Những Thắc Mắc Về Vấn Đề Thú Y Dinh Dưỡng Chuồng Trại Phòng Dịch trên con Gà

  • Thread starter loantam
  • Ngày gửi
Như ae chăn nuôi Gà đã biết là những người chăn nuôi Gà trên Agriviet chúng ta ngày càng đông và càng thu hút rất nhiều sự quan tâm. Trong dịp này, anh em chăn nuôi Gà và những người có tâm huyết với con Gà, có lập 1 nhóm chăn nuôi trên Agriviet và đật tên là Hội Nuôi Gà Việt Nam, những thành viên trong hội là những người có rất nhiều tâm huyết và những trăn trở trong vần đề chăn nuôi Gà.
Trên diển đàn mục chăn nuôi của chúng ta hàng ngày, hàng tuần có rất là nhiều câu hỏi về vần đề con Gà, nhưng có những câu hỏi được anh em đồng thuận trả lời, có khi có những ý kiến trái ý nhau nhưng cũng tham gia tìm cách giải quyết rất sôi nổi. Nhưng đồng thời, có những topic đặt câu hỏi, nhưng không có câu trả lời, có thề ae chăn nuôi Gà có những kiến thức hạn hẹp. hoặc vô tình không thấy những topic trên. Vì vậy, việc bỏ sót những câu hỏi này vô tình làm khó khăn cho những người cần chúng ta giúp đở. Điều đó thật là đáng tiếc. ( điều này chúng ta hay gọi đùa là " chết trước bệnh viện " đó các bác à )
Nay tôi thay mặt ae trong Hội Nuôi Gà lập topic này , Mong bà con , anh chi em có vần đề nào thắc mắc về con Gà về các vấn đề dinh dưỡng, thú y, chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch bệnh, chuồng trại vv... Xin đặc câu hỏi ở đây, và chúng tôi những thành viên của hội nuôi Gà sẽ cố gắng trả lời hết mọi thắc mắc cho bà con ,
Vì kiến thức là vô hạn nên có điều chi sơ suất, mong anh em các thành viên cố gắng cùng nhau giúp đỡ lần nhau. đề cùng nhau vượt qua những khó khăn và cùng nhau làm giàu trên con Gà các bác nhé

Các bài viết hay và có giá trị do anh em Agriviet viết và sưu tầm :
- Các bước chuẩn bị khi nhập Gà : http://agriviet.com/home/threads/67134-Cac-buoc-chuan-bi-khi-nhap-ga-?highlight=#axzz1aYqHFhE7
- Thiết kế trại Gà :http://agriviet.com/home/threads/35...Trang-Trai-Ga-Ta-Tha-Vuon/page8#axzz1dggwvRzs
- Kỹ thuật Chế tạo máy ấp trứng cho gia cầm ....thủy cầm : http://agriviet.com/home/threads/52...y-ap-trung-cho-gia-cam-thuy-cam#axzz1dggwvRzs
 


Last edited by a moderator:
Từ ngày 1-3 điện giải+VitaminC+ampicol
Ngày 5 Vacxin F1 (dịch tả)
ngày 7 -10 Cầu trùng
ngày 11 chủng Vacxin đậu + gum
ngày 14 gum lần 2
ngày 15 Vacxin cúm gia cầm
ngày 19 Laxota (dịch tả)
ngày 23 gum lần 3
ngày 40 Vacxin H1 (dịch tả)
ngày 48 cúm gia cầm lần 2
Điện giải và Vitamin C có thể dùng thường xuyên
Cầu trùng 10 ngày phòng 3 ngày.Điều trị 3 ngày uống hoặc ăn 2 ngày ngưng 3 ngày sau uống hoặc ăn tiếp
Đoán bệnh gà hiệu quả nhất là nhìn phân gà
Phân gà khỏe mạnh: phân có lọn màu xam xám có lẫn màu trắng
Phân gà màu vàng màu đen màu nâu phân có lẫn máu tươi gà bị cầu trùng (cho uống ....coc....)
Phân màu trắng nhớt,phân có lọn có lẫn nước tách rời nhau gà bị nhiểm khuẩn đường ruột (cho uống kháng sinh ampi....)
CHÚ Ý :NHỮNG THÔNG TIN TRÊN CHỈ MANG TÍNH THAM KHẢO VÌ EM MỚI NUÔI KINH NGHIỆM CÒN YẾU KÉM
Mong các bác lão thành hướng dẫn,để em còn thu thập thêm kiến thức
lếu nói chi tiết hay chính sác về cách dùng vacxin thì không ai giám khẳng định là mình chính sác tuyệt đối vì lịch dùng vacxin còn tùy thuộc vào từng vùng và địa phương mỗi một tài liệu hay sách vở lại có một cách dùng vacxin khác nhau
bác mr_dangnguyen có lòng tốt chia sẻ kinh nhiệm của mình như vậy là đáng quý rồi còn bài việt trên tuy còn nhiều sai sót nhưng ai mà chẳng sai một lần

