Nguyên nhân gà bị còi

  • Thread starter TrạiGàGiữaThànhPhố
  • Ngày gửi
Bệnh cầu trùng (Coccidiosis) ở gia cầm

Bệnh cầu trùng ở gia cầm do Protoza gây ra. Tác nhân bệnh là loại nội ký sinh thuộc giống Eimeria. Có 9 loại coccidia có thể gây bệnh cho gà.

I.ĐỘNG VẬT CẢM THỤ

Các loại chim, gia cầm đều nhiễm bệnh. Lứa tuổi nhiễm bệnh từ 5-7 ngày trở đi.

II. NGUYÊN NHÂN

Do 9 loại cầu trùng gây bệnh như sau:

- Eimeria tenella: Cầu trùng manh tràng

- Eimeria necatrix: Cầu trùng ruột non

- Eimeria acervulina: Cầu trùng ruột non

- Eimeria maxima: Cầu trùng ruột non

- Eimeria bruneti: Cầu trùng ruột già

- Eimeria mitis: Ít gây bệnh

- Eimeria mivati: Ít gây bệnh

- Eimeria hagani: Ít gây bệnh

- Eimeria praecox: Ít gây bệnh

III. CON ĐƯỜNG TRUYỀN LÂY

Vòng đời cầu trùng được chia làm 2 giai đoạn: ngoài môi trường và trong cơ thể vật chủ:

* Giai đoạn bên ngoài môi trường:

Các kén hợp tử được bài tiết trong phân của gà bị nhiễm bệnh. Trong điều kiện thích hợp của nhiệt độ và độ ẩm kén hợp tử trải qua phát triển để tạo thành một kén hợp tử mẹ (noãn) có khả năng lây nhiễm cho con gà khác. Khoảng 24 đến 72 giờ là thời gian cần thiết cho sự hình thành của sporocysts này.

* Giai đoạn xâm nhiễm bên trong cơ thể vật chủ:

Được tính từ khi gà ăn phải nang bào tử của cầu trùng có trong thức ăn nước uống bị nhiễm từ nền chuồng vào.
Ở trong đường tiêu hóa, dưới tác dụng của các dung dịch men tiêu hóa, màng bao bọc ngoài của các noãn nang bị phân hủy và giải phóng các bào tử vào khoang ruột. Tùy thuộc vào từng loại mà bào tử thích nghi ở những phần ruột khác nhau của đường tiêu hóa. Ở đó các bào tử xâm nhập vào các tế bào biểu mô của thành ruột.

Bào tử phát triển hay còn gọi là trưởng thành làm đầy tế bào và dẫn đến sự phân chia thành nhiều phần nhỏ trong tế bào.

Trong giai đoạn phân chia, nhân của tế bào được chia thành một số phần và mỗi phần nhận được một ít tế bào chất.

Sau khi kết thúc một lần phân chia, các bào tử được giải phóng ra với dạng hình thoi, có thể bám vào tế bào ký chủ hoặc xâm nhập vào các tế bào khác và tiếp tục một quá trình phân chia của thế hệ thứ 2. Quá trình phân chia tiếp tục một vài thế hệ tiếp sau. Kết quả làm cho các tế bào biểu mô ở đường tiêu hóa bị phả hủy gây xuất huyết, biểu hiện ra ngoài là phân có máu đỏ.

Trong quá trình phân chia và phát triển chỉ có một số bào tử chuyển thành tế bào đực và một số chuyển thành tế bào cái. Tiếp sau đó bắt đầu một quá trình sinh sản hữu tính. Trong quá trình phát triển, những thể chưa thành thục về tính được gọi là giao tử. Những giao tử đục phân chia thành một số lượng lớn các giao tử con linh động. Trong khi đó các giao tử cái lớn dần thành những giao tử cái riêng lẻ rồi kết quả hợp thành hợp tử. Hợp tử này sẽ được bao bởi một lớp màng và trở thành noãn nang. Noãn nang được bài tiết ra ngoài theo phân ở dạng nguyên bào tử. Các nguyên bào tử nếu lây nhiễm vào thức ăn, nước uống sẽ xâm nhập cơ thể theo đường tiêu hóa. Ở đó nó lại được phân chia thành các kén bào tử. trong loài Eimeria, noãn nang trưởng thành chứa 4 kén bào tử và mỗi kén bào tử có 2 hạt bào tử.

