Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 
Last edited by a moderator:
D
Tình hình tăng trưởng của tơ Nấm vào ngày thứ 2 sau khi cấy meo . Rất chuẩn và đẹp , hứa hẹn một vụ mùa bội thu đây . Khi làm chủ được Công nghệ , thì bất cứ nguyên liệu nào cũng có thể hữu dụng đấy các Bạn ạ .
QguOEhk.jpg

17270968472_04df675c31_o.jpg

iarO3X.jpg

17084967148_9eebee0e84_o.jpg

553c77e45e1c9.jpg

17272235671_839c6e002e_o.jpg

16650300094_1cab2ef13f_o.jpg

QmLMiKF.jpg

553c77a04ef65.jpg
 
L
chú dũng dùng thêm loại linon gì để bao quanh bên trong nhà nấm vậy ạ
Tình hình tăng trưởng của tơ Nấm vào ngày thứ 2 sau khi cấy meo . Rất chuẩn và đẹp , hứa hẹn một vụ mùa bội thu đây . Khi làm chủ được Công nghệ , thì bất cứ nguyên liệu nào cũng có thể hữu dụng đấy các Bạn ạ .
QguOEhk.jpg

17270968472_04df675c31_o.jpg

iarO3X.jpg

17084967148_9eebee0e84_o.jpg

553c77e45e1c9.jpg

17272235671_839c6e002e_o.jpg

16650300094_1cab2ef13f_o.jpg

QmLMiKF.jpg

553c77a04ef65.jpg
nhìn hình như chú mở hết bạt nóc ra thì phải.chủ có thể giải thích cho cháu dc ko.sao lại phải làm vậy và nó có tác dụng gì ko chú hay chỉ để giảm nhiệt cho nhà trồng
 
D
mở bạt nóc ra làm gì ? Mà làm sao giở được khi nó đã cố định cho nhà trồng .
 
L
sao cháu nhìn ảnh trong nhà sáng thế và nhìn thấy nóc chói chói.à tiện thể chú cho cháu hỏi về về canh tác nấm rơm trong nhà như của chú thì cường độ ánh sáng khoảng bao nhiêu.ý cháu là khi dùng máy đo cường độ ánh sáng ý
 
D
sao cháu nhìn ảnh trong nhà sáng thế và nhìn thấy nóc chói chói.à tiện thể chú cho cháu hỏi về về canh tác nấm rơm trong nhà như của chú thì cường độ ánh sáng khoảng bao nhiêu.ý cháu là khi dùng máy đo cường độ ánh sáng ý
theo mình cường độ as chỉ cần tương đối thôi bạn vì nấm rơm chỉ cần ánh sáng khuyếch tán trong thời kì ra quả thể,nghĩa là chỉ cần ánh sáng ta có thể đọc báo được là ok,m thấy các chuyên ra nói vậy nên mạo muội cho ý kiến,
 
H
sao chú Dũng làm tăng ẩm độ trong nhà trồng hay quá
eigKKHz.jpg


eigKKHz.jpg


eigKKHz.jpg


eigKKHz.jpg

xin chào toàn thể anh chị em ,tôi mới chân ướt chân ráo tập tành làm nấm rơm trong nhà.Đã làm được 2 đợt sao nấm chỉ mọc trên nóc không còn 2 bên hong thì không có ,mô nấm có kích thước 1m *0,3*0,4.về kinh nghiệm
5545e5733863f.jpg


