Người đi đầu nuôi chim trĩ lấy thịtCập nhật lúc 09h08, ngày 03/12/2009
Anh Giáp bên 1 ô chuồng nuôi trĩ đỏ
KTĐT - Cũng như lợn rừng, cá sấu, ba ba, kỳ đà, rùa, nhím…, thịt chim trĩ đang trở thành món đặc sản quý hiếm trong các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và nghỉ mát cao cấp. Nuôi chim trĩ hiện nay không đơn giản chỉ là một thú chơi; nó còn là một nghề nuôi đem lại lợi ích kinh tế lớn, giúp người dân làm giàu một cách chính đáng. Người đi đầu trong phong trào nuôi chim trĩ lấy thịt hiện nay là anh Trần Nhữ Giáp, chủ nhân của trang trại Vườn Chim Việt (website: www.vuonchimviet.com), trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Từ một thú chơi
Anh Giáp cho biết,anh là người thích chơi chim từ nhỏ. Sau khi tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Thương mại, anh đứng ra làm chủ một doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực xây dựng. Nhưng do khả năng tài chính có hạn, cộng với kinh nghiệm non kém, doanh nghiệp của anh nhanh chóng bị phá sản. Thử nghiệm thêm một số lĩnh vực khác nhưng vẫn không thành công, anh đã tìm đến… chim để khuây khoả. Đó là năm 2000.
Lúc đầu chỉ là một thú chơi. Anh sưu tầm một số con chim trĩ và chim công của bạn bè cho, tặng về nuôi. Suốt ngày mầy mò sách báo, tạp chí và vào mạng internet, anh đã trang bị cho mình lượng kiến thức đủ để chăm sóc những con chim bé nhỏ đầy hứa hẹn. Sau 7 năm gây nuôi, đàn chim trĩ và chim công của anh đã có thể sinh sản tự nhiên trong môi trường nhân tạo. Số lượng đàn cứ ngày một tăng lên. Đến năm 2007, lượng trĩ đỏ của anh đã lên tới khoảng 100 cá thể và lượng chim công đã tăng lên 50 con.
Những tưởng thành công đã hoàn toàn nhưng đùng một cái, do bận công tác ở cơ quan (anh đang làm việc tại một Tổng Công ty thuộc Bộ GTVT), không chăm sóc kịp thời nên đàn chim bất ngờ lăn ra chết. “Có ngày chết tới 50 con chim trĩ, thiệt hại tới vài chục triệu đồng” – anh nhớ lại. Sau trận đó, đàn chim của anh giảm một nửa. Để cứu vớt những con còn lại, anh phải mang gửi ở các nhà họ hàng, bạn bè ở khắp nơi; từ Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định… Đầu năm 2008, qua tìm hiểu mô hình nuôi chim ở nước ngoài như Thái Lan, Singapore, Malaysia…, nhận thấy họ nuôi chim thành các trang trại lớn, anh quyết định đầu tư công nghệ ấp nở để nuôi theo mô hình công nghiệp. Bao nhiêu vốn liếng, anh dồn hết vào việc mua máy móc và đầu tư mua thêm con giống. Nhờ áp dụng kỹ thuật tiên tiến, tỷ lệ ấp nở cao nên đến nay, anh đã có hàng nghìn con chim trĩ và chim công. Chỉ riêng đàn chim bố mẹ, anh đã có 1.800 cặp chim trĩ và 400 cặp chim công. Ngoài ra, trang trại của anh còn có thêm một số loài khác như gà lôi (trắng, hồng tía, lam)… Để có thể mua bán, trao đổi và kinh doanh một cách hợp pháp, trang trại của anh cũng đã được cơ quan chức năng cấp phép.
Nuôi chim như… nuôi gà
Không chỉ cung cấp chim cảnh, chim thịt ra thị trường, trang trại Vườn Chim Việt của anh còn cung cấp giống chim trĩ cho nhiều người nuôi ở khu vực miền Bắc. Anh Giáp cho biết, bình quân khoảng 8 tháng nuôi, trĩ đỏ bắt đầu đẻ trứng. Chim đẻ liên tục từ đầu mùa xuân đến khoảng 40 - 50 trứng thì nghỉ để thay lông rồi đẻ tiếp khoảng 20 – 30 trứng, đến cuối mùa thu thì ngừng đẻ. Giá trị kinh tế của loài chim này gấp 20 - 30lần nuôigà. Bởi trứng gà bình thường có giá khoảng 2.000 đồng/quả, nhưng trứng chim trĩ có giá tới 100.000 đồng/quả. Gà giống loại 1 tháng tuổi giá bình quân hiện nay 15.000 đồng/con; trong khi trĩ giống 1 tháng tuổi giá bình quân 250.000 đồng/con, nuôi 6 – 8 tháng có thể bán được 1 triệu đồng/con. Chim càng lớn thì giá trị kinh tế càng cao, từ đó cũng tính được lợi nhuận do loại chim này mang lại.