đây là lịch dùng vacxin cũng chỉ để tham khảo thôi
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Lịch tiêm phòng
Tuổi
Văcxin và thuốc phòng bệnh
Cách sử dụng
1-4 ngày đầu
Thuốc bổ như vitamin B[SUB]1[/SUB], B-Complex
Cho gà uống
5 ngày tuổi
Văcxin Gumboro để phòng bệnh Gumboro (lần 1)
Nhỏ vào mắt, mũi
7 ngày tuổi
Văcxin Lasota lần 1
Văcxin Đậu gà
Nhỏ vào mắt, mũi
Chủng vò màng cánh
10 ngày tuổi
Văcxin Cúm gia cầm lần 1
Tiêm dưới da cổ
15 ngày tuổi
Văcxin Gumboro để phòng bệnh Gumboro (lần 2)
Nhỏ vào mắt, mũi

25 ngày tuổi
Văcxin Lasota lần 21
Kết hợp phòng bệnh đường ruột bằng kháng sinh theo liều hướng dẫn
Nhỏ vào mắt, mũi
Trộn vào thức ăn tinh
40 ngày tuổi
Văcxin Cúm gia cầm lần 2[SUP]*[/SUP]
Tiêm dưới da cổ
2 tháng tuổi
Văcxin Niu-cat-sơn hệ 1 để phòng bệnh gà Rù
Tiêm dưới da
1-3 tháng tuổi
Thuốc phòng bệnh cầu trùng
Cứ mỗi tuần cho uống 2 ngày theo hướng dẫn
2 tháng tuổi
Văcxin phòng bệnh tụ huyết trùng
Tiêm dưới da
2 tháng tuổi và 5 tháng tuổi
Tẩy giun


<tbody>
</tbody>


<tbody>
</tbody>
 


Mạo mụi em có ý này
Khi hướng dẫn ai phương pháp chăn nuôi hay điều trị bệnh nào đó,các bác các anh hãy nói theo thực tế mình đang làm đừng dùng lý thuyết, theo em cái quý là những kinh nghiệm của các bác các anh rút tỉa được trong suốt một thời gian dài

VD: Việc nhỏ vacxin thôi, bác dilenlamgiau đã rút tỉa được kinh nghiệm là khi nhỏ chỉ cần một giọt là đủ liều,còn lý thuyết thì 2 giọt, còn có bác sỉ thú y khuyên em 5 giọt

Bác dilenlamgiau ơi cho em hỏi bác pha vacxin (lọ 100 liều) với bao nhiêu cc nước sinh lý mặn vậy,thường em pha 1 lọ vacxin với 8cc nước sinh lý mặn, em nhỏ 2 giọt,vậy nếu nhỏ 1 giọt mình có cần giảm nước sinh lý mặn xuống còn 4cc không vậy bác. Cám ơn bác nhiều
 
Bác viết gì thế. Xem kỷ hộ dùm tôi cái!
Vãi Hà bác này không hiểu ý bác muốn nói gì nữa,

Bác viết gì thế. Xem kỷ hộ dùm tôi cái!
Vãi Hà bác này không hiểu ý bác muốn nói gì nữa,

--------

Mạo mụi em có ý này
Khi hướng dẫn ai phương pháp chăn nuôi hay điều trị bệnh nào đó,các bác các anh hãy nói theo thực tế mình đang làm đừng dùng lý thuyết, theo em cái quý là những kinh nghiệm của các bác các anh rút tỉa được trong suốt một thời gian dài

VD: Việc nhỏ vacxin thôi, bác dilenlamgiau đã rút tỉa được kinh nghiệm là khi nhỏ chỉ cần một giọt là đủ liều,còn lý thuyết thì 2 giọt, còn có bác sỉ thú y khuyên em 5 giọt

Bác dilenlamgiau ơi cho em hỏi bác pha vacxin (lọ 100 liều) với bao nhiêu cc nước sinh lý mặn vậy,thường em pha 1 lọ vacxin với 8cc nước sinh lý mặn, em nhỏ 2 giọt,vậy nếu nhỏ 1 giọt mình có cần giảm nước sinh lý mặn xuống còn 4cc không vậy bác. Cám ơn bác nhiều

Em thấy bác này nói đúng đó,đúng lý thuyết là nền tản nhưng kinh nghiệm làm cho nền tản được "tiến hóa"
 
Last edited:
Mạo mụi em có ý này
Khi hướng dẫn ai phương pháp chăn nuôi hay điều trị bệnh nào đó,các bác các anh hãy nói theo thực tế mình đang làm đừng dùng lý thuyết, theo em cái quý là những kinh nghiệm của các bác các anh rút tỉa được trong suốt một thời gian dài

VD: Việc nhỏ vacxin thôi, bác dilenlamgiau đã rút tỉa được kinh nghiệm là khi nhỏ chỉ cần một giọt là đủ liều,còn lý thuyết thì 2 giọt, còn có bác sỉ thú y khuyên em 5 giọt

