Ngày 9/12/2008, Cục Sở hữu trí tuệ đã ra Quyết định số 26064/QĐ-SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 115705 “Ngao Giao Thủy” cho DNTN Cửu Dung tại xã Giao Xuân, Huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định sử dụng trong kinh doanh mặt hàng ngao nuôi tại Huyện Giao Thủy.
Sự kiện này đánh dấu một tư duy sản xuất tích cực theo hướng hội nhập quốc tế nhằm mang lại giá trị cao hơn cho mặt hàng ngao đặc thù của địa phương. Tất cả sản phẩm ngao nuôi ở đây khi rời khỏi Giao Thủy đều được đóng gói mang nhãn hiệu, logo và nơi sản xuất.
Ngao thương phẩm Giao Thủy
Giao Thủy là huyện có nghề nuôi thủy sản phát triển nhất Nam Định và năm 1989 đã được UNESCO công nhận là vùng Dự trữ Sinh quyển Thế giới. Nuôi ngao trên Cồn Lu, Cồn Ngạn và các vùng triều khác đã hình thành từ những năm 1990 và phát triển khá mạnh sau năm 2004. Nuôi ngao đã trở thành sinh kế mang lại thu nhập đáng kể cho người nghèo, đồng thời có tác động tích cực bảo vệ và phát triển các vùng sinh thái tự nhiên, vì vậy đã nhận được sự ủng hộ của các tổ chức phi lợi nhuận trong nước và quốc tế. Ông Trần Đại Nghĩa, Phó trưởng phòng Nông nghiệp thuộc Sở NN&PTNT Nam Định cho biết: ”Diện tích nuôi ngao của Giao Thủy hiện đã lên khoảng 1500 ha. Huyện đang quy hoạch các vùng nuôi ngao và các nhuyễn thể khác, tổ chức nuôi theo hệ thống và xây dựng thêm cơ sở sản xuất giống để cung cấp cho các vùng nuôi trong huyện, đồng thời tăng cường kiểm soát chất lượng các vùng nuôi. Việc đảm bảo chống tận thu ngao để bán trong vụ thu hoạch cao điểm tại các bãi nuôi cũng là một biện pháp cần thiết để duy trì số lượng ngao trưởng thành nhất định, nhằm bổ sung ngao bố mẹ trong các mùa sinh sản tiếp theo”.
Hiện nay, để sử dụng hết vùng nuôi ngao Giao Thủy, ngoài việc sử dụng con giống địa phương, huyện vẫn phải nhập một lượng lớn ngao giống từ các tỉnh phía Nam, nhất là từ Bến Tre, vì vậy giá thành con giống tương đối cao và chất lượng cũng bị giảm một phần trong quá trình vận chuyển.
Doanh nghiệp Cửu Dung đang đảm bảo cung cấp một phần ngao giống chất lượng cho người nuôi.Mặt hàng ngao rất quen thuộc trên thị trường nội địa, nhất là ở các thành phố lớn. Từ ngao có thể làm nhiều món ăn dân giã, nhưng cũng có thể chế biến thành các món đặc sản sang trọng phục vụ du khách trong các nhà hàng lớn. Đồng thời, ngao Giao Thủy còn được XK với khối lượng lớn sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Các chủ DN kinh doanh ngao của huyện còn liên kết và hợp tác với một số nhà máy chế biến ở các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bến Tre để làm hàng XK đi châu Âu. Với hình thức này, năm 2008, Giao thủy đã xuất được 3.000 tấn ngao sang châu Âu.
Sự ra đời một nhãn hiệu
Với diện tích nuôi lớn và đang trong quá trình phát triển khá thuận lợi cả về thị trường tiêu thụ và giá bán, ngao của Giao Thủy có nhiều lợi thế để phát triển thành một mặt hàng có giá trị và nhiều tiềm năng xâm nhập sâu hơn trên thị trường trong nước và quốc tế. Ông Trần Đại Nghĩa cho biết hiện nay sản lượng ngao thương mại của huyện đạt khoảng 12.000 tấn. Đây là khối lượng đủ để trở thành nguồn cung cấp thường xuyên cho một số khu vực thị trường nhất định.
