Ngành chăn nuôi bò thịt VN: Nguy cơ...

- Giới chuyên gia cho rằng, nếu chúng ta không nhanh chóng có những chính sách giải cứu ngành chăn nuôi bò thịt, ngành này có thể bị “giết chết” khi cánh cửa thị trường của VN chính thức mở vào năm 2015.

Mô hình chăn nuôi bò thịt công nghiệp tập trung được kỳ vọng sẽ là
bước đệm quan trọng để VN thực hiện tái cơ cấu thành công ngành chăn nuôi

Tuy nhiên, mọi thứ không phải hoàn toàn màu xám khi nhu cầu phục vụ thịt bò của các DN nội địa cho thị trường là rất lớn.

“Lá chắn” cạnh tranh

Thịt nhập ngoại chủ yếu đi vào các nhà hàng, khách sạn, do vậy, bò nuôi trong nước vẫn phục vụ tốt cho bán lẻ tại các chợ truyền thống hoặc chế biến công nghiệp như xay, làm xúc xích.

Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm tư vấn chính sách NN - NT, ngành chăn nuôi bò thịt của chúng ta vẫn còn đủ thời gian để nâng cao sức cạnh tranh nếu được “xốc lại” ngay từ bây giờ. Bởi lẽ, thị hiếu tiêu dùng thịt tươi sống từ các chợ truyền thống đang là hàng rào bảo hộ tự nhiên với các nhà sản xuất trong nước. Ông Tuấn dẫn chứng, mỗi khi có dịch bệnh ở lợn thì có 40,55% số người tiêu dùng chuyển sang thịt bò và bình quân mỗi người VN sẽ tiêu dùng 1,9kg thịt bò/ngày. Còn mỗi khi có dịch cúm gia cấm, thì 75% số người tiêu dùng ngừng mua thịt gà; 21,3% sẽ mua ít hơn trước; 24,6% chuyển sang thịt lợn, bò. Thói quen tiêu dùng này sẽ là “lá chắn” giúp thịt bò trong nước có thể cạnh tranh với bò nhập khẩu - ông Tuấn nhận định.

Mô hình liên kết “cứu” ngành

Tuy nhiên, để “lá chắn” ấy phát huy tính hiệu quả thì theo ông Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện chiến lược chính sách NN- NT, ngành nuôi bò thịt của VN cần hình thành một mô hình liên kết giữa các nhóm hộ với nhau hoặc giữa DN cùng nhiều hộ nông dân. Theo đó, DN xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường, ký hợp đồng với nông dân, còn nông dân góp sức lao động, đất đai, chuồng trại… Bởi lẽ, theo ông Sơn, bất ổn lớn nhất của ngành lâu nay vẫn là sản xuất theo kiểu tận dụng chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, thiếu quy hoạch, hệ thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thiếu tính liên kết.

Một chiến dịch có tên gọi “Truyền thống và chất lượng thịt Châu Âu” đang được Liên minh UPEMI – một tổ chức địa diện cho ngành thịt Ba Lan thực hiện, nhằm quảng bá ưu điểm, chất lượng thịt bò, thịt lợn tại ba thị trường Hoa Kỳ, Hàn Quốc và VN đang đặt ngành chăn nuôi bò thịt tại VN vào nguy cơ... “chết yểu”.

Theo tiết lộ của Tham tán Kinh tế - Đại sứ quán Ba Lan tại Hà Nội, ông Wojciech Gerweli, trong thời gian tới, sẽ có 9 DN sản xuất thịt (chủ yếu là thịt bò) và các sản phẩm từ thịt, sữa, rau đông lạnh... sẽ sang VN tổ chức hội thảo, gặp gỡ trực tiếp tìm kiếm đối tác để đưa sản phẩm thịt về thị trường VN tiêu thụ.