Bác dilenlamgiau ơi cho em hỏi bác pha vacxin (lọ 100 liều) với bao nhiêu cc nước sinh lý mặn vậy,thường em pha 1 lọ vacxin với 8cc nước sinh lý mặn, em nhỏ 2 giọt,vậy nếu nhỏ 1 giọt mình có cần giảm nước sinh lý mặn xuống còn 4cc không vậy bác. Cám ơn bác nhiều
thường thì mua vacxin liều một 1000 thì họ cho một lọ sinh lý đủ để pha chế cho 1000 cứ như vậy mà ta pha chế mà không cần phải đong đếm gì cả
còn vacxin liều dưới 500 thì không được kèm nước sinh lý thì mình phải mua sinh lý hặc nước lọc để tự đong đếm và pha chế
cách pha chế của em với liều 100 em cạy cái lắp ông vacxin ra và cho nước lọc đầy ống vacxin rồi lắc cho vacxin tan hết rồi đổ ra ống nhỏ đề khi ta cho nước vào đầy lọ vacxin đó là đủ không cần phải đong đếm gì như chỉ với một giọt mới đủ
 
thường thì mua vacxin liều một 1000 thì họ cho một lọ sinh lý đủ để pha chế cho 1000 cứ như vậy mà ta pha chế mà không cần phải đong đếm gì cả
còn vacxin liều dưới 500 thì không được kèm nước sinh lý thì mình phải mua sinh lý hặc nước lọc để tự đong đếm và pha chế
cách pha chế của em với liều 100 em cạy cái lắp ông vacxin ra và cho nước lọc đầy ống vacxin rồi lắc cho vacxin tan hết rồi đổ ra ống nhỏ đề khi ta cho nước vào đầy lọ vacxin đó là đủ không cần phải đong đếm gì như chỉ với một giọt mới đủ

Vaccine !

Thế này các bác nhé:

Về lịch chủng vaccine thì ko thể nào cho 1 lịch cụ thể và chính xác được vì nhiều lý do:
+ Vùng bạn đang ở (và dĩ nhiên là chăn nuôi) hiện dịch bệnh đang ở trong tình trạng nào? (Có báo động đỏ không?). Nếu có thì tuyệt đối phải làm thật chính xác quy trình.
+ Sức khỏe đàn vật nuôi của các bác như thể nào? (Nếu khỏe mạnh thì chúng ta cứ chủng vaccine đúng lịch trình cụ thể đã vạch ra từ trước. Nếu đàn vật nuôi ko khỏe, tức đang bệnh thì quy tắc ko cho phép chúng ta làm vaccine đúng ko?!!)

Về cách pha vaccine chúng ta có thể theo các cách sau:
+ Nếu dùng loại tiêm: Ví dụ các bác tiêm liều 0.3ml/con. Dùng ống tiêm chuyên dùng tiêm vật nuôi, nếu lý luận tiêm 0.3ml/con với đàn gia cầm 100 con ==> cần 30ml nước pha ====> có thể không chính xác. Lý do, có khi ống tiêm không chính xác khi bơm thì nguy lắm. Vậy các bác nên test trước khi tiêm thật, chỉnh ống tiêm về vạch 0.3ml, bơm test thử 20 cái xem hết 6cc nước không? Tùy vào lượng nước đã bơm ra mà các bác cho con số nước pha hợp lý nhé!
+ Nếu dùng ống nhỏ giọt để nhỏ mắt, mũi: cũng tương tự. các bác bơm thử vào ống nhỏ 10cc nước, nhỏ từng gitoj ra và đếm ==> có bao nhiêu giọt/cc nước ==> cần pha bao nhiêu nước pha vào lọ vaccine để có 100 liều (mỗi liều nhỏ 2 giọt để đảm bảo đúng quy trình nhỏ vaccine!)
+ Nếu pha vaccine cho uống: chúng ta sẽ cắt nước trước giờ làm vaccine 2 giờ. Pha lượng nước pha vào vaccine sao cho đàn vật nuôi uống đúng trong khoảng 2 giờ thôi, ko được hết nước sớm (sẽ có con chưa kịp uống), ko được hết quá trể (vaccine sẽ hư). Còn lượng nước uống trong 2 giờ là bao nhiêu thì các bác có thể thử bằng khoảng thời gian như vậy vào ngày hôm trước nhưng chỉ với nước mát thôi!

Về vaccine:
+ Điều này cũng rất quan trọng. Khi đã sử dụng hãng nào để làm vaccine thì bắt buộc toàn bộ các tuýp phải lấy của hãng đó hết.
Ví dụ: đối với Dịch tả: chúng ta dùng vaccine của TW2 làm vaccine thì buộc phải sử dụng đúng quy trình của hãng này (3 ngày tả lần 1 chủng F nhỏ mắt mũi, 21 ngày tả lần 2 chủng Laxota uống, ngày 45 tả lần 3 chủng M chích).
Chúng ta ko nên sử dụng xen kẽ nhiều hãng khác nhau cho các chủng tả khác nhau.
+ Đối với vaccine loại chích, bắt buộc các bác nên chích nhé. Cho uống sẽ không ép phê.

Còn điều này nữa ko nghe các bác nói đến, đó là kháng thể! Hẹn các câu hỏi cho 1 chủ đề mới!

Đôi lời!!!
 
