Nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi: Nhập của ai?

  • Thread starter hathu-yeunongnghiep
  • Ngày gửi
Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc lớn vào ngành nông nghiệp với mức đóng góp quan trọng vào GDP quốc gia (20% - theo NCEIF (trung tâm thông tin và dự báo Kinh Tế - Xã Hội Quốc Gia ) và tỷ lệ lao động toàn quốc (48,2% - số liệu thống kê năm 2012 của Tổng cục Thống Kê). Nhưng có một thực tế đáng ngạc nhiên là hàng năm chúng ta vẫn cần phải nhập khẩu một lượng lớn thức ăn chăn nuôi, trong khi ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước cũng do doanh nghiệp nước ngoài chiếm phần lớn thị phần.

(TBKTSG Online) – Các doanh nghiệp Việt Nam hàng năm bỏ ra trên dưới 2 tỉ đô la Mỹ để nhập khẩu lúa mì, đậu nành, khô dầu đậu nành, bắp… để chế biến biến thức ăn chăn nuôi và cũng từ nhiều năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thừa nhận đây là nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong các mặt hàng liên quan tới nông nghiệp.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 8 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu xấp xỉ 1,5 tỉ đô la và nếu tính thêm gần 2 triệu tấn lúa mì nhập khẩu trong cùng thời gian này với gần 600 triệu đô la thì chỉ trong 8 tháng, Việt Nam đã chi ra hơn 2 tỉ đô la cho nhóm mặt hàng này.
Theo Công ty phân tích, dự báo thị trường nông sản Agromonitor, thời gian qua, trong số các loại nguyên liệu chính, nhập khẩu lúa mì, bắp hạt, đậu nành tăng khá mạnh đổi lại nhập khẩu khô đậu nành và DDGS (bã bắp) lại giảm bởi giá khô đậu nành tăng cao khiến cho các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu khô dầu hạt cải và khô dầu cọ thay thế.
Nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN) các loại trong 7 tháng đầu năm 2012 (ngàn tấn, so với cùng kỳ năm trước)




Nguồn: Agromonitor tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan, đơn vị tính: ngàn tấn
Nhập khẩu lúa mì từ Úc tiếp tục tăng đưa thị trường này vươn lên dẫn đầu trong danh sách các nhà xuất khẩu nguyên liệu TACN sang Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2012, từ vị trí thứ 2 của cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, nhập khẩu khô đậu nành từ Ấn Độ giảm mạnh đã khiến nước này mất vị trí dẫn đầu và rơi xuống vị trí thứ 3. Nhập khẩu đậu nành từ Brazil tăng mạnh đưa nước này vươn lên vị trí thứ 2 từ vị trí thứ 5 của cùng kỳ năm trước.
Top 20 thị trường xuất khẩu nguyên liệu TACN lớn nhất sang Việt Nam trong 7 tháng năm 2012 (triệu đô la)



Top 20 thị trường xuất khẩu nguyên liệu TACN lớn nhất sang Việt Nam trong 7 tháng năm 2011 (triệu đô la)


Nguồn: Agromonitor tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Nhập khẩu khô đậu nành
Nguồn cung khan hiếm, giá cao khiến cho khô đậu nành Ấn Độ mất đi tính cạnh tranh so với khô đậu nành Nam Mỹ. Nhập khẩu khô đậu nành từ Ấn Độ trong 7 tháng đầu năm 2012 giảm tới 54,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó với lợi thế giá và thời gian vận chuyển, các doanh nghiệp Việt Nam đã đẩy mạnh nhập khẩu khô đậu nành từ Trung Quốc khiến giá trị nhập khẩu khô đậu tương từ thị trường này trong 7 tháng đầu năm 2012 tăng 198,4% so với cùng kỳ, dù con số tuyệt đối chưa hẳn đã cao nhất.

Nhập khẩu khô đậu nành của Việt Nam theo thị trường trong 7 tháng năm 2012
Thị trường
7 tháng 2011 (triệu đô la)
7 tháng 2012 (triệu đô la)
Thay đổi (%)
Argentina
261.2​
302.2​
15.7​
Ấn Độ
317.5​
143.2​
-54.9​
Brazil
107.7​
121.1​
12.5​
Trung Quốc
11.6​
34.5​
198.4​
Mỹ
13.4​
17.5​
30.7​
Singapore
3.4​
3.9​
14.4​
Nga
0.0​
0.9​
-​
Đài Loan
0.2​
0.3​
20.7​
Malaysia
0.5​
0.2​
-54.3​
Úc
0.3​
0.0​
-100.0​
Thị trường khác
0.3​
0.5​
52.8​