IV. TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH

a, Bệnh gây ra do Eimeria tenella:

Đây là loài chỉ gây bệnh ở manh tràng, là một trong phần lớn những bệnh cầu trùng dễ dàng nhận ra nhất. Bệnh phát triển nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào số lượng noãn nang mà gà ăn phải. Nếu nhiễm ít, gà có thể tạo ra miễn dịch chống được bệnh. Nhưng nhiễm nhiều bệnh sẽ phát ra thành ổ dịch lớn, nhanh, gây tỷ lệ chết cao.

+ Sau khi ăn phải noãn nang thì 4 ngày sau có biểu hiện triệu chứng.

- Xù lông, ủ rũ, chậm chạp.

- Phân đỏ (có máu) hoặc sáp nâu. Do quá trình phân chia noãn nang ở thế hệ thứ hai làm rách thành của tế bào mang tràng gây xuất huyết. Nếu xuất huyết ít thì máu + phân thành màu sáp (trường hợp này thường ở gà lớn nhiều hơn gà con).

+ Mổ khám bệnh tích:

- Sau khi nhiễm noãn nang 3 ngày mổ thấy thành ruột mang tràng dày lên một chút.

- Sau khi nhiễm 4-5 ngày, manh tràng bị sưng to chứa đầy máu, kéo dài tới 3 tuần.

Vì vậy, nếu gà bị thiếu vitamin K thì khả năng xuất huyết kéo dài gây nên chết.

Sau khi bệnh, gà tạo được miễn dịch chống lại sự tái nhiễm lần sau.

b, Bệnh gây ra do Eimeria necatrix

+ Triệu chứng:

Đây là thể trầm trọng của bệnh cầu trùng ở 2/3 phía trên của ruột non. Sau khi các hạt bào tử xuyên vào lớp biểu mô, nó cứ trú ở phần sâu của thành ruột. Một số lượng lớn thế hệ phân chia thứ hai thành thục ở tế bào dưới lớp tế bào biểu mô. Nó phá hủy tế bào và gây xuất huyết. Quá trình sinh sản hữu tính lại xảy ra ở manh tràng và như vậy các nang bào lại có ở phần trên của đường tiêu hóa. Triệu chứng biểu hiện:

- Ủ rũ, chậm chạp, xù lông, sã cánh.

- Tiêu chảy phân nhão, đôi khi có máu.

+ Bệnh tích mổ khám:

- Ruột non sưng to quá mức, mất khả năng nhu động.

- Bề mặt niêm mạc ruột có nhiều điểm trắng, đỏ. (Màu trắng là những quần thể bào tử phân chia (Schizont), còn màu đỏ là do xuất huyết thành đường tiêu hóa). Ngoài ra trong đường tiêu hóa còn có dịch nhầy với máu.

c, Bệnh gây ra do Eimeria acervulina

+ Triệu chứng Eimeria acervulina chỉ gây ra ở phần trước của đường tiêu hóa. Có một số trường hợp bệnh trải dài tới 1/2 đường tiêu hóa. Mần bệnh chỉ ký sinh ở những tế bào bề mặt. Vì vậy bệnh chỉ xảy ra ở thể nhẹ với một số triệu chứng:

- Giảm trọng lượng.

- Tiêu chảy phân trắng, phân sống.