Last edited by a moderator:
Chú Thủy, có phác đổ điều trị tụ huyết trùng hiệu quả thì đăng đàn cho anh em tham khảo nha. Sẳn đây hỏi luôn các bác là nếu tiêm vaccine từ nhỏ, thì gà sau này bị tụ huyết trùng thì khả năng chữa khỏi là bao nhiêu %. Bệnh tụ huyết trùng với dịch tả ,,, tiêu tốn biết bao nhiêu tiền của anh em nuôi gà rồi đó.
 

Không biết cái này có giúp ít được cho hội không
Dinh Dưỡng Trong Chăn Nuôi
Với những đặc điểm sinh học như: thân nhiệt cao, cường độ trao đổi chất mạnh, tốc độ tiêu hóa thức ăn nhanh, tuần hoàn máu nhanh, hô hấp mạnh, linh hoạt và rất nhậy cảm với tác động của môi trường nên trong chăn nuôi gia cầm đòi hỏi cần phải cung cấp một khẩu phần thức ăn cân đối, không thiếu, không dư thừa, thức ăn phù hợp với trạng thái sinh lý và tình trạng năng suất của chúng...
I. Nước

- Nước có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất ở gia cầm, việc thiếu nước uống trong chăn nuôi gà công nghiệp thường gây hậu quả nghiêm trọng cho đàn gà, gà có thể bị chết sau 24 giờ bị khát nước, thậm chí thiếu 10% nước uống gà thịt sẽ chậm lớn, hiệu quả sử dụng thức ăn kém, năng suất gà đẻ trứng giảm mạnh hoặc ngưng đẻ.
- Cơ thể gia cầm chỉ có thể tạo ra một lượng nhỏ nước từ sản phẩm của các phản ứng oxy hóa chất dinh dưỡng (khi trao đổi 1g chất béo tạo ra 1,2 g nước, 1g chất protein tạo ra 0,62 g nước, 1g chất glucid tạo ra 0,5 g nước), lượng nước này quá ít so với nhu cầu của cơ thể nên hàng ngày gia cầm phải nhận một lượng nước từ ngoài qua ăn uống. Trong khi thức ăn của gia cầm (đặc biệt của gà) là thức ăn khô chỉ chứa 8 – 12% nước vì vậy gà phải được uống nước tự do, liên tục hàng ngày.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu nước uống của gà như: nhiệt độ môi trường, cơ cấu thức ăn…
Bảng 1: Nhu cầu nước uống của gà
Giống​
Tuần tuổi​
Gà công nghiệp​
Gà nuôi bán công nghiệp​
AA​
Hydro​
Gà Tam Hoàng​
Gà Ta​
0 - 3​
24​
23​
20​
18​
4 - 6​
22​
21​
18​
16​
7 - 10​
19​
18​
11 - 12​
16​
16​
15​
12 - 20​
Từ 20 trở đi​
18​

<tbody>
</tbody>

III. Năng lượng
- Trong dinh dưỡng gia cầm năng lượng thường được xem là nguồn dinh dưỡng giới hạn nhất vì nhu cầu lớn so với các chất dinh dưỡng khác. Nhu cầu năng lượng của gia cầm có thể được xác định là mức năng lượng cần thiết cho sinh trưởng hoặc cho sản xuất trứng và cho duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể. Thiếu năng lượng dẫn đến sự suy giảm các quá trình trao đổi chất và các hoạt động chức năng cơ thể gây nên tình trạng còi cọc, chậm lớn, năng suất giảm ở gia cầm sinh sản.
- Trong thức ăn chứa 2 dạng chất dinh dưỡng có thể cung cấp năng lượng chính, đó là Lipid và Glucid.
+ Glucid (hay còn gọi tinh bột) có vai trò cung cấp năng lượng, chuyển hóa thành phần mỡ và đạm cho cơ thể, tạo năng lượng để gà chuyển hóa vật chất và vận động. Glucid chiếm khoảng 60% trong thức ăn cho gia cầm trong các dạng nguyên liệu như: bắp, cám, tấm, khoai mì… Gia cầm sử dụng tinh bột rất tốt, nhưng để tiêu hóa tinh bột cần có vitamin B[SUB]1[/SUB], tuy nhiên tinh bột từ củ thì thường thiếu vitamin nhóm B. Cũng cần lưu ý hàm lượng chất độc và tình trạng nấm mốc khi sử dụng khoai mì làm thức ăn cho gia cầm.
+ Lipid (hay còn gọi chất béo) là chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cao cấp hơn 2 lần so với glucid. Đối với gia cầm, lipid tạo một phần năng lượng và chủ yếu tạo mỡ. Nhu cầu chất béo trong cơ thể gia cầm rất ít: gà con cần dưới 4% (nếu cao hơn sẽ dẫn đến tiêu chảy), gà hậu bị và gà đẻ cần dưới 5% (nếu cao hơn sẽ làm gà mập mỡ khó đẻ), đối với gà nuôi thả có thể cung cấp chất béo nhiều hơn. Trong thức ăn cho gà công nghiệp, người ta sử dụng 2 – 6% dầu thực vật hoặc mỡ công nghiệp có tác dụng tốt, tăng năng suất, giảm tiêu tốn thức ăn. Chất béo còn cung cấp các axit béo thiết yếu như axit linoleic, axit linolenic và axit arachidonic. Chất béo giúp hòa tan các vitamin A, D, E và K, các sắc tố để cho cơ thể dễ hấp thu làm da và mỡ vàng, tăng màu vàng của lòng đỏ trứng. Ngoài ra chất béo trong thức ăn cũng có tác dụng làm giảm độ bụi giúp giảm thiếu các bệnh về đường hô hấp. Khi bổ sung chất béo vào thức ăn cần chú ý bổ sung các chất chống oxy hóa để bảo vệ các axit béo không no, bảo vệ các vitamin trong thức ăn.
Bảng 2: Nhu cầu năng lượng của các giống gà ở các giai đoạn nuôi
AA​
Hydro​
Gà Tam Hoàng​
Gà Ta​
0 - 3​
3050​
3000​
2950​
2900​
4 - 6​
3150​
3100​
3050​
2950​
7 - 10​
3200​
11 - 12​
3000​
12 - 20​
2750​
Từ 20 trở đi​
2900​