Theo kinh nghiệm của anh Giáp, việc đầu tư nuôi gà và nuôi trĩ không khác nhau nhiều về chuồng trại, thức ăn. Trong khi đó, tỷ lệ nuôi sống thành công của chim trĩ cao hơn gà vì bản chất của chim trĩ là động vật hoang dã nên sức đề kháng tốt hơn. Do đặc thù sinh học, môi trường sống của loài chim này không khác gà nhiều nên những trang trại, cá nhân đã có kinh nghiệm nuôi gà rất dễtiếp cận và thành công trong mô hình nuôi chim trĩ đỏ. Song song với việc cung cấp con giống ra thị trường, trang trại của anh Giáp cũng sẵn sàng thu mua lại sản phẩm của khách hàng để đảm bảo ổn định đầu ra cho người nuôi. Anh Giáp cho biết, trong y học cổ truyền, thịt chim trĩ được sử dụng như một vị thuốc (bổ trung ích khí, bổ gan thận; chủ trị tỳ vị hư yếu, ít ăn…), trước đây vua chúa thường sử dụng. Nhưng ngày nay, khi đời sống của người dân được nâng cao, chim trĩ đỏ đã được nhiều khách hàng tìm đến. Hiện tại, anh Giáp đang lên kế hoạch sản xuất đại trà đểthịt chim trĩ sớm đến được các siêu thị, nhà hàng như các sản phẩm từ cá sấu, ba ba, kỳ đà, nhím.
copy Link sau để xem chi tiết hơn :
http://www.ktdt.com.vn/newsdetail.asp?NewsId=188188&CatId=55
Chuyên mục Thợi Sự - Cuộc Sống>
In Gửi tới bạn Thảo luận
Anh Giáp bên 1 ô chuồng nuôi trĩ đỏ
KTĐT - Cũng như lợn rừng, cá sấu, ba ba, kỳ đà, rùa, nhím…, thịt chim trĩ đang trở thành món đặc sản quý hiếm trong các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và nghỉ mát cao cấp. Nuôi chim trĩ hiện nay không đơn giản chỉ là một thú chơi; nó còn là một nghề nuôi đem lại lợi ích kinh tế lớn, giúp người dân làm giàu một cách chính đáng. Người đi đầu trong phong trào nuôi chim trĩ lấy thịt hiện nay là anh Trần Nhữ Giáp, chủ nhân của trang trại Vườn Chim Việt (website: www.vuonchimviet.com), trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Từ một thú chơi
Anh Giáp cho biết,anh là người thích chơi chim từ nhỏ. Sau khi tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Thương mại, anh đứng ra làm chủ một doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực xây dựng. Nhưng do khả năng tài chính có hạn, cộng với kinh nghiệm non kém, doanh nghiệp của anh nhanh chóng bị phá sản. Thử nghiệm thêm một số lĩnh vực khác nhưng vẫn không thành công, anh đã tìm đến… chim để khuây khoả. Đó là năm 2000.
Lúc đầu chỉ là một thú chơi. Anh sưu tầm một số con chim trĩ và chim công của bạn bè cho, tặng về nuôi. Suốt ngày mầy mò sách báo, tạp chí và vào mạng internet, anh đã trang bị cho mình lượng kiến thức đủ để chăm sóc những con chim bé nhỏ đầy hứa hẹn. Sau 7 năm gây nuôi, đàn chim trĩ và chim công của anh đã có thể sinh sản tự nhiên trong môi trường nhân tạo. Số lượng đàn cứ ngày một tăng lên. Đến năm 2007, lượng trĩ đỏ của anh đã lên tới khoảng 100 cá thể và lượng chim công đã tăng lên 50 con.
