%)
HCN (mg%).........1,08.....0,69 (tăng 37,1%)...............0...........0,97 (giảm 63,4%)
Rượu Ethylic (mg/g)..0.....1,2 ....................................0...........2,3

Qua bảng trên có thể thấy chất độc (HCN) trong sắn giảm đi đáng kể, đặc biệt khi lên men bột sắn (giảm 63,4%), điều này sẽ giảm rất lớn tác dụng có hại do HCN gây ra nếu cho ăn với tỷ lệ bột sắn cao trong khẩu phần. Qua kết quả trên còn nhận thấy tỷ lệ Protein tiêu hoá trong sắn đã được tăng lên do tế bào nấm men đã sử dụng được thành phần đạm vô cơ để tổng hợp lên thành phần Protein của bản thân chúng, điều này đã làm cho giá trị dinh dưỡng của bột sắn tăng lên. Kết quả phân tích này cũng chứng minh rõ thêm phần nội dung đã được nêu trong phần trên.

- Cho phép dùng các loại thức ăn đã bị giảm chất lượng (có mùi hôi hoặc chớm mốc) để chăn nuôi. Do tác dụng khử độc của nấm men trong men vi sinh hoạt tính và sự hình thành các hợp chất hữu cơ có mùi vị đặc trưng sau quá trình “ủ men” mà các thức ăn kém phẩm chất này sẽ được dùng bình thường mà không gây ngộ độc cho gia súc.
 
Last edited by a moderator:
Vì sao thức ăn đậm đắc không cần ủ men bằng Men Vi Sinh Hoạt Tính

Vì sao thức ăn hỗn hợp sẵn, thức ăn đậm đặc và các loại thức ăn bổ sung đều không “ủ men” bằng Men Vi Sinh Hoạt Tính (Men Ủ Vi Sinh NN1)

Mục đích của “ủ men” thức ăn là nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng của những loại có giá trị dinh dưỡng không cao, không hoàn thiện, vì thế những loại thức ăn trên nếu đem “ủ men” sẽ không đem lại lợi ích gì mà lại còn làm tổn thất một phần giá trị dinh dưỡng vì chúng là các loại thức ăn khá hoàn thiện hoặc có giá trị dinh dưỡng cao nói chung hoặc về một mặt nào đó.

- Thức ăn hỗn hợp và đậm đặc: Trong những loại thức ăn có hàm lượng Protein tiêu hoá cao - nguồn đạm có giá trị dễ tiêu hoá hấp thu; chứa các thành phần Premix vitamin, khoáng vi lượng và các chất bổ sung có giá trị dinh dưỡng cao khác. Nếu đem các loại thức ăn này “ủ men” các tế bào nấm men trước tiên sẽ sử dụng nguồn đạm, vitamin và các thành phần có giá trị có trong thức ăn làm nguồn dinh dưỡng để sinh trưởng phát triển. Đương nhiên sự phát triển số lượng tế bào nấm men lớn sẽ có sự tổng hợp lên một lượng Protein tiêu hoá trong tế bào lớn và một lượng vitamin nhóm B trong thức ăn, nhưng rõ ràng việc chuyển đổi này là không cần thiết bởi lẽ chuyển một thành phần dinh dưỡng từ dạng này sang dạng khác có giá trị tương đương đã không đem lại lợi ích gì trái lại còn gây ra những tổn thất về dinh dưỡng, đặc biệt là sự tiêu hao một lượng đường đáng kể trong thức ăn để làm nguồn năng lượng cho nấm men phát triển.

Như vậy có thể thấy thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh không cần “ủ men” bằng Men Vi Sinh Hoạt Tính (Men Ủ Vi Sinh NN1). Nếu dùng thức ăn đậm đặc thì trước hết cần “ủ men” các loại thức ăn bột đường (cám, ngô, khoai, sắn…) sau đó mới đem trộn với thức ăn đậm đặc.

