Thương hiệu ngao sạch Giao Thủy do Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Cửu Dung (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) xây dựng và phát triển ngày một lớn mạnh. Không chỉ quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam, ngao Giao Thủy đã được xuất khẩu sang nhiều nước khác.
Vùng đất giàu tiềm năng
Giao Thủy với hơn 32 km bờ biển, có hai cửa sông chính Ba Lạt (sông Hồng) và Hà Lạn (sông Sò) ngày đêm cần mẫn "chở đầy nước ngọt, phù sa", thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Ðây là lợi thế để Giao Thủy lấy nuôi trồng thủy sản làm mũi đột phá cho phát triển kinh tế biển.
Với hơn 1.500 ha bãi triều thuộc hai huyện Giao Thủy và Nghĩa Hưng, sản lượng ngao thương phẩm trung bình mỗi năm toàn tỉnh đạt 17.000 tấn. Riêng huyện Giao Thủy, nơi có diện tích nuôi trên 1.400 ha, sản lượng ngao 12.000 tấn/năm. Nuôi ngao mang lại thu nhập đáng kể cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo; đồng thời, góp phần tích cực bảo vệ và phát triển các vùng sinh thái tự nhiên. Vì những lợi ích to lớn như vậy nên hoạt động này cũng nhận được sự ủng hộ của các tổ chức phi lợi nhuận trong nước và quốc tế.
Tháng 1/1989, Vườn quốc gia Xuân Thủy là vùng ngập nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước quốc tế RAMSAR; được UNESCO công nhận là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng năm 2004. Vùng đệm của Vườn có diện tích 7.200 ha, trên địa bàn 5 xã (Giao Thiện, Giao An, Giao Hải, Giao Lạc, Giao Xuân); có tiềm năng phát triển kinh tế với nhiều loại hình, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản, trong đó có ngao.
Là khu vực dự trữ sinh quyển nên nguồn thức ăn cho những con ngao rất phong phú từ chính lượng bùn bã hữu cơ dưới lòng biển. Khí hậu trong lành và nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo nên chất lượng ngao tốt nhất. Tận dụng được những lợi thế này, DNTN Cửu Dung đã tạo nên thương hiệu ngao sạch hàng đầu tại miền Bắc.
Con đường đến thương hiệu mạnh
Năm 2005, huyện Giao Thủy ủy quyền và hỗ trợ pháp lý cho DNTN Cửu Dung xây dựng nhãn hiệu Ngao Giao Thủy. Năm 2008, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Công thương) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Cửu Dung sử dụng trong kinh doanh mặt hàng ngao nuôi tại huyện Giao Thủy. Cũng trong năm 2008, con ngao nuôi ở Giao Thủy đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu độc quyền, xuất xứ hàng hóa "Ngao Giao Thủy" và tháng 6/2010, Ngao Giao Thủy lại được tặng Huy chương Vàng cùng danh hiệu "Thực phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng".
Đại diện DNTN Cửu Dung, ông Nguyễn Văn Cửu cho biết: Để có con giống chất lượng nhất, tránh phụ thuộc nguồn giống tự nhiên, Doanh nghiệp đã nghiên cứu, tổ chức sản xuất giống ngao, đưa giống ngao từ Bến Tre về Nam Định ương dưỡng. DNTN Cửu Dung là đơn vị đầu tiên thực hiện phương pháp nuôi lưu rất thành công và nhân rộng cho nhiều người nuôi trồng thủy sản tại Nam Định thực hiện.
Sau một thời gian tìm tòi, phát triển, đến năm 2011, Doanh nghiệp đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất ngao giống, xây dựng được cơ sở nuôi ngao chuyên nghiệp, khép kín chu trình sản xuất ngao “từ nguồn giống, ươm nuôi, khai thác, tiếp thị đến tiêu thụ”.
Trong quá trình chăm sóc ngao, điều quan trọng nhất là phải đảm bảo môi trường sinh thái tự nhiên cũng như nguồn dinh dưỡng, để ngao có sức đề kháng tốt, phát triển nhanh. Giao Thủy có lợi thế nguồn nước sạch, thường xuyên được lưu thông và đó là điều kiện cung cấp thức ăn tự nhiên cho ngao, trong khi ở Thái Bình môi trường bị ô nhiễm nặng, thức ăn không có sẵn (chủ yếu là sinh vật phù du…); khi cho ăn với liều lượng quá nhiều, ngao không hấp thu hết, thức ăn thừa gây ô nhiễm môi trường nước, khiến ngao chậm lớn, còi cọc và có thể chết hàng loạt...
