Những sự thật về gia súc nuôi công nghiệp

  • Thread starter tintin109
  • Ngày gửi
Sự xuất hiện của ngành chăn nuôi gia súc theo hướng công nghiệp là để đảm bảo nhu cầu sử dụng thịt của con người. Nhưng cũng vì sự xuất hiện ấy, hàng tỉ những con gia súc đã phải sống cả đời trong những nhà máy chăn nuôi, không bao giờ được sống theo nhu cầu tự nhiên của mình, cũng không thể bộc lộ những bản năng của mình như: gà không thể đập cánh, chim không thể xây tổ, lợn không thể dùng mũi ủn vào đống bùn,…
Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về cuộc sống của những con gia súc trong những nhà máy chăn nuôi.
1. 90% gà không thể đi một cách bình thường
Những nhà máy chăn nuôi chỉ cần năng suất, cần những con gà tăng trưởng nhanh chứ không quan tâm đến sức khỏe thực sự của chúng. Do sự biến đổi gen, 90% gà nuôi công nghiệp khó đi lại một cách bình thường. Hơn nữa, do đẻ dày để cho nhiều trứng nên lượng canxi trong xương gà bị cạn kiệt dần, nên gà bị giòn xương, dễ bị què quặt. Tình trạng đông và chen chúc trong các chuồng nuôi khiến tình hình còn tồi tệ hơn. Theo nghị định năm 2007 của Liên minh Châu Âu cho phép trung bình 19 con gà/m2. Nghĩa là mỗi con gà có không gian mặt sàn nhỏ hơn kích thước của 1 tờ giấy A4. Những con gà này không thể đi lại, vận động, vỗ cánh được mà chỉ đứng và ngồi/nằm. Và những con gà có đôi chân yếu ớt này sẽ thường xuyên phải nằm dưới sàn bẩn nên rất dễ mắc bệnh viêm da nặng nề.
2. Bị biến dạng khung xương do điều kiện sống phi tự nhiên
Nhà máy chăn nuôi chỉ có sàn bê tông và sàn gỗ chứ không tạo môi trường nuôi giống với tự nhiên. Lý do là để tiết kiệm chi phí, đồng thời khiến gia súc di chuyển dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều kiện nuôi dưỡng phi tự nhiên này khiến gia súc bị biến dạng khung xương ở cẳng chân và chân.
Lợn nái công nghiệp, trong suốt 16 tuần mang thai, được nuôi trong 1 ngăn chuồng nhỏ, nhỏ đến nỗi chúng chẳng thể quay đầu mà chỉ có thể đứng lên và nằm xuống. Những con lợn nái này suốt đời chỉ làm việc ăn, đẻ con, cho con bú và lại đẻ.
trang-trai-nuoi-heo-500x375.jpg

