Nhân nuôi mối đất

  • Thread starter d32a1994
  • Ngày gửi
Có bác nào đã thành công trong việc nhân nuôi mối để cho rắn mối hay gà ăn bổ sung mong chia sẻ kinh nghiệm.thấy trên diễn đàn cũng đã có nhiều người nói nhưng thấy đa số toàn là những ý kiên riêng rẻ và chưa có kỹ thuật nuôi cụ thể,những cách nhử bắt hay để cành khô tranh khô lá khô thì ít khi được,thời gian lại lâu,còn nếu nuôi theo cách ghep nhiều tấm ván lại để trong thùng nhựa bổ xung mùn cưa vụn bào thì gặp vấn đề là :+rất khó bắt được mối chúa mối vua hay ấu trùng của hai con này
+có hiện tượng tranh giành lãnh thổ vì diện tich hẹp và không tách đàn được khi ấu trùng đã lớn
+cách này tạo ra mối cũng ít chứ không nhiều nên cũng chẳng thấm vào đâu.
mong nhận được góp ý giúp đỡ
 


Đối với mối cho gà ăn thì tôi chưa tách đànmà chỉ tận dụng mối ngoài tư nhiên cho gà ăn để giúp gà con tăng sức đề kháng và khỏe mạnh vượt qua những lúc thời tiết khắc nghiệt (lúc thời tiết nóng hoặc lạnh). Tuy nhiên khi khai thác ngoài tự nhiên tôi không khai thác triệt để tổ mối mà để lại một phần để chúng tiếp tục tái tạo.
Đối với mối nấm (tổ nằm trong lòng đất) thì trong năm 2012 tôi đã tách đàn khá thành công. Đối với loài mối này khi tách không quan trọng là có mối chúa, mối vua hay không mà bạn phải đảm bảo số lượng mối trong tổ đủ lớn để chúng giữ ổn định nhiệt độ trong tổ, vệ sinh ngăn sự phát triển của nấm móc, ngăn sự tấn công của kẻ thù và để có những cá thể để phát triển thành mối chúa và mối vua thứ cấp; phải loại bỏ các kẻ thù của mối (thường là kiến) trước khi đem tổ mối vào đặt ở vị trí mới; đảm bảo không nằm trong khu vực hoạt động hiệu quả của một tập đoàn mối cùng loại (nhỏ hơn 30m). Mối nấm sống theo hình thức tập đoàn (có thể có hàng trăm tổ trong cùng một tập đoàn), có quân số rất đông và phạm vi hoạt động rộng (bán kính lên đến 70m) nên việc tranh giành lãnh thổ diễn ra rất khốc liệt. Do đó, phải đào rãnh cách ly giữa tập đoàn mối cũ và mới để tránh chúng tiêu điệt tập đoàn mối mới.
 
Last edited:
ặc thôi bỏ qua ý định này đi pác ơi, mối ko phải là vật nuôi, nó là sinh vật gây hại. sao bác k thay nó bắng trìn quế.
 
Cái gì cũng có hai mặt của nó (lợi và hại). Mối giúp gà con phát triển khỏe, mạnh hơn hẳn các loại thức công nghiệp và nhiều loại côn trùng khác; giúp gà phát triển bình thường khi thời tiết khắc nghiệt (nóng quá hoặc lạnh quá). Ở quê tôi nuôi gà đá là nghề chính và mọi người đều thấy được hiệu quả của việc cho gà ăn mối. Nó giúp gà đá không bị rút cổ, đèo đẹt và chết lác đác khi thời tiết lạnh hoặc nóng. Chính vì điều này mà lượng mối tự nhiên ở đây được khai thác đến cạn kiệt và việc nuôi mối sẽ là giải pháp.
Mối tàn phá ghê gớm các kết cấu bằng gỗ tạp nhưng không thể phá hoại các kết cấu bê tông. Ở Tiền Giang có trên mười loài mối khác nhau (mối đất, mối lửa, mối nghệ, mối nấm, mối gà ăn,....) nhưng gà chỉ thích ăn có hai loại:
+ Loại mà mọi người khai thác để cho gà ăn (ở đây gọi là mối gà ăn) thường làm tổ trên cây, tổ có màu giống như đất, tương đối cứng và mối rất hiền (ít cắn và cắn không đau)
+ Mối nấm là mối có tổ nằm trong lòng đất và nấm mối sẽ mọc lên từ các tổ này vào đầu mùa mưa. Do để khai thác nấm mối và nằm trong lòng đất nên bà con không khai thác mối này để cho gà ăn mà bảo dường tổ mối rất cẩn thận để lấy nấm.
Một số loài mối gà không ăn (do có mùi hoi, chất dầu,...) , có một số loài mối rất dữ chúng sẽ cắn gà con khi cho ăn.
Không chính thức nuôi mối nhưng bà con quê tôi đã cho mối tồn tại và khai thác sản phẩm từ chúng (cho gà ăn và thu nấm mối) còn thiệt hại do nó gây ra không đáng kể (chúng chỉ ăn gỗ tạp mà ở đây chủ yếu là các phần bỏ đi của cây dừa)
 
Mối thực sự là thức ăn cho gà rất tốt tuy chỉ có điều gà lớn nếu ăn mối nhiều quá sẽ khó tiêu đầy bụng mà chết,nhưng nếu cho ăn có chế độ liều lượng thích hợp thì đàn gà sẽ tăng được sức đề kháng và lớn nhanh.
Tuy nhiên hiện nay có ột người nuôi mối không chỉ cho gà ăn mà con cho những loại vật nuôi khác nữa (như rắn mối) vì vậy nuôi mối thực sự có lợi ích rất lớn nếu biết cách nhưng đặc biệt là tránh phát tán dời đàn ra ngoài môi trường tránh gây hại cho các công trình và môi trường xung quanh.
Còn trùn quế thật sự có nhiều con không khoái ăn bằng mối đất,gà nhiều khi cho trùn nó chẳng thèm ăn,rắn mối cũng chẳng khoái trùn quế chút nào.Và có điều nữa là con trùn này nuôi hơi bẩn ^^
 
Nuôi mối mà không được cách ly tốt, mùa vũ hóa mối cánh bay khắp nơi làm tổ làm hại nhà khác thì khổ. Chi phí để diệt mối là không ít đâu ạ.
 
Cái gì cũng có hai mặt của nó (lợi và hại). Mối giúp gà con phát triển khỏe, mạnh hơn hẳn các loại thức công nghiệp và nhiều loại côn trùng khác; giúp gà phát triển bình thường khi thời tiết khắc nghiệt (nóng quá hoặc lạnh quá). Ở quê tôi nuôi gà đá là nghề chính và mọi người đều thấy được hiệu quả của việc cho gà ăn mối. Nó giúp gà đá không bị rút cổ, đèo đẹt và chết lác đác khi thời tiết lạnh hoặc nóng. Chính vì điều này mà lượng mối tự nhiên ở đây được khai thác đến cạn kiệt và việc nuôi mối sẽ là giải pháp.
Mối tàn phá ghê gớm các kết cấu bằng gỗ tạp nhưng không thể phá hoại các kết cấu bê tông. Ở Tiền Giang có trên mười loài mối khác nhau (mối đất, mối lửa, mối nghệ, mối nấm, mối gà ăn,....) nhưng gà chỉ thích ăn có hai loại:
+ Loại mà mọi người khai thác để cho gà ăn (ở đây gọi là mối gà ăn) thường làm tổ trên cây, tổ có màu giống như đất, tương đối cứng và mối rất hiền (ít cắn và cắn không đau)
+ Mối nấm là mối có tổ nằm trong lòng đất và nấm mối sẽ mọc lên từ các tổ này vào đầu mùa mưa. Do để khai thác nấm mối và nằm trong lòng đất nên bà con không khai thác mối này để cho gà ăn mà bảo dường tổ mối rất cẩn thận để lấy nấm.
Một số loài mối gà không ăn (do có mùi hoi, chất dầu,...) , có một số loài mối rất dữ chúng sẽ cắn gà con khi cho ăn.
Không chính thức nuôi mối nhưng bà con quê tôi đã cho mối tồn tại và khai thác sản phẩm từ chúng (cho gà ăn và thu nấm mối) còn thiệt hại do nó gây ra không đáng kể (chúng chỉ ăn gỗ tạp mà ở đây chủ yếu là các phần bỏ đi của cây dừa)
Ngụy biện!!!
 



Back
Top