Vùng nuôi ngao Giao Thủy được công nhận là vùng nuôi loại B, đạt tiêu chuẩn chất lượng để XK sang các thị trường châu Âu. Đây là vùng nuôi ngao duy nhất ở miền Bắc liên tục đạt được tiêu chuẩn này từ năm 2004 đến nay. Hiện nay, ngao Giao Thủy bán dưới dạng thô và dạng đã nuôi lưu, làm sạch. Do yêu cầu ngày càng nhiều của các hệ thống tiêu thụ và giá bán ở dạng thứ hai tốt hơn nên xu hướng bán ngao dạng đã nuôi lưu và làm sạch đang ngày càng được chú trọng hơn.
Về thị trường, cho đến nay Trung Quốc vẫn là đầu ra quan trọng, nhưng khối lượng NK không ổn định và ngày càng giảm. Một phần nguyên nhân là do giá mua của thương lái Trung Quốc quá thấp, hay biến động hoặc ép giá đối với chủ hàng Việt Nam tại các cửa khẩu. Bên cạnh đó, chế độ kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm tại cửa khẩu Trung Quốc cũng hay thay đổi và gây khó dễ đối với nhiều mặt hàng thủy sản của Việt Nam.
Vì vậy, để phát huy thế mạnh và khắc phục những bất cập trên thị trường, UBND huyện Giao Thủy đã đưa ra chủ trương xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủy sản của huyện với mong muốn mở rộng các hệ thống tiêu thụ ở thị trường trong nước và tiến tới việc xuất khẩu ngao Giao Thủy ra các thị trường quốc tế khác.
Phát biểu tại Hội nghị “Ra mắt Hội nuôi nhuyễn thể huyện Giao Thủy, công bố và đề xuất phát triển thương hiệu ngao Giao Thủy” ngày 20/8 vừa qua tại huyện Giao Thủy, ông Nghĩa cho biết: “Sau khi thâm nhập và khảo sát, Doanh nghiệp Cửu Dung đã được lựa chọn và đề nghị UBND huyện cho phép được sử dụng tên địa danh “Giao Thủy” để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủy sản, trong đó sản phẩm chính thức là ngao nuôi trên địa bàn huyện Giao Thủy”.
Cụ thể hơn, UBND huyện đã ủy quyền và hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp Cửu Dung xây dựng nhãn hiệu "Ngao Giao Thủy”. Khi đăng ký nhãn hiệu với cục Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp Cửu Dung được yêu cầu phải đảm bảo chất lượng thương hiệu cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm ngao nuôi trên địa bàn được tiêu thụ thuận lợi.
Phát triển nhãn hiệu "Ngao Giao Thủy”?
Ông Nguyễn Văn Cửu, chủ Doanh nghiệp Cửu Dung đã trao đổi với phóng viên của Tạp chí TMTS: “Thương hiệu sản phẩm hay cụ thể ở đây là nhãn hiệu ngao “Giao Thủy” là kết quả của công sức phấn đấu của cả ngành nuôi trong huyện, của các cơ quan quản lý và của doanh nghiệp. Tất nhiên, có được nhãn hiệu đã là khó rồi nhưng để giữ vững và phát triển cũng như bảo vệ được nhãn hiệu lại càng khó hơn. Chúng tôi phải có những cam kết chung về quy trình nuôi và trên hết là phải có sự liên kết đảm bảo thực hiện những tiêu chuẩn để tạo nên sự đồng nhất về chất lượng, như vậy mới có thể mở rộng thị trường tiêu thụ "ngao Giao Thủy” kể cả trong các chợ, các hệ thống siêu thị trong nước cũng như XK sau này”. Hội nuôi nhuyễn thể huyện Giao Thủy được thành lập với 116 hộ hội viên. Đây là yếu tố quan trọng trong sự tham gia quản lý của cộng đồng đối với một nghề sản xuất của địa phương. Mối liên kết giữa các hộ nuôi sẽ góp phần nâng cao ý thức thực hiện những cam kết của họ trong hoạt động sản xuất, cách tổ chức nuôi trồng mới sẽ giúp nâng cao uy tín của sản phẩm do chính mình làm ra. Nhờ vậy, danh thơm của con "ngao Giao Thủy” sẽ có điều kiện bay xa cả về chất lượng và khả năng cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.