Dấu ấn thị trường
Vùng nuôi trồng Ngao Giao Thủy được EU công nhận là vùng nuôi an toàn thực phẩm cấp độ B, đạt chuẩn chất lượng xuất khẩu vào EU. Đây là vùng nuôi ngao duy nhất ở miền Bắc đạt tiêu chuẩn này. Tháng 6/2010, Ngao Giao Thủy được nhận Huy chương Vàng cùng danh hiệu “Thực phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng”. Nam Định được ghi nhận là tỉnh đầu tiên ở miền Bắc xây dựng thành công thương hiệu thủy sản. Đây cũng là vùng nuôi ngao duy nhất ở miền Bắc liên tục đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm từ năm 2004 đến nay.
Ông Nguyễn Văn Lượng, Phó giám đốc phụ trách kinh doanh tại DNTN Cửu Dung cho biết: Sản phẩm Ngao Giao Thủy đã có mặt tại hầu hết các siêu thị tại Hà Nội và nhiều cửa hàng thực phẩm sạch (với sản lượng tiêu thụ tới 10 tấn/ngày) cùng nhiều nhà hàng, khách sạn tại miền Bắc. Ngao Giao Thủy còn vươn tới những thị trường khó tính như EU. Ông Lượng chia sẻ thêm: “Tháng tư vừa qua, đại diện doanh nghiệp Nhật Bản và Trung Quốc đã sang khảo sát vùng nguyên liệu, phía Nhật Bản sẽ đầu tư cho chúng tôi một dây chuyền sản xuất, dự kiến đến cuối năm 2015 sản phẩm Ngao sạch Giao Thủy sẽ được xuất khẩu sang hai nước này”.
>> DNTN Cửu Dung sẽ không ngừng nỗ lực tích cực phát triển thương hiệu ngao sạch, thân thiện môi trường. Dự kiến, tháng 10/2015 sẽ xây dựng nhà máy chế biến xuất khẩu ngao giai đoạn I, với công suất 20.000 tấn/năm và nâng công suất lên 150.000 tấn/năm vào những năm tiếp theo, với mô hình khép kín: nhân giống, ươm nuôi, chế biến, tiêu thụ trên thị trường.
Vùng đất giàu tiềm năng
Giao Thủy với hơn 32 km bờ biển, có hai cửa sông chính Ba Lạt (sông Hồng) và Hà Lạn (sông Sò) ngày đêm cần mẫn "chở đầy nước ngọt, phù sa", thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Ðây là lợi thế để Giao Thủy lấy nuôi trồng thủy sản làm mũi đột phá cho phát triển kinh tế biển.
Với hơn 1.500 ha bãi triều thuộc hai huyện Giao Thủy và Nghĩa Hưng, sản lượng ngao thương phẩm trung bình mỗi năm toàn tỉnh đạt 17.000 tấn. Riêng huyện Giao Thủy, nơi có diện tích nuôi trên 1.400 ha, sản lượng ngao 12.000 tấn/năm. Nuôi ngao mang lại thu nhập đáng kể cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo; đồng thời, góp phần tích cực bảo vệ và phát triển các vùng sinh thái tự nhiên. Vì những lợi ích to lớn như vậy nên hoạt động này cũng nhận được sự ủng hộ của các tổ chức phi lợi nhuận trong nước và quốc tế.
Vườn quốc gia Xuân Thủy - Giao Thủy
Tháng 1/1989, Vườn quốc gia Xuân Thủy là vùng ngập nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước quốc tế RAMSAR; được UNESCO công nhận là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng năm 2004. Vùng đệm của Vườn có diện tích 7.200 ha, trên địa bàn 5 xã (Giao Thiện, Giao An, Giao Hải, Giao Lạc, Giao Xuân); có tiềm năng phát triển kinh tế với nhiều loại hình, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản, trong đó có ngao.
Là khu vực dự trữ sinh quyển nên nguồn thức ăn cho những con ngao rất phong phú từ chính lượng bùn bã hữu cơ dưới lòng biển. Khí hậu trong lành và nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo nên chất lượng ngao tốt nhất. Tận dụng được những lợi thế này, DNTN Cửu Dung đã tạo nên thương hiệu ngao sạch hàng đầu tại miền Bắc.
