Một xã hội thích “lên đồng”!

Gần đây, nếu nghía qua các trang giải trí, bạn sẽ tự hỏi: “Duy Nhân là ai?”. Tôi thật sự không biết đến người mẫu, diễn viên này (và tôi dám chắc hơn 99% người dân cũng không biết). Nhưng anh ấy lại được nhắc đến nhiều hơn cả những người có nhiều đóng góp to lớn cho xã hội. Chuyện gì đang xảy ra vậy?
dua-hau5-trongbai_ddtv.jpg
Giúp đỡ nông dân như thế này là hành động tích cực trong một thời điểm nhất định, nhưng không phải là giải pháp căn cơ. Tiếc là xã hội đang lao theo những cảm xúc nhất thời - Ảnh chụp màn hình Facebook
“Lên đồng” với bất cứ chuyện gì
Thế giới mạng lại một phen “lên đồng” với hàng loạt những tiếc thương, buồn bã (như lúc Wanbi Tuấn Anh mất)… được hà hơi tiếp sức bởi cả báo chính thống lẫn lá cải với những loạt bài “kinh điển”. Nào “xót lòng”, rồi “khóc ngất”, rồi “nghẹn ngào,” rồi “vật vã”, thậm chí cả chuyện bắt cướp ở lễ tang, chuyện cười nói trong đám tang cũng đưa lên, rồi chuyện “đi bước nữa”, chuyện có con từ “tinh trùng đông lạnh”… Một series bài với những tiểu sử, về gia cảnh, về người vợ xinh đẹp. Đa số chẳng ai nhớ đến Duy Nhân có đóng góp gì to lớn, có sức ảnh hưởng như thế nào, có đáng để làm cả loạt bài như vậy không? Các bạn báo chí đang “thần thánh hóa” một người bình thường chăng?
Hãy nhớ lại cách đây vài tháng, khi ai ai cũng sục sôi đòi bảo vệ những hàng cây xà cừ nhiều kỷ niệm, người người ra ôm cây, nhà nhà đọc văn tế, thanh niên vác biểu ngữ đi cổ động. Bên cạnh rất nhiều người tâm huyết muốn bảo vệ những hàng cây đã làm nên hồn cốt Hà Nội, bảo vệ lá phổi xanh của thành phố thì tôi nghĩ rằng có đến 2/3 số người nhào vào chuyện này chỉ là những kẻ hóng hớt và muốn thể hiện "bản ngã" của mình. “Lên đồng” theo phong trào và ít khi suy nghĩ!
Hay đến với phong trào từ thiện cứu dưa hấu cách đây vài tuần. Người Hà Nội giúp đỡ nông dân Quảng Nam và Quảng Ngãi khi dưa hấu trồng quá nhiều mà không có đầu ra. Những thanh niên giàu tình thương lại nô nức đem xe chở dưa về thành phố, rồi báo đài thi nhau khen ngợi đưa tin. Họ đâu biết, cứu nông dân lần này thì năm sau, mùa sau ai cứu họ, một nền nông nghiệp không thể dựa vào từ thiện. Nhưng sau đó, xã hội lại tiếp tục “lên đồng” với kiểu từ thiện kỳ lạ này, họ hô hào, hồ hởi và hăng say cứu tiếp hành tím. Sau dưa hấu và hành tím họ sẽ cứu gì nữa, cứu thanh long, cứu vải thiều… hay là cứu chính tâm hồn họ.
Nhưng lại vô cảm trong đời thực
Một anh thanh niên chạy giao cơm hộp giữa trưa, vô tình bị xe đằng trước quẹt phải, ngã xõng xoài ra giữa đường. Anh vừa ngơ ngẩn thất thần vừa ngân ngấn nước mắt, vừa đi nhặt lại từng hộp cơm. Giữa đường trưa nắng, không ai dừng lại giúp anh, ai cũng tất bật với những việc riêng của mình. Không ít trong số đó tranh thủ về để lên thế giới ảo tiếp tục làm anh hùng, hô hào cứu cây xanh ở một nơi xa xôi nào đó, hô hào cứu dòng sông mà mình chưa từng đặt chân tới, hay tỏ ra tiếc thương, chia sẻ nỗi buồn với một người mẫu mình chưa từng biết tên.
Hay là chuyện cô gái la thất thanh “cướp, cướp” vì bị dàn cảnh đánh đập, giật đồ giữa thanh thiên bạch nhật nhưng không ai dám dừng lại và can thiệp. Vì sợ, vì hèn hay vì vô cảm, chẳng ai biết. Nhưng chắc chắn, ở thế giới ảo họ can đảm hơn ngoài đời.
Một xã hội mà bất cứ thứ gì cũng dậy sóng, được cổ xúy bởi “cộng đồng mạng” (lúc nào cũng sẵn sàng lên cơn sốt) và báo lá cải, từ hot boy Lệ Rơi, hot girl bán bánh tráng trộn, hot girl bán báo, đến những “hiệp sỹ” giải cứu cây xanh, hay là cứu dưa hấu… trong khi nhiều giá trị thật đang bị bỏ qua thì thật đáng lo ngại.
Đừng hô hào theo đám đông, đừng tiếc thương theo phong trào, đừng thần thánh hóa những người bình thường, đừng “lên đồng” với những chuyện không đâu. Ngồi xuống và nghĩ cho kỹ trước khi định làm một điều gì đó, xã hội cần những người hiểu chuyện hơn là những kẻ thích “lên đồng”.
Bùi An
 
