Người nông dân bị lãng quên

Xin bắt đầu với câu chuyện một Tập đoàn kinh tế sau thành công nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực, họ tiếp tục khẳng định sức mạnh với mô hình đầu tư nông nghiệp khép kín với sứ mệnh cao cả là vì sức khỏe người dân.
Theo đó, Tập đoàn này đầu tư mấy nghìn tỷ để kinh doanh nông sản sạch với mô hình khép kín, từ trồng trọt cho đến buôn bán hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi của chính mình. Ngoài ra, họ còn liên kết với các nước như như Israel, Nhật Bản, Hà Lan… để nhận tư vấn và chuyển nhượng công nghệ, kỹ thuật, giống và thiết bị nông nghiệp. Trong tất cả sứ mệnh ấy, hoàn toàn không có bóng dáng của người nông dân.

Phải nói thêm rằng, đây không phải là đơn vị có tiềm lực kinh tế mạnh đầu tiên tuyên bố sứ mệnh vì sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam liên quan đến các dự án nông nghiệp. Họ hướng người tiêu dùng đến những món ăn xanh được đảm bảo về an toàn sức khỏe, hoàn toàn không có thuốc trừ sâu, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật như cái cách mà báo giới ưu ái dành cho sản phẩm của người nông dân Việt Nam.

Những giọt nước mắt của người nông dân trồng dưa hấu, hành tím, thanh long, chanh… chưa bao giờ đủ sức làm mềm lòng những người làm công tác truyền thông của đất nước mình. Thay vì giúp người nông dân tìm một giải pháp với sự hỗ trợ của những ban ngành vốn dĩ có trách nhiệm thực hiện điều đó, họ thản nhiên ném một mớ hồ nghi cho người sử dụng, rồi ráo hoảnh đứng dậy bỏ đi chỗ khác.

Vô tình hay hữu ý, họ phát quang sẵn một con đường cho những tập đoàn kinh tế vững bước tiến lên.

1. Cô Sáu, 53 tuổi, quê Vĩnh Long. Cô Sáu không có gì đặc biệt cả, ngoại trừ, cô là biểu trưng cho phụ nữ miền Tây Nam Bộ với gia sản lớn nhất là mấy sào đất trồng chanh trên cù lao mà gia đình cô Sáu đang sinh sống.

Những đứa con của cô Sáu vì mưu sinh đã ly hương, họ làm đủ thử nghề ở Sài Gòn. Một thế hệ thanh niên hăm hở rời quê với hành trang duy nhất là sức khỏe. Họ lập gia đình tại nơi này, ở trọ, sinh con rồi gửi cháu về quê cho cô Sáu.

Vài tháng trước, vườn chanh nhà cô Sáu chuẩn bị cho thu hoạch. Cô Sáu nhẩm tính sẽ thu được vài mươi triệu đồng, trừ hết tiền phân bón cô lãi được tầm 10 triệu. Cũng cần phải nhớ, giá phân bón bây giờ đã tăng chóng mặt.

Cô dự định khi có tiền, sẽ mua cho các cháu mấy bộ đồ mới, thêm một ít sữa mà cô thấy quảng cáo trên tivi mỗi ngày.

Tiếc thay, giá chanh lâm vào cơn đại khủng hoảng, chanh đẹp còn độ 1 nghìn/ký.

Cô Sáu lâm vào bi kịch khác, tổng thu hoạch của vườn chanh không đủ tiền phân chứ đừng nói đến ý định lấy công làm lời.

Mọi thứ đang vô cùng bế tắc, nhất là khi cô con dâu của cô Sáu chuẩn bị sinh cháu thứ hai và hướng toàn bộ hy vọng vào túi tiền quê của cô Sáu.

Cô Sáu chỉ là một trong hàng triệu người nông dân Việt Nam đang lâm vào bế tắc ngay trên mảnh đất nông nghiệp này.

2. Trong buổi hầu chuyện với Giáo sư Võ Tòng Xuân, tôi thưa với ông câu chuyện mà tôi biết.

Có một Việt kiều Đức nuôi cá rô phi ở ngay miền Tây Nam Bộ, nuôi theo dây chuyền VietGAP, người Việt kiều này sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng và lưới điện để đánh bẫy như con mối, thiêu thân… cho cá ăn, hoàn toàn không tốn tiền mua thực phẩm. Và mỗi lần xuất cá là xuất khẩu sang Đức với giá trị hàng triệu USD. Đây là chuyện không khó nhưng vì sao người nông dân chúng ta vẫn không thực hiện được.