<tbody>
<td style="px&quot;width:" 114px"="" rowspan="2">
Giống​
Tuần tuổi​
</td><td width="228" colspan="2" style="border-right-color: windowtext; border-right-width: 1pt; border-right-style: solid; padding-right: 5.4pt; border-top-color: windowtext; border-top-width: 1pt; border-top-style: solid; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0in; border-left-color: rgb(236, 233, 216); border-left-width: initial; border-left-style: initial; width: 170.95pt; padding-top: 0in; border-bottom-color: windowtext; border-bottom-width: 1pt; border-bottom-style: solid; background-color: transparent; ">
Gà công nghiệp​
</td><td width="228" colspan="2" style="border-right-color: windowtext; border-right-width: 1pt; border-right-style: solid; padding-right: 5.4pt; border-top-color: windowtext; border-top-width: 1pt; border-top-style: solid; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0in; border-left-color: rgb(236, 233, 216); border-left-width: initial; border-left-style: initial; width: 170.95pt; padding-top: 0in; border-bottom-color: windowtext; border-bottom-width: 1pt; border-bottom-style: solid; background-color: transparent; ">
Gà nuôi bán công nghiệp​
</td>
</tbody>

IV. Vitamin
Vitamin là chất có hoạt tính sinh học cao cần thiết cho các quá trình trao đổi chất của cơ thể sống. Với nồng độ thấp nhưng vitmain có vai trò quyết định sự tồn tại của tất cả quá trình sống. Vitamin tham gia và cấu trúc của các nhóm enzyme xúc tác các phản ứng sinh hóa trong quá trình đồng hóa, dị hóa, quyết định sự sinh trưởng, sinh sản và tính kháng bệnh của gia cầm. Một vài vitamin có thể được vi sinh vật trong ruột tổng hợp nhưng rất ít nên cần thiết phải được bổ sung theo thức ăn hoặc nước uống. Khi thiếu hoặc thừa vitamin sẽ gây nên những tình trạng đặc trưng như sau:
1. Vitamin A:
- Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc điều hòa trao đổi protein, lipid, glucid, cần thiết cho sự hoạt động bình thường của tuyến giáp trạng, vỏ tuyến thượng thận, các tế bào biểu mô, là nguyên liệu tạo rodopxin của thị giác. Thiếu vitamin A gà con còi cọc, chậm lớn, sừng hóa và viêm niêm mạc mắt, sừng hóa thanh khí quản nên dễ bị bệnh hô hấp, bệnh cầu trùng sẽ nặng thêm và khó chữa, gà dễ mắc những bệnh nhiễm trùng, tỷ lệ chết cao (gà con chết sau 2 – 4 tuần với triệu chứng thần kinh trước khi chết, mổ khám sẽ thấy ống dẫn niệu tích đầy urat, gà đẻ giảm năng suất trứng do buồng trứng phát triển kém, niêm mạc ống dẫn trứng bị sừng hóa, vỏ trứng mỏng, tỷ lệ thụ tinh thấp, tỷ lệ chết phôi cao, thường chết phôi.
- Nguồn vitamin A và sắc tố vàng được cung cấp từ những thực liệu chứa nhiều caroten như bắp vàng, bột cỏ giúp cho màu lòng đỏ trứng đậm hơn, da và mỡ gà vàng. Vitamin A dễ hư hỏng khi trộn vào thức ăn nên cần có thêm chất chống oxy hóa, khi tồn trữ thức ăn lâu sẽ bị mất vitamin A.
- Nhu cầu vitamin A ở gia cầm phụ thuộc vào tuổi và sức sản xuất của chúng: gia cầm non đang sinh trưởng nhanh cần khoảng 12000 – 15000 IU/kg thức ăn, gà đẻ trứng cần 10000 – 12000 IU.
2. Vitamin D:
- Vitamin D tham gia vào quá trình trao đổi chất khoáng, protein và lipid. Giúp điều hòa quá trình gắn kết Ca, P và Mg vào xương, kích thích các phản ứng oxy hóa khử. Khi thiếu vitamin D gia cầm non mắc bệnh còi xương, xương chân và xương lưỡi hái cong, dị dạng; gà đẻ bị bệnh xốp xương, xương dễ gẫy, bại liệt chân, lòng trắng trứng loãng, vỏ trứng mỏng, dễ vỡ, tỷ lệ ấp nở thấp, phôi chết nhiều ở ngày ấp thứ 19 – 20.
