Nguyên Phó Thủ tướng tâm đắc "Dự án 180 tỷ của một nông dân"

  • Thread starter repthuy
  • Ngày gửi
Sau khi tham quan đồng ruộng được thiết kế ngay hàng thẳng lối, cùng với việc cây mía phát triển xanh tốt, ông Tạn đánh giá cao và tỏ ra tâm đắc.

16-09-28_h1.jpg

Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn tham quan nông trường mía của gia đình ông Tư Hợp

Ngày 23 tháng 7 năm 2014, báo NNVN đăng bài "Dự án 180 tỷ của một nông dân" phản ảnh một nông trường trồng mía rộng 1.500 ha (xã Ninh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) của gia đình ông Nguyễn Quang Hợp (còn gọi Tư Hợp), được sang nhượng lại năm 2011 từ một dự án trồng mía của Công ty CP NIVL (Ấn Độ) giá 180 tỷ đồng trong nhiều năm liền SX không hiệu quả, đất đai một số còn bỏ hoang hóa, năng suất chỉ đạt 30 tấn/ha.

Điều đáng nói, sau khi mua lại, ông Hợp đã cơ cấu lại giống mía, đặc biệt là thúc đẩy cơ giới hóa toàn bộ việc trồng mía, đưa năng suất mía niên vụ 2012-2013 và 2013-2014 lên bình quân 65 tấn/ha trong điều kiện không tưới, thu mỗi năm bình quân 86 tỷ đồng.

Trong chuyến viếng thăm và gặp gỡ lãnh đạo UBND tỉnh Tây Ninh mới đây, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn đã đến thăm nông trường mía của gia đình "nông dân trí thức" này.

Sau khi tham quan đồng ruộng được thiết kế ngay hàng thẳng lối, cùng với việc cây mía phát triển xanh tốt, ông Tạn đánh giá cao và tỏ ra tâm đắc. "Đây thực sự là mô hình SXNN ở VN qui mô tích tụ đáng kể được đầu tư hoàn toàn cơ giới hóa, hiện đại hóa phù hợp với xu thế thời đại, ngang bằng với các nước trồng mía tiên tiến, là niềm tự hào của ngành mía đường, cả nước hiện chưa nơi nào có 1.500 ha cây công nghiệp mà do hoàn toàn một gia đình làm chủ, quản lý sản xuất từ khâu làm đất, giống, chăm bón đến thu hoạch.

Trong điều kiện không tưới nhưng năng suất mía đạt 65 tấn/ha, cao nhất so với các nơi khác trong điều kiện không tưới. Đây cũng là hướng đi nằm trong cơ cấu lại ngành mía đường gồm 3 khâu, đó là giống mía năng suất chất lượng cao, cơ giới hóa và thủy lợi hóa.

Nếu 3 khâu này thực hiện tốt sẽ hạ giá thành 1 kg đường xuống còn 8.000 đồng, cộng với khấu hao tài sản cố định của nhà máy 2.000 đồng tức giá đường 10.000 đồng/kg, cạnh tranh với Thái Lan bán 11.000 đồng/kg. Như vậy, đường Thái Lan nhập lậu vào VN cũng không bán được", nguyên Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Sau đó, làm việc với bà Nguyễn Thị Thu Thủy (Chủ tịch UBND tỉnh), ông Nguyễn Công Tạn đã đề nghị chính quyền tỉnh sớm xem xét chấp thuận gia hạn dự án (theo giấy phép năm 2016 hết hạn) để gia đình ông Nguyễn Quang Hợp yên tâm đầu tư thủy lợi với chi phí dự kiến là 80 tỷ, biến vùng mía không tưới trở thành vùng mía có tưới nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả cây mía trong thời gian tới.

Theo: Đ.Quên/http://nongnghiep.vn/
 
180 tỷ số vốn không hề nhỏ với một nông dân, cho mình hỏi vốn huy đông ntn?
 
1 người không dùng dao giết nhiều người !

Chúc mừng Tư Hợp !

Chia buồn các nông dân trồng mía khác, đã không có lãi nhiều năm và nay sắp lỗ thêm vài năm !
 
1 người không dùng dao giết nhiều người !

Chúc mừng Tư Hợp !

Chia buồn các nông dân trồng mía khác, đã không có lãi nhiều năm và nay sắp lỗ thêm vài năm !
nói như bạn thì đất nước không bao giờ phát triển được, mình kém nt thì phải nghĩ cách sao cho bằng nt chứ không phải suy nghĩ phá hoại cho nt không hơn được mình, suy nghĩ của bạn chỉ làm cho nền nông nghiệp cũng như đất nước dần lui lại so với thế giới
 
Thời thế xã hội. Nay đã thay đổi.
Mong sẽ còn mạnh hơn thế nữa.
 
Cám ơn bác Tư Hợp đã khai sáng bản làng.
Em mơ ước nền nông nghiệp VN như vậy lâu lắm rồi mà càng đi càng đuối.
Nay bác dẫn đường chỉ lối vậy tất cả cần cố gắng hơn nữa để VN trở thành nước có nền nông nghiệp hiện đại hàng đầu TG
 
180 tỷ số vốn không hề nhỏ với một nông dân, cho mình hỏi vốn huy đông ntn?
180 tỷ chứ 1000 tỷ cũng có thể huy động được, vấn đề ở cái đầu bạn có đưa ra được bản kế hoạch chi tiết để thu hút vốn hay không. Nếu bản kế hoạch của bạn chứng minh được là có lợi nhuận thì mọi việc sẽ được tiến hành.
 
Vấn đề bất cập là ở chỗ. Bác hợp nhận chuyển nhượng năm 2011 đến năm 2016 là hết hạn của dự án. Với 5 năm sử dụng Bác đưa 180 tỷ vào quỹ đất chủ đầu tư Ấn độ trồng mía năng suất 30 tấn/năm lỗ trong nhiều năm. Bác thật sự rất Dũng cảm, hi vọng Bác sẽ dc đấu thầu tiếp. Ko lại có thêm 1 đồng Chí " đoàn Văn vươn " thứ 2
 
mía là cây trồng chủ lực của tỉnh,đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho doanh nghiệp mía đường ,còn nông dân trồng mía của tỉnh sắp bán đất trả nợ hết rồi.nhà mình trồng 10ha mía năm nào cũng phải tới tháng 2 âm lịch mới được nhà máy cho chặt,cây mía 4 thang cuối vụ không có một hạt mưa,khô như cây củi vậy mà mang đến nhà máy thử chử đường có ?? 8 chử ???.lỗ 180tr mùa này..hiazzz. khi nào nông dân quê mình mới giàu lên nổi.
 
mía là cây trồng chủ lực của tỉnh,đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho doanh nghiệp mía đường ,còn nông dân trồng mía của tỉnh sắp bán đất trả nợ hết rồi.nhà mình trồng 10ha mía năm nào cũng phải tới tháng 2 âm lịch mới được nhà máy cho chặt,cây mía 4 thang cuối vụ không có một hạt mưa,khô như cây củi vậy mà mang đến nhà máy thử chử đường có ?? 8 chử ???.lỗ 180tr mùa này..hiazzz. khi nào nông dân quê mình mới giàu lên nổi.
nghe thấy nhói lòng quá. Không biết bao giờ nhà nông mới khá lên nổi chứ nói chi tới giàu
 
một người dũng cảm trong nông nghiệp Việt. Mong sao có nhiều người như bác.
 
Thành thật chia buồn cùng bác.
Hạch toán cho 1 Ha theo thời giá mía đường tại thời điểm 12/2014:
Doanh số bán: sản lượng 61 tấn X 400.000 tấn tại vườn = 24.000.0000.
Chi phí: phân bón gốc, thuốc tối thiểu 20 triệu, phí nhân công tối thiểu 5 triệu.
Chi phí trồng tối thiểu 1 Ha 20 triệu/ 1 năm.
Không tính khấu hau, phí quản lý.
 
1500 ha mà rơi vào tay tui thì lợi ích kinh tế gấp ngàn lần trồng mía
 
Đã làm NN thì coi đất là tư liệu sx...không bán. Tui chăn nuôi.
 
Cây chủ lực của tỉnh, nhưng là chủ lực để
bóc lột, chứ không phải để dân giàu.

Nói thu lời gấp ngàn lần trồng mía không
phải là khoe giỏi, mà là được tự do không
bị bóc lột. Tôi rất tán thành.
 
Back
Top