Mối quan hệ giữa đất và vi sinh vật trong đất

  • Thread starter ngoc-bich
  • Ngày gửi
Mối quan hệ giữa đất và vi sinh vật đất
Mối quan hệ giữa đất và vi sinh vật đất
Ở trong lòng đât là cả một thế giới vi sinh vật mà chúng ta khó có thể hình dung được, một hệ sinh thái vô cùng phong phú. Trong đất chứa rất nhiều vi sinh vật và hệ thống rễ cây trong đất. Hoạt động của hệ quần thể vi sinh vật trong đất ảnh hưởng trực tiếp đến sự màu mỡ của đất và sự phát triển tự nhiên của cây trồng.
Biết rõ hơn mối quan hệ giữa đất và vi sinh vật đất sẽ giúp chúng ta tận dụng tốt hơn lợi ích của các vi sinh vật trong đất.
1. Hệ vi sinh vật giúp kết dính đất
Những lợi ích mà chế phẩm vi sinh mang lại - Chế phẩm vi sinh Hồng ...

  • Đất có kết cấu từ các hạt nhỏ liên kết với nhau. Vi sinh vật sản sinh ra các chất giúp keo đất bền vững lại với nhau.
  • Vi sinh vật là tạo nên thành phần các chất mùn là axit humic. Các muối của axit humic tác dụng với ion Canxi tạo thành một chất dẻo gắn kết những hạt đất với nhau.
  • Trong quá trình phân giải chất hữu cơ, nấm mốc và xạ khuẩn sẽ phát triển một hệ khuẩn khá lớn trong đất. Khi nấm mốc và xạ khuẩn chết đi, vi khuẩn phân giải chúng tạo thành các chất có khả năng kết dính các hạt đất với nhau.
  • Bản thân vi khuẩn chết đi và tự phân hủy cũng tạo thành các chất kết dính. Ngoài ra lớp dịch nhày bao quanh các vi khuẩn có vỏ nhày cũng có khả năng kết dính các hạt đất với nhau.
  • Các chất kết dính tạo thành kết cấu đất còn được gọi là mùn hoạt tính. Như vậy mùn không những là nơi tích lũy chất hữu cơ làm nên độ phì nhiêu của đất mà còn là nhân tố tạo nên kết cấu đất.
2. Cày xới đất có lợi cho vi sinh vật
  • Hoạt động cày xới, đảo trộn có tác dụng điều hòa chất dinh dưỡng, làm đất thoáng khí tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển mạnh.
  • Khi cày xới lật mặt đất canh tác, cày sâu thì số lượng VSV tăng nhanh và hoạt động của vi sinh vật mạnh hơn.
  • Tuy nhiên, không phải loại đất nào cũng tuân theo quy luật đó:
Đối với đất úng ngập thì việc cày xới đất là hoàn toàn có lợi.
Trong khi đó, đất cát nhẹ, khô hạn thì việc cày xới đất không hợp lý sẽ làm giảm lượng vi sinh vật trong đất.
3. Một số cách cung cấp vi sinh vật cho đất.

  • Sử dụng phân hữu cơ: Sử dụng phân hữu cơ cho đất giúp cung cấp lượng vi sinh vật phong phú cho đất, tác động trực tiếp đến sự phát triển của đất và cây trồng.
  • VSV có vai trò phân giải hữu cơ thành dạng vô cơ cho cây trồng hấp thụ, biến dinh dưỡng khó hấp thu thành dạng dễ hấp thu cho cây trồng.
  • Sử dụng chế phẩm vi sinh cải tạo đất: khi sử dụng chế phẩm vi sinh để cải tạo đất không những cung cấp vi sinh vật có lợi cho cây trồng mà còn có thể cải tạo và ức chế vi sinh vật có hại.
  • Chế độ nước cũng ảnh hưởng đến VSV đất: Đa số các loại vi khuẩn có ích đều phát triển tốt ở độ ẩm 60 – 80%.
Độ ẩm quá thấp hoặc quá cao đều ức chế vi sinh vật. Chỉ có nấm mốc và xạ khuẩn là có thể phát triển được ở điều kiện khô hạn
Chế phẩm vi sinh MIBIOT Hồng Minh - Cải tạo đất
4. Tác động của chế độ canh tác đến VSV
Mỗi loại cây trồng có hệ vi sinh vật đặc trưng sống trong vùng rễ của nó. Vì vậy việc luân canh cây trồng làm cho khu hệ vi sinh vật đất cân đối và phong phú hơn.
Người ta thường luân canh các loại cây trồng khác với cây họ đậu để tăng cường hàm lượng đạm cho đất.
Các loại thuốc hóa học trừ sâu, diệt cỏ gây tác động có hại tới vi sinh vật cũng như hệ sinh thái đất nói chung.
 




Back
Top