“Ông Việt kiều Đức làm được vì ông Việt kiều này có mối lấy hàng từ Đức. Còn người nông dân mình không làm được chuyện này là vì không có doanh nghiệp đứng sau, không có thị trường. Doanh nghiệp phải đứng ra hướng dẫn kỹ thuật, đảm bảo đầu ra cho người nông dân, chứ người nông dân làm sao mà biết được. Người nông dân chỉ biết nuôi xong mang ra ngoài chợ bán hoặc bán đại trà cho các nhà máy chế biến cá”, Giáo sư Võ Tòng Xuân trả lời.

Rõ ràng, người nông dân Việt Nam thiếu hẳn một doanh nghiệp đứng sau lưng. Mà nếu có, cũng chỉ là doanh nghiệp nước ngoài.

“Ví dụ như độ 10 năm trước, doanh nghiệp Bourbon của Pháp sang tìm hiểu thị trường tại Việt Nam, họ thấy vùng Tây Ninh thích hợp cho cây mía. Họ đã đầu tư quy hoạch vùng, hệ thống tưới tiêu, và xây Nhà máy đường hiện đại nhất châu Á, đảm bảo đầu ra cho cây mía Tây Ninh. Vậy mà, bây giờ các vùng quy hoạch mía đó đã trồng củ mì (sắn), mảng cầu, cao su có giá hơn, người nông dân đã tự ý chuyển đổi cây trồng, phá vỡ quy hoạch. Tất nhiên đây cũng có một phần lỗi của người nông dân, nhưng chúng ta không thể bắt người nông dân cứ trồng mía trong lúc trồng các thứ cây khác lại có hiệu quả kinh tế cao hơn. Vấn đề là các nhà máy đường chưa có khoa học kỹ thuật đảm bảo trồng mía có lời nên chưa thuyết phục được người nông dân trung thành với cây mía”, vẫn dẫn lời Giáo sư Võ Tòng Xuân.

3. Tự rất lâu rồi, nền nông nghiệp của chúng ta vẫn thường được nhắc đến với nguyên tắc “Bốn nhà”. Bao gồm, nhà nông – nhà khoa học – nhà quản lý và Nhà nước.

Tuy nhiên, không hiểu bằng cách nào mà ngoại trừ nhà nông đang khóc ròng với Nông nghiệp. Còn lại ba nhà kia chỉ mờ mờ nhân ảnh, áo giấy đi đêm.

Còn người nông dân thì biến thành nông dân tự do nhất thế giới. Muốn trồng cây gì cũng được, muốn canh tác ra sao cũng được, muốn áp dụng phương pháp trồng trọt sao cũng được, muốn bán với giá cả sao cũng được. Cái vòng luẩn quẩn ấy kéo dài mãi cho đến khi người nông dân đấm ngực trách trời vì lâm vào tình huống, được mùa mất giá. Không chỉ được mùa mất giá, còn thêm cái họa của truyền thông gieo vào mà những sản phẩm nông nghiệp manh mún phải hứng trọn.

Sẽ không có lối thoát cho người nông dân Việt Nam, hay đích xác hơn là trong cuộc chiến không cân sức giữa những tập đoàn lớn mạnh và người nông dân thì chắc chắn người nông dân sẽ cầm chắc phần thua.

4. Lại có thêm những cá nhân như cô Sáu mà tôi đã kể ở phần trên bài viết, những cá nhân vốn thuần nông phải rời quê để lên Sài Gòn kiếm sống.

Họ kiếm sống bằng công việc giúp việc ở quán ăn, bán vỉa hè hay phụ việc nhà cho người khác.

Tôi tin rằng, Tập đoàn kia đang thật sự vì người tiêu dùng Việt Nam với sứ mệnh đầy cao cả. Chỉ là, khi Tập đoàn ấy mải mê với sứ mệnh của mình, họ nghiễm nhiên gạt người nông dân sang một bên, tạm gọi là bên thua cuộc.

