Ngô đồng xứ Huế

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
<i>Một câu chuyện thú vị liên quan đến CÂY XANH ở Huế. </i>Đ<i>ã có không ít bạn đọc đã tỏ ra nhầm lẫn khi cho rằng:Ngô đồng chính là cây vông đồng hay là cây vông nem.</i>
Thật ra từ trước đây, chuyện nhầm lẫn giữa cây Ngô đồng với cây vông đồng, cây vông nem đã từng xảy ra. Trên tạp chí Nghiên cứu Huế tập bốn 2002, do Trung tâm Nghiên cứu Huế xuất bản tháng 12.2002, trang 123, có giới thiệu bài viết rất công phu về cây Ngô đồng của tác giả Đỗ Xuân Cẩm. Đây là một bài viết khá đầy đủ về “Cây Ngô<i> đồng ở Huế” như tên gọi của bài viết, có nhiều</i> hình ảnh minh họa về các thời kỳ sinh trưởng của cây, đủ để những ai từng nhầm lẫn về cây ngô đồng xứ Huế nhận ra những khiếm khuyết của mình.
Do bài viết của Đỗ Xuân Cẩm trên tạp chí khá dài, chúng tôi xin mạn phép tác giả được lược trích một số đọan để bạn đọc gần xa nhận ra những nét đáng yêu của Ngô đồng xứ Huế. Trong phần 1-Vài<i> nét về đặc điểm thực vật học, tác giả Đỗ Xuân Cẩm </i>cho biết: Cây Ngô đồng ở Huế thuộc chi Firmiana. Hai loài thuộc chi Firmiana mọc tự nhiên ở rừng Việt Nam là Ngô đồng-Firmiana simplex và Ngô đồng đỏ (hay Bo rừng, Trôm màu)-Firmiana colorata Roxb. Theo dẫn liệu  khoa học đầy đủ thì loài Firmiana-simplex phân bố tự nhiên ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam và các tỉnh miền nam Trung Quốc. Như vậy, điều cần xem xét tiếp theo là cây Ngô đồng ở Huế là loài nào trong hai loài thuộc chi Firmiana vừa nói. Các tài liệu đều thống nhất rằng, loài Firmiana simplex có hoa tập hợp thành chùm đầy lông, hoa vàng hay trắng vàng. Trong khi đó, loài Ngô đồng ở Huế có điểm nổi bật là hoa đực tạo thành chùm hoa hơi khác, toàn bộ trục hoa tự và đài hoa đều được phủ đầy lông màu hồng tím. Do vậy khi hoa nở rộ, cả cây nhuộm một màu hồng tím gần giống hoa Anh đào, trông rất đẹp. Qua đó, tác giả Đỗ Xuân Cẩm nghĩ rằng cây Ngô đồng ở Huế là một thứ biến chủng của loài Ngô đồng và xin được gọi tên là Ngô đồng Huế.
Theo Đỗ Xuân Cẩm: sở dĩ có nhiều người nhầm lẫn Ngô đồng và các loại cây khác là do hiện tượng đồng quy tên gọi. Trong phần <i>1.2 Hiện tượng đồng quy tên gọi, Đỗ Xuân Cẩm cho</i> biết: Ở Huế, nói đến Ngô đồng có người nghĩ ngay đến cây Ngô đồng ở Đại nội, nhưng cũng không ít người lại nghĩ tới cây Vông đồng và có người nghĩ tới cả cây Vông nem. Đây là một sự nhầm lẫn không nên có. Cây Vông đồng thuộc họ Thầu dầu, tên khoa học là Hura crepitans L. Lòai cây này có tán lớn, dày, thân có nhiều gai, lá hình tim, mép lá gợn sóng, quả hình bánh xe, khi chín phần vỏ quả trong hóa gỗ, khô dần rồi nứt ra phát thành tiếng. Đây là cây phổ biến, được người dân trồng ở đầu làng, trước am miếu, đền đài hoặc trồng gây bóng ở một số nơi khác. Ơí TP Huế, cây Vông đồng còn được trồng ngay trên hè phố (ví dụ đường Lê Quý Đôn, đường Lê Lợi, Hùynh Thúc Kháng...). Các tỉnh miền Nam gọi là cây Mã đậu. Cây Vông nem thuộc họ Đậu (Fabaceae), tên khoa học là Erythrina variegata L, cũng là loài cây thân có gai, thường được trồng cho trầu hoặc tiêu leo, trồng làm hàng rào hoặc mọc hoang nhiều nơi. Cây có hoa màu đỏ rất đẹp, lá được dùng gói nem, lá non nấu canh ăn an thần nhẹ, dễ ngủ. Cây phân bố tự nhiên khắp các miền của đất nước và ở các vùng sinh thái khác nhau, từ miền núi đến đồng bằng, kể cả vùng cát biển.