Mọi thông tin về sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Ngao Giao Thủy, vui lòng liên hệ:
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CỬU DUNG
Trụ sở : Xóm Thị Tứ, Xã Giao Xuân, Huyện Giao Thuỷ, Nam Định
VPGD : N7D Khu tái định cư X2A - Phường Yên Sở - Quận Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại: 03503.894.550 / 0422.119.485 / 0913.925.468
Email : info@thuysangiaothuy.com * Website: www.thuysangiaothuy.com
Thương hiệu Ngao Giao Thủy do DNTN Cửu Dung khai thác
Sự kiện này đánh dấu một tư duy sản xuất tích cực theo hướng hội nhập quốc tế nhằm mang lại giá trị cao hơn cho mặt hàng ngao đặc thù của địa phương. Tất cả sản phẩm ngao nuôi ở đây khi rời khỏi Giao Thủy đều được đóng gói mang nhãn hiệu, logo và nơi sản xuất.
Ngao thương phẩm Giao Thủy
Giao Thủy là huyện có nghề nuôi thủy sản phát triển nhất Nam Định và năm 1989 đã được UNESCO công nhận là vùng Dự trữ Sinh quyển Thế giới. Nuôi ngao trên Cồn Lu, Cồn Ngạn và các vùng triều khác đã hình thành từ những năm 1990 và phát triển khá mạnh sau năm 2004. Nuôi ngao đã trở thành sinh kế mang lại thu nhập đáng kể cho người nghèo, đồng thời có tác động tích cực bảo vệ và phát triển các vùng sinh thái tự nhiên, vì vậy đã nhận được sự ủng hộ của các tổ chức phi lợi nhuận trong nước và quốc tế. Ông Trần Đại Nghĩa, Phó trưởng phòng Nông nghiệp thuộc Sở NN&PTNT Nam Định cho biết: ”Diện tích nuôi ngao của Giao Thủy hiện đã lên khoảng 1500 ha. Huyện đang quy hoạch các vùng nuôi ngao và các nhuyễn thể khác, tổ chức nuôi theo hệ thống và xây dựng thêm cơ sở sản xuất giống để cung cấp cho các vùng nuôi trong huyện, đồng thời tăng cường kiểm soát chất lượng các vùng nuôi. Việc đảm bảo chống tận thu ngao để bán trong vụ thu hoạch cao điểm tại các bãi nuôi cũng là một biện pháp cần thiết để duy trì số lượng ngao trưởng thành nhất định, nhằm bổ sung ngao bố mẹ trong các mùa sinh sản tiếp theo”.
Ngao thương phẩm Giao Thủy
Hiện nay, để sử dụng hết vùng nuôi ngao Giao Thủy, ngoài việc sử dụng con giống địa phương, huyện vẫn phải nhập một lượng lớn ngao giống từ các tỉnh phía Nam, nhất là từ Bến Tre, vì vậy giá thành con giống tương đối cao và chất lượng cũng bị giảm một phần trong quá trình vận chuyển.
Doanh nghiệp Cửu Dung đang đảm bảo cung cấp một phần ngao giống chất lượng cho người nuôi.Mặt hàng ngao rất quen thuộc trên thị trường nội địa, nhất là ở các thành phố lớn. Từ ngao có thể làm nhiều món ăn dân giã, nhưng cũng có thể chế biến thành các món đặc sản sang trọng phục vụ du khách trong các nhà hàng lớn. Đồng thời, ngao Giao Thủy còn được XK với khối lượng lớn sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Các chủ DN kinh doanh ngao của huyện còn liên kết và hợp tác với một số nhà máy chế biến ở các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bến Tre để làm hàng XK đi châu Âu. Với hình thức này, năm 2008, Giao thủy đã xuất được 3.000 tấn ngao sang châu Âu.
Sự ra đời một nhãn hiệu
Với diện tích nuôi lớn và đang trong quá trình phát triển khá thuận lợi cả về thị trường tiêu thụ và giá bán, ngao của Giao Thủy có nhiều lợi thế để phát triển thành một mặt hàng có giá trị và nhiều tiềm năng xâm nhập sâu hơn trên thị trường trong nước và quốc tế. Ông Trần Đại Nghĩa cho biết hiện nay sản lượng ngao thương mại của huyện đạt khoảng 12.000 tấn. Đây là khối lượng đủ để trở thành nguồn cung cấp thường xuyên cho một số khu vực thị trường nhất định.
Bãi nuôi ngao Giao Thủy
Vùng nuôi ngao Giao Thủy được công nhận là vùng nuôi loại B, đạt tiêu chuẩn chất lượng để XK sang các thị trường châu Âu. Đây là vùng nuôi ngao duy nhất ở miền Bắc liên tục đạt được tiêu chuẩn này từ năm 2004 đến nay. Hiện nay, ngao Giao Thủy bán dưới dạng thô và dạng đã nuôi lưu, làm sạch. Do yêu cầu ngày càng nhiều của các hệ thống tiêu thụ và giá bán ở dạng thứ hai tốt hơn nên xu hướng bán ngao dạng đã nuôi lưu và làm sạch đang ngày càng được chú trọng hơn.