Kẻ mạnh, là kẻ biết chìa tay ra chứ không phải đạp lên vai người khác, tôi từng được dạy như vậy. Nhất là khi, kẻ mạnh ấy đi đến đâu cũng nói về sứ mệnh với cộng đồng.

Đáng tiếc, lời nói và hành động luôn khó sánh đôi. Nhất là lúc, sự hoạt ngôn chỉ là phương tiện để hướng đến mục đích sinh lợi.

Một mô hình tập đoàn Việt liên kết cùng sinh lợi trên mảnh đất nông nghiệp của nông dân là hoàn toàn có thể diễn ra. Thế nhưng, đây chỉ là điều viển vông ở thời đại họ thích phỉ báng sự nghèo khó hơn là cưu mang và tìm hướng giúp đỡ.

Dẫu sao thì, nước chúng ta vẫn cứ là một nước nông nghiệp.

Bất chấp, người nông dân đang đỏ hoe mắt vì những trớ trêu.

Ngô Nguyệt Hữu
Nguồn: petrotimes.vn
 


Hi Nguyệt Hữu: mình tập hợp ace tâm huyết, mở thí điểm hiệp hội, xem có hướng ra không? Vì chủ đề bạn nêu mình rất tâm huyết! Cảm ơn
 
bài viết rất hay, mình cũng muốn tìm đầu ra cho nông dân ở chổ mình chứ tự bán thương lái ép quá
 
Xin bắt đầu với câu chuyện một Tập đoàn kinh tế sau thành công nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực, họ tiếp tục khẳng định sức mạnh với mô hình đầu tư nông nghiệp khép kín với sứ mệnh cao cả là vì sức khỏe người dân.
Theo đó, Tập đoàn này đầu tư mấy nghìn tỷ để kinh doanh nông sản sạch với mô hình khép kín, từ trồng trọt cho đến buôn bán hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi của chính mình. Ngoài ra, họ còn liên kết với các nước như như Israel, Nhật Bản, Hà Lan… để nhận tư vấn và chuyển nhượng công nghệ, kỹ thuật, giống và thiết bị nông nghiệp. Trong tất cả sứ mệnh ấy, hoàn toàn không có bóng dáng của người nông dân.

Phải nói thêm rằng, đây không phải là đơn vị có tiềm lực kinh tế mạnh đầu tiên tuyên bố sứ mệnh vì sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam liên quan đến các dự án nông nghiệp. Họ hướng người tiêu dùng đến những món ăn xanh được đảm bảo về an toàn sức khỏe, hoàn toàn không có thuốc trừ sâu, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật như cái cách mà báo giới ưu ái dành cho sản phẩm của người nông dân Việt Nam.

Những giọt nước mắt của người nông dân trồng dưa hấu, hành tím, thanh long, chanh… chưa bao giờ đủ sức làm mềm lòng những người làm công tác truyền thông của đất nước mình. Thay vì giúp người nông dân tìm một giải pháp với sự hỗ trợ của những ban ngành vốn dĩ có trách nhiệm thực hiện điều đó, họ thản nhiên ném một mớ hồ nghi cho người sử dụng, rồi ráo hoảnh đứng dậy bỏ đi chỗ khác.

Vô tình hay hữu ý, họ phát quang sẵn một con đường cho những tập đoàn kinh tế vững bước tiến lên.

1. Cô Sáu, 53 tuổi, quê Vĩnh Long. Cô Sáu không có gì đặc biệt cả, ngoại trừ, cô là biểu trưng cho phụ nữ miền Tây Nam Bộ với gia sản lớn nhất là mấy sào đất trồng chanh trên cù lao mà gia đình cô Sáu đang sinh sống.

Những đứa con của cô Sáu vì mưu sinh đã ly hương, họ làm đủ thử nghề ở Sài Gòn. Một thế hệ thanh niên hăm hở rời quê với hành trang duy nhất là sức khỏe. Họ lập gia đình tại nơi này, ở trọ, sinh con rồi gửi cháu về quê cho cô Sáu.

Vài tháng trước, vườn chanh nhà cô Sáu chuẩn bị cho thu hoạch. Cô Sáu nhẩm tính sẽ thu được vài mươi triệu đồng, trừ hết tiền phân bón cô lãi được tầm 10 triệu. Cũng cần phải nhớ, giá phân bón bây giờ đã tăng chóng mặt.

