Mới tập nuôi bồ câu có vài điều cần giải đáp ?

  • Thread starter tuoiconrong
  • Ngày gửi
Em vào thẳng vấn đề luôn nhé, như tiêu đề :
- Có người chỉ nói cho chim ăn thức ăn nhiều quá sẽ bị " nâng " dẫn đến đẻ không nổi có đúng không các bác, lại có người chỉ em cho chim ăn tấm ( người này bảo chim ăn tấm tốt lắm như ông ấy nuôi cho ăn toàn tấm mười mấy năm đến giờ mà bc ông ấy vẫn còn ) :D
- Em nuôi trong ô chồng kích thước 50-50-50, em có gác cây cho chim đậu với làm ổ đẻ trên cao vậy có tốn không gian chuồng không vậy, có người nói không gian hẹp quá bc đạp mái khó đậu hơn ( em thì thấy làm ổ dưới thấp với không có cây cho chim đậu thì tối chim vào ổ ngủ rồi đi phân vào ổ dơ quá, từ khi em gác cây chim ngủ trên cây với em để lại chim đậu trên cây rỉa lông thoải mái lắm, nhìn mướt hẳn ) :hoa:
- Chim đẻ vào buổi nào vậy các bác ? Từ khi chim đẻ trứng đầu tiên đến khi nở là bao lâu vậy ?
- Các bác ghép đôi chim như thế nào ? Em thì nhốt chung mấy con tơ với nhau khi nào thấy chúng kết đôi thì bắt nhốt riêng, nhưng chim cắn nhau ghê quá tuần trước có con bị cắn trọc cả cổ rướm máu nhìn tội lắm. Em định ghép các cặp anh em ( nhốt riêng từng cặp từ lúc chim tách bố mẹ ) cho đỡ cắn nhau mà sợ bị trùng huyết gì đó,em phân vân vụ này quá các bác ơi. :(
 


Cứ dùng cách chọn lọc tự nhiên là hay nhất .
Bạn cứ thả những con tơ cùng lứa vào cái lòng to rồi nó tự bắt cặp và chim cắn nhau thì chọn con yếu hơn bắt ra ( xem 2 con cắn nhau thì sẽ biết con nào yếu hơn )
 
Tôi nuôi chim thì cách đây nửa thế kỷ rồi,
nên lạc hậu quá, không nói đến. Chỉ kể lại
những lý thuyết như sau:

Người Mỹ cho rằng bồ câu ăn gạo thì uống nước
nhiều, trương gạo, nứt diều mà chết. Có thể
điều đó đúng nếu nó chưa bao giờ ăn nhiều gạo
quá, mà lần đầu tiên cho ăn thả giàn, thì nó
không biết chừng nào là đủ. Đến lúc no thì gạo
tiếp tục trương lên, ắt hẳn nứt diều chết. Tuy
vậy, cho ăn ít thôi, rồi nghỉ cách quãng, rồi
cho ăn tiếp, thì không chết được.

Cho bồ câu ăn thóc thì rất tốt. Thuyết này chỉ
nói gọn như vậy, nhưng không nói rõ cho ăn bao
nhiêu, và có pha các hạt khác không. Tôi cũng
cho bồ câu ăn thóc, thì thấy rất tốt. Chỉ có
điều tôi không có tiền mà mua thóc cho nó ăn no.
Tôi cho ăn kèm với ngô (bắp) mà chẳng bao giờ
ăn no. Nó phải bay ra chợ kiếm thêm mới đủ nuôi
con.

Trung quốc nuôi bồ câu thì nó chế ra thức ăn
công nghiệp rất tốt. Tiếc rằng mình chưa tìm ra
công thức làm thưc ăn của nó.

Về chuồng trại. Cách của bạn rất tốt. Cũng như
bạn nói, tốn chỗ quá. Càng rộng bao nhiêu thì
càng thưa cứt chim ỉa ra. Nó không biết sạch sẽ
như chó lợn đâu. Nó ỉa lung tung, kể cả vào ổ
của nó, nhất là chim con. Một số chim hoang dã
biết dọn cứt cho con, và xung quanh tổ rất sạch,
nhưng BC thì không. Nó ỉa rất bẩn. Tôi phải dọn
tổ mỗi lần bán chim con đi, cho nó làm lại tổ mới.
Kích thước chuồng chim đua của Mỹ là 30X40X50, và
chứng thực là nhảy mái rất tốt. Đương nhiên càng
to rộng thì càng thoải mái hơn. Thế nhưng càng
chật thì chủ càng dễ làm việc hơn. Có thể chim
thịt thì to hơn chim đua, nên mỗi chiều cho thêm
5cm nữa cho chắc ăn.