Bệnh không gây chết gà nên thường có tâm lý chủ quan. Hậu quả gây thiệt hại kinh tế rất lớn do làm tăng tiêu tốn thức ăn (FCR)

+ Mổ khám bệnh tích thấy:

- Có những vệt trắng ở phần ruột non- tá tràng.

- Niêm mạc ruột non (kế phần tá tràng) dầy lên, phù và sung huyết đỏ.

- Có một số điểm trắng và đỏ nhỏ (do bào tử phân chia gây viêm đỏ).

d, Bệnh gây ra do Eimeria maxima

+ Triệu chứng:

Đây cũng là loài gây bệnh nhẹ, chủ yếu ở đoạn giữa và 1/2 đoạn cuối của ruột non. Mần bệnh chỉ ký sinh ở bề mặt tế bào biểu mô gây ra một số triệu chứng:

- Giảm trọng lượng.

- Tiêu chảy phân trắng.

- Gà đẻ giảm và vỏ trứng mỏng.

+ Bệnh tích mổ khám thấy:

- Có nhiều điểm trắng trên niêm mạc ruột (có thể nhìn thấy qua bề mặt lớp thanh dịch).

- Niêm mạc ruột dày lên.

đ, Bệnh gây ra do Eimeria brunetti

Bệnh do E. brunetti thường gây bệnh tích ở phần sau của đường tiêu hóa như ở cổ của manh tràng, kết tràng và trực tràng.

- Ở kết tràng phần lớn những đám có điểm trắng. Nói chung người ta ít thấy triệu chứng của loài này.

Những thể phân chia tìm thấy ở lớp biểu mô gần màng đáy. Trường hợp bệnh trầm trọng, lớp biểu mô liên kết dưới sẽ bị tấn công do những thể phân chia ở thế hệ thứ 2 phá vỡ biểu mô làm sưng đường tiêu hóa và gây xuất huyết với mức độ khác nhau (xuất huyết điểm).

Trong một số bệnh tích như xuất huyết điểm, viêm Cata hay hoại tử ruột chưa thể hoàn toàn kết luận là do E.brunetti.

Ngoài 5 loại Eimeria trên, bốn loại E. mitis, E. mivati, E. hagani, E. praecox thì ít gây bệnh và nếu có gây bệnh thì thiệt hại kinh tế không cao.

V. CHẨN ĐOÁN

Phần lớn những ổ dịch cấp tính của bệnh thì không cần phải xác định ở phòng thí nghiệm. Tuy nhiên với những bệnh tích không đủ đặc hiệu thì kiểm tra bệnh phẩm ở phòng thí nghiệm bằng biện pháp soi kính tìm những loài Eimeria gây bệnh.

+ Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh:

- Bệnh tụ huyết trùng: Cũn có triệu chứng phân đỏ, có máu trong trường hợp bệnh cấp tính. Nhưng chết nhanh, tỷ lệ chết cao ở giai đoạn trên 1 tháng tuổi. Bệnh tích ở mỡ vành tim xuất huyết, không sưng manh tràng. Điều trị bằng Streptomycin, Kanamycin, Tetramycin bệnh khỏi nhanh, còn cầu trùng không khỏi.

- Bệnh Gumboro: Triệu chứng lông xù, phân lúc đầu loãng có màng nhầy và trắng sau nâu đỏ. Nhưng tốc độ bệnh xảy ra trong vòng 3-7 ngày và tỷ lệ chết cao. Bệnh tích không sưng manh tràng mà chỉ sưng túi Fabricius, bệnh này chỉ có vacine, chứ ko có thuốc trị vì đây là virus . (Newcastle cũng vậy)

- Bệnh nhiễm độc nấm Aflatoxxin: Phân cũng đỏ do xuất huyết ruột. Bệnh tích gan sưng và xuất huyết giai đoạn cấp tính, sau đó khối u nổi sần sùi và dai chắc, không sưng manh tràng.

