Những sai lầm nông dân thường mắc phải

  • Thread starter minhthaobc
  • Ngày gửi
Bạn (tuancuong923) cho rằng
9.Đầu tư hùa theo nhiều người khác:
"Khi thấy 1 vật nuôi,cây trồng đc nhiều người lựa chọn thì người nông dân thường hùa theo,đầu tư theo ma ko suy nghĩ kĩ.Đó là 1 sai lầm nghiêm trọng"

Tôi cho rằng người nông dân chỉ là khách thể của các chương trình của các cơ quan nhà nước. Là nạn nhân của các chương trình "nhân rộng mô hình" của các ông bà khuyến nông, hội nông dân, .... mà thiếu trách nhiệm quy hoạch vùng sản xuất, lo đầu ra. Các ông bà này thấy nông dân nào tự tìm tòi được cách làm có hiệu quả là các ông ấy nhận là mô hình của mình, viết dự án, chương trình xin kinh phí của nhà nước để nhân rộng tràn lan, để rồi nông dân sản xuất hàng loạt, rồi không có đầu ra, rồi lại phá bỏ, rồi lại kêu, rồi lại được đưa cho một mô hình khác ... rồi không bán được, lại kêu. điều này dẫn đến lãng phí nguồn lực đất đai, chuồng trại, vốn đầu tư, công sức của nông dân. Còn báo cáo của các ông kia thì rất hay "đã nhân rộng bằng này mô hình, tạo việc làm cho bằng này lao động, dạy nghề cho rất nhiều lao động, mở rộng được ngành nghề cho nông dân... và nhiều câu hay hay nữa" Còn hiệu quả ra sao thì mặc cha nó.
Nông dân là người làm ra sản phẩm, làm ra được nhiều mà không có ai giúp đỡ phần tiêu thụ, thì tiêu đời.
Nông dân được các ông báo , đài... Giới thiệu chuyện làm, nuôi con này làm giàu, nuôi con này thoát nghèo, muốn làm giàu nên nuôi con.... . Nhưng nông dân nuôi được rồi, thì không bán được cho ai. Không thấy giàu mà thấy mạt đây.
Vậy nông dân tránh ai.... "Không trách ai mà chỉ trách lấy mình thôi". Vì mình đã nghe theo những lời láu cá của các ông báo đài, và mấy thằng xạo trá lừa gạt bán con giống giá trên trời.
Hiện nay có những con nuôi thua lỗ, sắp chết, mà báo, đài, và người bán giống vẩn oang oang tung tin là nuôi con này làm giàu... v v..
Thật ra cũng do nông dân một phần:
-Tại sao tôi nói là do nông dân. Vì các anh chị muốn nuôi con gì, hay trồng cây gì. Mình cũng biết chút ít về nó. Hoặc mình tính xem thu chi , có cân đối không, có lời không? Đầu ra ở đâu, ai mua. mua giá nào? Cứ cấm đầu nghe người ta thu lại sản phẩm, mà không hỏi thu thế nào, hệ nào, tầm nào, giá cả ra sao? Cứ chiu vào mua con giống 1 cách mù oán , rồi sau này bán lại con thương phẩm thấy trăm điều khó. Họ nói thu lại khi bán giống thì khác, còn khi mình bán lại họ thì họ có thái độ khác, cái gì cũng chê..... ...

_ Ví dụ: con này nha tôi không nói tên, cho nó cái tên ,"Bờ Cờ"
Con Bờ Cờ giá con giống tầm 300ngafn 1 con= 600ngafn 1 cặp , Bán con thương phẩm tầm 20 ngàn đến 50 ngàn 1 con non.
Một năm 1 căp bố mẹ đẻ từ 4 đến 7 lứa, 1 lứa , 1 hoặc 2 con
Nếu mình muốn mua về nuôi thì mình phải tính bài tính của học trò cấp một , thì biết thôi.
A -Chi gồm có;
Chuồng trại+ thức ăn, nước uống, điện, thuốc, công chăm sóc...= bao nhiêu
B -Sản phẩm thu được ; là bao nhiêu bán bao nhiêu tiền , nhát là bán cho ai, ai mua.
Lấy B-A = L, ( L là lỗ, lời đó )
Thì biết thôi , tại sao không tính bài tính của bậc tiểu học .... Để tránh thua lỗ khi nuôi. Phần đông những người nuôi thua lỗ này thường là người biết chữ, biết tính.
Sao không tính, sao không học hỏi , sao không tìm hiểu ......Hiện nay có những người đang bị thua lỗ nặng, đang gào thét với âm điệu hào hùng, để kêu dụ những ai , hay mềm lòng , hám tiền... nhào vô mua con giống, để cho họ bớt đi phần thua lỗ.
 
Nông dân việt nam nói riêng , nông dân thế giới nói chung , đều phải nhờ chính phủ trợ giá , nhiều hay ít mà thôi
và cũng không phải người nông dân dốt lắm đâu , cũng tùy người tùy thời điểm , nhưng tựu chung lại là , làm nông ít lợi nhuận , rủi ro cao , và nó có kết quả tự nhiên của nó , các sinh viên nông học ít , hoặc có thì ít đất dụng võ hoặc không có đất dụng võ , và cũng có thể họ không thích làm cái ngành đã học
họ thích ngân hàng , kinh tế .... các tinh hoa đi hết , trật lại mấy nông dân ít học , còn một số ít trong số đó họ tồn tại và phát triển được thì cũng rất vất vả bởi giá cả thị trường , bởi nguyên liệu đầu vào bị các công ty trong ngoài tăng giá .... trồng trọt mà chắc lãi thì chỉ có thể trồng cây anh túc , chăn nuôi mà chắc lại liền thì nên nuôi co cờ vò :D:D
 
Xuân Vu nói rất đúng. Các bạn có hiểu giá trị của các ông báo đài là gì không? Đó là đưa tin hay để có người đọc, có người đọc thì họ mới có tiền. Gần đây tôi có đọc tin rằng trồng xxx (xin được giấu tên cây này) trong chậu làm giàu, nhìn hình ảnh cây ổi xanh tốt. Điều này hiển nhiên vì trong chậu có quá nhiều phân, doanh thu cho rằng cao nhưng thủ nghĩ so với chi phí mà xem, nếu không may mắn thì lỗ nặng.
 
Cơ bản là không có cái "gốc" chắc.
Tự dưỡng, tự phát, tự đi lên.
 
Cảm ơn các bạn đã quá khen! Tôi rất vui!
Có lẽ một số bạn đã biết tôi không phải là nông dân, tôi cũng chẳng phải dân kinh doanh buôn bán gì cả. Hiện tôi đang là kế toán.
Nếu nói về cách kiếm tiền theo kiểu "tâm linh" thì tôi có thể nói nhiều hơn. Tôi tin rằng nếu làm ăn chân chính thì dù giàu hay nghèo cũng có người thương và giúp đỡ. Đừng buồn vì kiếp nông dân. Hai Lúa dạo này nổi tiếng ở khu Sài Gòn lắm đấy. Còn đại gia thì nhiều người chỉ có cái vỏ thôi, họ tỏ ra giàu có và quyền lực nhưng trong lòng rất bất an.
Bác nói về kiếm tiền theo kiểu tâm linh đi. Ngóng câu trả lời của bác
 
Bạn phân tích thật chí lý về vấn đề cốt lõi của người nông dân. Người nông dân luôn ở thế bị động, mà phần đông chỉ là cầu may. hoặc là theo cảm hứng lý qua cầu. Đến kết cuộc rồi mới thấy mình sai hay thiếu sót một cái gì đó. Thiết nghĩ các bạn đang muốn mình trở thành người nông dân thành công thì điều quan trọng phải biết mình nên trồng gì, nuôi gì, thị trường tiêu thụ ở đâu, lời lãi thế nào, có thể theo đuổi lâu dài hay không, ........... Chúc các bạn năm mới vui vẻ, thành công.
Nghe thiên hạ bẩu nuôi con cv , và giồng cây gai dầu nhanh thu lời:)
 
Back
Top