Về ghép đôi, thì bạn làm sai: nhốt chúng nó vào
một chỗ chật thì chúng phải đánh nhau, mổ nhau rồi.
Cách của bạn motnua thì tốt hơn, vì không phải nhốt
lại, mà là thả ra. Tuy vậy, khoảng không gian quá
nhỏ bé thì không tốt. Tôi nuôi chim thì thả bay ngoài
trời, nên tự ghép đôi rất tốt, đạt 100%. Tuy vậy,
bây giờ còn ai nuôi chim thả bay nữa đâu? Vì vậy,
thả chim vào một khoảng không gian thật rộng lớn,
cho chúng tự ghép đôi, và tha rác làm ổ. Sau đó mới
nhốt chúng vào chỗ đã định. Tôi nuôi thì không nhốt
mà kệ chúng nó làm tổ ở đâu thi làm. Mình đã đóng
sắn chuồng cho chúng rồi. Nó chọn chuồng nào cũng
được. Hơn một năm nay, tôi theo dõi tình hình nuôi
BC ở Việt Nam, cũng không ít người nuôi BC kiểu nửa
công nghiệp, để chúng bay trong một căn nhà thật
rộng lớn, và tự chọn chuồng làm ổ. Kiểu này tỷ lệ
ghép đôi thành công rất cao.
 
Tôi nuôi chim thì cách đây nửa thế kỷ rồi,
nên lạc hậu quá, không nói đến. Chỉ kể lại
những lý thuyết như sau:

Người Mỹ cho rằng bồ câu ăn gạo thì uống nước
nhiều, trương gạo, nứt diều mà chết. Có thể
điều đó đúng nếu nó chưa bao giờ ăn nhiều gạo
quá, mà lần đầu tiên cho ăn thả giàn, thì nó
không biết chừng nào là đủ. Đến lúc no thì gạo
tiếp tục trương lên, ắt hẳn nứt diều chết. Tuy
vậy, cho ăn ít thôi, rồi nghỉ cách quãng, rồi
cho ăn tiếp, thì không chết được.

Cho bồ câu ăn thóc thì rất tốt. Thuyết này chỉ
nói gọn như vậy, nhưng không nói rõ cho ăn bao
nhiêu, và có pha các hạt khác không. Tôi cũng
cho bồ câu ăn thóc, thì thấy rất tốt. Chỉ có
điều tôi không có tiền mà mua thóc cho nó ăn no.
Tôi cho ăn kèm với ngô (bắp) mà chẳng bao giờ
ăn no. Nó phải bay ra chợ kiếm thêm mới đủ nuôi
con.

Trung quốc nuôi bồ câu thì nó chế ra thức ăn
công nghiệp rất tốt. Tiếc rằng mình chưa tìm ra
công thức làm thưc ăn của nó.

Về chuồng trại. Cách của bạn rất tốt. Cũng như
bạn nói, tốn chỗ quá. Càng rộng bao nhiêu thì
càng thưa cứt chim ỉa ra. Nó không biết sạch sẽ
như chó lợn đâu. Nó ỉa lung tung, kể cả vào ổ
của nó, nhất là chim con. Một số chim hoang dã
biết dọn cứt cho con, và xung quanh tổ rất sạch,
nhưng BC thì không. Nó ỉa rất bẩn. Tôi phải dọn
tổ mỗi lần bán chim con đi, cho nó làm lại tổ mới.
Kích thước chuồng chim đua của Mỹ là 30X40X50, và
chứng thực là nhảy mái rất tốt. Đương nhiên càng
to rộng thì càng thoải mái hơn. Thế nhưng càng
chật thì chủ càng dễ làm việc hơn. Có thể chim
thịt thì to hơn chim đua, nên mỗi chiều cho thêm
5cm nữa cho chắc ăn.

Về ghép đôi, thì bạn làm sai: nhốt chúng nó vào
một chỗ chật thì chúng phải đánh nhau, mổ nhau rồi.
Cách của bạn motnua thì tốt hơn, vì không phải nhốt
lại, mà là thả ra. Tuy vậy, khoảng không gian quá
nhỏ bé thì không tốt. Tôi nuôi chim thì thả bay ngoài
trời, nên tự ghép đôi rất tốt, đạt 100%. Tuy vậy,
bây giờ còn ai nuôi chim thả bay nữa đâu? Vì vậy,
thả chim vào một khoảng không gian thật rộng lớn,
cho chúng tự ghép đôi, và tha rác làm ổ. Sau đó mới
nhốt chúng vào chỗ đã định. Tôi nuôi thì không nhốt
mà kệ chúng nó làm tổ ở đâu thi làm. Mình đã đóng
sắn chuồng cho chúng rồi. Nó chọn chuồng nào cũng
được. Hơn một năm nay, tôi theo dõi tình hình nuôi
BC ở Việt Nam, cũng không ít người nuôi BC kiểu nửa
công nghiệp, để chúng bay trong một căn nhà thật
rộng lớn, và tự chọn chuồng làm ổ. Kiểu này tỷ lệ
ghép đôi thành công rất cao.
 