images11260_Cayngodong1.jpg
</a>Cây ngô đồng ở Tả Vu Đại nội Huế-Ảnh:phạm Bá Thịnh
Tác giả cũng đề cập đến những nhầm lẫn khác nhau trong các tài liệu khoa học do sự đồng quy tên gọi; có nơi cho rằng ngô đồng=dầu lai=dầu mè=đậu cọc rào; ngô đồng=tơ đồng; ngô đồng=trẩu=dầu sơn=mộc du thụ=thiên niên đồng...Quả là đã có sự phức tạp trong cách gọi. Cho nên du khách đến Huế khá thờ ơ khi nghe nhắc đến loài Ngô đồng. Tác giả Đỗ Xuân Cẩm cũng không nén nỗi sự cảm khái:”Hiểu Ngô đồng là Tơ hồng, là Trôm đơn, là Trẩu, là Đậu cọc rào, là Độc bình...và như thế thì ”Ngô đồng sinh hỷ, vu bỉ triêu dưng” (Kinh Thi) còn có ý nghĩa gì! Ngô đồng là Tơ đồng, là Đậu cọc rào, hay Độc bình thì làm sao có được câu thơ:”Nửa năm hương tiếng vừa quen/ Sân Ngô cành<i> biếc đã chen lá vàng...”, và chắc Đỗ Phủ cũng không viết</i> được:”Hương đạo trắc<i> dư anh vũ lạp/ Bích Ngô thê lão phượng hòang chi” (Những</i> hạt lúa còn sót sau khi chim anh vũ ăn rồi, cành ngô biếc trên đó chim phượng hòang thường đậu nghỉ cho đến lúc già)
Nỗi niềm ấy của Đỗ Xuân Cẩm cũng là lẽ tự nhiên của những người yêu Huế thấy chưa phải ai cũng hiểu hết những gì của Huế thân yêu.
Theo nhiều tài liệu khác nhau, thì cây Ngô đồng Huế đã được đưa từ Quảng Đông (Trung Quốc) về trồng ở hai bên góc điện Cần Chánh-Đại Nội từ thời Minh Mạng. Sau đó vua Minh Mạng sai người lên núi tìm kiếm mang về trồng thêm ở các góc điện. Những cây này hiện không còn nữa do năm tháng, mưa bão, nhưng đã có nhiều cây được trồng thay thế ở mặt sau Điện Thái Hòa, ở Tả Vu, Hữu Vu, tuổi đời vài ba mươi năm. Cũng có những cây Ngô đồng được trồng ra ngoài các công viên như Tứ tượng, Thương Bạc, Phu Văn Lâu, và các lăng Minh Mạng, Tự Đức. Ở công viên Tứ Tượng, ngày xưa có một cây Ngô đồng rất lớn, nhiều người dân đã nhìn thấy chim phượng hòang về đậu ở đó. Năm 1985, trong cơn bão lớn, cây Ngô đồng ấy đã đổ. May thay ở góc công viên ấy vẫn còn một cây Ngô đồng nhỏ, bây giờ nó đã cao lớn, ra hoa đã nhiều năm.
Hiện, Công ty Công viên cây xanh đã tìm được cách ươm mầm nhiều cây Ngô đồng con. Một thông tin rất đặc biệt là Công ty Công viên cây xanh đang dự định sẽ dành hẳn một con đường để trồng Ngô đồng. Lúc ấy, Huế sẽ có con đường rộ hoa tim tím khi vào trung tuần tháng hai âm lịch. Tiếp đó là con đường ấy tươi màu mầm non nảy lộc để rồi chuyển sang một màu xanh ngát. Những màu đặc trưng ấy của cây Ngô đồng, mong sao thật sớm hình thành.
Ngô Đồng Thảo
(Theo Nét Cố Đô)
 


Last edited:


Back
Top