Mô hình quản lý nào cho nông nghiệp Việt Nam hiện đại?

  • Thread starter thichtrangtrai
  • Ngày gửi
Có thể nói quản lý sản xuất trong nông nghiệp Việt Nam đã trải qua rất nhiều thăng trầm, từ cơ chế tự sản tự tiêu, dần dần tới tích tụ ruộng đất và thuê mướn nhân công hoặc phát canh thu tô, đến khi cải cách ruộng đất thì cào bằng tất cả, sau đó là cơ chế hợp tác xã, rồi đến khoán 100, khoán 10 tuy giải quyết được tình trạng "cha chung không ai khóc" của cơ chế hợp tác xã, nhưng thực chất là quay lại hình thức sản xuất cá thể, có thể là tạm ổn trong thời gian qua và trước mắt, nhưng mô hình này đã bộc lộ điểm yếu là quá manh mún và không thể là mô hình quản lý sản xuất nông nghiệp cho tương lai nếu muốn nông nghiệp phát triển theo kịp thời đại.
Tôi nghĩ muốn phát triển thì phải sản xuất tập trung. Tuy nhiên đã sản xuất tập trung thì phải có cơ chế quản lý, và vấn đề quan trọng chưa có câu trả lời rõ ràng đối với tôi là nên áp dụng cơ chế quản lý sản xuất nào cho phù hợp. Vậy tôi xin trao đổi để bà con cùng đóng góp ý kiến.
Muốn làm ăn lớn thì phải mở rộng quy mô, và thông thường khi mở rộng quy mô thì thường nghĩ tới tập thể hóa và chuyên môn hóa. Thế nhưng cơ chế hợp tác xã tưởng như là rất tốt đẹp đã không thành công vì một đặc tính của người nông dân là nếu công việc của họ không gắn chặt với lợi ích là năng suất sản lượng cuối cùng thì họ sẽ làm qua quít cho xong và dẫn đến tình trạng cày lỏi, cuốc nông, bừa dối...Chính tình trạng này đã dấn đến cơ chế khoán để làm cho người nông dân gắn chất lượng công việc của mình chặt hơn với lợi ích của họ, thực chất là quay về làm ăn cá thể.
Bây giờ thì nhiều doanh nghiệp khi muốn có sản lượng lớn thì chỉ tìm cách thu mua của rất nhiều hộ nông dân, còn việc sản xuất và quản lý thì họ tránh xa không dính đến. Cơ chế này cũng có hạn chế vì độ tin cậy giữa hai bên (doanh nghiệp và nông dân) không cao: doanh nghiệp mà không đầu tư thì nông dân không dám sản xuất, sợ SX ra rồi doanh nghiệp không mua. Doanh nghiệp đầu tư thì lại sợ khi có sản phẩm rồi nông dân không bán cho mình mà bán cho thương lái được giá hơn.
Doanh nghiệp cũng có thể đầu tư và tự đứng ra tổ chức sản xuất từ đầu đến cuối để đảm bảo sản phẩm làm ra là của mình, nhưng khi đó lại vướng phải vấn đề là công việc của người nông dân (lúc này trở thành người làm thuê cho doanh nghiệp) không gắn bó chặt chẽ với lợi ích cuối cùng của họ nữa, và họ sẽ có ít động lực để hoàn thành công việc với chất lượng cao, ảnh hưởng đến năng suất sản lượng cuối cùng.
Tôi thì vẫn cho rằng một cơ chế chia sẽ lợi ích của doanh nghiệp với người lao động hợp lý, kèm theo cơ chế quản lý đánh giá chất lượng công việc hiệu quả sẽ là lời giải cho vấn đề, nhưng đấy mới chỉ là suy nghĩ chủ quan của tôi thôi, chưa có kinh nghiệm gì, không hiểu là có lãng mạn quá không. Rất mong bà con đóng góp ý kiến.
 