Cứ dùng cách chọn lọc tự nhiên là hay nhất .
Bạn cứ thả những con tơ cùng lứa vào cái lòng to rồi nó tự bắt cặp và chim cắn nhau thì chọn con yếu hơn bắt ra ( xem 2 con cắn nhau thì sẽ biết con nào yếu hơn )

Khoảng tuần nay em có nhốt chung như bác nói, chúng cũng chọn lọc tự nhiên như bác nói chỉ có điều con nhỏ hơn lại là con mạnh nhất ( khổ tâm thật ), nó cắn hết mấy con khác mặc dù mấy anh kia to cao đen hôi nhưng mình nó cân hết, nó đứng ngay chỗ máng ăn uống anh nào lại gần là nó cắn... khiếp
Tôi nuôi chim thì cách đây nửa thế kỷ rồi,
nên lạc hậu quá, không nói đến. Chỉ kể lại
những lý thuyết như sau:

Người Mỹ cho rằng bồ câu ăn gạo thì uống nước
nhiều, trương gạo, nứt diều mà chết. Có thể
điều đó đúng nếu nó chưa bao giờ ăn nhiều gạo
quá, mà lần đầu tiên cho ăn thả giàn, thì nó
không biết chừng nào là đủ. Đến lúc no thì gạo
tiếp tục trương lên, ắt hẳn nứt diều chết. Tuy
vậy, cho ăn ít thôi, rồi nghỉ cách quãng, rồi
cho ăn tiếp, thì không chết được.

Cho bồ câu ăn thóc thì rất tốt. Thuyết này chỉ
nói gọn như vậy, nhưng không nói rõ cho ăn bao
nhiêu, và có pha các hạt khác không. Tôi cũng
cho bồ câu ăn thóc, thì thấy rất tốt. Chỉ có
điều tôi không có tiền mà mua thóc cho nó ăn no.
Tôi cho ăn kèm với ngô (bắp) mà chẳng bao giờ
ăn no. Nó phải bay ra chợ kiếm thêm mới đủ nuôi
con.

Trung quốc nuôi bồ câu thì nó chế ra thức ăn
công nghiệp rất tốt. Tiếc rằng mình chưa tìm ra
công thức làm thưc ăn của nó.

Về chuồng trại. Cách của bạn rất tốt. Cũng như
bạn nói, tốn chỗ quá. Càng rộng bao nhiêu thì
càng thưa cứt chim ỉa ra. Nó không biết sạch sẽ
như chó lợn đâu. Nó ỉa lung tung, kể cả vào ổ
của nó, nhất là chim con. Một số chim hoang dã
biết dọn cứt cho con, và xung quanh tổ rất sạch,
nhưng BC thì không. Nó ỉa rất bẩn. Tôi phải dọn
tổ mỗi lần bán chim con đi, cho nó làm lại tổ mới.
Kích thước chuồng chim đua của Mỹ là 30X40X50, và
chứng thực là nhảy mái rất tốt. Đương nhiên càng
to rộng thì càng thoải mái hơn. Thế nhưng càng
chật thì chủ càng dễ làm việc hơn. Có thể chim
thịt thì to hơn chim đua, nên mỗi chiều cho thêm
5cm nữa cho chắc ăn.

Về ghép đôi, thì bạn làm sai: nhốt chúng nó vào
một chỗ chật thì chúng phải đánh nhau, mổ nhau rồi.
Cách của bạn motnua thì tốt hơn, vì không phải nhốt
lại, mà là thả ra. Tuy vậy, khoảng không gian quá
nhỏ bé thì không tốt. Tôi nuôi chim thì thả bay ngoài
trời, nên tự ghép đôi rất tốt, đạt 100%. Tuy vậy,
bây giờ còn ai nuôi chim thả bay nữa đâu? Vì vậy,
thả chim vào một khoảng không gian thật rộng lớn,
cho chúng tự ghép đôi, và tha rác làm ổ. Sau đó mới
nhốt chúng vào chỗ đã định. Tôi nuôi thì không nhốt
mà kệ chúng nó làm tổ ở đâu thi làm. Mình đã đóng
sắn chuồng cho chúng rồi. Nó chọn chuồng nào cũng
được. Hơn một năm nay, tôi theo dõi tình hình nuôi
BC ở Việt Nam, cũng không ít người nuôi BC kiểu nửa
công nghiệp, để chúng bay trong một căn nhà thật
rộng lớn, và tự chọn chuồng làm ổ. Kiểu này tỷ lệ
ghép đôi thành công rất cao.