Con đường đến thương hiệu mạnh
Năm 2005, huyện Giao Thủy ủy quyền và hỗ trợ pháp lý cho DNTN Cửu Dung xây dựng nhãn hiệu Ngao Giao Thủy. Năm 2008, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Công thương) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Cửu Dung sử dụng trong kinh doanh mặt hàng ngao nuôi tại huyện Giao Thủy. Cũng trong năm 2008, con ngao nuôi ở Giao Thủy đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu độc quyền, xuất xứ hàng hóa "Ngao Giao Thủy" và tháng 6/2010, Ngao Giao Thủy lại được tặng Huy chương Vàng cùng danh hiệu "Thực phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng".
Sản phẩm Ngao sạch Giao Thủy
Đại diện DNTN Cửu Dung, ông Nguyễn Văn Cửu cho biết: Để có con giống chất lượng nhất, tránh phụ thuộc nguồn giống tự nhiên, Doanh nghiệp đã nghiên cứu, tổ chức sản xuất giống ngao, đưa giống ngao từ Bến Tre về Nam Định ương dưỡng. DNTN Cửu Dung là đơn vị đầu tiên thực hiện phương pháp nuôi lưu rất thành công và nhân rộng cho nhiều người nuôi trồng thủy sản tại Nam Định thực hiện.
Sau một thời gian tìm tòi, phát triển, đến năm 2011, Doanh nghiệp đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất ngao giống, xây dựng được cơ sở nuôi ngao chuyên nghiệp, khép kín chu trình sản xuất ngao “từ nguồn giống, ươm nuôi, khai thác, tiếp thị đến tiêu thụ”.
Trong quá trình chăm sóc ngao, điều quan trọng nhất là phải đảm bảo môi trường sinh thái tự nhiên cũng như nguồn dinh dưỡng, để ngao có sức đề kháng tốt, phát triển nhanh. Giao Thủy có lợi thế nguồn nước sạch, thường xuyên được lưu thông và đó là điều kiện cung cấp thức ăn tự nhiên cho ngao, trong khi ở Thái Bình môi trường bị ô nhiễm nặng, thức ăn không có sẵn (chủ yếu là sinh vật phù du…); khi cho ăn với liều lượng quá nhiều, ngao không hấp thu hết, thức ăn thừa gây ô nhiễm môi trường nước, khiến ngao chậm lớn, còi cọc và có thể chết hàng loạt...
Dấu ấn thị trường
Vùng nuôi trồng Ngao Giao Thủy được EU công nhận là vùng nuôi an toàn thực phẩm cấp độ B, đạt chuẩn chất lượng xuất khẩu vào EU. Đây là vùng nuôi ngao duy nhất ở miền Bắc đạt tiêu chuẩn này. Tháng 6/2010, Ngao Giao Thủy được nhận Huy chương Vàng cùng danh hiệu “Thực phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng”. Nam Định được ghi nhận là tỉnh đầu tiên ở miền Bắc xây dựng thành công thương hiệu thủy sản. Đây cũng là vùng nuôi ngao duy nhất ở miền Bắc liên tục đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm từ năm 2004 đến nay.
Ông Nguyễn Văn Lượng, Phó giám đốc phụ trách kinh doanh tại DNTN Cửu Dung cho biết: Sản phẩm Ngao Giao Thủy đã có mặt tại hầu hết các siêu thị tại Hà Nội và nhiều cửa hàng thực phẩm sạch (với sản lượng tiêu thụ tới 10 tấn/ngày) cùng nhiều nhà hàng, khách sạn tại miền Bắc. Ngao Giao Thủy còn vươn tới những thị trường khó tính như EU. Ông Lượng chia sẻ thêm: “Tháng tư vừa qua, đại diện doanh nghiệp Nhật Bản và Trung Quốc đã sang khảo sát vùng nguyên liệu, phía Nhật Bản sẽ đầu tư cho chúng tôi một dây chuyền sản xuất, dự kiến đến cuối năm 2015 sản phẩm Ngao sạch Giao Thủy sẽ được xuất khẩu sang hai nước này”.
>> DNTN Cửu Dung sẽ không ngừng nỗ lực tích cực phát triển thương hiệu ngao sạch, thân thiện môi trường. Dự kiến, tháng 10/2015 sẽ xây dựng nhà máy chế biến xuất khẩu ngao giai đoạn I, với công suất 20.000 tấn/năm và nâng công suất lên 150.000 tấn/năm vào những năm tiếp theo, với mô hình khép kín: nhân giống, ươm nuôi, chế biến, tiêu thụ trên thị trường.