Theo tôi nghĩ tất cả đều tùy thuộc vào hệ thống pháp luật của VN hiện nay còn chưa chặt chẽ nên khó xây dựng được quy mô lớn!
 
Có thể nói, ý kiến của bạn chính là ước mơ của biết bao nhiêu doanh nghiệp về nông nghiệp. Thường mấy chú mới ra trường, hay có những ước mơ hoài bão dữ lắm. Nhưng đến khi bước vào cuộc chơi rồi, thì lại thấy khó khăn và thiếu kinh nghiệm đường đời. Thực tế khác xa lý thuyết, cũng như chuyện trên bảo dưới không nghe vậy thội. Cơ chế của chính phủ ưu đãi cho nông nghiệp rất nhiều, chính sách lúc nào cũng ưu tiên cho nông dân ,phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nhưng mổi tỉnh, mỗi địa phương đếu có cách quản lý khác nhau. Một phần do nền kinh tế thị trương có nhiều yếu kém trong cách quản lý nên để cho doanh nghiệp bị thiệt hại và thua lỗ. Trong khi đó chính những doanh nghiệp này, mới chính là thực sự đóng thuế cho nhà nước. Sự linh hoạt trong mua bán, cũng như cạnh tranh của các thương lái với nhau, tạo cho doanh nghiệp nhiều áp lực. Đó chẳng phải là sự yếu kém do sự quản lý của con người trực tiếp quản lý đó chăng. Theo tôi,cần phải nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý , chứ không phải do chính sách hay thiếu trách nhiệm của nhà nước đâu bà con.
 
Tôi nghĩ muốn cho nền nông nghiệp trở thành một nền sản xuất hàng hóa thì việc tích tụ ruộng đất là yếu tố đầu tiên. Có nhiều hình thức tích tụ ruộng đất: dồn điền đổi thửa, công ty trang trại, góp đất vào HTX...và mỗi mô hình sẽ có các cách quản lý khác nhau và nói chung việc quản lý sao cho có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp là tương đối khó khăn.

Qua nhiều năm làm trong HTX cũng về sản xuất nông nghiệp tôi nhận thấy rằng cách quản lý hiệu quả nhất vẫn là giao khoán, tức là thu nhập của người làm công trong nông nghiệp được hưởng theo năng suất, năng suất cao thì thu nhập của người lao động cao, và mấu chốt vấn đề là ở chổ người lao động tham gia đầu tư vào từng vụ nuôi trồng.

TD nuôi một vụ tôm 5 tháng, vốn đầu tư 50 triệu, công ty bỏ ra 60% (30 triệu), người lao động bỏ ra 40% (20 triệu) để mua con giống, thức ăn..., khi thu hoạch lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ góp vốn ban đầu giữa cty và người lao động sau khi trừ những khoản hợp lý như khấu hao ao hồ, khấu hao dụng cụ thiết bị phục vụ sản xuất...như máy bơm, lưới kéo...Trong một công ty trang trại có thể cùng lúc tổ chức thành nhiều đơn vị khoán như thế tùy theo khả năng về nhân lực cũng như về vốn của người tham gia sản xuất.

Cái hay của mô hình này là người lao động sẽ làm hết công suất, quản lý chặt chẻ thất thoát nhằm đem lại hiệu quả cao nhất vì họ đã bỏ vốn đầu tư vào đó. Làm như vậy công ty có thể mua được toàn bộ sản phẩm sản xuất ra, kêu gọi được vốn đầu tư từ người lao động, từ đó có thể mở rộng quy mô ngày càng lớn hơn, người lao động tham gia cũng có nhiều cái lợi: đảm bảo tiêu thụ sản phẩm, sử dụng được vốn, sức lao động để tham gia vào sx cùng với cty mà k cần phải đầu tư ao hồ, dụng cụ thiết bị..., được cty cùng bỏ vốn, được hướng dẫn kỹ thuật...

Đây là một cách quản lý tương đối hiệu quả hơn so với chúng ta mướn công lao động và trả lương trực tiếp hàng tháng.
 
