Nguyên Phó Thủ tướng tâm đắc "Dự án 180 tỷ của một nông dân"

  • Thread starter repthuy
  • Ngày gửi
Sau khi tham quan đồng ruộng được thiết kế ngay hàng thẳng lối, cùng với việc cây mía phát triển xanh tốt, ông Tạn đánh giá cao và tỏ ra tâm đắc.

16-09-28_h1.jpg

Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn tham quan nông trường mía của gia đình ông Tư Hợp

Ngày 23 tháng 7 năm 2014, báo NNVN đăng bài "Dự án 180 tỷ của một nông dân" phản ảnh một nông trường trồng mía rộng 1.500 ha (xã Ninh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) của gia đình ông Nguyễn Quang Hợp (còn gọi Tư Hợp), được sang nhượng lại năm 2011 từ một dự án trồng mía của Công ty CP NIVL (Ấn Độ) giá 180 tỷ đồng trong nhiều năm liền SX không hiệu quả, đất đai một số còn bỏ hoang hóa, năng suất chỉ đạt 30 tấn/ha.

Điều đáng nói, sau khi mua lại, ông Hợp đã cơ cấu lại giống mía, đặc biệt là thúc đẩy cơ giới hóa toàn bộ việc trồng mía, đưa năng suất mía niên vụ 2012-2013 và 2013-2014 lên bình quân 65 tấn/ha trong điều kiện không tưới, thu mỗi năm bình quân 86 tỷ đồng.

Trong chuyến viếng thăm và gặp gỡ lãnh đạo UBND tỉnh Tây Ninh mới đây, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn đã đến thăm nông trường mía của gia đình "nông dân trí thức" này.

Sau khi tham quan đồng ruộng được thiết kế ngay hàng thẳng lối, cùng với việc cây mía phát triển xanh tốt, ông Tạn đánh giá cao và tỏ ra tâm đắc. "Đây thực sự là mô hình SXNN ở VN qui mô tích tụ đáng kể được đầu tư hoàn toàn cơ giới hóa, hiện đại hóa phù hợp với xu thế thời đại, ngang bằng với các nước trồng mía tiên tiến, là niềm tự hào của ngành mía đường, cả nước hiện chưa nơi nào có 1.500 ha cây công nghiệp mà do hoàn toàn một gia đình làm chủ, quản lý sản xuất từ khâu làm đất, giống, chăm bón đến thu hoạch.

Trong điều kiện không tưới nhưng năng suất mía đạt 65 tấn/ha, cao nhất so với các nơi khác trong điều kiện không tưới. Đây cũng là hướng đi nằm trong cơ cấu lại ngành mía đường gồm 3 khâu, đó là giống mía năng suất chất lượng cao, cơ giới hóa và thủy lợi hóa.

Nếu 3 khâu này thực hiện tốt sẽ hạ giá thành 1 kg đường xuống còn 8.000 đồng, cộng với khấu hao tài sản cố định của nhà máy 2.000 đồng tức giá đường 10.000 đồng/kg, cạnh tranh với Thái Lan bán 11.000 đồng/kg. Như vậy, đường Thái Lan nhập lậu vào VN cũng không bán được", nguyên Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Sau đó, làm việc với bà Nguyễn Thị Thu Thủy (Chủ tịch UBND tỉnh), ông Nguyễn Công Tạn đã đề nghị chính quyền tỉnh sớm xem xét chấp thuận gia hạn dự án (theo giấy phép năm 2016 hết hạn) để gia đình ông Nguyễn Quang Hợp yên tâm đầu tư thủy lợi với chi phí dự kiến là 80 tỷ, biến vùng mía không tưới trở thành vùng mía có tưới nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả cây mía trong thời gian tới.

Theo: Đ.Quên/http://nongnghiep.vn/
 
Trước hết, chân thành cảm ơn chủ topic đã chia sẽ bài viết này cho mọi người tham khảo.
Bài viết này được thực hiện trước khi bác Tạn qua đời (1-11-2014), và việc viết bài này không hẳn với chủ đích nói về năng xuất cây mía hay các vấn đề liên quan đến anh nông dân tên Hợp như cách mọi người nghĩ đâu ạ. Vấn đề mấu chốt của bài viết này là đề nghị Tỉnh TN gia hạn cái thời gian chuyển nhượng miếng đất cho ông Hợp.
Khi một ai đó có đủ tiềm lực để đầu tư cho hàng ngàn ha đất như vậy mà các bác vẫn nghĩ họ sẽ chỉ trồng mía thôi sao? Nó sâu xa hơn rất rất nhiều những gì chúng ta có thể cảm nhận được, vì vậy theo ngu ý của tôi, đây là một gợi ý cực hay cho những người khát khao làm giàu từ nông nghiệp với thật nhiều đất đai: Hãy nghĩ cách để sở hữu một dự án một cách hợp pháp và khả thi như người nông dân Hợp này mà không phải tốn nhiều thời gian, tốn tiền loppy, xin xỏ... với tôi, đây mới là điều đáng nể và học hỏi!
Trân trọng!
Xin nói thêm: Hai người đàn ông trong hình cùng với bác Tạn không phải là nông dân, mà họ có thể là người của Công ty Mía đường Tây Ninh!?
 
ông Hợp này chủ của cty cao su đó bạn , ai ở khu vực gần Tây Ninh chắc sẽ biết.
 
Ok, mình biết lão này mà. Lão ấy thu nhập hàng tỷ/ngày từ mủ cao su mấy năm trước
 
Toi cam Nhan duoc cai gi dang sau Bac Hop..va uot gi nhung nguoi nong dan nhu chung ta co duoc mot Chuc ba mia nhu bac hop thi do kho lam nhi..bao gio cho den bao gio.....?...?..
 
v/đ nêu ra chưa đầy đủ, nên đọc nghe ngọt như đường. thực ra sau cái ngọt ấy cũng lắm cái đắng.
chỉ cần 1 cái can thiệp vớ vẩn có thể làm đổ vỡ cả công trình to, kiểu như chậm gia hạn thuê đất, hay chậm cấp nước. việc trồng mía mà thiếu nước thì khó nói đến năng suất cao. chưa kể nhà máy gây khó dễ chút là thiệt hại lớn.
người ta bảo mía có thể đạt năng suất hàng trăm tấn/ha, vậy mà nói 65 t/ha đã thấy cao, chứng tỏ trình độ nông nghiệp của ta quá kém. vậy thì làm sao s/x đường có lãi được. rõ là căn nhà hỏng từ móng
 
mía là cây trồng chủ lực của tỉnh,đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho doanh nghiệp mía đường ,còn nông dân trồng mía của tỉnh sắp bán đất trả nợ hết rồi.nhà mình trồng 10ha mía năm nào cũng phải tới tháng 2 âm lịch mới được nhà máy cho chặt,cây mía 4 thang cuối vụ không có một hạt mưa,khô như cây củi vậy mà mang đến nhà máy thử chử đường có ?? 8 chử ???.lỗ 180tr mùa nông này..hiazzz. khi nào nông dân quê mình mới giàu lên nổi.
Cách đây 3 ngày có xem thời sự đưa tin về người dân trồng mía ở Gia Lai.Họ nhập mía cho cty,nhưng cty lại đưa đường thô cho dân để trừ nợ,rồi nông dân lại bán lại đường cho cty để lấy tiền,cuối cùng bị ép giá và người nông dân vẫn là cái mỏ đầy tiềm năng để '' bọn nó'' khai thác và hưởng lợi.
Vãi cho nền nông nghiệp nước tôi...
 
Back
Top