- Các thức ăn bổ sung (men tiêu hoá, premix vitamin, khoáng): là các loại thức ăn đã có giá trị cao về một mặt dinh dưỡng nào đó ( vitamin, axit amin, khoáng vi lượng…) nên chỉ dùng để trộn với thức ăn hỗn hợp hoặc thức ăn bột đường đã qua “ủ men” trước khi cho ăn nhằm tạo ra sự cân bằng về dinh dưỡng hơn cho nuôi dưỡng gia súc mà không cần có một sự tác dụng nào thêm
 
Last edited by a moderator:
Men Vi Sinh Hoạt Sinh Hoạt Tính (Men ủ vi sinh NN1) có gì khác

Men Vi Sinh Hoạt Sinh Hoạt Tính (Men ủ vi sinh NN1) có gì khác với các loại men đang lưu hành trên thị trường

Hiện nay trên thị trường có lưu hành nhiều sản phẩm dùng trong nuôi dưỡng gia mà người ta quen gọi là “men” như: Men tăng trọng, men siêu tốc, men tiêu hoá, men dinh dưỡng, men vi sinh…trong đó nhiều nhất là men tiêu hoá.

Trước hết ta phải thấy, tuy có rất nhiều sản phẩm men khác nhau nhưng quy tụ lại chỉ thuộc vào 2 nhóm, đó là:

Men “ủ”: Dùng để trộn vào thức ăn tinh bột, sau khi “ủ” cho lên men mới đem cho ăn. Các loại men vi sinh đều thuộc nhóm men này

Men “bổ sung”: Dùng để trộn thêm vào hỗn hợp thức ăn trước khi cho ăn. Các loại men tiêu hoá, men tăng trọng, men dinh dưỡng, …đều thuộc nhóm này.

Như vậy Men Vi Sinh Hoạt Sinh Hoạt Tính (Men ủ vi sinh NN1) khác hẳn men “bổ sung” về thành phần và cách sử dụng. Trong hầu hết các men “bổ sung” thường có các thành phần như khoáng vi lượng, vitamin, axit amin và các men hoặc có các tế bào vi sinh vật sống có lợi như nấm men, vi khuẩn Lactobacillus… giúp cho tiêu hoá. Dùng men “bổ sung” thêm vào thức ăn với mục đích: Hoàn thiện về mặt dinh dưỡng đáp ứng được nhu cầu cho sinh trưởng phát triển của gia súc; Tăng cường tiêu háo hấp thu các chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng và phòng bệnh đặc biệt là bệnh đường ruột.

Men Vi Sinh Hoạt Sinh Hoạt Tính (Men ủ vi sinh NN1) cũng như men vi sinh khác là một chế phẩm men giống, trong thành phần chỉ có chứa các tế bào men giống mà không có chứa bất kỳ một thành phần dinh dưỡng nào khác. Men vi sinh không cho ăn trực tiếp mà chỉ dùng để “ủ” cho lên men thức ăn với mục đích là sau một thời gian lên men thức ăn sẽ có sự cải thiện rõ rệt về chất lượng như đã trình bày ở câu 1,…

Men Vi Sinh Hoạt Sinh Hoạt Tính (Men ủ vi sinh NN1) tuy là cùng nhóm men “ủ” như các men vi sinh cùng loại được bán trên thị trường nhưng lại có sự khác biệt khá lớn về thành phần men giống và do đó có sự khác biệt về chất lượng của thức ăn sau khi lên men. Men Vi Sinh Hoạt Sinh Hoạt Tính (Men ủ vi sinh NN1) được sản xuất từ các giống nấm men được phân lập và chọn lọc rất công phu trong nhiều năm cho nên có được những đặc điểm tác dụng rất tốt trong lên men thức ăn và đạt được hiệu quả rõ rệt trong nuôi dưỡng lợn. Trái lại, các chế phẩm men vi sinh khác hiện đang bán trên thị trường được sản xuất không từ các giống nấm men chọn lọc mà sử dụng bánh men dùng để nấu rượu uống trong dân làm giống cho nên chất lượng thức ăn lên men kém, thể hiện ở:

- Thức ăn có mùi thơm rượu nồng, nồng độ rượu cao rất dễ bị chua, thời gian duy trì cho ăn không lâu.
- Thành phần các chất chuyển hoá có lợi cho gia súc không tăng lên nhiều trái lại hàm lượng bột đường lại tiêu hao lớn do quá trình lên men rượu
- Kết quả cuối cùng là lợn kém ăn, da thô mốc và tăng trọng không cao.
 