những con giòi trong một đống rác

Một đống rác với hàng loại những ruồi, muỗi, côn trùng .... + 1 hệ thống ký sinh - có đôi khi những con giòi cố nhoi lên cho thấy chút lương tâm còn sót lại
 
Hệ lụy của 1 xã hội đang phát triển,sự giao thoa từ nhiều nền văn hóa.Những ai hiểu biết thì chọn lọc,biết giữ vững quan điểm,những kẻ a dua thì bị lai tạp 1 cách lố bịch. A dua và sở thích thực sự đôi khi rất khó phân biệt.Nhiều kẻ a dua theo phong trào,thấy người ta đam mê vespa cổ,cũng tìm mua bằng đc 1 chiếc dù chẳng hiểu cái cóc khô gì về xe.Hay như những kẻ a dua đi xe phân khối lớn,nhưng để đầu trần ko nón bảo hiểm,ko quần áo bảo hộ,phóng bạt mạng.Nhìn thật lố bịch.
Xã hội này,những điều cốt lõi còn lại rất ít,chủ yếu là vỏ bọc.
Diễn viên,ca sỹ,người mẫu khi đứng trước công chúng,truyền thông nói nghe rất hay,đẹp nhưng đằng sau là cả 1 sự bẩn thỉu,đố kỵ.
Bề nổi của xã hội rất đẹp,nhưng mảng chìm thì rất ít người hiểu.
 
Các bạn nói đúng cả

Dù sao, nhìn một cách khác, thì đó cũng là
những liều thuốc phiện để ta mơ một cái gì
cao đẹp, hạnh phúc, đời tươi, để nhắm mắt
lại, quên đi những cái xấu xa, đắng cay của
đời thật mà chúng ta đang sống từng giây phút.
 
Các bác nói đúng hết cả. Để em lại lên nhảy đồng với ạ.
 
Các bác nói thế chứ giải pháp thế nào để cứu vãn tình thế ??? Mong chờ vô giáo dục từ ghế nhà trường, mong chờ ai đó giúp...
 
Mọi người nếu có chút thời gian hãy đọc cuốn sách Làng quê đang biến mất của Tạ Duy Anh bổ ích lắm. Phần nhiều các thói xã hội đều được vạch ra và xen đó là hướng để giải quyết
 
Nhớ khi xưa con người có thể hi sinh tính mạng để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nười thân, họ đối xử với nhau bằng tình người, sống hiền hòa chất phát, xã hội phát triển và nhiều thay đổi và con người dần cũng thay đổi dường như họ sống cho riêng mình là nhiều và rất nhiều người sống bằng vẻ ngoài hào nhoáng ,khoe mẻ còn tâm hồn của họ thì ...Tôi biết một số người ở xóm tôi có tiền và đi chùa cúng kiếng lễ hội ko sót gì cả nhưng lại để người thân gia đình mình sống rất cơ cực và đối xử với nhau cũng chua chát lắm, thiết nghĩ phật là trong mỗi chúng ta thôi .Có 1 điều đáng ngac nhiên là giờ bất cứ 1 con người nào vô danh có thể ko có tài năng gì cả nhưng qua 1 đêm ngủ dậy đã thàng "sao" rồi :D
Bài viết hay đánh đúng vào thực trạng xã hội hiện tại
 