Thế cho ăn gì là tốt bác ơi, với lại ở các giai đoạn đẻ, ấp, nuôi con, bc tơ thì mình cho ăn cùng một loại thức ăn hả bác. Vd như em cho ăn toàn lúa từ đầu đến cuối luôn có dc không bác ?
 
Khoảng tuần nay em có nhốt chung như bác nói, chúng cũng chọn lọc tự nhiên như bác nói chỉ có điều con nhỏ hơn lại là con mạnh nhất ( khổ tâm thật ), nó cắn hết mấy con khác mặc dù mấy anh kia to cao đen hôi nhưng mình nó cân hết, nó đứng ngay chỗ máng ăn uống anh nào lại gần là nó cắn... khiếp



Thế cho ăn gì là tốt bác ơi, với lại ở các giai đoạn đẻ, ấp, nuôi con, bc tơ thì mình cho ăn cùng một loại thức ăn hả bác. Vd như em cho ăn toàn lúa từ đầu đến cuối luôn có dc không bác ?
Đành dùng con đó nhốt chung với 1 ,2 con chim mái to con khác
Thường là chim to mới cắn chim nhỏ .
Chim nhỏ cắn chim to chỉ có thể là nơi ổ đẻ của nó thôi à .
Bạn cứ bắt cái con đặt biệt đó đi rồi cứ nuôi tiếp .
Thân chào !
 
Đành dùng con đó nhốt chung với 1 ,2 con chim mái to con khác
Thường là chim to mới cắn chim nhỏ .
Chim nhỏ cắn chim to chỉ có thể là nơi ổ đẻ của nó thôi à .
Bạn cứ bắt cái con đặt biệt đó đi rồi cứ nuôi tiếp .
Thân chào !
Mình thì thường nuôi riêng cả cặp con đến khi đẻ luôn. K bị cận huyết đâu bạn. Mà nuôi riêng như thế thì mất công chăm sóc nhưng đẻ lại nhanh hơn nuôi quần thể khoảng 1 tháng
 

Nuôi bồ câu có thể cho ăn cùng một thức ăn.
Lý do là bồ câu mẹ cần chất bổ để đẻ trứng.
Bồ câu bố cần chất bổ để mớm con. Bồ câu con
cần chất bổ để chóng lớn.

Thóc thì nhiều chất bột đường, mà thiếu chất
đạm. Đậu đỗ thì nhiều chất đạm, mà thiếu chất
đường. 2 phần thóc thì mới được 1 phần gạo.
Muốn 1 phần gạo 1 phần đỗ thì phải cho 2 phần
thóc 1 phần đỗ mới được. Cho ăn thóc thì tốt
hơn gạo, vì nó tươi hơn, có cám, nhiều vitamin
hơn gạo. Vỏ thóc cọ xát trong diều, dễ tiêu hơn.

Ngoài thức ăn Thóc, Đỗ, Ngô, còn cho ăn thêm chất
khoáng nữa. Nên đặt một cóng bơ muối hột ở một
chỗ cho cả đàn, con nào muốn ăn bao nhiêu thì ăn.
BC có thể mổ muối hạt ăn trực tiếp. Đừng pha gì
vì để nó tự liệu độ mà ăn. Pha vào thức ăn có thể
bị quá mặn.

Cũng nên nhặt sạn cho nó ăn. Sạn tốt nhất là bằng
đá vôi đập nhỏ cỡ hạt gạo, hạt đỗ. Đá vôi có rất
sẵn ở Hà Nam, có những núi đá vôi hàng tỷ tấn đá
vôi, khai thác mấy thế kỷ để xây dựng cũng không
hết. Nó ăn sạn thì sạn nghiền gạo đỗ trong diều làm
chóng tiêu. Không có sạn, thì bồ câu tiêu hóa khó
khăn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và năng suất.
Cũng bỏ sạn vào một cóng bơ riêng cho con nào ăn
bằng nào thì ăn. Nhớ thấy cóng sạn vơi thì đổ thêm
cho đầy nhé. Nó ăn sạn không chết đâu. Coi cứt nó
thì lúc nào cũng thấy đầy sạn.

con bồ câu hay đánh và mổ các con khác,
thì bạn ăn thịt đi.
 