5545e5733863f.jpg

ai có cao kiến gì xin chỉ giúp thank
Các Bạn bàn cũng rơm rã quá ,mình cũng xin góp thêm một số thông tin
Trong các Vật liệu chất nền phù hợp cho trồng Nấm Rơm thì rất đa dạng bao gồm : thân vỏ hạt bông vải , rơm lúa nước , rơm lúa mì , lúa mạch , thân lõi ngô , thân cây mì , mùn cưa , bã mía đây là những vật liệu có khối lượng lớn phục vụ cho ngành trồng ( trong đó bã mía là nguyên liệu nghèo nhất cần bổ sung rất nhiều phụ gia ) . Ngoài ra lá rừng , cỏ sậy , bã thô của ngành sản xuất giấy , bột tre nứa ... vẫn có thể trồng được nấm rơm nhưng không khả thi vì số lượng ít .
Trong các nguyên liệu kể trên vỏ hạt bông là đứng hàng thứ nhất , kế đến là rơm lúa . sau đó mới đến rơm lúa mì , lúa mạch . Tuy nhiên vì sản lượng rơm hàng năm rất lớn nên ở TQ người ta khuyến khích tận dụng rơm rạ lúa nước , lúa mì , lúa mạch để trồng nấm rơm và các chủng loại Nấm sò , đồng thời qua đó sẽ có nguồn phân Nấm vi sinh số lượng lớn trả lại cho đồng ruộng cải tạo đất . Chính phủ họ kiểm soát rất gắt gao nguyên liệu vỏ hạt bông vải phục vụ cho ngành trồng nấm Rơm ( gần như là cấm ) . Bởi vì có một số chủng loại nấm cao cấp khác như Enoki , Eryngii , Shimeji ...cần nguyên liệu này hơn và chúng không thể trồng bằng rơm nguyên liệu .
Mình vẫn bảo lưu ý kiến là vỏ hạt bông vải chứ không phải bông vải phế liệu . Ngành canh tác Bông vải hiện nay trên thế giới đa số được thu hoạch bằng máy cơ giới , do đó có lẩn lộn vỏ , hạt bông , sau khi đưa về nhà máy , qua khâu sơ chế tách sợi sẽ được sản phẩm phế liệu đầu tiên ( chưa xử lý hóa chất ) đó là vỏ hạt bông vải , và hầu hết sản phẩm này tại TQ là dùng để sản xuất Nấm . Còn sản phẩm bông vải phế liệu là sản phẩm qua quá trình xử lý sợi bông , se chỉ tơ thì mới có ( hóa chất khử trùng , tăng độ dai bền ) , những sản phẩm này trong ngành nấm mà ta cũng thường thấy đó là loại bông thô dùng làm nút cổ bông , còn một số ngành thì dùng dệt chăn len ...
Ở Việt Nam ta các vùng trồng bông trên cao nguyên hầu hết bà con thu hoạch thủ công bằng tay , nên một số lượng lớn thân , vỏ hạt bông chưa được tận dụng cho tiềm năng ngành trồng Nấm .
Tuy nhiên trước mắt Ta hãy tính đường làm giàu bằng hàng chục triệu tấn rơm rạ hàng năm thảy ra trước đã heng .

- Các chủng Nấm ăn nói chung và Nấm Rơm nói riêng là một nguồn thực phẩm giàu đạm ( đạm thực vật ) do vậy chúng phải cần có đạm trong chất nền mới hấp thụ và chuyển hóa vi sinh ra đạm thực phẩm được , và tùy theo vật liệu chất nền giàu hay nghèo đạm mà nhu cầu cần bổ sung thêm nguồn đạm khác ( hữu cơ hoặc vô cơ ) là ít hay nhiệu mà thôi .
Sở dĩ trong các công thức người ta sử dụng ít đạm vô cơ bởi vì chúng rất dễ bay hơi ,và nếu liều lượng nhiều sẽ là môi trường tốt cho các chủng nấm hại như : nấm mốc xanh , nấm mực , ...phát triển mạnh . So với các loài thực vật khác , Nấm là loài tổng hợp mạnh và nhanh nhất các nguyên liệu hữu cơ chuyển hóa thành vô cơ để hấp thụ dinh dưỡng phát triển hệ sợi và quả thể .
như bác nói bổ sung phân vô vào chất trồng năng suất cao hơn bao nhiêu so với cái không bổ sung
 
D
Nấm đợt này ra sớm hơn kế hoạch , ngày thứ 8 đã có thể thu hoạch lai rai được rồi nè các bạn . về chất lượng trông cũng không hề thua kém nguyên liệu mới heng : To - Trắng - Đẹp . về tỷ lệ chuyển hóa sinh học chắc cở 1 tuần nữa mới có kết quả ...