Cạnh tranh khốc liệt

Với thế mạnh là nước sản xuất thịt lớn nhất Châu Âu, Ba Lan hiện xuất khẩu thịt tới 70 quốc gia, thuộc hàng top 10 thế giới và lớn thứ 4 ở Châu Âu. Trong số hơn 1.100 tấn thịt VN nhập từ Châu Âu trong thời gian qua, có tới hơn 300 tấn thịt bò đông lạnh, trung bình quốc gia này thu từ thị trường VN với tổng giá trị hơn 1,5 triệu Euro/năm. Và theo dự kiến, đến năm 2018 thuế nhập khẩu thịt bò tại VN sẽ về mức 0% thì lượng thịt đổ vào VN sẽ lớn hơn nhiều.

Trong số hơn 1.100 tấn thịt VN nhập từ Châu Âu trong thời gian qua, có tới hơn 300 tấn thịt bò đông lạnh, trung bình quốc gia này thu từ thị trường VN với tổng giá trị hơn 1,5 triệu Euro/năm. Dĩ nhiên, khi tham gia chuỗi liên kết này, hộ chăn nuôi được Cty sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗ trợ thủ tục vay vốn ngân hàng nên thời gian vay vốn nhanh chóng hoàn tất và không phải mất những chi phí không cần thiết. Ngoài ra, mỗi bao thức ăn mua trực tiếp từ Cty rẻ hơn so với giá trị trường từ 10.000-12.000 đồng. Các hộ dân, sau khi mua thức ăn của Cty, họ không phải trả tiền ngay mà mang hóa đơn đến ngân hàng, ngân hàng căn cứ vào đó chuyển tiền cho Cty nên ngân hàng yên tâm vốn được giải ngân đúng mục đích, đúng đối tượng và an toàn- ông Sơn phân tích.
Trên thực tế đã có một số mô hình tại Đồng Nai hay Hà Nội đã rất thành công khi áp dụng chuỗi liên kết này. Ví dụ như, trang trại của ông Khoa tại Phú Xuyên, TP Hà Nội, trung bình 130 con bò thịt đem về cho ông khoảng 600 triệu đồng/năm (đã trừ chi phí). Tuy nhiên, theo đề xuất của ông Khoa, để thật sự bền vững, ổn định thì mối liên kết ấy không chỉ dừng lại ở ba nhà mà cần có sự bắt tay “nhiệt huyết” hơn nữa của nhà nước và cơ sở giết mổ để hoàn tất chu trình sản xuất, tiêu thụ khép kín.

Dường như, mô hình chăn nuôi bò thịt công nghiệp tập trung được giới chuyên gia, nhà quản lý cũng như DN kỳ vọng sẽ là bước đệm quan trọng để VN thực hiện tái cơ cấu thành công ngành chăn nuôi.
 


Ở đây tớ đâu có thấy ghi là cho ăn thức ăn CN với khẩu phần như thế nào đâu.
Theo quan điểm của mình thì bên đó đồng cỏ rộng, người ta chăn nuôi theo quy mô lớn, nên giảm được rất nhiều chi phí.
Mình thăm quan 1 trang trại nhập khẩu bò từ Úc về, ngta nói giống bò này nuôi theo đàn và chỉ chăn thả trên đồng cỏ thui.
Bên đó ngta ăn thịt bò nhiều hơn thịt lợn mà
 