Mình thì thường nuôi riêng cả cặp con đến khi đẻ luôn. K bị cận huyết đâu bạn. Mà nuôi riêng như thế thì mất công chăm sóc nhưng đẻ lại nhanh hơn nuôi quần thể khoảng 1 tháng
Cặp con thường 1 trống 1 mái nuôi đến lớn rồi nó lấy nhau rồi sinh con ?? Có gọi là loạn luân không ?
Tôi thì không nuôi như thế mà tôi thả và chỉ cho nó ăn lúa hoặc gạo nếu không có thì bột con cò - Nước cũng không cho nó uống - chuồng cũng không làm bằng thép như mấy bạn - mà tôi xây một cái chuồng như chuồng heo - 10 m vuông cao 3 - 4 m và có bên trong 50 cái rá nhựa - Rá nhựa cũng ít khi tôi không bỏ rơm mà chỉ cắt một miếng giấy rồi lót vào thì chim nó tới đẻ - rá nhựa này cách rá kia khoảng 40 m .
Nuôi ít nhưng thả cho nó bây - ngày ăn 2 bữa - chim nào yếu hoặc khờ khờ là tôi bắt bán .
Cái rá nhựa này - Cái chuồng của tôi có 50 cái rá nhựa như cái rá này .
fpofj.jpg
 
..........
Cặp con thường 1 trống 1 mái nuôi đến lớn rồi nó lấy nhau rồi sinh con ?? Có gọi là loạn luân không ?
Tôi thì không nuôi như thế mà tôi thả và chỉ cho nó ăn lúa hoặc gạo nếu không có thì bột con cò - Nước cũng không cho nó uống - chuồng cũng không làm bằng thép như mấy bạn - mà tôi xây một cái chuồng như chuồng heo - 10 m vuông cao 3 - 4 m và có bên trong 50 cái rá nhựa - Rá nhựa cũng ít khi tôi không bỏ rơm mà chỉ cắt một miếng giấy rồi lót vào thì chim nó tới đẻ - rá nhựa này cách rá kia khoảng 40 m .
Nuôi ít nhưng thả cho nó bây - ngày ăn 2 bữa - chim nào yếu hoặc khờ khờ là tôi bắt bán .
Cái rá nhựa này - Cái chuồng của tôi có 50 cái rá nhựa như cái rá này .
fpofj.jpg

Hì, cái rá bác nói chổ em gọi là cái rổ và em cũng đang xài loại này 4k/cái. Ngoài ra em có lót giấy + rơm.
Em thì cho ăn lúa + thức ăn cho gà. Buổi sáng để lúa còn chiều để thức ăn và ngựơc lai
Mình thì thường nuôi riêng cả cặp con đến khi đẻ luôn. K bị cận huyết đâu bạn. Mà nuôi riêng như thế thì mất công chăm sóc nhưng đẻ lại nhanh hơn nuôi quần thể khoảng 1 tháng

Ai có kinh nghiệm vào xác nhận dùm với.
 
Bắt con nó đi thì mẹ nó đẻ nhanh.
Cứ để con nó bám theo mẹ đòi ăn,
thì mẹ nó đẻ chậm.
Đang hỏi là nuôi 1 cặp chim non cùng cha mẹ đến khi bắt cặp và cho sinh đẻ thì có sao không ? - cần người có kinh nghiệm tư vấn giúp .
 
Bắt con nó đi thì mẹ nó đẻ nhanh.
Cứ để con nó bám theo mẹ đòi ăn,
thì mẹ nó đẻ chậm.

Bác cho em hỏi thêm câu nữa là giờ mình nuôi chim mắn đẻ nhưng nhỏ con hay nuôi chim lớn con nhưng đẻ hơi chậm thì loại nào tốt hơn bác, thank trước
 
T
Bác cho em hỏi thêm câu nữa là giờ mình nuôi chim mắn đẻ nhưng nhỏ con hay nuôi chim lớn con nhưng đẻ hơi chậm thì loại nào tốt hơn bác, thank trước
tuỳ chỗ mình bán chim con nữa. Họ chuộng loại nào. Đẻ mắn thì đỡ tốn thức ăn và cũng nhanh có chim con để bán.
Bắt con nó đi thì mẹ nó đẻ nhanh.
Cứ để con nó bám theo mẹ đòi ăn,
thì mẹ nó đẻ chậm.
Làm j có thế. Chim nở 7 ngày thì tách tổ. Khoảng 8 ngày nưax chim mẹ đẻ. Như vậy từ ngày nở đến ngày mẹ đẻ tổng cộng là trên dưới 15 ngày. 15 ngày thì đã bán được chim con đâu. Chim bố mẹ vẫn thay nhau chăm sóc con và ấp trứng mà. Trừ khi gần nở lứa tiếp theo mới bán con hoặc tác con thôi. Chứ không phải bán nhanh thì đẻ nhanh đâu.
 