- Nhu cầu vitamin D tùy thuộc vào giống gà, gà có sức sinh trưởng và năng suất trứng cao thì nhu cầu vitamin D cao, gà nuôi nhốt trong chuồng thiếu ánh sáng thì nhu cầu vitamin D cao, khẩu phần không cân đối Ca và P cũng khiến gà cần nhiều vitamin D. So với vitamin A, chỉ nên cung cấp vitamin D với tỷ lệ: D/A= 1/8 – 1/10, không nên cung cấp dư vitamin A và D (quá 25.000 IU/kg thức ăn vitamin A; 5.000 IU/kg thức ăn vitamin D[SUB]3[/SUB]) vì sẽ gây vôi hóa ở thận, nếu kèm với dư protein thì tình trạng dư thừa sẽ nguy hiểm dễ gây chết.
3. Vitamin E:
- Vitmin E giúp ngăn cản quá trình oxy hóa, bảo vệ các hợp chất sinh học và các acid béo chưa no, tạo điều kiện thuận lợi trao đổi Phospho, glucid và protein, kích thích sự tạo thành các hoocmon thùy trước tuyến yên, tăng cường sự hấp thu các vitamin A và D, giúp ổn định thành mạch, màng tế bào của tuyến sinh dục. Thiếu sẽ gây tình trạng gà bị ngẹo đầu, mỏ trúc xuống, mất thăng bằng, đi đứng loạng choạng, đi thụt lùi, hoại tử cơ trắng vùng cơ ức và cơ đùi (giống như tình trạng thiếu Selen); ở gia cầm sinh sản sẽ giảm tỷ lệ thụ tinh, giảm tỷ lệ đẻ, trứng đã thụ tinh có phôi phát triển kém, phôi chết nên tỷ lệ ấp nở thấp.
- Vitamin E có nhiều trong các mầm hạt, bột lá cây xanh non sấy nhanh, vitamin E rất dễ bị phá hủy trong không khí, nhạy cảm với oxy và ánh sáng.
- Nhu cầu vitamin E cho gia cầm là 20 IU/kg thức ăn, khi hàm lượng chất béo trong thức ăn tăng cao 8 – 10% thì nhu cầu vitamin E tăng đến 30 IU.
4. Vitamin K:
Vitamin K có tác dụng làm đông máu, được sử dụng trong thức ăn cho gà con và gà đẻ để phòng chống xuất huyết khi bị bệnh cầu trùng và bệnh Gumboro với liều 2 mg/kg thức ăn sẽ cải thiện được tỷ lệ nuôi sống.
5. Vitamin nhóm B:
+ Vitamin B[SUB]1[/SUB]:
- Gia cầm rất nhậy cảm với việc thiếu vitamin B1, khi thiếu dẫn đến triệu chứng chân đưa về phía trước, các ngón chân run, đầu ngẩng lên trên (ngược với thiếu vitamin E đầu gập xuống), đi đứng khó khăn, tích nước trong mô nên thịt nhão, phù nề do tích nước dưới da nhiều, nhu động ruột kém nên tiêu hóa kém, gà ăn ít, tình trạng nặng có thể co giật và chết. Gia cầm thường thiếu B1 trong trường hợp sử dụng nhiều thức ăn củ như khoai mỳ, khoai lang hoặc thức ăn hạt dự trữ lâu ngày, bảo quản không tốt nên bị mốc.
- Nguồn thức ăn chứa nhiều B1 như nấm men, men rượu, sử dụng chế phẩm từ nấm men 2 – 3% hoặc cám gạo, cám mỳ 5 – 10% trong thức ăn cho gia cầm sẽ đáp ứng đủ nhu cầu vitamin B1 cho gia cầm là 2mg/kg thức ăn.
+ Vitamin B[SUB]2[/SUB]:
- Thiếu vitamin B2 gà con sẽ bị còi cọc, chậm lớn, lông xù, viêm quanh khóe mắt, chân bị liệt ngón co quắp, di chuyển khó khăn, mắt nhắm, ghèn dính làm mắt mở khó khăn. Gà đẻ giống sẽ giảm tỷ lệ ấp nở, phôi chết nhiều ở ngày ấp thứ 12 – 18, gà con mới nở bị liệt chân.
- Cần cung cấp cho gà con 3 – 4 tuần tuổi lượng vitamin B2 là 8mg/ kg thức ăn, các loại gà khác cần 5 – 6 mg/kg thức ăn.
- Vitamin B2 có nhiều trong các loại rau quả xanh non, mầm hạt, nấm men. Vitamin B2 rất dễ bị oxy hóa trong không khí và mau hư.
+ Vitamin B[SUB]3[/SUB]:
- Thường chỉ gặp trường hợp thiếu do thức ăn bị sấy ở nhiệt độ cao làm vitamin B3 bị phân hủy. Thiếu sẽ gây hiện tượng viêm da ở góc mắt và miệng, viêm nứt các ngón chân, rụng lông, sinh trưởng chậm, giảm sức kháng bệnh, gà đẻ giảm năng suất, tỷ lệ ấp nở giảm.
- Vitamin B3 có nhiều trong các loại thức ăn hạt, nấm men, nghèo trong các loại củ quả. Nhu cầu đối với gia cầm là 20 mg/kg thức ăn hỗn hợp.
+ Vitamin B[SUB]5[/SUB]:
- Tình trạng thiếu vitamin B5 giống như thiếu vitamin B2 và B3, các lóp biểu bì của da và niêm mạc đường tiêu hóa và hô hấp bị tổn thương, tỷ lệ ấp nở kém.
- Nhu cầu viatmin B5 ở gà con là 40 mg/kg thức ăn, gà đẻ là 30 mg/kg thức ăn.
- Vitamin B5 có nhiều trong thức ăn hạt, thức ăn lên men, thức ăn xanh, thường gặp những tình trạng thiếu vitamin B5 là do trong thức ăn thiếu tryptophan làm cho cơ thể khó hấp thu vitamin B5.
+ Vitamin B[SUB]6[/SUB]:
- Thiếu sẽ dẫn đến tình trạng giảm tính thèm ăn, ăn ít, chậm lớn, gây thiếu máu.
- Nhu cầu đối với gà thịt là 4,5 mg/kg thức ăn, gà đẻ là 3,5 mg/kg thức ăn, khi tỷ lệ protein trong thức ăn tăng thì nhu cầu vitamin B6 cũng tăng lên.
+ Vitamin B[SUB]9[/SUB]:
- Vitamin B[SUB]9[/SUB] có nhiều trong các loại thức ăn xanh và được vi khuẩn đường ruột tổng hợp, chỉ thiếu khi thức ăn nấu ở nhiệt độ cao hoặc gà bị bệnh đường ruột. Khi thiếu sẽ gây thiếu máu, số lượng hồng cầu giảm, gà con giảm tăng trọng, còi cọc, xuất hiện sự rối loạn sắc tố như trên lông đen, vàng có những đốm trắng. Gà sinh sản cho trứng tỷ lệ ấp nở thấp.
- Nhu cầu vitamin B9 cho gà con là 1mg/kg thức ăn, gà đẻ là 0,7 mg/kg thức ăn.
+ Vitamin B[SUB]12[/SUB]:
- Khi thiếu gây hiện tượng thiếu máu, giảm tăng trọng, sức kháng bệnh kém, gà đẻ giảm tỷ lệ ấp nở, phôi chết nhiều, và kéo theo thiếu Cholin.
- Vitamin B12 có nhiều trong thức ăn động vật, vi sinh vật.
- Nhu cầu vitamin B12 ở gia cầm phụ thuộc vào sự cung cấp đủ *****onin, Cholin, Vitamin B9, vitamin B3, nếu thiếu những chất này thì nhu cầu B12 sẽ tăng lên. Khi các chất trên đã cung cấp đủ thì nhu cầu vitamin B12 của gia cầm là 10 - 15 µg/kg thức ăn.
6. Cholin:
Là vitamin thuộc nhóm B, khi thiếu gây triệu chứng gan nhiễm mỡ, thiếu máu, rối loạn phát triển bộ xương, gà thường bị yếu chân. Nếu trong khẩu phần thức ăn có cung cấp đủ các vitamin khác như B12, B6, B9 và axit amin *****onin thì nhu cầu Cholin chỉ khoảng 600 – 1.300 mg/kg thức ăn. Cholin có nhiều trong các hạt họ đậu, nấm men.
7. Vitamin C: tham gia quá trình hô hấp tế bào, tăng cường các phản ứng oxy hóa khử, kích thích sự sinh trưởng và đổi mới tổ chức tế bào, tăng cường khả năng tạo huyết sắc tố, thúc đẩy sự đông máu, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống stress, tạo điều kiện gia tăng năng suất và phẩm chất trứng, tinh trùng, có tính chất chống oxy hóa trong cơ thể. Vitamin C được tổng hợp trong cơ thể nhưng trong những trường hợp gia cầm bị bệnh hoặc trong tình trạng stress thì nên cung cấp vitamin C qua thức ăn hoặc nước uống cho gia cầm với liều 100 – 500 mg/kg thức ăn. Khi thời tiết nóng, chủng ngừa, cân gà hoặc đàn gà bị bệnh truyền nhiễm thì dùng vitamin C liều cao giúp cho đàn gà mau chóng ổn định và vượt qua những yếu tố bất lợi.
8. Vitamin H: (hay còn gọi là Biotin) được tổng hợp trong đường tiêu hóa, khi thiếu sẽ gây viêm da, rụng lông, rối loạn sự phát triển của bộ xương, tỷ lệ ấp nở thấp. Nhu cầu vitamin H cho gia cầm là 0,2 mg/kg thức ăn.