Về ngành chăn nuôi bò của nước ngoài thì cần chia làm 2 loại.
- Loại 1: là ở Úc, bò được chăn thả hoang dã trên các bình nguyên rộng lớn. Chúng tự kiếm ăn, tự sinh sản mà không cần sự chăm sóc của con người. Chỉ đến khi xuất bán thì các chủ đất mới đi lùa bò về. Chính vì vậy mà giá thành chăn nuôi thấp.
- Loại 2: ở Mỹ và các nước châu Âu, bò được nuôi công nghiệp, nhiều nơi sử dụng hệ thống thức ăn TMR (Total mixed ration), tức là thức ăn phối hợp hoàn chỉnh cho bò. Do áp dụng ở mức công nghiệp nên chi phí chăn nuôi thấp hơn. Ngoài ra, các nước ôn đới họ có diện tích đồng cỏ chăn thả rất lớn, nguồn phụ phẩm nông nghiệp được thu gom và chế biến tốt nên nguồn thức ăn cho bò dồi dào hơn Việt Nam rất nhiều.
Chính vì thế nên giá thành chăn nuôi bò của các nước rẻ hơn Việt Nam. Ngoài ra còn có yếu tố trợ giá nông nghiệp nữa, vì các nước chỉ có 2-5% dân số làm nông nghiệp nên họ trợ giá nông sản nhiều để đảm bảo an ninh lương thực, còn ta vẫn còn 50-70% dân số làm nông nghiệp thì trợ giá sao nổi.
Còn nguyên nhân ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam còn kém bao gồm các nguyên nhân sau:
- Giống: giống bò Vàng Việt Nam mặc dù có chất lượng thịt ngon, sinh sản khá tốt, tuy nhiên tầm vóc nhỏ, tốc độ tăng khối lượng không cao nên nuôi thịt còn kém hiệu quả. Bò LaiSind đang được phát triển làm bò nền nuôi thịt, sữa nhưng năng suất vẫn chưa cao. Điều này hoàn toàn thua kém các giống bò ngoại nhập với thể vóc to lớn, có thể đạt trọng lượng trưởng thành đến 1 tấn/con. (bò vàng chỉ 300kg, LaiSind chỉ 400-450kg).
- Nguồn thức ăn: các bạn đừng lầm tưởng cho bò ăn nhiều thức ăn tinh là tốt, vì bò là loài nhai lại, thức ăn chủ yếu là chất thô xơ để nuôi hệ vi sinh vật dạ cỏ. Sau đó các vi sinh vật dạ cỏ mới là thức ăn chính của bò. Vì thế nguồn thức ăn thô xanh (cỏ, rơm,...) là rất quan trọng cho chăn nuôi bò. Đây chính là điểm yếu của chăn nuôi bò thịt Việt Nam. Diện tích đồng cỏ ít, phân tán; điều kiện khí hậu nóng ẩm làm cỏ phát triển kém, chất lượng thấp; các nguồn phụ phẩm nông nghiệp bị bỏ phí, không tận dụng được. Hàng năm chúng ta đều thấy tính trạng khói do đốt rơm rạ ở ngoại ô Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, đấy chính là đang lãng phí một nguồn phụ phẩm rẻ tiền và sẵn có cho chăn nuôi bò. Ngoài ra, ở Sơn La và một số tỉnh có trồng nhiều ngô, thân ngô sau thu hoạch, lõi ngô và là ngô bị bỏ phí mà chưa tận dụng để chế biến, bảo quản cho bò ăn. Nếu tận dụng được các nguồn thức ăn này thì chăn nuôi bò chắc chắn có lãi lớn.
- Hệ thống chăn nuôi: chăn nuôi bò Việt Nam hiện nay vẫn còn nhỏ lẻ nên việc áp dụng công nghệ tiên tiến về di truyền, dinh dưỡng, quản lý chăm sóc còn kém, khó cải thiện. Ở một số mô hình chăn nuôi lớn thì còn ít và chưa tạo ra được nhiều sản phẩm có thương hiệu.
- DỊch bệnh: nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa nên hay xảy ra dịch bệnh. Công tác kiểm dịch, vận chuyển gia súc còn lỏng lẻo, người dân chưa ý thức tự bảo vệ và ý thức bảo vệ cộng đồng nên dich bệnh hay xảy ra gây hậu quả trên diện rộng.
Trên đây chỉ là một số ý kiến của tôi khi đọc các nhận xét của mọi người về ngành chăn nuôi bò thịt. Tôi tán thành quan điểm rằng Việt Nam vẫn còn thời gian để vực dậy ngành chăn nuôi bò thịt và vẫn có lợi thế so sánh so với bò nhập ngoại nhưng chúng ta còn rất nhiều việc phải làm để phát triển ngành này.
Chúc anh em chăn nuôi bò thành công nhé.
Tôi hiện là cán bộ của Viện Chăn nuôi, nếu các anh em cần trao đổi, trợ giúp kỹ thuật thì cứ liên hệ, tôi sẵn sàng giúp đỡ.
 
Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm tư vấn chính sách NN - NT
mỗi khi có dịch bệnh ở lợn thì có 40,55% số người tiêu dùng chuyển sang thịt bò và bình quân mỗi người VN sẽ tiêu dùng 1,9kg thịt bò/ngày.

Ngày tôi ở Việt Nam, cả năm trời cộng lại, các thịt tôi được ăn,
chưa được 1,9kg, không bằng người Việt Nam bây giờ ăn một ngày.

Bây giờ tôi ở Mỹ, cả 1 tháng trời cộng lại, các thịt tôi ăn vào
miệng, chưa được 1,9kg, cũng không bằng người Việt Nam ăn một ngày.
Không phải tôi không có tiền ăn thịt đâu, mà là ăn thịt nhiều thì
ớn, mà không ăn nữa đó thôi.

Sao người Việt Nam trở thành con hổ rồi vậy? Chỉ ăn thịt không hà?

Ý kiến tôi về thịt bò: Thịt bò ngoại ngon hơn, ít mỡ hơn thịt bò ta.
Lý do: Bò cũng như người, có các bắp thịt như nhau. Chỉ khác ở chỗ
bò ngoại to con hơn, bắp thịt to hơn. Mỡ chỉ ở các khe giữa các bắp
thịt thôi, có thể lọc ra được. Những tảng thịt bò ngoại rất to và nạc.
Tôi rất tán thành bài của bạn trungtg ở trên.
 
lại là những cái đầu tưởng tượng tung hỏa mù thôi.
nói về chăn nuôi, khi gà ngoại vào, thì gà ta không phát triển. vì gà ngoại chọn lọc theo kiểu nuôi công nghiệp, gà ta thì chỉ phát triển theo kiểu tự nhiên. 2 kiểu con giống như vậy sẽ ra 2 dạng sản phẩm như vậy.
không riêng gà, các loài khác cũng thế. lợn này, chim bồ câu này, thỏ, dê .... đến cả chó cảnh cũng vậy.
nhưng thị trường vẫn là thị trường. những thứ ta làm ra tốt thì vẫn mạnh, như cá ba sa, tôm chẳng hạn.
vấn đề là nuôi thế nào cho tốt, để có hiệu quả và sản lượng, chất lượng chinh phục thị trường. vì trong thị trường, cái nào có khách hàng đó, và cái nào kém sẽ bị tiêu vong.
 
lại là những cái đầu tưởng tượng tung hỏa mù thôi.
nói về chăn nuôi, khi gà ngoại vào, thì gà ta không phát triển. vì gà ngoại chọn lọc theo kiểu nuôi công nghiệp, gà ta thì chỉ phát triển theo kiểu tự nhiên. 2 kiểu con giống như vậy sẽ ra 2 dạng sản phẩm như vậy.
không riêng gà, các loài khác cũng thế. lợn này, chim bồ câu này, thỏ, dê .... đến cả chó cảnh cũng vậy.
nhưng thị trường vẫn là thị trường. những thứ ta làm ra tốt thì vẫn mạnh, như cá ba sa, tôm chẳng hạn.
vấn đề là nuôi thế nào cho tốt, để có hiệu quả và sản lượng, chất lượng chinh phục thị trường. vì trong thị trường, cái nào có khách hàng đó, và cái nào kém sẽ bị tiêu vong.