Cô dự định khi có tiền, sẽ mua cho các cháu mấy bộ đồ mới, thêm một ít sữa mà cô thấy quảng cáo trên tivi mỗi ngày.

Tiếc thay, giá chanh lâm vào cơn đại khủng hoảng, chanh đẹp còn độ 1 nghìn/ký.

Cô Sáu lâm vào bi kịch khác, tổng thu hoạch của vườn chanh không đủ tiền phân chứ đừng nói đến ý định lấy công làm lời.

Mọi thứ đang vô cùng bế tắc, nhất là khi cô con dâu của cô Sáu chuẩn bị sinh cháu thứ hai và hướng toàn bộ hy vọng vào túi tiền quê của cô Sáu.

Cô Sáu chỉ là một trong hàng triệu người nông dân Việt Nam đang lâm vào bế tắc ngay trên mảnh đất nông nghiệp này.

2. Trong buổi hầu chuyện với Giáo sư Võ Tòng Xuân, tôi thưa với ông câu chuyện mà tôi biết.

Có một Việt kiều Đức nuôi cá rô phi ở ngay miền Tây Nam Bộ, nuôi theo dây chuyền VietGAP, người Việt kiều này sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng và lưới điện để đánh bẫy như con mối, thiêu thân… cho cá ăn, hoàn toàn không tốn tiền mua thực phẩm. Và mỗi lần xuất cá là xuất khẩu sang Đức với giá trị hàng triệu USD. Đây là chuyện không khó nhưng vì sao người nông dân chúng ta vẫn không thực hiện được.

“Ông Việt kiều Đức làm được vì ông Việt kiều này có mối lấy hàng từ Đức. Còn người nông dân mình không làm được chuyện này là vì không có doanh nghiệp đứng sau, không có thị trường. Doanh nghiệp phải đứng ra hướng dẫn kỹ thuật, đảm bảo đầu ra cho người nông dân, chứ người nông dân làm sao mà biết được. Người nông dân chỉ biết nuôi xong mang ra ngoài chợ bán hoặc bán đại trà cho các nhà máy chế biến cá”, Giáo sư Võ Tòng Xuân trả lời.

Rõ ràng, người nông dân Việt Nam thiếu hẳn một doanh nghiệp đứng sau lưng. Mà nếu có, cũng chỉ là doanh nghiệp nước ngoài.

“Ví dụ như độ 10 năm trước, doanh nghiệp Bourbon của Pháp sang tìm hiểu thị trường tại Việt Nam, họ thấy vùng Tây Ninh thích hợp cho cây mía. Họ đã đầu tư quy hoạch vùng, hệ thống tưới tiêu, và xây Nhà máy đường hiện đại nhất châu Á, đảm bảo đầu ra cho cây mía Tây Ninh. Vậy mà, bây giờ các vùng quy hoạch mía đó đã trồng củ mì (sắn), mảng cầu, cao su có giá hơn, người nông dân đã tự ý chuyển đổi cây trồng, phá vỡ quy hoạch. Tất nhiên đây cũng có một phần lỗi của người nông dân, nhưng chúng ta không thể bắt người nông dân cứ trồng mía trong lúc trồng các thứ cây khác lại có hiệu quả kinh tế cao hơn. Vấn đề là các nhà máy đường chưa có khoa học kỹ thuật đảm bảo trồng mía có lời nên chưa thuyết phục được người nông dân trung thành với cây mía”, vẫn dẫn lời Giáo sư Võ Tòng Xuân.

3. Tự rất lâu rồi, nền nông nghiệp của chúng ta vẫn thường được nhắc đến với nguyên tắc “Bốn nhà”. Bao gồm, nhà nông – nhà khoa học – nhà quản lý và Nhà nước.

Tuy nhiên, không hiểu bằng cách nào mà ngoại trừ nhà nông đang khóc ròng với Nông nghiệp. Còn lại ba nhà kia chỉ mờ mờ nhân ảnh, áo giấy đi đêm.