Những tưởng thành công đã hoàn toàn nhưng đùng một cái, do bận công tác ở cơ quan (anh đang làm việc tại một Tổng Công ty thuộc Bộ GTVT), không chăm sóc kịp thời nên đàn chim bất ngờ lăn ra chết. “Có ngày chết tới 50 con chim trĩ, thiệt hại tới vài chục triệu đồng” – anh nhớ lại. Sau trận đó, đàn chim của anh giảm một nửa. Để cứu vớt những con còn lại, anh phải mang gửi ở các nhà họ hàng, bạn bè ở khắp nơi; từ Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định… Đầu năm 2008, qua tìm hiểu mô hình nuôi chim ở nước ngoài như Thái Lan, Singapore, Malaysia…, nhận thấy họ nuôi chim thành các trang trại lớn, anh quyết định đầu tư công nghệ ấp nở để nuôi theo mô hình công nghiệp. Bao nhiêu vốn liếng, anh dồn hết vào việc mua máy móc và đầu tư mua thêm con giống. Nhờ áp dụng kỹ thuật tiên tiến, tỷ lệ ấp nở cao nên đến nay, anh đã có hàng nghìn con chim trĩ và chim công. Chỉ riêng đàn chim bố mẹ, anh đã có 1.800 cặp chim trĩ và 400 cặp chim công. Ngoài ra, trang trại của anh còn có thêm một số loài khác như gà lôi (trắng, hồng tía, lam)… Để có thể mua bán, trao đổi và kinh doanh một cách hợp pháp, trang trại của anh cũng đã được cơ quan chức năng cấp phép.
Nuôi chim như… nuôi gà
Không chỉ cung cấp chim cảnh, chim thịt ra thị trường, trang trại Vườn Chim Việt của anh còn cung cấp giống chim trĩ cho nhiều người nuôi ở khu vực miền Bắc. Anh Giáp cho biết, bình quân khoảng 8 tháng nuôi, trĩ đỏ bắt đầu đẻ trứng. Chim đẻ liên tục từ đầu mùa xuân đến khoảng 40 - 50 trứng thì nghỉ để thay lông rồi đẻ tiếp khoảng 20 – 30 trứng, đến cuối mùa thu thì ngừng đẻ. Giá trị kinh tế của loài chim này gấp 20 - 30lần nuôigà. Bởi trứng gà bình thường có giá khoảng 2.000 đồng/quả, nhưng trứng chim trĩ có giá tới 100.000 đồng/quả. Gà giống loại 1 tháng tuổi giá bình quân hiện nay 15.000 đồng/con; trong khi trĩ giống 1 tháng tuổi giá bình quân 250.000 đồng/con, nuôi 6 – 8 tháng có thể bán được 1 triệu đồng/con. Chim càng lớn thì giá trị kinh tế càng cao, từ đó cũng tính được lợi nhuận do loại chim này mang lại.
Theo kinh nghiệm của anh Giáp, việc đầu tư nuôi gà và nuôi trĩ không khác nhau nhiều về chuồng trại, thức ăn. Trong khi đó, tỷ lệ nuôi sống thành công của chim trĩ cao hơn gà vì bản chất của chim trĩ là động vật hoang dã nên sức đề kháng tốt hơn. Do đặc thù sinh học, môi trường sống của loài chim này không khác gà nhiều nên những trang trại, cá nhân đã có kinh nghiệm nuôi gà rất dễtiếp cận và thành công trong mô hình nuôi chim trĩ đỏ. Song song với việc cung cấp con giống ra thị trường, trang trại của anh Giáp cũng sẵn sàng thu mua lại sản phẩm của khách hàng để đảm bảo ổn định đầu ra cho người nuôi. Anh Giáp cho biết, trong y học cổ truyền, thịt chim trĩ được sử dụng như một vị thuốc (bổ trung ích khí, bổ gan thận; chủ trị tỳ vị hư yếu, ít ăn…), trước đây vua chúa thường sử dụng. Nhưng ngày nay, khi đời sống của người dân được nâng cao, chim trĩ đỏ đã được nhiều khách hàng tìm đến. Hiện tại, anh Giáp đang lên kế hoạch sản xuất đại trà đểthịt chim trĩ sớm đến được các siêu thị, nhà hàng như các sản phẩm từ cá sấu, ba ba, kỳ đà, nhím.
copy Link sau để xem chi tiết hơn :
http://www.ktdt.com.vn/newsdetail.asp?NewsId=188188&CatId=55
Nam Bắc
Nguồn : Báo Kinh Tế Đô Thị 3/12/2009Chuyên mục Thợi Sự - Cuộc Sống>
Last edited: