Nhà lưới - công cụ cho trồng rau trái vụ

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Không phải tại TP HCM, nơi đặt nhiều kỳ vọng cho việc đi đầu công nghiệp hóa ngành rau, mà ở các nơi khác xa hơn lại đang manh nha hình thành một kỹ nghệ sản xuất rau, bắt đầu chỉ là những thay đổi nho nhỏ của người nông dân dưới tác động của KHKT và sức hút của thị trường.

Phường Tân Phong, TP Biên Hòa (Đồng Nai) 2 năm nay có diện tích nhà lưới chuyên trồng rau tăng vọt. Bắt đầu là ông Nguyễn Vĩnh An, trú tại 93/81 44A, khu phố 8 trúng đến 10 triệu đồng cho 1000 m2 rau trồng trong nhà lưới vào thời điểm sau Tết ta năm 2000. Trước đó, năm 1999, ông An đi tham quan nhà lưới tại Đà Lạt và về nhà ông đã tự thiết kế nhà lưới đơn giản bằng cột tre, nhưng không may cho ông, một cơn lốc đã kéo sập đổ. Được sự động viên và giúp đỡ tận tình của cán bộ kỹ thuật khuyến nông, ông làm lại cái khác chắc chắn hơn, có cột bằng xi măng, khoảng cách giữa các cột được điều chỉnh phù hợp hơn nên đã qua 3 năm mà nhà lưới vẫn dùng tốt, liên tục trúng mùa, trúng giá từ bấy đến nay.
>
Khởi nghiệp sau ông An, ông Vũ Đức Hùng, khu phố 7 đã rút kinh nghiệm và đầu tư luôn một nhà lưới rộng đến 2.400 m2, với tổng chi phí 23 triệu đồng và cũng trúng liên tục, thu hồi vốn sau 1 năm. Theo ông Hùng, nhà lưới hở có tác dụng chống được dập nát do mưa to gió lớn, năng suất tăng hơn từ 20- 30% so với phương pháp che rau theo từng luống cố định mà nông dân vẫn hay làm. Hiện tượng xói mòn đất giảm đi rõ rệt, đặc biệt là đất, cát không văng lên lá rau khi mưa to. Vì vậy, rau trồng trong nhà lưới có chất lượng tốt, ít bị bệnh hơn trồng bên ngoài nhà lưới. Năng suất rau trong nhà lưới trong mùa mưa có thể đạt 2 tấn/ 1000 m2, hiệu quả kinh tế rất cao nhờ giá thường cao hơn mùa khô 1,5-2 lần.

Cũng như Biên Hòa, thị xã Tam Kỳ (Quảng Nam) có diện tích nhà lưới trồng rau tăng nhanh, từ con số 0 vào năm 2000, nay đã có tới 20.000 m2 nhà lưới, trong đó có 50% có hệ thống tưới phun mưa hiện đại. Quảng Ngãi mới chỉ có 7.000 m2, nhưng sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới khi cụm công nghiệp Dung Quất, Chu Lai hoạt động, có nhu cầu lớn về rau an toàn.

Khác với 2 vùng đất mới trên, một số hộ trồng rau của H. Cần Giuộc (Long An) đã biết tự tạo nhà lưới cây tre đơn giản để trồng xà lách xoong từ năm 1992 và nay đã lan rộng ra, nhà lưới đã được đầu tư chắc chắn, cột bê tông, xà sắt và ngoài xà lách xoong, còn trồng nhiều loại rau ăn lá khác vào vụ nghịch. Đến nay, toàn huyện đã có 250 nhà lưới, với diện tích mỗi nhà từ 1.000 – 2.500 m2. Cần Giuộc đang dần trở thành vùng rau chuyên canh rộng lớn cung cấp cho TP HCM.

Theo thí nghiệm của Viện KHNNMN tại Biên Hòa, so sánh năng suất một số loại rau trồng trong nhà lưới và ngoài nhà lưới, năm 2003 tính cho 1000 m2/1 vụ như sau (số sau là năng suất ngoài nhà lưới): húng quế -2,29 T/1,38T; cải thìa – 1,82 T/1,09T; xà lách – 2,08 T/1,25 T. Đặc biệt một số rau trước đây không thể trồng vào mùa mưa như ngò rí, tần ô thì nay trồng mang lại hiệu quả cao, tần ô đạt 0,9 T/1000 m2/vụ và ngò rí đạt 0,67 T/1000 m2/vụ. Tương tự, các thí nghiệm của Chi cục BVTV Sóc Trăng cũng cho những kết quả tốt đẹp - cải bông:1,9/1,1 T, tần ô: 2,9/1,9 T, cải xanh: 3.5/3,1 T, cải rổ: 2,9/2,2 T, cải thảo: 1,2/1,0 T, cải ngọt: 1,8/1,4 T xà lách: 2,1/1,9T.

TS Ngô Quang Vinh, Trưởng phòng cây thực phẩm Viện KHNN miền Nam cho biết, ông đã giới thiệu một số mẫu nhà lưới, kể cả mẫu của nước ngoài để các địa phương và người trồng rau tự đánh giá và lựa chọn. Với bản chất thông minh, sáng tạo, nông dân chúng ta đã có những cải tiến đáng kể. Ví dụ như dùng dây thép kéo căng thay cho xà sắt nhờ đó chi phí đầu tư thấp hơn nhưng không kém phần chắc chắn...

Nhà lưới kín, hở

Hiện có 2 loại nhà lưới, loại kín có lưới ngăn hoàn toàn cả phía trên mái và xung quanh, loại hở – lưới không che kín hoàn toàn mà hở toàn phần hay bán phần xung quanh. Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể mà lựa chọn phù hợp. Về chi phí đầu tư, 1000 m2 nhà lưới hiện nay vào khoảng 7-8 triệu đồng, nếu thêm hệ thống tưới phun mưa vào khoảng 10-11 triệu đồng.

Theo khuyến cáo của TS Ngô Quang Vinh, việc lựa chọn nhà lưới kín hay hở tùy thuộc vào mục đích nào được ưu tiên: chọn nhà lưới kín khi ưu tiên là ngăn ngừa côn trùng. Chọn nhà lưới hở khi ưu tiên là hạn chế tác hại của mưa. Nếu muốn dung hòa 2 mục đích trên cần nghiên cứu mẫu nhà lưới hở một phần mái.

– Trồng rau an toàn, được đầu tư tốt, nông dân có kinh nghiệm thì nên dùng nhà lưới kín. Trồng rau mùa mưa, rau thường, đầu tư vừa phải, nông dân chưa có kinh nghiệm nên dùng nhà lưới hở.

– Nhà lưới màu trắng thường nóng hơn nhà lưới màu đen, nhà lưới kín thường nóng hơn nhà lưới hở, nhưng có thể làm mát bằng việc tưới phun mưa (tự động).

– Nếu chưa có nghiên cứu xác định cây chịu bóng, tốt nhất không nên dùng lưới màu đen làm nhà, vì lưới màu đen sẽ làm giảm năng suất nhiều loại rau.

– Hiện nay có thể áp dụng mẫu nhà lưới dùng cột xi măng làm trụ và dùng dây thép thay cho xà sắt. Nhà cao khoảng 2,2 m, hở xung quanh cách mặt đất 0,7 m-0,8 m hoặc kín hoàn toàn.

– Các vùng nóng nhiều hoặc vừa nóng nhiều vừa có mùa đông lạnh nên nghiên cứu theo hướng: nếu kín hoàn toàn thì làm sao có thể cuộn phần lưới xung quanh lên khoảng 1m khi quá nóng hoặc khi mật số sâu trong nhà lưới quá cao. Nếu hở thì nên làm hở trên mái (kiểu mái nhà).

Theo kinh nghiệm làm nhà lưới của ông Vũ Đức Hùng, Biên Hòa, Đồng Nai: Nhà lưới kín có khả năng ngăn chặn được côn trùng, tuy nhiên vẫn không ngăn được bọ trĩ và một số loại khác. Nhiệt độ trong nhà lưới thường cao hơn bên ngoài từ 2 đến 30C, vì vậy cần phải lắp ráp thêm hệ thống tưới phun mưa thì mới có thể hạn chế nhiệt độ. Hoặc có thể thiết kế nhà lưới dễ dàng vén lưới bên hông lên khi cần thiết để không khí nóng được lưu thông mà làm giảm nhiệt độ. Trụ nên đúc toàn bộ bằng xi măng, hoặc trụ sắt chữ V có chân đúc xi măng. Trên đỉnh trụ nên chừa lỗ để xỏ dây hay bắt xà. Trụ nên được chôn sâu từ 0,6 – 1 m tùy theo vị trí, khoảng cách các trụ hàng cách hàng 6 m, trụ cách trụ 5 m.

Chiều cao của nhà lưới nên trong khoảng 2-3 m, càng cao thì càng thoáng và dễ thao tác trong sản xuất như cuốc đất, tưới...

Lưới để lợp mái có ô 2x2 mm, loại lưới này thoáng dễ trao đổi khí trong và ngoài nhà lưới, ngăn cản các loại bướm đẻ trứng trong vườn rau. Mặt khác loại lưới này bền hơn các loại lưới khác có thời gian sử dụng 2-3 năm. Lưới treo xung quanh nên chọn loại có ô lưới 1x1 mm.

Tùy theo khả năng về kinh tế mà có thể đầu tư nhà lưới từ 5-10 triệu cho 1.000 m2. Tuy nhiên với trụ xi măng, dây kẽm và lưới thì chi phí khoảng 6-7 triệu đồng là có thể hoàn chỉnh (chưa có dàn tưới).
<s>
Trung tâm Thông tin Nông nghiệp và PTNT
</s>
 


Last edited:
Không phải tại TP HCM, nơi đặt nhiều kỳ vọng cho việc đi đầu công nghiệp hóa ngành rau, mà ở các nơi khác xa hơn lại đang manh nha hình thành một kỹ nghệ sản xuất rau, bắt đầu chỉ là những thay đổi nho nhỏ của người nông dân dưới tác động của KHKT và sức hút của thị trường.

Phường Tân Phong, TP Biên Hòa (Đồng Nai) 2 năm nay có diện tích nhà lưới chuyên trồng rau tăng vọt. Bắt đầu là ông Nguyễn Vĩnh An, trú tại 93/81 44A, khu phố 8 trúng đến 10 triệu đồng cho 1000 m2 rau trồng trong nhà lưới vào thời điểm sau Tết ta năm 2000. Trước đó, năm 1999, ông An đi tham quan nhà lưới tại Đà Lạt và về nhà ông đã tự thiết kế nhà lưới đơn giản bằng cột tre, nhưng không may cho ông, một cơn lốc đã kéo sập đổ. Được sự động viên và giúp đỡ tận tình của cán bộ kỹ thuật khuyến nông, ông làm lại cái khác chắc chắn hơn, có cột bằng xi măng, khoảng cách giữa các cột được điều chỉnh phù hợp hơn nên đã qua 3 năm mà nhà lưới vẫn dùng tốt, liên tục trúng mùa, trúng giá từ bấy đến nay.
>
Khởi nghiệp sau ông An, ông Vũ Đức Hùng, khu phố 7 đã rút kinh nghiệm và đầu tư luôn một nhà lưới rộng đến 2.400 m2, với tổng chi phí 23 triệu đồng và cũng trúng liên tục, thu hồi vốn sau 1 năm. Theo ông Hùng, nhà lưới hở có tác dụng chống được dập nát do mưa to gió lớn, năng suất tăng hơn từ 20- 30% so với phương pháp che rau theo từng luống cố định mà nông dân vẫn hay làm. Hiện tượng xói mòn đất giảm đi rõ rệt, đặc biệt là đất, cát không văng lên lá rau khi mưa to. Vì vậy, rau trồng trong nhà lưới có chất lượng tốt, ít bị bệnh hơn trồng bên ngoài nhà lưới. Năng suất rau trong nhà lưới trong mùa mưa có thể đạt 2 tấn/ 1000 m2, hiệu quả kinh tế rất cao nhờ giá thường cao hơn mùa khô 1,5-2 lần.

Cũng như Biên Hòa, thị xã Tam Kỳ (Quảng Nam) có diện tích nhà lưới trồng rau tăng nhanh, từ con số 0 vào năm 2000, nay đã có tới 20.000 m2 nhà lưới, trong đó có 50% có hệ thống tưới phun mưa hiện đại. Quảng Ngãi mới chỉ có 7.000 m2, nhưng sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới khi cụm công nghiệp Dung Quất, Chu Lai hoạt động, có nhu cầu lớn về rau an toàn.

Khác với 2 vùng đất mới trên, một số hộ trồng rau của H. Cần Giuộc (Long An) đã biết tự tạo nhà lưới cây tre đơn giản để trồng xà lách xoong từ năm 1992 và nay đã lan rộng ra, nhà lưới đã được đầu tư chắc chắn, cột bê tông, xà sắt và ngoài xà lách xoong, còn trồng nhiều loại rau ăn lá khác vào vụ nghịch. Đến nay, toàn huyện đã có 250 nhà lưới, với diện tích mỗi nhà từ 1.000 – 2.500 m2. Cần Giuộc đang dần trở thành vùng rau chuyên canh rộng lớn cung cấp cho TP HCM.

Theo thí nghiệm của Viện KHNNMN tại Biên Hòa, so sánh năng suất một số loại rau trồng trong nhà lưới và ngoài nhà lưới, năm 2003 tính cho 1000 m2/1 vụ như sau (số sau là năng suất ngoài nhà lưới): húng quế -2,29 T/1,38T; cải thìa – 1,82 T/1,09T; xà lách – 2,08 T/1,25 T. Đặc biệt một số rau trước đây không thể trồng vào mùa mưa như ngò rí, tần ô thì nay trồng mang lại hiệu quả cao, tần ô đạt 0,9 T/1000 m2/vụ và ngò rí đạt 0,67 T/1000 m2/vụ. Tương tự, các thí nghiệm của Chi cục BVTV Sóc Trăng cũng cho những kết quả tốt đẹp - cải bông:1,9/1,1 T, tần ô: 2,9/1,9 T, cải xanh: 3.5/3,1 T, cải rổ: 2,9/2,2 T, cải thảo: 1,2/1,0 T, cải ngọt: 1,8/1,4 T xà lách: 2,1/1,9T.

TS Ngô Quang Vinh, Trưởng phòng cây thực phẩm Viện KHNN miền Nam cho biết, ông đã giới thiệu một số mẫu nhà lưới, kể cả mẫu của nước ngoài để các địa phương và người trồng rau tự đánh giá và lựa chọn. Với bản chất thông minh, sáng tạo, nông dân chúng ta đã có những cải tiến đáng kể. Ví dụ như dùng dây thép kéo căng thay cho xà sắt nhờ đó chi phí đầu tư thấp hơn nhưng không kém phần chắc chắn...

Nhà lưới kín, hở

Hiện có 2 loại nhà lưới, loại kín có lưới ngăn hoàn toàn cả phía trên mái và xung quanh, loại hở – lưới không che kín hoàn toàn mà hở toàn phần hay bán phần xung quanh. Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể mà lựa chọn phù hợp. Về chi phí đầu tư, 1000 m2 nhà lưới hiện nay vào khoảng 7-8 triệu đồng, nếu thêm hệ thống tưới phun mưa vào khoảng 10-11 triệu đồng.

Theo khuyến cáo của TS Ngô Quang Vinh, việc lựa chọn nhà lưới kín hay hở tùy thuộc vào mục đích nào được ưu tiên: chọn nhà lưới kín khi ưu tiên là ngăn ngừa côn trùng. Chọn nhà lưới hở khi ưu tiên là hạn chế tác hại của mưa. Nếu muốn dung hòa 2 mục đích trên cần nghiên cứu mẫu nhà lưới hở một phần mái.

– Trồng rau an toàn, được đầu tư tốt, nông dân có kinh nghiệm thì nên dùng nhà lưới kín. Trồng rau mùa mưa, rau thường, đầu tư vừa phải, nông dân chưa có kinh nghiệm nên dùng nhà lưới hở.

– Nhà lưới màu trắng thường nóng hơn nhà lưới màu đen, nhà lưới kín thường nóng hơn nhà lưới hở, nhưng có thể làm mát bằng việc tưới phun mưa (tự động).

– Nếu chưa có nghiên cứu xác định cây chịu bóng, tốt nhất không nên dùng lưới màu đen làm nhà, vì lưới màu đen sẽ làm giảm năng suất nhiều loại rau.

– Hiện nay có thể áp dụng mẫu nhà lưới dùng cột xi măng làm trụ và dùng dây thép thay cho xà sắt. Nhà cao khoảng 2,2 m, hở xung quanh cách mặt đất 0,7 m-0,8 m hoặc kín hoàn toàn.

– Các vùng nóng nhiều hoặc vừa nóng nhiều vừa có mùa đông lạnh nên nghiên cứu theo hướng: nếu kín hoàn toàn thì làm sao có thể cuộn phần lưới xung quanh lên khoảng 1m khi quá nóng hoặc khi mật số sâu trong nhà lưới quá cao. Nếu hở thì nên làm hở trên mái (kiểu mái nhà).

Theo kinh nghiệm làm nhà lưới của ông Vũ Đức Hùng, Biên Hòa, Đồng Nai: Nhà lưới kín có khả năng ngăn chặn được côn trùng, tuy nhiên vẫn không ngăn được bọ trĩ và một số loại khác. Nhiệt độ trong nhà lưới thường cao hơn bên ngoài từ 2 đến 30C, vì vậy cần phải lắp ráp thêm hệ thống tưới phun mưa thì mới có thể hạn chế nhiệt độ. Hoặc có thể thiết kế nhà lưới dễ dàng vén lưới bên hông lên khi cần thiết để không khí nóng được lưu thông mà làm giảm nhiệt độ. Trụ nên đúc toàn bộ bằng xi măng, hoặc trụ sắt chữ V có chân đúc xi măng. Trên đỉnh trụ nên chừa lỗ để xỏ dây hay bắt xà. Trụ nên được chôn sâu từ 0,6 – 1 m tùy theo vị trí, khoảng cách các trụ hàng cách hàng 6 m, trụ cách trụ 5 m.

Chiều cao của nhà lưới nên trong khoảng 2-3 m, càng cao thì càng thoáng và dễ thao tác trong sản xuất như cuốc đất, tưới...

Lưới để lợp mái có ô 2x2 mm, loại lưới này thoáng dễ trao đổi khí trong và ngoài nhà lưới, ngăn cản các loại bướm đẻ trứng trong vườn rau. Mặt khác loại lưới này bền hơn các loại lưới khác có thời gian sử dụng 2-3 năm. Lưới treo xung quanh nên chọn loại có ô lưới 1x1 mm.

Tùy theo khả năng về kinh tế mà có thể đầu tư nhà lưới từ 5-10 triệu cho 1.000 m2. Tuy nhiên với trụ xi măng, dây kẽm và lưới thì chi phí khoảng 6-7 triệu đồng là có thể hoàn chỉnh (chưa có dàn tưới).
<s>
Trung tâm Thông tin Nông nghiệp và PTNT
</s>
vậy a cho e hỏi giữa nhà lưới và nhà kín bằng bạc nilon cái nào tốt hơn..ưu nhượt điểm từng loại thế nào..a có nhìu kinh nghiệm mong a chỉ bảo..e cũng có ước mơ trồng rau sạch nên đag nghiên cứu học hỏi từ những người giỏi đi trước
 


Back
Top