T

tuỳ chỗ mình bán chim con nữa. Họ chuộng loại nào. Đẻ mắn thì đỡ tốn thức ăn và cũng nhanh có chim con để bán.

Làm j có thế. Chim nở 7 ngày thì tách tổ. Khoảng 8 ngày nưax chim mẹ đẻ. Như vậy từ ngày nở đến ngày mẹ đẻ tổng cộng là trên dưới 15 ngày. 15 ngày thì đã bán được chim con đâu. Chim bố mẹ vẫn thay nhau chăm sóc con và ấp trứng mà. Trừ khi gần nở lứa tiếp theo mới bán con hoặc tác con thôi. Chứ không phải bán nhanh thì đẻ nhanh đâu.
@anhmytran thường dùng tư tưởng năm xưa , năm ngoái .
Bác @anhmytran biết rất nhiều và viết rất nhiều ở mọi chuyên môn . Trồng cây , nuôi con ....
Gà heo trâu chó vịt gà ngan ngỗng dê rắn ..v.v.v..
Không thể không có sai lầm .
 
Đang hỏi là nuôi 1 cặp chim non cùng cha mẹ đến khi bắt cặp và cho sinh đẻ thì có sao không ? - cần người có kinh nghiệm tư vấn giúp .


bồ câu ko lo đồng huyết, cản 4,5 đời anh chị em với nhau cũng ko xuất hiện hiện tuợng lại tổ. điển hình ở vùng quê, nuôi có 2,3 cặp chim, nuôi 3,4 năm sau gần50-60 con, toàn lai tùm lum với nhau...
 
Bồ câu có bị hại vì đồng huyết hay không,
chưa có thí nghiệm chứng minh cụ thể.

Thực tế, người nuôi chim đua có áp dụng
lai máu gần, rất gần, như Bố+Con, Chú+Cháu,
Mẹ+Con, Ông+Cháu, nhưng họ lại không cho
Anh+Em kết hợp. Họ còn nói các cách phối
máu gần không nên liên tục đời nọ đời kia,
mà phải biến hóa. Họ cũng nói, không phải
các cách phối đều cho kết quả tốt. Ngược lại
họ khẳng định rằng để đào tạo một con chim đua
tốt, phải hy sinh vài chục con vì không được
kết quả tốt. Bạn nào biết tiếng Anh và nghiên
cứu nuôi chim bồ câu đua thì thừa biết điều
này. Những cách phối máu gần chỉ áp dụng với
những con chim câu giống giá hàng trăm nghìn
đôla Mỹ, chứ chim đua thường, thì có thể xin
được, vì đó là những con chim kết quả của các
cuộc phối giống mà không được như mong muốn.

Chim thịt thì không đòi hỏi phải khỏe, dai sức,
bay mạnh bay nhanh, và trí óc tốt tìm đúng hướng
như chim dua, nhưng người biết lai tạo chim đua
cũng là người biết lai tạo chim thịt rất giỏi.
Họ không thèm lai tạo chim thịt mà thôi. Thế
nhưng ta không để ý đến chuyện phối chim, mà cứ
bắt ép chim anh em hay chị em phối với nhau, chỉ
vì lười suy nghĩ, và lười làm, thì làm sao chắc
có kết quả tốt? Ví dụ nuôi 100 con đồng huyết,
ăn 1 tấn thóc, lời 1 triệu, nhưng nuôi 100 con
không đồng huyết, ăn 1 tấn thóc, lời 1 triệu 1,
liệu có mấy ai nhìn thấy không?

Chuyện tôi đóng góp hiểu biết và kinh nghiệm cũ
có thể có sai lầm, thì cũng dễ hiểu. Người có hiểu
biết và kinh nghiệm mới toanh còn sai lầm nữa là
tôi? Có điều, cái gì sai, cái gì đúng, thì cần bàn
bạc nói rõ, chứ không chung chung để sổ toẹt tất cả.