<tbody>
</tbody>
Nguồn: Agromonitor tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Nhập khẩu đậu nành
Brazil vượt qua Mỹ trở thành nhà cung cấp đậu nành lớn nhất cho thị trường Việt Nam. Ngoài ra khu vực Nam Mỹ còn có sự góp mặt của Paraguay và Uruguay. Riêng nhập khẩu từ Argentina lại sụt giảm tới 96,3% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu đậu nành của Việt Nam từ Mỹ và Canada vẫn tăng khá so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu đậu tương của Việt Nam theo thị trường trong 7 tháng năm 2012
Thị trường
7 tháng 2011 (triệu đô la)
7 tháng 2012 (triệu đô la)
Thay đổi (%)
Brazil
38.4​
302.1​
686.7​
Mỹ
63.3​
91.3​
44.1​
Canada
11.5​
63.4​
451.3​
Paraguay
11.7​
20.0​
70.4​
Uruguay
0.3​
1.6​
444.9​
Trung Quốc
1.0​
0.7​
-31.4​
Argentina
14.2​
0.5​
-96.3​
Thái Lan
0.2​
0.2​
-6.4​
Ucraina
1.3​
0.0​
-100.0​
Ấn Độ
0.2​
0.0​
-100.0​
Thị trường khác
0.3​
0.4​
29.9​

<tbody>
</tbody>
Nguồn: Agromonitor tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Nhâp khẩu bắp
Bất chấp những rắc rối xung quanh việc Việt Nam tái xuất một số lô hàng bắp của Ấn Độ do nhiễm mọt hồi đầu cuối năm ngoái đầu năm nay, Ấn Độ vẫn là đối tác lớn nhất cho nhập khẩu bắp của Việt Nam với kim ngạch 7 tháng đầu năm 2012 tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng chuyển hướng sang nhập khẩu nhiều hơn từ thị trường Argentina sau những vấn đề về mọt trong bắp của Ấn Độ.
Nhập khẩu bắp của Việt Nam theo thị trường trong 7 tháng đầu năm 2012
Thị trường
7 tháng 2011(triệu USD)
7 tháng 2012 (triệu đô la)
Thay đổi (%)
Ấn Độ
101.9​
214.1​
110.1​
Argentina
0.8​
57.9​
7561.2​
Campuchia
5.7​
6.7​
16.0​
Myanmar
9.4​
2.5​
-73.2​
Pakistan
2.0​
1.4​
-28.5​
Lào
1.9​
1.4​
-25.8​
Indonesia
0.0​
1.3​
-​
Thái Lan
35.2​
1.0​
-97.1​
Mỹ
1.4​
0.1​
-89.0​
Brazil
40.2​
0.0​
-100.0​
Thị trường khác
0.0​
0.4​
69212.2​

<tbody>
</tbody>
Nguồn: Agromonitor tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Nhập khẩu lúa mì
Úc vẫn giữ vị trí nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất sang Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2012 với việc tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài Úc, các doanh nghiệp Việt Nam cũng tranh thủ nhập khẩu nguồn cung lúa mì giá rẻ từ Ấn Độ và Ucraina, tuy nhiên, giá trị không đáng kể. Ngược lại, nhập khẩu lúa mì từ Mỹ và Canada suy giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu lúa mì của Việt Nam theo thị trường trong 7 tháng năm 2012
Thị trường
7tháng2011(triệu đô la)
7 tháng 2012 (triệu đô la)
Thay đổi (%)
Úc
435.4​
482.0​
10.7​
Mỹ
64.1​
22.4​
-65.1​
Canada
5.7​
1.7​
-70.7​
Ấn Độ
0.2​
1.3​
490.0​
Ucraina
0.0​
1.0​
7617.9​
Kazakhstan
0.0​
0.5​
-​
Litva
0.0​
0.4​
-​
Thổ Nhĩ Kỳ
0.0​
0.2​
-​
Pakistan
3.2​
0.0​
-100.0​
Malaysia
0.3​
0.0​
-100.0​
Thị trường khác
0.1​
0.3​
153.0​

<tbody>
</tbody>
Nguồn: Agromonitor tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Trong nước sản xuất
Do vài năm gần đây giá bắp hạt, giá sắn mì (khoai mì) được cải thiện nên diện tích và sản lượng tăng khá, mỗi năm cả nước có hơn 1 triệu héc ta gieo trồng bắp với sản lượng như năm ngoái đạt 4,6 triệu tấn, sắn mì gần 10 triệu tấn, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tuy nhiên, do năng suất thấp, hiệu không bằng các cây trồng khác nên sản lượng đậu nành cho xu hướng giảm, như năm ngoái chỉ còn 250.000 tấn, trong khi trước đây 300.000-350.000 tấn mỗi năm.


[Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/Home/n...-che-bien-thuc-an-chan-nuoi-Nhap-cua-ai?.html]
 




Back
Top