Còn người nông dân thì biến thành nông dân tự do nhất thế giới. Muốn trồng cây gì cũng được, muốn canh tác ra sao cũng được, muốn áp dụng phương pháp trồng trọt sao cũng được, muốn bán với giá cả sao cũng được. Cái vòng luẩn quẩn ấy kéo dài mãi cho đến khi người nông dân đấm ngực trách trời vì lâm vào tình huống, được mùa mất giá. Không chỉ được mùa mất giá, còn thêm cái họa của truyền thông gieo vào mà những sản phẩm nông nghiệp manh mún phải hứng trọn.

Sẽ không có lối thoát cho người nông dân Việt Nam, hay đích xác hơn là trong cuộc chiến không cân sức giữa những tập đoàn lớn mạnh và người nông dân thì chắc chắn người nông dân sẽ cầm chắc phần thua.

4. Lại có thêm những cá nhân như cô Sáu mà tôi đã kể ở phần trên bài viết, những cá nhân vốn thuần nông phải rời quê để lên Sài Gòn kiếm sống.

Họ kiếm sống bằng công việc giúp việc ở quán ăn, bán vỉa hè hay phụ việc nhà cho người khác.

Tôi tin rằng, Tập đoàn kia đang thật sự vì người tiêu dùng Việt Nam với sứ mệnh đầy cao cả. Chỉ là, khi Tập đoàn ấy mải mê với sứ mệnh của mình, họ nghiễm nhiên gạt người nông dân sang một bên, tạm gọi là bên thua cuộc.

Kẻ mạnh, là kẻ biết chìa tay ra chứ không phải đạp lên vai người khác, tôi từng được dạy như vậy. Nhất là khi, kẻ mạnh ấy đi đến đâu cũng nói về sứ mệnh với cộng đồng.

Đáng tiếc, lời nói và hành động luôn khó sánh đôi. Nhất là lúc, sự hoạt ngôn chỉ là phương tiện để hướng đến mục đích sinh lợi.

Một mô hình tập đoàn Việt liên kết cùng sinh lợi trên mảnh đất nông nghiệp của nông dân là hoàn toàn có thể diễn ra. Thế nhưng, đây chỉ là điều viển vông ở thời đại họ thích phỉ báng sự nghèo khó hơn là cưu mang và tìm hướng giúp đỡ.

Dẫu sao thì, nước chúng ta vẫn cứ là một nước nông nghiệp.

Bất chấp, người nông dân đang đỏ hoe mắt vì những trớ trêu.

Ngô Nguyệt Hữu
Nguồn: petrotimes.vn

Ngô Nguyệt Hữu cũng hoạt ngôn đấy chứ. Nhưng không biết nó có giống cái sự hoạt ngôn theo cách mà bạn phân tích trong bài bài viết không nhỉ? Trích nguyên văn:"Đáng tiếc, lời nói và hành động luôn khó sánh đôi. Nhất là lúc, sự hoạt ngôn chỉ là phương tiện để hướng đến mục đích sinh lợi".
Petrotimes là một trong những tờ báo được đánh giá là có chất lượng thuộc hạng ...Lá Cải điển hình của làng báo hiện nay. Nhưng, nếu tác giả NNH này không nằm trong số những PV chuyên viết bài "tào lao", thì đích thị đây là một bài PR đặt hàng - Tức viết để chửi nhưng người bị chửi sẽ trả tiền cho bạn. Cao thủ thật!
 
Ngô Nguyệt Hữu cũng hoạt ngôn đấy chứ. Nhưng không biết nó có giống cái sự hoạt ngôn theo cách mà bạn phân tích trong bài bài viết không nhỉ? Trích nguyên văn:"Đáng tiếc, lời nói và hành động luôn khó sánh đôi. Nhất là lúc, sự hoạt ngôn chỉ là phương tiện để hướng đến mục đích sinh lợi".
Petrotimes là một trong những tờ báo được đánh giá là có chất lượng thuộc hạng ...Lá Cải điển hình của làng báo hiện nay. Nhưng, nếu tác giả NNH này không nằm trong số những PV chuyên viết bài "tào lao", thì đích thị đây là một bài PR đặt hàng - Tức viết để chửi nhưng người bị chửi sẽ trả tiền cho bạn. Cao thủ thật!
Hoạt ngôn! Anh dùng từ hay đấy ạ.
Bài này em nghĩ là nó sống ít ngày lắm ạ.
Bài này nó là lá gì đi chăng nữa thì em nghĩ cũng có tác động ít nhiều đến những ai muốn làm Nông nghiệp bền vững. Có đọng lại là tốt rồi anh ạ.
 