- Bệnh bạch lỵ, thương hàn, phó thương hàn và E.Coli: Triệu chứng phân tiêu chảy trắng như là cầu trùng ruột non. Bệnh tích mổ ra ruột không sưng to và có điểm trắng vệt như cầu trùng. Dùng kháng sinh Chloramphenicol, Chlotetrasol, Neodexin, Neocyclin điều trị cho uống hoặc tiêm bệnh giảm ngay. Còn cầu trùng thì không khỏi.

VI. PHÒNG TRỊ:

a. Phòng:

- Giữ gìn chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát nhằm ngăn chặn sự phát triển của an noãn.

- Dùng vaccin: Dùng vacxin tổng hợp 5 loài cầu trùng gây bệnh để phòng bệnh cho gà.
(IMMCOX chỉ cần cho uống một liều duy nhất lúc 3-7 ngày tuổi là miễn dịch suốt đời gà).

b. Trị:

Hiện nay các nhà sản xuất thuốc trị Cầu trùng thường sử dụng 3 nhóm (loại) thuốc sau:

* Amprolium: là vitamin B1 hoặc cấu trúc tương tự Thiamine. Nó hoạt động trên các giai đoạn phân bào thế hệ đầu tiên để ngăn chặn sản xuất merozoite và có một số hoạt động chống lại các giai đoạn tình dục và kén hợp tử hình thành bào tử. Nó thường được kết hợp với các thuốc khác để tăng cường hoạt động. Nó cạnh tranh ức chế sự vận chuyển tích cực của Thiamine trong ký sinh trùng. Nó được sử dụng để điều trị và kiểm soát bệnh cầu trùng manh tràng và ruột trong gia cầm.

Sử dụng: Thời gian điều trị kéo dài từ 5-7 ngày, ít độc, hiệu quả nhất ở trên gà nhỏ hoặc gà mới chớm bệnh, thích hợp dùng phòng bệnh khi gà bước vào giai đoạn mẫn cảm
(Amprol: Amprolium chlorhydrate 12%
Choong Ang Coccirol: Amprolium hydrocholoride 20%)

* Toltrazuril:Nó là một loại thuốc antiprotozoal triazinone và được sử dụng như một coccidiocidal để phòng ngừa và điều trị bệnh cầu trùng ở gia cầm. Đây là hoạt động chống lại các giai đoạn cả hai vô tính và hữu tính của Coccidia bằng cách ức chế sự phân chia hạt nhân của quá trình phân bào tạo bào tử cũng như hình thành của các nan noãn. Clazulril, Diclazuril, Ponazuril cũng là nó.

Sử dụng:
Cách 1: 7mg/1kg thể trọng hoặc 1ml/1lit nước, uống liên tục 48 giờ. Lặp lại sau 5 ngày.
Cách 2: 3ml/1lit nước uống 8 giờ mỗi ngày trong 2 ngày liên tiếp. Lặp lại sau 5 ngày.
(Baycox 2.5%
Nova-coc 2.5%
Marzurilcoc 2.5%).
QM-Toltracox.
* Sulfamide: Cấu trúc của Sulfamide tương tự như para-aminobenzoic acid (PABA), đó là cần thiết bởi vi khuẩn hoặc động vật nguyên sinh trong quá trình tổng hợp của folate (axit folic). Nó can thiệp vào giai đoạn đầu của sự tổng hợp folate. Sulfamid có mặt ở hầu hết các hoạt động chống lại các giai đoạn sinh sản vô tính và hoạt động ít hơn so với giai đoạn hữu tính của Coccidia.

Sử dụng:
- Sulfadimidine 16%: 8-10 ml / lít nước trong 4 ngày.
- Sulfadimethyl pyrimidin 12,5%: 7-8 ml / lít nước trong 2 ngày, 3 ngày tiếp theo uống nửa liều.
- Sulfaquinoxaline, 10,32%:
+ Cầu trùng manh tràng: 5ml/lit nước: 3 ngày thuốc > 2 ngày nước trắng > 3 ngày thuốc.
+ Cầu trùng nhóm còn lại: 3.5ml/lit nước: 3 ngày thuốc > 2 ngày nước trắng > 3 ngày thuốc > 2 ngày nước trắng > 3 ngày thuốc.

Theo mình thì các loại thuốc gốc Sulfa nên uông 3:2:2 là vừa

* Ngoài ra người ta còn trộn thuốc vào cám với tỉ lệ nhất định (tùy từng loại) để cho gia cầm ăn suốt quá trình nuôi dưỡng như:

- Diclazuril: 200g/tấn thức ăn.Clazulril,Toltrazuril, Ponazuril cũng là nó.
- Monensin: 500g/tấn thức ăn.
- Salinomycin: 500g/tấn thức ăn.
- Nitrobenzamides: 125g/tấn thức ăn.
- Nicarbazin: 125g/tấn thức ăn (không sử dụng vào mùa lạnh).
- Halofuginone: 3g/tấn thức ăn (ngưng 4 ngày trước khi giết thịt).
- Lasalocid: 75g-125g/tấn thức ăn.
- Maduramicin: 500g/tấn thức ăn......
Hiện tại chỉ thấy thức ăn Cargill của Mỹ là có trộn nhiều loại trị cầu trùng nhất.
Nếu như điều trị cầu trùng được thực hiện quá trễ thì sẽ bị viêm ruột kế phát mãn tính tức là bị còi (gà đi nhè nhẹ ăn ít gầy) ở dạng mãn tính này hầu như ko trị được.
 


Last edited by a moderator:
Theo bác thì gà bao nhiêu ngaỳ tuôi có thể bị cầu trùng?
Bác hỏi 1 câu tôi ko biết là bác có ý gì? nhưng tôi chỉ có thể trả lới là câu trả lời có trong bài rồi đó.
 
Ý gì đâu. Bài này bác nói bác viết ra nên bác là người hiểu nhất. Em đọc không hiểu nên em hỏi thôi?
Bác đừng hỏi tôi nhiều , tôi ko đủ kinh nghiệm lắm để trả lời đâu, vì tôi chưa từng lỗ đến 15 triệu :da:
 
Bác đừng hỏi tôi nhiều , tôi ko đủ kinh nghiệm lắm để trả lời đâu, vì tôi chưa từng lỗ đến 15 triệu :da:
Vậy bác cho hỏi vacxin (IMMCOX) ngừa cho gà đẻ suốt đời luôn ah
Mà bác bảo cho uống lúc 5-7 ngày tuổi vậy gà nuôi trên 6tháng sử dụng vacxin này co hiệu lực không
Cho hỏi thêm vacxin này là loại vacxin chiụ nhiệt hay sau em chưa có kinh nghiệm
cảm ơn bác nhiều
 

Bác đừng hỏi tôi nhiều , tôi ko đủ kinh nghiệm lắm để trả lời đâu, vì tôi chưa từng lỗ đến 15 triệu :da:
Tôi hỏi bác cho vui thôi. Chứ bác thì có gi để tôi hỏi ngoài ba cái lý thuyết suông trên intenet.
Bài viết trên là của bác viết ư? Không biết xấu hổ. Ăn cắp của người khác rồi noi là của mình tôi coi là vô sỉ. Cũng như thằng trộm gà mang ra chợ bán nói là gà nhà nó vậy? Vacin cầu trùng miễn dịch suốt đời ư? Lừa dc ngta một hai lần đầu thôi. Lần sau các trại đều không dùng. Chi phí quá cao so với không dùng.
Bác lôi chuyện tôi lỗ 15trieu ra rễu cơt tôi? Ôi xấu hổ quá. nghe trẻ con hết mức. 15Tr nó to thế à. Làm ăn mà ko có rủi ro thì bao giờ mới giàu???
Đừng có lôi chú Nguyễn Văn Năm ra và nói về bệnh đầu đen. Vì hồi tôi làm truyền hình clip ấy do em tôi dựng đấy. Xem youtube rồi đi ra oai với thiên hạ? Nhà bác chắc mới mua máy tính. Bệnh đầu đen chỉ cần sunfamono 3 ngày là khỏi. Chịu khó sờ bụng gà và xem phân là ok. Chỗ tôi có ai kêu gà chết vì đầu đen đâu trong khi nhà nào cũng bị.
Cách bác nói chuyện tôi cũng đoán bác mới nuôi và đang rất hăng say tìm hiểu. Nhưng đôi khi thực tế nó khác lắm. Vài lời góp ý thẳng. Chứ tôi không thích chửi nhau. Nông dân thì nên hiền lành chất phác.
Còn về vụ cầu trùng theo lý thuyết thì sau 10 ngày mới bị. Nhưng năm nay ngoài bắc có vài nơi 4;5 ngày đã bị manh tràng, 10 ngày ra máu. Đến thú y 5 năm đi làm còn không tin. Dẫn về tận vườn mới tin. Gà bị còi không phải do cầu trùng đâu. Thường là do viêm ruột kế phát sau ct. Tất nhiên gà còi còn nhiều lý do khác nữa...
 
Tôi hỏi bác cho vui thôi. Chứ bác thì có gi để tôi hỏi ngoài ba cái lý thuyết suông trên intenet.
Bài viết trên là của bác viết ư? Không biết xấu hổ. Ăn cắp của người khác rồi noi là của mình tôi coi là vô sỉ. Cũng như thằng trộm gà mang ra chợ bán nói là gà nhà nó vậy? Vacin cầu trùng miễn dịch suốt đời ư? Lừa dc ngta một hai lần đầu thôi. Lần sau các trại đều không dùng. Chi phí quá cao so với không dùng.
Bác lôi chuyện tôi lỗ 15trieu ra rễu cơt tôi? Ôi xấu hổ quá. nghe trẻ con hết mức. 15Tr nó to thế à. Làm ăn mà ko có rủi ro thì bao giờ mới giàu???
Đừng có lôi chú Nguyễn Văn Năm ra và nói về bệnh đầu đen. Vì hồi tôi làm truyền hình clip ấy do em tôi dựng đấy. Xem youtube rồi đi ra oai với thiên hạ? Nhà bác chắc mới mua máy tính. Bệnh đầu đen chỉ cần sunfamono 3 ngày là khỏi. Chịu khó sờ bụng gà và xem phân là ok. Chỗ tôi có ai kêu gà chết vì đầu đen đâu trong khi nhà nào cũng bị.
Cách bác nói chuyện tôi cũng đoán bác mới nuôi và đang rất hăng say tìm hiểu. Nhưng đôi khi thực tế nó khác lắm. Vài lời góp ý thẳng. Chứ tôi không thích chửi nhau. Nông dân thì nên hiền lành chất phác.
Còn về vụ cầu trùng theo lý thuyết thì sau 10 ngày mới bị. Nhưng năm nay ngoài bắc có vài nơi 4;5 ngày đã bị manh tràng, 10 ngày ra máu. Đến thú y 5 năm đi làm còn không tin. Dẫn về tận vườn mới tin. Gà bị còi không phải do cầu trùng đâu. Thường là do viêm ruột kế phát sau ct. Tất nhiên gà còi còn nhiều lý do khác nữa...
Chú mà hiền lành chất phác à??? nhìn avata của chú phì phèo điếu thuốc cũng đã biết chú hiền rồi, chú làm luôn cái tẩu lào luôn đi. :da:
 
Last edited by a moderator:
Chú mà hiền lành chất phác à??? nhìn avata của chú phì phèo điếu thuốc cũng đã biết chú hiền rồi, chú làm luôn cái tẩu lào luôn đi. :da:
Tẩu lào thì mua dc nhưng thuốc thì hiếm quá. Em thì đúng là không hiền tẹo nào. Nhưng dc cái ngoan. Hehe
 
nếu đúng @ phungnguyendiep nói
thì bạn cứ nói bài viết sưu tầm trích dẩn nhiều nguồn thì có sao đâu
chuyên môn mình kém.hoặc không có ,thì sưu tầm trích dẩn là điều tốt ,ace trên dđ đọc,tham khảo
sẻ ủng hộ hết mình
mình làm 1 điều tốt cho mọi người,đồng thời cũng nâng cao được kiến thức của mình
tôi đánh giá bài viết rất hay .và thật ngưỡng mộ nếu bài này của bạn viết
1 ks chăn nuôi, 1 bs thú y nếu không chuyên sâu
cũng không thể viết 1 bài có tính chuyên môn cao như vậy
 
nếu đúng @ phungnguyendiep nói
thì bạn cứ nói bài viết sưu tầm trích dẩn nhiều nguồn thì có sao đâu
chuyên môn mình kém.hoặc không có ,thì sưu tầm trích dẩn là điều tốt ,ace trên dđ đọc,tham khảo
sẻ ủng hộ hết mình
mình làm 1 điều tốt cho mọi người,đồng thời cũng nâng cao được kiến thức của mình
tôi đánh giá bài viết rất hay .và thật ngưỡng mộ nếu bài này của bạn viết
1 ks chăn nuôi, 1 bs thú y nếu không chuyên sâu
cũng không thể viết 1 bài có tính chuyên môn cao như vậy
Những bài viết như này là của chung tất cả mọi người chứ ko phải của riêng ai hết bác à, nói chính xác là nó được xuất phát từ những trường đại họa, viện nghiên cứu chăn nuôi của nước ngoài và được các giáo sư tiến sĩ VN dịch ra TViet, rồi sau đó đem dạy lại cho SViên thú y của nước ta. Chả là em hay chọc chơi thằng em phì phèo thuốc lá ấy nên nó ức nó nói lung tung thế thôi ạ. Nên bác đừng có để ý thằng em Phungnguyendiep của cháu làm gì, em nó tí tuổi nên chỉ được cái là nuôi gà thôi, những việc khác chưa dc đâu ạ.
 
Last edited by a moderator:
Ha ha. Em đâu có rảnh mà đi tức ai trên mạng xã hội. Em không biết gì nhưng thượng vàng hạ cám cũng làm trên 15 nghề và vị trí rồi. Chưa biết nhau sao đã coi thường nhau. Đúng là buồn cười, trẻ con quá
nếu đúng @ phungnguyendiep nói
thì bạn cứ nói bài viết sưu tầm trích dẩn nhiều nguồn thì có sao đâu
chuyên môn mình kém.hoặc không có ,thì sưu tầm trích dẩn là điều tốt ,ace trên dđ đọc,tham khảo
sẻ ủng hộ hết mình
mình làm 1 điều tốt cho mọi người,đồng thời cũng nâng cao được kiến thức của mình
tôi đánh giá bài viết rất hay .và thật ngưỡng mộ nếu bài này của bạn viết
1 ks chăn nuôi, 1 bs thú y nếu không chuyên sâu
cũng không thể viết 1 bài có tính chuyên môn cao như vậy
Lâu lắm mới thấy chú qua đây. Topic về con lợn của chú hay quá. Ngày nào cháu cũng vào tìm hiểu.
 
Ha ha. Em đâu có rảnh mà đi tức ai trên mạng xã hội. Em không biết gì nhưng thượng vàng hạ cám cũng làm trên 15 nghề và vị trí rồi. Chưa biết nhau sao đã coi thường nhau. Đúng là buồn cười, trẻ con quá.
Chắc chú bướng bỉnh quá nên làm làm chỗ nào cũng bị thôi việc nên mới ra 15 vị trí khác nhau chứ gì. :Dapdau:haha
 
Last edited by a moderator:


Back
Top