NORDCV.jpg

554623a3ed2a2.jpg

554623d7ecb96.jpg

Fi4t9W.jpg

55462413cf6e8.jpg

554624272cf78.jpg

ax6Ko2l.jpg

uJXqPb.jpg
 
Last edited by a moderator:
L
chú dũng cho cháu hỏi.cháu xem mấy cái video về nghành sản xuất nấm ăn của hàn thấy họ cấy giống kiểu phun một lớp dung dịch (hình như là giống cấp một).vậy sao mình ko thử làm vậy hả chủ.cháu thấy kiểu ấy anh mà thấy nâm họ năng xuất lắm(lại có thể áp dụng công nghệ đc)
 
L
chú dũng cho cháu hỏi.cháu xem mấy cái video về nghành sản xuất nấm ăn của hàn thấy họ cấy giống kiểu phun một lớp dung dịch (hình như là giống cấp một).vậy sao mình ko thử làm vậy hả chủ.cháu thấy kiểu ấy anh mà thấy nâm họ năng xuất lắm(lại có thể áp dụng công nghệ đc)

Đây bạn hãy đọc bài này để hiểu rõ sự chênh nhau về trình độ công nghê của ta
http://nongnghiep.vn/dot-pha-trong-sx-giong-nam-post141707.html
 
H
Tình hình tăng trưởng của tơ Nấm vào ngày thứ 2 sau khi cấy meo . Rất chuẩn và đẹp , hứa hẹn một vụ mùa bội thu đây . Khi làm chủ được Công nghệ , thì bất cứ nguyên liệu nào cũng có thể hữu dụng đấy các Bạn ạ .
QguOEhk.jpg

17270968472_04df675c31_o.jpg

iarO3X.jpg

17084967148_9eebee0e84_o.jpg

553c77e45e1c9.jpg

17272235671_839c6e002e_o.jpg

16650300094_1cab2ef13f_o.jpg

QmLMiKF.jpg

553c77a04ef65.jpg
trên bề mặt chú phủ thêm lớp gì mà hệ sợi phát triễn mạnh thế
 
D
Ngày thứ 9 nè .
pGRKKG.jpg

8NBPY4l.jpg

0Cnjk3I.jpg

JvEEQb.jpg

55473de103e55.jpg

16743117864_572bebdefe_o.jpg

chú dũng cho cháu hỏi.cháu xem mấy cái video về nghành sản xuất nấm ăn của hàn thấy họ cấy giống kiểu phun một lớp dung dịch (hình như là giống cấp một).vậy sao mình ko thử làm vậy hả chủ.cháu thấy kiểu ấy anh mà thấy nâm họ năng xuất lắm(lại có thể áp dụng công nghệ đc)

không nên lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia . Hàn quốc không SX nấm rơm thương mại , có chăng chỉ là 1 vài mô hình nhỏ lẽ cho nghiên cứu . Công nghệ meo lỏng chỉ ứng ụng cho Mô hình SX Nấm công nghiệp thôi ( Nấm Enoki , Nấm Shimeji , Nấm Eryngii ...) , các chủng nấm khác vẫn sử dụng meo cấp 2 và 3 .
 
L
Ngày thứ 9 nè .
pGRKKG.jpg

8NBPY4l.jpg

0Cnjk3I.jpg

JvEEQb.jpg

55473de103e55.jpg

16743117864_572bebdefe_o.jpg



không nên lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia . Hàn quốc không SX nấm rơm thương mại , có chăng chỉ là 1 vài mô hình nhỏ lẽ cho nghiên cứu . Công nghệ meo lỏng chỉ ứng ụng cho Mô hình SX Nấm công nghiệp thôi ( Nấm Enoki , Nấm Shimeji , Nấm Eryngii ...) , các chủng nấm khác vẫn sử dụng meo cấp 2 và 3 .
vậy hả chú.mà sao trong ảnh thấy nhà trồng sáng quá vậy chú
 
N
Chào bác Dfruit, em đa gửi mail xin bác chút tài liệu về nấm mà mãi không thấy bác hồi âm, bác có thể chi sẻ cho em một chút tài liệu không ạ! và bảng chi tiết kế hoạch sản xuất 5 năm của bác nữa? em đang muốn đầu tư mà nguồn tài liệu còn ít quá! rất mong nhận được sự giúp đỡ của bác! mail em: ntdatcnsh@gmail.com
 
L
có ai ở đây cho em hỏi lại là cần bao nhiêu thùng phuy để xông hơi nước cho một nhà trồng 100-130 m2 ko và phải cần cấy bao nhiêu gram giống trên 1 m2 bề mặt giá thể.em cảm ơn
 
Back
Top