Nhà máy chăn nuôi chỉ có sàn bê tông và sàn gỗ chứ không tạo môi trường nuôi giống với tự nhiên. Lý do là để tiết kiệm chi phí, đồng thời khiến gia súc di chuyển dễ dàng hơn.
3. 65% lợn bị viêm phổi khi đem đi xẻ thịt
Một nghiên cứu tiến hành trên 34 ngàn con lợn tại các nhà máy chăn nuôi cho thấy 65% lợn có những triệu chứng viêm phổi khi đem đi mổ. Nguyên nhân là do khí amoniac và các loại khí khác do phân của lợn thải ra mỗi ngày. Trong khi đó, cửa thoát chất thải thường rất nhỏ.
4. Tại thời điểm khảo sát bất kỳ, hàng triệu con gà bị bỏ đói
Những nhà máy nuôi gà lấy trứng thường cố ý bỏ đói gà nhiều ngày, thậm chí lên tới 14 ngày. Nguyên nhân là: trong thời gian thay lông, gà sẽ không đẻ trứng, do đó, quãng thời gian này, nhà máy chăn nuôi không có lợi. Tuy nhiên, bỏ đói gà sẽ khiến đẩy nhanh quá trinh thay lông ở gà. Việc bỏ đói gà sẽ tiết kiệm thời gian cho những nhà máy chăn nuôi, không bỏ phí những ngày gà thay lông. Tuy nhiên, những con gà bị bỏ đói, bị đối xử hết sức tàn nhẫn.
Những con gà này được nuôi trong những ngăn tủ nhỏ và bắt đầu cuộc sống của mình bằng việc đẻ trứng liên tục trong cái lồng bé xíu. Một nhà máy nhỏ có thể chứa đến hàng ngàn, thậm chí chục ngàn con gà trong tình trạng cầm tù chỉ được ăn và đẻ.
5. Bò cho lượng sữa nhiều hơn 120% so với 40 năm trước
Nhờ có công nghệ biến đổi gen và các loại thuốc kháng sinh, thuốc tăng trưởng,… mà ngày nay, bò cho lượng sữa nhiều hơn 120% so với 40 năm trước. Chính vì vậy, chỉ sau 4 năm bị “khai thác”, những chú bò đã trở nên kiệt sức, những chú bò nào chưa chết sẽ được xẻ thịt và đem bán với giá rẻ mạt.
6. Gà bị thúc lớn nhanh hơn 4 lần so với gà nuôi tự nhiên
Do sự sinh sản có chọn lọc, các loại kháng sinh, các hóc-môn tăng trưởng và nhồi ăn quá mức nên những con gà được nuôi trong nhà máy bị thúc lớn nhanh hơn 4 lần về mặt trọng lượng so với những con gà nuôi trong tự nhiên. Khối lượng cơ thể quá lớn và tăng trưởng quá nhanh như vậy đã vượt ra ngoài giới hạn của khung xương, khiến con gà gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.
7. Bò cũng vậy
Những con bò được cho ăn phần lớn là bắp và đậu nành thay vì những thực phẩm thiên nhiên khác mà loài bò thường ăn, điển hình là cỏ. Lý do rất đơn giản: những loại thực phẩm này chứa phần lớn là tinh bột, và chính nhờ thế, những con bò sẽ phát triển về trọng lượng rất nhanh để đáp ứng nhu cầu giết mổ.
8. Hàng triệu con lợn chết trên đường vận chuyển
Do tình trạng quá tải, chen chúc, thiếu nước và sức khỏe kém từ trước, có hàng triệu con lợn bị chết hàng năm trên đường đưa tới lò mổ.
9. Những gia súc bị ốm, bị thương không bao giờ được chữa trị
Nhiều cuộc điều tra tại những nhà máy chăn nuôi cho thấy, những gia súc gia cầm bị ốm nặng, bị thương đều không được chữa trị bởi chi phí chữa trị còn đắt hơn tiền bán chúng. Những tổn thương này đều chủ yếu do sự không quan tâm đúng mức đến chúng.
10. Sữa bò nuôi công nghiệp có từ nước mắt của bò
Ngành công nghiệp sữa sử dụng những con bò như những cái máy đẻ, bởi vì cũng giống như con người, bò cái chỉ có thể sản sinh ra sữa khi chúng sinh con. Những con bò cái sau khi sinh ra đứa con mà chúng đã mang nặng đẻ đau trong 9 tháng, chúng sẽ bị cách ly khỏi con mình, bị “ép buộc” tiếp tục mang thai và tiếp tục đẻ để sinh ra sữa.
Bò sữa luôn bị ép phải sinh ra hơn 60 lit sữa mỗi ngày – nhiều hơn 6 lần so với bản năng tự nhiên. Sau 4 – 5 năm khi chúng không còn sinh ra sữa, chúng sẽ bị coi như phế thải, và bị tống đến lò mổ trong khi tuổi thọ trung bình của bò là 25 năm.
Chăn nuôi công nghiệp, tập trung cao đã phát triển nhanh trong vài thập kỷ qua, nhất là ở các nước có nền công nghệ tiên tiến. Nhờ áp dụng các thiết bị cơ khí hóa và mật độ nuôi dày đặc nên họ đạt năng suất lao động rất cao, chi phí trên 1 đầu vật nuôi giảm thấp, hiệu quả cao kinh tế và lợi nhuận thu được lớn. Tuy nhiên, phía sau nó là sự đau đớn của những vật nuôi.

Đến với Good Living – Trang chủ – Sống khỏe, dùng thông minh bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích liên quan đến sức khỏe, làm đẹp, tiêu dùng, chăn nuôi, khoa học công nghệ.
 




Back
Top