Bài viết khá sắc xảo. Nhưng tiếc rằng người nông dân khó có thể đồng hành cung doanh nghiệp. Mục đích chung của họ là lợi nhuận. Nông dân chỉ cần lợi nhuận 1-2 nhưng tham vọng của doanh nghiệp thì cao hơn rất nhiều.
 
Hoạt ngôn! Anh dùng từ hay đấy ạ.
Bài này em nghĩ là nó sống ít ngày lắm ạ.
Bài này nó là lá gì đi chăng nữa thì em nghĩ cũng có tác động ít nhiều đến những ai muốn làm Nông nghiệp bền vững. Có đọng lại là tốt rồi anh ạ.
Thích nhất câu cuối, chỉ cần đọng lại hay còn xót 1 chút gì thì sẽ có lúc ...
 

đọc bài báo biết trách aiđây.giả sử tôi là ndkhi tham gia liên kết 4 nhà nếu doanh nghiệp lơ là kiểm tra là tôi làm tráo ngay .nếu giá thị trường cao hơn là tôi lật kèo .còn nếu tôi là doanh nghiệp tôi nắm quyền chủ động phân phối thì lợi nhuận chắc chắn tôi phải được phần hơn.cực chẳng đã bởi vì ko thể kiểm soát đươc hàng vạn nd nên phải đầu tư từ a đến z .chung qui cũng chỉ tại ko có lòng tin.
 
đọc bài báo biết trách aiđây.giả sử tôi là ndkhi tham gia liên kết 4 nhà nếu doanh nghiệp lơ là kiểm tra là tôi làm tráo ngay .nếu giá thị trường cao hơn là tôi lật kèo .còn nếu tôi là doanh nghiệp tôi nắm quyền chủ động phân phối thì lợi nhuận chắc chắn tôi phải được phần hơn.cực chẳng đã bởi vì ko thể kiểm soát đươc hàng vạn nd nên phải đầu tư từ a đến z .chung qui cũng chỉ tại ko có lòng tin.
Nay có thêm Nhà Bank nữa ạ :hoa::hoa::hoa:
 
Hoạt ngôn! Anh dùng từ hay đấy ạ.
Bài này em nghĩ là nó sống ít ngày lắm ạ.
Bài này nó là lá gì đi chăng nữa thì em nghĩ cũng có tác động ít nhiều đến những ai muốn làm Nông nghiệp bền vững. Có đọng lại là tốt rồi anh ạ.
Muốn giúp người nông dân thì phải tìm ra cái họ thực sự thiếu và yếu. Chúng ta phải nên có cái nhìn toàn diện, không thể chỉ nhìn vào một sự việc, cá nhân nào đó mà có thể đưa ra nhận định chính xác được. Ai đó đã nói rằng, trước khi tìm được sự cứu giúp thì hãy tự cứu mình. Nói chung, cứ khi nào gặp khó khăn là người dân chỉ còn biết kêu than và trách móc, quanh đi quẩn lại cũng chỉ tại cái này cái kia, chứ thực ra là không phải tại bản thân mình. Cứ làm việc có trách nhiệm với bản thân mình và với công việc mình như người Nhật người Mỹ xem tình hình sẽ thế nào? Bạn làm việc cho người Nhật mà khi đi làm trễ giờ bạn đổ lỗi cho kẹt xe hay do gia đình có việc này việc kia xem người ta có chấp nhận không? Tất cả chỉ là ngụy biện cho cái yếu kém của mình mà thôi!
Sau hơn 10 năm lăn lộn khắp các vùng nông thôn, từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi lên miền ngược, từ đồng bằng tới vùng núi cao nguyên... tôi tìm thấy câu trả lời xác đáng nhất cho mình về cái THIẾU của người nông dân. Họ thiếu hàng ngàn thứ, mà chả ai liệt kê nổi, vì nhu cầu thì vô tận mà cuộc sống thì có hạn mà! Vì vậy, tôi chỉ đưa ra cái THIẾU căn bản nhất và QUYẾT ĐỊNH nhất đến sự tiến bộ của nông dân trong việc tăng gia sản xuất của họ. Vâng, đúng vậy, nông dân thiếu KIẾN THỨC. Không có kiến thức thì chả biết bao nhiêu tiền cho đủ để cho; chả có thần thánh nào đủ kiên nhẫn mà ban phát phép thuật cho người không có kiến thức ngày này qua tháng khác mãi... Nếu vị nào muốn kiểm chứng điều trên thì cứ thử đưa hai người nông dân, một người giàu có và người kia thì đói nghèo ra mà tìm hiểu, so sánh xem sao?
Nếu vị nào trên diễn đàn này cảm thấy mình thực sự có tâm huyết với nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam thì lên tiếng đi, tôi sẽ ngay lập tức đến diện kiến liền. Tôi chỉ sợ người nói mà không làm hoặc không biết làm mà nói nhiều thôi. Còn với những người Tài năng, đức độ, khiêm nhường, nhiệt huyết thì tôi không bao giờ sợ cả. Và, với tôi, câu trả lời hay nhất là HÀNH ĐỘNG!
 