Last edited by a moderator:
Men vi sinh hoạt tính và men rượu

Có thể dùng men nấu rượu để lên men thức ăn dùng cho chăn nuôi được không?

Men rượu (bánh men gạo, thuốc bắc), men bia, men bánh mỳ, Men vi sinh hoạt tính (Men ủ vi sinh NN1) đều là chế phẩm men giống có đặc điểm chung giống nhau là:
- Các chế phẩm này đều chứa các tế bào vi sinh vật thuộc nhóm nấm men
- Chúng có đặc tính chung là khi lên men môi trường bột đường đều cho mùi thơm rượu do có sự hình thành rượu và sinh ra CO2

C6H2O6 --> C2H5OH + CO2 + Q

Nhưng điều khác nhau căn bản của chúng là thành phần chủng giống nấm men có trong chế phẩm không giống nhau và sự khác nhau về chủng giống nấm men này sẽ quyết định sự khác nhau về tính chất và mức độ chuyển hoá các thành phần của môi trường. Chính sự khác nhau này mà người ta đã dùng chúng theo các mục đích khác nhau:

- Men bia: Là men giống dùng nấu bia, trong chế phẩm men gồm các chủng giống nấm men lên men tốt ở nhiệt độ thấp, cho nồng độ rượu thấp, nồng độ CO2 cao, có sự tạo thành mùi vị đặc trưng

- Men rượu: Gồm các chủng giống nấm men có khả năng lên men rượu nhanh, chịu đựng được ở nồng độ rượu cao cho nên sinh ra lượng rượu nhiều nhưng tiêu hao nhiều dinh dưỡng

- Men bánh mỳ: Gồm chủng nấm men tạo ra khí cacbonic (CO2) lớn, gây nở xốp bột tốt tạo hương đặc trưng nên dùng trong ủ bột làm bánh

- Men “Vi sinh NNI”: Gồm các chủng giống nấm men được chọn lọc có khả năng lên men tốt trên nhiều loại nguyên liệu dùng làm thức ăn chăn nuôi khác nhau, lên men cho nồng rượu thấp, tạo ra sự chuyển hoá các chất đạm và tạo hương vị đặc trưng…

Như vậy có thể thấy vẫn có thể dùng các loại men trên để lên men thức ăn dùng cho chăn nuôi được, tuy nhiên hiệu quả sẽ khác nhau

Việc dùng một số chế phẩm men vi sinh khác được sản xuất từ nguồn men gốc là bánh men nấu rượu hay dùng trực tiếp bánh men nấu rượu để lên men thức ăn nuôi lợn vẫn cho mùi thơm rượu, lợn vẫn ăn, tuy nhiên do nồng độ rượu cao, thức ăn bị mất nhiều dinh dưỡng, sự chuyển hoá các thành phần khác kém, cho nên ảnh hưởng tới sự thu nhận thức ăn và sự sinh trưởng của lợn. Lợn sẽ bị chậm lớn và da thường bị khô mốc. Đặc biệt thời tiết nắng nóng thức ăn ủ thường cho lên men rượu nhanh, nồng độ rượu rất nồng và bị chua nhanh. Vì vậy không thể dùng men nấu rượu để ủ thức ăn dùng trong chăn nuôi được. Ngược lại nếu dùng men Men vi sinh hoạt tính (Men ủ vi sinh NN1) để nấu rượu cũng không được vì lượng rượu thu được rất thấp.
 
Men vi sinh hoạt tính (Men ủ vi sinh NN1) dùng để lên men thức ăn, nguyên liệu nào?

Men vi sinh hoạt tính (Men ủ vi sinh NN1) dùng để lên men thức ăn, nguyên liệu nào?

Men vi sinh hoạt tính có thể lên men các loại thức ăn bột đường, củ quả và phụ phẩm của chế biến.

- Các loại thức ăn giàu bột đường như cám gạo, thóc nghiền, bột ngô, bột sắn khô, bột khoai khô,…được ủ men như hướng dẫn.