Tôi nghĩ muốn cho nền nông nghiệp trở thành một nền sản xuất hàng hóa thì việc tích tụ ruộng đất là yếu tố đầu tiên. Có nhiều hình thức tích tụ ruộng đất: dồn điền đổi thửa, công ty trang trại, góp đất vào HTX...và mỗi mô hình sẽ có các cách quản lý khác nhau và nói chung việc quản lý sao cho có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp là tương đối khó khăn.

Qua nhiều năm làm trong HTX cũng về sản xuất nông nghiệp tôi nhận thấy rằng cách quản lý hiệu quả nhất vẫn là giao khoán, tức là thu nhập của người làm công trong nông nghiệp được hưởng theo năng suất, năng suất cao thì thu nhập của người lao động cao, và mấu chốt vấn đề là ở chổ người lao động tham gia đầu tư vào từng vụ nuôi trồng.

TD nuôi một vụ tôm 5 tháng, vốn đầu tư 50 triệu, công ty bỏ ra 60% (30 triệu), người lao động bỏ ra 40% (20 triệu) để mua con giống, thức ăn..., khi thu hoạch lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ góp vốn ban đầu giữa cty và người lao động sau khi trừ những khoản hợp lý như khấu hao ao hồ, khấu hao dụng cụ thiết bị phục vụ sản xuất...như máy bơm, lưới kéo...Trong một công ty trang trại có thể cùng lúc tổ chức thành nhiều đơn vị khoán như thế tùy theo khả năng về nhân lực cũng như về vốn của người tham gia sản xuất.

Cái hay của mô hình này là người lao động sẽ làm hết công suất, quản lý chặt chẻ thất thoát nhằm đem lại hiệu quả cao nhất vì họ đã bỏ vốn đầu tư vào đó. Làm như vậy công ty có thể mua được toàn bộ sản phẩm sản xuất ra, kêu gọi được vốn đầu tư từ người lao động, từ đó có thể mở rộng quy mô ngày càng lớn hơn, người lao động tham gia cũng có nhiều cái lợi: đảm bảo tiêu thụ sản phẩm, sử dụng được vốn, sức lao động để tham gia vào sx cùng với cty mà k cần phải đầu tư ao hồ, dụng cụ thiết bị..., được cty cùng bỏ vốn, được hướng dẫn kỹ thuật...

Đây là một cách quản lý tương đối hiệu quả hơn so với chúng ta mướn công lao động và trả lương trực tiếp hàng tháng.
Tôi hoàn toàn nhất trí với bác nguyenhungdung là phải có biện pháp gắn thu nhập của người lao động với năng suất, chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Và cũng muốn nói rõ thêm là mục tiêu của câu hỏi của tôi cũng là nhằm tìm ra một mô hình có thể làm tăng thu nhập cho cả nông dân và đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, có như vậy mới khuyên khích được đầu tư vào nông nghiệp, chứ không phải là tìm ra mô hình có lợi hơn cho doanh nghiệp mà klhông xem xét đến lợi ích của người nông dân. Tuy nhiên theo tôi được biết thì rất nhiều doanh nghiệp còn e ngại với mô hình màchuawnguyenhungdung nêu (doanh nghiệp và nông dân cùng đầu tư, sau đó cùng phân chia sản phẩm theo tỷ lệ), vì trên thực tế thì chuyện nông dân khi thu hoạch bán hết cả sản phẩm cho thương lái, không chia với doanh nghiệp là khá phổ biến. Đấy chính là rào cản thực tế mà nông nghiệp VN cần tìm ra lời giải nếu muốn khơi thông dòng vốn đầu tư vào nông nghiệp, vốn còn nhiều tiềm năng phát triển nhưng chưa được đầu tư đúng mức. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhưng theo tôi tất cả các chính sách đó chỉ có tác dụng hỗ trợ, không phải là mấu chốt. Mấu chốt vẫn là làm thế nào đảm bảo hài hòa lợi ích của nông dân và doanh nghiệp, trong bối cảnh mặt bằng thu nhập, dân trí và nhận thức về chữ tín của nông dân ta vẫn còn rất thấp. (Nếu là ở các nước phát triển thì chẳng có gì phải nói cả.)
Tôi thì vẫn thiên về phương án là tất cả sản phẩm làm ra phải là của doanh nghiệp, còn doanh nghiệp cần điều tiết thu nhập làm sao đó để động viên khuyến khích người lao động làm việc có chất lượng và hiệu quả. Liệu có khả thi không thưa bà con?
 