Nhất trí với bạn tieudien về việc chúng ta không nên quá lo sợ việc các loại thịt ngoại tràn vào thị trường. Bởi thị trường được phân ra rất nhiều phân khúc, các bác mạnh ở đâu thì đánh ở đó.
Ngay với chăn nuôi gà, hiện các công ty ngoại đang chiếm thế mạnh lấn át các công ty Việt, tuy nhiên đó là ở phân khúc gà trắng công nghiệp, còn gà thả vườn, gà đặc sản thì vẫn bỏ ngỏ. Đối với chăn nuôi lợn cũng thế, lợn trắng nuôi công nghiệp thì hàng ngoại chiếm gần hết rồi, chỉ còn vài công ty nội làm ăn được nhưng cũng phải cạnh tranh rất gay gắt. Tuy nhiên, với mảng lợn lai cho chăn nuôi quy mô nhỏ sử dụng giống Móng Cái làm nái nền thì đã có công ty ngoại nào làm đâu. Ông bạn tôi hiện đang ăn nên làm ra nhờ buôn lợn Móng Cái lai khắp vùng núi phía Bắc. Như vậy chăn nuôi không phải hết hi vọng.
Tuy nhiên xét trên góc độ vĩ mô thì vẫn cần phải cẩn trọng. Vì chăn nuôi nhỏ le, quy mô nông hộ có nhiều nhược điểm: năng suất thấp, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh,... Chính vì thế mà chúng ta muốn chuyển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp nhằm tạo các vùng chăn nuôi tập trung, dễ kiểm soát, khống chế dịch bệnh và có thể hỗ trợ người chăn nuôi tốt hơn. Thế nhưng giờ đây với sự thâu tóm thị trường con giống, thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp nước ngoài, người chăn nuôi quy mô lớn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả kinh doanh thấp. Vậy sao có thể chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi được chứ. Khi chúng ta chưa thể chuyển đổi, các doanh nghiệp của ta chưa mạnh, thì khi lộ trình giảm thuế của WTO và TPP được thực hiện thì các doanh nghiệp VN sẽ chết hết, các doanh nghiệp nước ngoài khống chế đầu vào, đầu ra, vậy người chăn nuôi VN sẽ chỉ là kẻ làm gia công cho nước ngoài. Lời lãi bọn nó hốt hết về nước, ô nhiễm và dịch bệnh thì ở lại với dân ta.
Thế nên, mặc cho hội nhập, người chăn nuôi vẫn sống và phải tìm cách để tồn tại thôi. Nhưng vấn đề là tồn tại như thế nào, sống như thế nào. Và đó là câu chuyện bạn chỉ muốn tồn tại hay muốn sống hay muốn sống tốt?
 
Nhất trí với bạn tieudien về việc chúng ta không nên quá lo sợ việc các loại thịt ngoại tràn vào thị trường. Bởi thị trường được phân ra rất nhiều phân khúc, các bác mạnh ở đâu thì đánh ở đó.
Ngay với chăn nuôi gà, hiện các công ty ngoại đang chiếm thế mạnh lấn át các công ty Việt, tuy nhiên đó là ở phân khúc gà trắng công nghiệp, còn gà thả vườn, gà đặc sản thì vẫn bỏ ngỏ. Đối với chăn nuôi lợn cũng thế, lợn trắng nuôi công nghiệp thì hàng ngoại chiếm gần hết rồi, chỉ còn vài công ty nội làm ăn được nhưng cũng phải cạnh tranh rất gay gắt. Tuy nhiên, với mảng lợn lai cho chăn nuôi quy mô nhỏ sử dụng giống Móng Cái làm nái nền thì đã có công ty ngoại nào làm đâu. Ông bạn tôi hiện đang ăn nên làm ra nhờ buôn lợn Móng Cái lai khắp vùng núi phía Bắc. Như vậy chăn nuôi không phải hết hi vọng.
Tuy nhiên xét trên góc độ vĩ mô thì vẫn cần phải cẩn trọng. Vì chăn nuôi nhỏ le, quy mô nông hộ có nhiều nhược điểm: năng suất thấp, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh,... Chính vì thế mà chúng ta muốn chuyển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp nhằm tạo các vùng chăn nuôi tập trung, dễ kiểm soát, khống chế dịch bệnh và có thể hỗ trợ người chăn nuôi tốt hơn. Thế nhưng giờ đây với sự thâu tóm thị trường con giống, thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp nước ngoài, người chăn nuôi quy mô lớn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả kinh doanh thấp. Vậy sao có thể chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi được chứ. Khi chúng ta chưa thể chuyển đổi, các doanh nghiệp của ta chưa mạnh, thì khi lộ trình giảm thuế của WTO và TPP được thực hiện thì các doanh nghiệp VN sẽ chết hết, các doanh nghiệp nước ngoài khống chế đầu vào, đầu ra, vậy người chăn nuôi VN sẽ chỉ là kẻ làm gia công cho nước ngoài. Lời lãi bọn nó hốt hết về nước, ô nhiễm và dịch bệnh thì ở lại với dân ta.
Thế nên, mặc cho hội nhập, người chăn nuôi vẫn sống và phải tìm cách để tồn tại thôi. Nhưng vấn đề là tồn tại như thế nào, sống như thế nào. Và đó là câu chuyện bạn chỉ muốn tồn tại hay muốn sống hay muốn sống tốt?
thị trường vốn dĩ lạnh lùng bác ạ, làm sao khác được.
và làm ăn thì có cái lớn cái nhỏ, nhưng dù thế nào, thì nó vẫn đào thải những người làm ăn thiếu kiến thức, thiếu cách nhìn, cách nghĩ ... nói ngắn là những người không đủ sức cạnh tranh thì phải rơi rụng, chẳng ai gánh đỡ họ được. cũng như trung quốc làm bừa nên nay gánh nạn môi trường, VN thì cũng chưa khá hơn gì. nói chung cuộc phát triển đòi hỏi trả giá, khó mà nói chuyện một bước lên mây, nhất là sự lạc hậu của ta so nước ngoài sẽ đưa lại sự trả giá khá khá, dù rằng nói nhiều nhưng mấy ai hiểu.
vậy nên ai làm nấy chịu bác ạ
 