Gần đây, nếu nghía qua các trang giải trí, bạn sẽ tự hỏi: “Duy Nhân là ai?”. Tôi thật sự không biết đến người mẫu, diễn viên này (và tôi dám chắc hơn 99% người dân cũng không biết). Nhưng anh ấy lại được nhắc đến nhiều hơn cả những người có nhiều đóng góp to lớn cho xã hội. Chuyện gì đang xảy ra vậy?
dua-hau5-trongbai_ddtv.jpg
Giúp đỡ nông dân như thế này là hành động tích cực trong một thời điểm nhất định, nhưng không phải là giải pháp căn cơ. Tiếc là xã hội đang lao theo những cảm xúc nhất thời - Ảnh chụp màn hình Facebook
“Lên đồng” với bất cứ chuyện gì
Thế giới mạng lại một phen “lên đồng” với hàng loạt những tiếc thương, buồn bã (như lúc Wanbi Tuấn Anh mất)… được hà hơi tiếp sức bởi cả báo chính thống lẫn lá cải với những loạt bài “kinh điển”. Nào “xót lòng”, rồi “khóc ngất”, rồi “nghẹn ngào,” rồi “vật vã”, thậm chí cả chuyện bắt cướp ở lễ tang, chuyện cười nói trong đám tang cũng đưa lên, rồi chuyện “đi bước nữa”, chuyện có con từ “tinh trùng đông lạnh”… Một series bài với những tiểu sử, về gia cảnh, về người vợ xinh đẹp. Đa số chẳng ai nhớ đến Duy Nhân có đóng góp gì to lớn, có sức ảnh hưởng như thế nào, có đáng để làm cả loạt bài như vậy không? Các bạn báo chí đang “thần thánh hóa” một người bình thường chăng?
Hãy nhớ lại cách đây vài tháng, khi ai ai cũng sục sôi đòi bảo vệ những hàng cây xà cừ nhiều kỷ niệm, người người ra ôm cây, nhà nhà đọc văn tế, thanh niên vác biểu ngữ đi cổ động. Bên cạnh rất nhiều người tâm huyết muốn bảo vệ những hàng cây đã làm nên hồn cốt Hà Nội, bảo vệ lá phổi xanh của thành phố thì tôi nghĩ rằng có đến 2/3 số người nhào vào chuyện này chỉ là những kẻ hóng hớt và muốn thể hiện "bản ngã" của mình. “Lên đồng” theo phong trào và ít khi suy nghĩ!
Hay đến với phong trào từ thiện cứu dưa hấu cách đây vài tuần. Người Hà Nội giúp đỡ nông dân Quảng Nam và Quảng Ngãi khi dưa hấu trồng quá nhiều mà không có đầu ra. Những thanh niên giàu tình thương lại nô nức đem xe chở dưa về thành phố, rồi báo đài thi nhau khen ngợi đưa tin. Họ đâu biết, cứu nông dân lần này thì năm sau, mùa sau ai cứu họ, một nền nông nghiệp không thể dựa vào từ thiện. Nhưng sau đó, xã hội lại tiếp tục “lên đồng” với kiểu từ thiện kỳ lạ này, họ hô hào, hồ hởi và hăng say cứu tiếp hành tím. Sau dưa hấu và hành tím họ sẽ cứu gì nữa, cứu thanh long, cứu vải thiều… hay là cứu chính tâm hồn họ.
Nhưng lại vô cảm trong đời thực
Một anh thanh niên chạy giao cơm hộp giữa trưa, vô tình bị xe đằng trước quẹt phải, ngã xõng xoài ra giữa đường. Anh vừa ngơ ngẩn thất thần vừa ngân ngấn nước mắt, vừa đi nhặt lại từng hộp cơm. Giữa đường trưa nắng, không ai dừng lại giúp anh, ai cũng tất bật với những việc riêng của mình. Không ít trong số đó tranh thủ về để lên thế giới ảo tiếp tục làm anh hùng, hô hào cứu cây xanh ở một nơi xa xôi nào đó, hô hào cứu dòng sông mà mình chưa từng đặt chân tới, hay tỏ ra tiếc thương, chia sẻ nỗi buồn với một người mẫu mình chưa từng biết tên.
Hay là chuyện cô gái la thất thanh “cướp, cướp” vì bị dàn cảnh đánh đập, giật đồ giữa thanh thiên bạch nhật nhưng không ai dám dừng lại và can thiệp. Vì sợ, vì hèn hay vì vô cảm, chẳng ai biết. Nhưng chắc chắn, ở thế giới ảo họ can đảm hơn ngoài đời.
Một xã hội mà bất cứ thứ gì cũng dậy sóng, được cổ xúy bởi “cộng đồng mạng” (lúc nào cũng sẵn sàng lên cơn sốt) và báo lá cải, từ hot boy Lệ Rơi, hot girl bán bánh tráng trộn, hot girl bán báo, đến những “hiệp sỹ” giải cứu cây xanh, hay là cứu dưa hấu… trong khi nhiều giá trị thật đang bị bỏ qua thì thật đáng lo ngại.
Đừng hô hào theo đám đông, đừng tiếc thương theo phong trào, đừng thần thánh hóa những người bình thường, đừng “lên đồng” với những chuyện không đâu. Ngồi xuống và nghĩ cho kỹ trước khi định làm một điều gì đó, xã hội cần những người hiểu chuyện hơn là những kẻ thích “lên đồng”.
Bùi An
Các bác ai nói cũng có ý đúng. Báo chí bây giờ lắm chiêu để câu khách mà nhiều khi hóa ra lố bịch. Chẳng phải báo chí để phục vụ cho cuộc sống sao nhưng nhìn lại mấy ai vì cộng đồng họ vì bản thân họ. Câu chữ thì nhiều khi không rõ nghĩa sai chính tả be bét. Vâng em có ý kiến vậy thôi mong các báo đừng phán em.
 
Một diễn viên mắc bệnh ung thư rồi qua đời mà cả cộng đồng mạng kêu than thảm thiết như cả thế giới này chỉ có mình anh bị bệnh vậy, trong khi một ngày ở khoa nhi trung tâm ung bứu có biết bao nhiêu đứa trẻ phải qua đời khi chúng còn chư biết thế nào là cuộc sống, chưa biết thế nào là sự sống và cái chết, gia đình của họ cũng phải bán hết cả nhà cửa, đất đai mà có được ai giúp đỡ đâu.
Nghĩ thì đáng trách mấy anh nhà báo thiệt. Nhưng âu cũng là miếng cơm manh áo của mấy anh/chị nhà báo thôi. Có trách thì phải trách cả cái xã hội này, trong đó có cả tôi...
 
Đó là trào lưu của ảo tưởng trong bối cảnh xã hội thời này .Thông tin truyền thông giờ làm ăn bố láo chỉ với lợi nhuận họ sẵn sàng viết lệch lạc sự thật .Con khoe ngực sau 1 time nổi tiếng làm diễn viên,thằng dở hơi không tài gì cũng thành điểm nóng.Trong khi đó mình vào nói thì bị chúng nó chửi cho te tua .Nó ngu dốt mà thành nổi tiếng mày giỏi sao vẫn là thằng ntn.Nhưng thực chất trong bụng nghĩ khoe thì khoe cái đàng hoàng tử tế chứ ko phải khoe thân hay làm thằng hề cho thiên hạ chửi .
 
Cũng đừng đổ lỗi cho mình truyền thông không trách nhiệm nằm ở tất cả mọi người nếu đám đông không nhảy vô xem thử hỏi sau thống kê dạng tin như vậy có tồn tại được. Ai cũng có trách nhiệm cả !
 
Làm từ thiện của Sếp em.
Đợt tết năm vừa rồi, thấy công ty cũng có đồng vào, đồng ra thế nên Sếp em làm một chuyến từ thiện về quê cùng với những Sếp khác, làm từ thiện cũng hay đấy, đẹp đấy nhưng Sếp đâu có biết những NV, CN công ty mình cái tết đến với những lo lắng (đứa thì không dám về quê, thằng thì vợ nằm viện, con bệnh ...), nhưng đề nghị thêm tiền thưởng, hổ trợ cho anh em thì sếp lại nói "tiêu chuẩn công ty chỉ có thế thôi". Sao Sếp không "từ thiện" cho những người làm ra tiền cho mình nè, họ khổ lắm.
 
Back
Top