bác Dũng ơi vấn đề thực thi ở chổ pháp luật của ta còn chưa chặt chẽ nhiều chuyện trắng đen khó lường trong khi còn nhiều luật lệ liên quan đến nông nghiệp đang trong tiến trình sửa đổi và còn thiếu người thật sự tâm huyết trong ngành! Điển hình là vụ trồng khoai tây của Pepsi ở Đà Lạt... làm sao khuyến khích đầu tư nước ngoài? Nhưng ta vẫn hi vọng vào lớp người trẻ có tâm huyết và ước muốn vươn lên làm giàu chính đáng. Vấn đề chính là phải xác định hướng đi đúng! Đôi lời cùng bác Dũng!
 
Chủ đề nêu rằng tìm mô hình quản lý phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, chứ còn nói về chính sách thì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, có những chính sách tỏ ra đúng trong thời điểm này nhưng lại sai ở giai đoạn khác.

Hiện nay nhà nước cũng đang hoàn chỉnh những chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp theo cơ chế thị trường, một nền kinh tế nhiều thành phần đang tồn tại và ngày càng hoàn chỉnh. Nhà nước đã bỏ dần cơ chế hạn điền, công nhận kinh tế trang trại, đó là tiền đề để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển.

Ở đây chỉ nói và bàn làm sao tìm một mô hình quản lý thích hợp và hiệu quả khi làm nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Khác với sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nhân công, do đó nếu trả lương mà không gắn với năng suất sẽ rất dễ dẫn tới thất bại.

Thiết nghĩ chúng ta nên mạnh dạn và nhanh chóng chớp lấy thời cơ trước khi sân chơi này hòa nhịp cùng những nhà đầu tư nông nghiệp nước ngoài, những tay chơi đầy kinh nghiệm quản lý, hơn hẳn chúng ta.
 

Hiện nay có 1 số công ty "mạnh vì gạo - bạo vì tiền" dám bỏ tiền ra trước để cung ứng từ giống - phân bón - TBVTV để bà con trồng lúa. Cam kết năng xuất nếu làm theo chỉ dẫn. Sau vụ mùa sẽ thu mua lại với giá cao và với năng xuất cam kết (thiếu chi thêm cho đủ)
Giá mà mô hình này được nhân rộng.
 

Thiết nghĩ chúng ta nên mạnh dạn và nhanh chóng chớp lấy thời cơ trước khi sân chơi này hòa nhịp cùng những nhà đầu tư nông nghiệp nước ngoài, những tay chơi đầy kinh nghiệm quản lý, hơn hẳn chúng ta.
Tôi cũng vẫn thường tự hỏi không biết những nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham gia cuộc chơi như thế nào trong môi trường nông nghiệp VN khi mà nông dân của ta chẳng tuân theo một luật chơi nào cả. CP thì có vẻ rất thành công vì chỉ đầu tư với những người có vốn lớn (mô hình gia công), còn với đối tượng ít vốn thì họ mua đứt bán đoạn đảm bảo lợi nhuận. Nghe nói có mấy bác Hàn Quốc đầu tư cho nông dân ở miền Trung Việt Nam, đến khi thu hoạch thì nông dân bán hết sản phẩm cho thương lái, tiền đầu tư không thu được mà còn không có hàng hóa để cung cấp cho bạn hàng bên Hàn Quốc theo hợp đồng, bị họ kiện đến mức phá sản.
 


Back
Top