- Các loại củ quả tươi như khoai lang, sắn, dong riềng, khoai tây,…thì cần đồ chín bóp tơi rồi ủ men nhưng tốt nhất là trộn lẫn với một số loại bột khác để ủ. Thời gian không nên ủ kéo dài vì thức ăn có mùi rượu nồng dễ bị chua

- Bí ngô: Khoét một miếng trên quả, nhồi men trộn với cám vào trong quả, đậy kín bằng mảnh bí đã khoét, để nơi ấm vài ngày, bí nhừ nát đem trộn với các loại thức ăn khác cho ăn.

- Bã đậu: Trộn với các loại thức ăn bột đường khác theo tỷ lệ 1/3, sau đó cho men vào trộn đều, điều chỉnh độ ẩm vừa phải, cho vào các dụng cụ để ủ như bình thường.
 
Men Vi Sinh Hoạt Tính:
- Đơn giá: 70.000/kg
- 1kg dùng lên men thức ăn cho 200kg bột.

Lưu ý: đơn giá này chỉ áp dụng đối với Trung Tâm ở TP Hồ Chí Minh.
Những vấn đề khác có liên quan, anh em vui lòng liên hệ trực tiếp hoặc để lại thông tin liên hệ để Trung Tâm hổ trợ tốt hơn.

Chúc cả nhà luôn dồi dào sức khỏe!
 
Thức ăn bột đường càng được nghiền nhỏ thì lên men càng tốt, hiệu quả càng cao

Thức ăn bột đường càng được nghiền nhỏ thì lên men càng tốt, hiệu quả nuôi dưỡng càng cao, vì :

Bột được nghiền càng nhỏ thì khả năng thấm của men càng tốt do đó sự lên men dễ dàng, mạnh mẽ và triệt để hơn. Giá trị dinh dưỡng và mùi vị thức ăn cũng vì thế mà có sự cải thiện rõ rệt nên có tác động tốt hơn đối với sinh trưởng của động vật nuôi. Nói một cách khác thức ăn nhỏ mịn sẽ bị tác động của men làm “chín sinh học” triệt để trên toàn bộ khối thức ăn nên chất lượng thức ăn được nâng cao rõ rệt., thức ăn ở trạng thái mềm xốp, dễ thấm dịch vị nên dễ tiêu hoá hấp thu do đó thức ăn được sử dụng một cách triệt để, vì thế mà hiệu quả nuôi dưỡng được tăng cao hơn.

Nếu hạt thức ăn to sự lên men chỉ thực hiện ở một phần của hạt nên không triệt để, vì vậy hạn chế sự tác động chuyển hoá của men trên toàn bộ khối thức ăn; mặt khác hạt thức ăn to cũng làm hạn chế sự thấm dịch vị. Chính vì vậy làm tỷ lệ tiêu hoá hấp thu thức ăn thấp và sự sinh trưởng của động vật nuôi chắc chắn sẽ bị hạn chế hơn, thức ăn sẽ bị lãng phí hơn.
 
Last edited by a moderator:
Ủ men với vài loại thức ăn tinh bột để chăn nuôi lại tốt hơn khi dùng một loại

Vì sao “ủ men” với hỗn hợp vài loại thức ăn tinh bột để chăn nuôi lại tốt hơn khi dùng một loại

Bất cứ một loại thức ăn tinh bột nào dù đó là bột gạo, bột ngô, cám hay thóc nghiền thì đều không có sự hoàn thiện về dinh dưỡng. Từng loại có thể thừa chất này nhưng lại thiếu chất khác, nếu ta phối hợp vài loại với nhau chắc chắn sẽ có sự bổ sung sự thiếu hụt cho nhau làm cho thành phần dinh dưỡng của hỗn hợp thức ăn trở lên hoàn thiện hơn. Sự phối hợp như vậy đương nhiên sẽ làm cho quá trình lên men cũng tốt hơn, tạo ra mùi vị tổng hợp hấp dẫn lợn ăn ngon và nhiều hơn, chất lượng thức ăn tốt hơn do đó có tác động tích cực đối với sự sinh trưởng của gia súc.
 


Back
Top