Trở lại chuyện bắt con sớm thì chim mẹ đẻ sớm, thì
Trung Quốc có giả thuyết thế này: Nó lấy trứng của
chim mẹ, và chim mẹ cứ đẻ liên tục, không rõ bao
nhiêu ngày thì đẻ 2 trứng. Trứng đó ấp máy, rồi nuôi
máy hoàn toàn. Giả thuyết này đã có hơn 1 năm nay
rồi, và quảng cáo máy ấp trứng bồ câu, máy mớm chim
bồ câu mới nở, và bán thức ăn bồ câu non mọi lứa
tuổi. Đã lâu nay tôi không theo dõi phong trào nuôi
bồ câu Trung Quốc, nên tôi không rõ bên đó, giả thuyết
này đã tiến bộ đến đâu. Tôi kể ra để bà con suy nghĩ.
Tôi nghĩ rằng, giả thuyết này rất có lý.

Tuy thế, tôi nghĩ rằng mặc dàu có lý, nhưng không hẳn
là lời. Vì thế, tôi không thích nghề nuôi bồ câu, cho
dù có sáng kiến, và có thành công. Vấn đề ở chỗ dân ta
vẫn không tiêu thụ nhiều bồ câu, nên nghề này cải tiến
cũng chẳng lời bằng nghề khác.

Bà con ta vẫn còn mê say với nghề nuôi bồ câu. Vậy thì
tôi chia sẻ với bà con rằng: bắt trứng, bắt con sớm,
thì bồ câu mẹ chóng đẻ sớm lứa sau. Điều này rất có lý.
Còn chuyện lấy trứng, lấy con sớm để làm gì, có lợi
hay không, thì lại là chuyện khác. Chúng ta đừng lẫn
lộn chuyện nọ xọ sang chuyện kia.

Cụ thể bà con thường bán bồ câu thịt ở tuổi bao nhiêu?
Có lẽ chưa ai biết, vì chưa từng bán? Tôi thì đã bán
nhiều rồi. Tôi bán bồ câu mới 12 ngày tuổi hay 2 tuần
tuổi thôi. Lúc đó, nó mới nhú lông ống ở cánh. Để lâu
hơn, nó mọc lông cánh ra, ăn rất tốn, nhưng thịt không
nhiều lên. Bà con bàn ở đây chỉ bán giống, cho nên
không biết bồ câu thịt nên bán lúc nào.
 
Bồ câu có bị hại vì đồng huyết hay không,
chưa có thí nghiệm chứng minh cụ thể.

Thực tế, người nuôi chim đua có áp dụng
lai máu gần, rất gần, như Bố+Con, Chú+Cháu,
Mẹ+Con, Ông+Cháu, nhưng họ lại không cho
Anh+Em kết hợp. Họ còn nói các cách phối
máu gần không nên liên tục đời nọ đời kia,
mà phải biến hóa. Họ cũng nói, không phải
các cách phối đều cho kết quả tốt. Ngược lại
họ khẳng định rằng để đào tạo một con chim đua
tốt, phải hy sinh vài chục con vì không được
kết quả tốt. Bạn nào biết tiếng Anh và nghiên
cứu nuôi chim bồ câu đua thì thừa biết điều
này. Những cách phối máu gần chỉ áp dụng với
những con chim câu giống giá hàng trăm nghìn
đôla Mỹ, chứ chim đua thường, thì có thể xin
được, vì đó là những con chim kết quả của các
cuộc phối giống mà không được như mong muốn.

Chim thịt thì không đòi hỏi phải khỏe, dai sức,
bay mạnh bay nhanh, và trí óc tốt tìm đúng hướng
như chim dua, nhưng người biết lai tạo chim đua
cũng là người biết lai tạo chim thịt rất giỏi.
Họ không thèm lai tạo chim thịt mà thôi. Thế
nhưng ta không để ý đến chuyện phối chim, mà cứ
bắt ép chim anh em hay chị em phối với nhau, chỉ
vì lười suy nghĩ, và lười làm, thì làm sao chắc
có kết quả tốt? Ví dụ nuôi 100 con đồng huyết,
ăn 1 tấn thóc, lời 1 triệu, nhưng nuôi 100 con
không đồng huyết, ăn 1 tấn thóc, lời 1 triệu 1,
liệu có mấy ai nhìn thấy không?

Chuyện tôi đóng góp hiểu biết và kinh nghiệm cũ
có thể có sai lầm, thì cũng dễ hiểu. Người có hiểu
biết và kinh nghiệm mới toanh còn sai lầm nữa là
tôi? Có điều, cái gì sai, cái gì đúng, thì cần bàn
bạc nói rõ, chứ không chung chung để sổ toẹt tất cả.

Trở lại chuyện bắt con sớm thì chim mẹ đẻ sớm, thì
Trung Quốc có giả thuyết thế này: Nó lấy trứng của
chim mẹ, và chim mẹ cứ đẻ liên tục, không rõ bao
nhiêu ngày thì đẻ 2 trứng. Trứng đó ấp máy, rồi nuôi
máy hoàn toàn. Giả thuyết này đã có hơn 1 năm nay
rồi, và quảng cáo máy ấp trứng bồ câu, máy mớm chim
bồ câu mới nở, và bán thức ăn bồ câu non mọi lứa
tuổi. Đã lâu nay tôi không theo dõi phong trào nuôi
bồ câu Trung Quốc, nên tôi không rõ bên đó, giả thuyết
này đã tiến bộ đến đâu. Tôi kể ra để bà con suy nghĩ.
Tôi nghĩ rằng, giả thuyết này rất có lý.

Tuy thế, tôi nghĩ rằng mặc dàu có lý, nhưng không hẳn
là lời. Vì thế, tôi không thích nghề nuôi bồ câu, cho
dù có sáng kiến, và có thành công. Vấn đề ở chỗ dân ta
vẫn không tiêu thụ nhiều bồ câu, nên nghề này cải tiến
cũng chẳng lời bằng nghề khác.

Bà con ta vẫn còn mê say với nghề nuôi bồ câu. Vậy thì
tôi chia sẻ với bà con rằng: bắt trứng, bắt con sớm,
thì bồ câu mẹ chóng đẻ sớm lứa sau. Điều này rất có lý.
Còn chuyện lấy trứng, lấy con sớm để làm gì, có lợi
hay không, thì lại là chuyện khác. Chúng ta đừng lẫn
lộn chuyện nọ xọ sang chuyện kia.

Cụ thể bà con thường bán bồ câu thịt ở tuổi bao nhiêu?
Có lẽ chưa ai biết, vì chưa từng bán? Tôi thì đã bán
nhiều rồi. Tôi bán bồ câu mới 12 ngày tuổi hay 2 tuần
tuổi thôi. Lúc đó, nó mới nhú lông ống ở cánh. Để lâu
hơn, nó mọc lông cánh ra, ăn rất tốn, nhưng thịt không
nhiều lên. Bà con bàn ở đây chỉ bán giống, cho nên
không biết bồ câu thịt nên bán lúc nào.
Cho dù bạn có bắt con nó khi 12 ngày thì cũng phải mấy ngày sau nó mới đẻ. Vì cặp nào sớm thi cũng trên 10 ngày mới đẻ lại. Và 12 ngày thì con còn nhỏ và diều to hơn người nên khi đó thịt cũng chưa nhiều. Mình nuôi ít nhưng mình ghi rõ ngày đẻ, ngày ấp, ngày nở và ngày mình bát con nó đi. Mình chủ yếu nuôi cho con ăn thôi. Nên cứ 19 ngày là ngon nhất. 19 ngày thì hầu như bồ câu nhà mình đều đẻ rồi. Còn lần trước khoảng 9 ngày có 1 cặp bị chuột căn và ăn mất đầu và ruột thì cũng 19 ngày kể từ ngày trứng nở nó mới de lại. Mình chỉ theo kinh nghiệm. Còn sách vở ở đâu mình không biết. Còn nói bắt chim sớm mẹ đẻ sớm thì mình không tán thành.
 
Tôi không thống kê và không nhớ sau khi bắt
chim con 2 tuần tuổi, thì bao lâu chim mẹ sẽ
đẻ, nhưng chắc chắn bắt trễ hơn, thì chim mẹ
đẻ trễ hơn.

Bạn đã thống kê, thì bạn rành hơn. Vậy bạn bắt
chim con lúc 19 ngày, và lúc đó chim mẹ đã đẻ
rồi. Tôi thì chưa có chim mẹ đẻ lúc sớm hơn 20
ngày cả, mặc dù bắt chim non đi sớm hơn.

Thế thì bắt chim non đi trễ hơn, chim mẹ vẫn đã
đẻ rồi? Có lẽ đó là chim giống công nghiệp mắn
đẻ. Tôi nuôi giống chim ta, chỉ sau khi bắt chim
con đi một thời gian vài ngày hay hơn tuần, chim
mẹ mới đẻ. Không bao giờ chim mẹ đẻ khi còn đang
nuôi con.

Cũng vì thế, chúng ta nói chuyện không thể khớp
với nhau. Giống chim ta, chim mẹ không đẻ trong
lúc nuôi con. Vì thế, bắt chim con sớm, thì chim
mẹ đẻ sớm. Bồ câu bạn nuôi thuộc giống mắn đẻ,
bắt chim con đi sớm muộn thì nó vẫn đẻ đều.
 


Back
Top