Về thị trường, cho đến nay Trung Quốc vẫn là đầu ra quan trọng, nhưng khối lượng NK không ổn định và ngày càng giảm. Một phần nguyên nhân là do giá mua của thương lái Trung Quốc quá thấp, hay biến động hoặc ép giá đối với chủ hàng Việt Nam tại các cửa khẩu. Bên cạnh đó, chế độ kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm tại cửa khẩu Trung Quốc cũng hay thay đổi và gây khó dễ đối với nhiều mặt hàng thủy sản của Việt Nam.
Vì vậy, để phát huy thế mạnh và khắc phục những bất cập trên thị trường, UBND huyện Giao Thủy đã đưa ra chủ trương xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủy sản của huyện với mong muốn mở rộng các hệ thống tiêu thụ ở thị trường trong nước và tiến tới việc xuất khẩu ngao Giao Thủy ra các thị trường quốc tế khác.
Phát biểu tại Hội nghị “Ra mắt Hội nuôi nhuyễn thể huyện Giao Thủy, công bố và đề xuất phát triển thương hiệu ngao Giao Thủy” ngày 20/8 vừa qua tại huyện Giao Thủy, ông Nghĩa cho biết: “Sau khi thâm nhập và khảo sát, Doanh nghiệp Cửu Dung đã được lựa chọn và đề nghị UBND huyện cho phép được sử dụng tên địa danh “Giao Thủy” để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủy sản, trong đó sản phẩm chính thức là ngao nuôi trên địa bàn huyện Giao Thủy”.
Cụ thể hơn, UBND huyện đã ủy quyền và hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp Cửu Dung xây dựng nhãn hiệu "Ngao Giao Thủy”. Khi đăng ký nhãn hiệu với cục Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp Cửu Dung được yêu cầu phải đảm bảo chất lượng thương hiệu cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm ngao nuôi trên địa bàn được tiêu thụ thuận lợi.
Phát triển nhãn hiệu "Ngao Giao Thủy”?
Ông Nguyễn Văn Cửu, chủ Doanh nghiệp Cửu Dung đã trao đổi với phóng viên của Tạp chí TMTS: “Thương hiệu sản phẩm hay cụ thể ở đây là nhãn hiệu ngao “Giao Thủy” là kết quả của công sức phấn đấu của cả ngành nuôi trong huyện, của các cơ quan quản lý và của doanh nghiệp. Tất nhiên, có được nhãn hiệu đã là khó rồi nhưng để giữ vững và phát triển cũng như bảo vệ được nhãn hiệu lại càng khó hơn. Chúng tôi phải có những cam kết chung về quy trình nuôi và trên hết là phải có sự liên kết đảm bảo thực hiện những tiêu chuẩn để tạo nên sự đồng nhất về chất lượng, như vậy mới có thể mở rộng thị trường tiêu thụ "ngao Giao Thủy” kể cả trong các chợ, các hệ thống siêu thị trong nước cũng như XK sau này”. Hội nuôi nhuyễn thể huyện Giao Thủy được thành lập với 116 hộ hội viên. Đây là yếu tố quan trọng trong sự tham gia quản lý của cộng đồng đối với một nghề sản xuất của địa phương. Mối liên kết giữa các hộ nuôi sẽ góp phần nâng cao ý thức thực hiện những cam kết của họ trong hoạt động sản xuất, cách tổ chức nuôi trồng mới sẽ giúp nâng cao uy tín của sản phẩm do chính mình làm ra. Nhờ vậy, danh thơm của con "ngao Giao Thủy” sẽ có điều kiện bay xa cả về chất lượng và khả năng cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.
Mọi thông tin về sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Ngao Giao Thủy, vui lòng liên hệ:
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CỬU DUNG
Trụ sở : Xóm Thị Tứ, Xã Giao Xuân, Huyện Giao Thuỷ, Nam Định
VPGD : N7D Khu tái định cư X2A - Phường Yên Sở - Quận Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại: 03503.894.550 / 0422.119.485 / 0913.925.468
Email : info@thuysangiaothuy.com * Website: www.thuysangiaothuy.com