Ngô Nguyêt Hữu không thuộc trường phái viết về nông nghiệp, cũng không phải pv tào lao chuyên viết cho các báo lá cải. Có lẽ Ngô cũng chẳng nghĩ bài mình lên đây vì bài viết cho góc khác. Haha, vui.
 
Hôm nay vừa nghe vụ ông nông dân Thái Bình đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ thì bị các nhà khoa học đập cho vỡ mặt. Có một tay viên chức đứng ra bênh thì bị đích thân bộ trưởng bộ KHCN gọi lên xạc. Rồi ông bị một tay bên bộ Công Thương gạt cho đi xây mấy cái lò để nó kiếm vài chục tỷ mỗi cái nó cho vài chục triệu. Đến cái thứ 3 thì nó đuổi ông về vì nó đã có thằng nắm bắt được bí kíp.
Vậy thì cứ ngồi đó mà chờ các nhà đến cứu???
Quay lại chuyện DN kia làm NN. Mặt tích cực là tự nhiên vấn đề rau sạch lại được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông. Rồi mỗi người một ý: nào lo cho ND mất việc. Nào lo các doanh nghiệp nhỏ bị bóp chết. Cá nhân tôi chủ băn khoăn mỗi câu hỏi: CN Ixrael cao siêu là thế, sao mấy anh DN đó không đầu tư hẳn sang Mỹ, Âu mà kiếm lời? Ở đó thị trường lớn và sạch không phải cạnh tranh với rau bẩn. Hay cũng chỉ là lợi dụng sự thiếu hiểu biết của dân ta kiếm lời?
 
E hiểu vấn đề là ở đâu. E là dân phố, học hành không thực dụng không nhớ.
Chúng ta cần soi vào cách sản xuất và phí bỏ ra. Có một lần nhấp vào phim trên mạng có ông đã nói về thay đổi trong sản xuất. Đầu tiên không tạo ra thặng dư trên một diện tích, tức là cta phải đi nhiều nhưng kết quả mơ màng. Rồi canh tác thay lối du mục, khối lượng hữu cơ tăng lên trên cùng đơn vị diện tích, con người dùng phần thân trên như tay, não nhiều. Tới hôm nay, chỉ nghe thấy hai phái, giống như nhà vợ e rất điển hình như gia đình cô Sáu. Lúc này lao động dạng sức bền của chân tay lên ngôi. Nghịch lí mà e được biết đó là " tại sao não bộ không thay đổi kĩ thuật", bởi vì họ k ăn đủ chất đạm, người nông dân như bố mẹ vợ e không muốn thay đổi tình trạng thiếu thịt thừa thóc vì lo ô nhiễm phân động vật. Đó là nhà vợ e và số đông đồng hương, thiếu đạm thì thiếu đổi mới làm trọng, chất tinh bột là cách cơ thể giải phóng quan niệm canh tác sản xuất cũ.
Phe kia không làm nông nhưng có tiền vốn bự để chơi đồ hàng nặng kí, lúc này não và phần thân dưới được đề cao nhằm giải quyết. Tạo ra tập đoàn cnc như bài, không phải nông dân.
Chuyện dễ hiểu khi ví dụ thế này:
gà ấp thế nào vừa tốt vừa đủ tốn năng lượng?
Đó là để gà mẹ ấp. Con người vì sứ mệng, tiền tạo ra gà siêu trứng, ấp nở gà đó qua máy với mức năng lượng xứng đáng. Tức là tốn kém nhất! Và đó là cách của người dùng máy móc như motor đảo và thiết bị nhiệt công suất lớn.
Và vì lợi nhuận khủng do vắng bóng phe ít được biết tới. Đó là phe dùng não, thân trên.
Thực tế đảo trứng, nhất là gà rất ít vẫn ra kết quả tuyệt đối. Nhưng với người không phải nông dân hay dù là nông dân muốn kết quả tuyệt đối lầm tưởng phải thế này. Hay theo ý tưởng con người!
Làm sao mà con gà phải hiểu. Vì nó được đầu tư mạnh và không được lựa chọn.
Dễ hiểu, thay vì tốn kém motor, điện sao không làm lò kiểu khác, dao động cơ bắp qua ròng rọc truyền động là giải pháp giảm phí nhất và tăng mức hạnh phúc cho người làm.
Cta bỏ qua, nhảy vọt, từ ngữ mĩ miều này gắn với tốc độ, nguồn lực nhảy vọt. Việc làm ăn phải đảm bảo sự phát triển không ngừng nghỉ của sinh vật, con người, chứ không phải suy thoái, máy móc.
 