E đựa bài báo nên hok phải để bà con sợ mà trùn chân. Mà ta nên nhận định giá trị của ta và của tây và cố gắng phát huy cái của ta theo hướng hiện đại tập trung. Chăn nuôi nhỏ lẻ => kéo cả nền chăn nuôi xuống. Vì vậy chúng ta cùng tìm ra các hướng đi hiện đại sao cho phù hợp với VN rồi đến các tỉnh thành. Cái đó mới là cái cốt lõi.
 
cơ hội và thách thức luôn song hành với nhau, điều quan trọng là anh em liên kết lại để có phương án chăn nuôi hiệu quả nhất tiêt kiệm chi phí tối đa và hiệu quả cao nhất, vấn đề giá cả chỉ là 1 trong số những vấn đề của chăn nuôi thôi.
tất nhiên khi mở cửa sẽ bị áp lự cạnh tranh về sản phâm nhưng bù lại nguồi thức ăn và công nghệ cũng sẽ ko bị chịu thuế. nói chung là con bò vẫn sẽ có chỗ đứng trong cơ cấu chăn nuôi của việt nam. chúc mọi người vui vẻ và thành công hơn nữa
 
Cứu cánh cho ngành chăn nuôi việt nam. Vậy phải làm gì đây khi bò ngoại nhập về nhiều quá
 
Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm tư vấn chính sách NN - NT


Ngày tôi ở Việt Nam, cả năm trời cộng lại, các thịt tôi được ăn,
chưa được 1,9kg, không bằng người Việt Nam bây giờ ăn một ngày.

Bây giờ tôi ở Mỹ, cả 1 tháng trời cộng lại, các thịt tôi ăn vào
miệng, chưa được 1,9kg, cũng không bằng người Việt Nam ăn một ngày.
Không phải tôi không có tiền ăn thịt đâu, mà là ăn thịt nhiều thì
ớn, mà không ăn nữa đó thôi.

Sao người Việt Nam trở thành con hổ rồi vậy? Chỉ ăn thịt không hà?

Ý kiến tôi về thịt bò: Thịt bò ngoại ngon hơn, ít mỡ hơn thịt bò ta.
Lý do: Bò cũng như người, có các bắp thịt như nhau. Chỉ khác ở chỗ
bò ngoại to con hơn, bắp thịt to hơn. Mỡ chỉ ở các khe giữa các bắp
thịt thôi, có thể lọc ra được. Những tảng thịt bò ngoại rất to và nạc.
Tôi rất tán thành bài của bạn trungtg ở trên.
bình quân mỗi người VN sẽ tiêu dùng 1,9kg thịt bò/ngày.
=> 1.900 đồng thịt bò / 1 ngày đó bác
chứ 1,9kg là không ít đâu nha.
 


Back
Top