Thật không ngờ một bài báo viết quá sai về mô hình nông nghiệp lại được trang chuyên về nông nghiệp đưa vào và có nhiều anh chị quan tâm đến vậy. Cty này đã thành công ở một tỉnh phía bắc và được chính quyền cũng như nông dân ủng hộ. Hông có chuyện làm ra sản phẩm mà vắng bóng người nông dân đâu....
 
A trác, trước khi có cái tâm, người ta muốn cái tầm bản thân. K ai quan tâm đến người khác nếu lợi ích k đầy đủ, k ăn sao mà lo được. Nếu có tiền, những người nghiên cứu, không phải nông dân vẫn hợp tác. E tin là vậy!
 
A trác, trước khi có cái tâm, người ta muốn cái tầm bản thân. K ai quan tâm đến người khác nếu lợi ích k đầy đủ, k ăn sao mà lo được. Nếu có tiền, những người nghiên cứu, không phải nông dân vẫn hợp tác. E tin là vậy!
Vấn đề của cái bài viết là hông đúng bạn ah. Mô hình khép kín này thực chất đâu có chuyện người nông dân bị bỏ rơi.... Bài báo được copy về đây không chuẩn về thông tin.
 
Các bạn lươn lẹo kinh nhỉ. Đã là kinh doanh thì phải chấp nhận quy luật Cung - Cầu cũng như cạnh tranh sòng phẳng. Rau người ta đắt tiền hơn nhưng khách hàng vẫn mua vì đó là rau sạch, rau an toàn. Còn nông dân, suốt bao năm qua trồng rau bẩn, phun thuốc sâu, đầu độc chính đồng bào mình, thì khách hàng sẽ không mua nữa. Các bạn lỗ vốn thì các bạn có thể chuyển làm nghề khác hay gì, đó là chuyện của các bạn, cớ sao lại thẳng thừng yêu cầu người ta - những người làm ăn chân chính - phải "hợp tác" với các bạn? Các bạn lấy quyền gì yêu cầu điều đó?

Cái xấu, dần dần sẽ bị đào thải, đó là quy luật tự nhiên.
 
Ông nào có tâm, tiềm lực kinh tế mạnh đi ra nước ngoài mà tìm đầu ra cho sp rồi về làm mô hình(cái này đúng ra là việc của chính quyền), so sánh mạnh yếu rồi định hướng và liên kết với nhà nông, còn nha khoa học thì đặt hàng theo từng nhu cầu(ví dụ tôi cần cái cây giống này và đặt hàng các ông)..thì may ra 10 năm nữa mới bắt kịp các nước như Thái Lan. Định hướng làm chất lượng cao và cực cao luôn xuất đi Âu, Mỹ..chứ ko phải làm hàng theo kiểu có thế nào bán thế rồi lại lặp lại câu chuyện như dưa hấu bán cho TẬP CẬN BÌNH nữa
 


Back
Top