V. Chất khoáng
- Chất khoáng có vai trò quan trọng trong việc tạo xương ở gà và tham gia vào các hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Nhu cầu khoáng của gia cầm non và hậu bị là 2 – 3%, ở gia cầm đẻ là 4 – 7% vì cần nhiều Canxi – Phospho để tạo vỏ trứng. Một số chất khoáng tham gia vào quá trình tạo máu như Fe, Cu, Co… một số khác tham gia tạo hệ đệm và men xúc tác cho các phản ứng trong cơ thể như NaCl, K, Mg, Mn, Zn, I, Se...
- Khi thiếu hoặc thừa khoáng chất sẽ gây nên những tình trạng đặc trưng:
+ Thiếu Canxi (Ca) trong cơ thể gia cầm sẽ dẫn đến tình trạng còi xương, giảm tính thèm ăn, chậm lớn, lông xù, trứng mỏng vỏ, tình trạng cắn mổ lẫn nhau gia tăng. Thừa Ca (tỷ lệ 5% trong thức ăn) gây độc với những rối loạn trao đổi chất, giảm tính thèm ăn, chậm lớn, có hiện tượng phù nề, tăng bài tiết Na và Mg, rối loạn thần kinh, gà đi đứng khó khăn, loạng choạng (bệnh gut).
+ Thiếu Phosphor (P) gây kém ăn ở gà con, chậm lớn, khối lượng xương giảm, xương mềm, mô sụn khó chuyển hóa thành xương, các xương bị cong. Tỷ lệ gây độc khoảng 3 – 5%.
+ Thiếu sắt (Fe) ở mức thấp hơn 40 mg/kg thức ăn sẽ gây thiếu máu do thiếu hồng cầu, màu sắc lông cũng bị thay đổi (trong thực tế ít gặp trường hợp thiếu Fe ở gia cầm vì nhu cầu thấp nên khẩu phần ăn có thể đáp đủ). Thừa Fe gây độc khiến gia cầm còi xương, khớp biến dạng, xương bất thường.
+ Thiếu đồng (Cu) ở mức thấp hơn 3 – 4 mg/kg thức ăn sẽ làm giảm khả năng sử dụng Fe, giảm sức kháng bệnh, giảm hàm lượng của vitamin C và B[SUB]12[/SUB] trong cơ thể. Thừa sẽ gây tình trạng ngộ độc như loạn dưỡng cơ, mề bị bào mòn, tích nước trong mô, chất chứa manh tràng đen.
+ Thiếu Coban (Co) ở mức thấp hơn 0,1 mg/ kg thức ăn cho gia cầm non, 0,5 mg/kg thức ăn cho gia cầm đẻ thường ít xảy ra trong chăn nuôi gia cầm vì thức ăn có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu.
+ Thiếu muối (NaCl) sẽ làm giảm tính ngon miệng, giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu protein, gây cắn mổ và ăn thịt lẫn nhau, khi thừa NaCl (trên 0,7%) sẽ gây tiêu chảy, phân ướt, thừa nhiều sẽ gây ngộ độc, khó thở, tim đập chậm, tiêu chảy phân đen, tích nước xoang bụng, chết nhanh.
+ Thiếu Kali (K) (thấp hơn 0,4 – 0,5%) làm gà con chậm lớn, có hiện tượng nhược cơ, chướng ruột, rối loạn nhịp tim. Thừa K (trên 1%) gây khát nước, sử dụng muối kém hiệu quả, máu cô đặc.
+ Thiếu Magie (Mg) ở mức thấp hơn 0,6% sẽ gây tình trạng kém ăn, lông xơ xác, mọc chậm, gia cầm chậm lớn, loạn nhịp tim, giảm trương lực cơ gây run rẩy, co thắt diều, các muối Ca tích trong thận và tim, tỷ lệ chết cao. Thừa Mg cũng gây bệnh cho gia cầm, xuất hiện triệu chứng perosis, còi xương, vỏ trứng mỏng, rối loạn tiêu hóa, Ca bị thải mạnh theo phân.
+ Thiếu Mangan (Mn) ở gia cầm non sẽ gây hiện tượng sưng các khớp, xương bàn chân; ở gia cầm sinh sản năng suất đẻ giảm, vỏ trứng mỏng, tỷ lệ chết phôi cao. Nhu cầu về Mn ở gia cầm non là 30 – 40 mg/kg thức ăn, gia cầm sinh sản là 25 – 30 mg/kg thức ăn.
+ Thiếu Kẽm (Zn) gia cầm non chậm lớn, rụng lông, lông dễ gẫy, rối loạn nhiễm sắc tố, chân yếu, xuất hiện viêm da sừng hóa, năng suất trứng giảm, vỏ trứng mỏng và có hiện tượng sọc dưa, tỷ lệ ấp nở thấp. Nhu cầu Zn ở gia cầm là 50 – 70 mg/kg thức ăn.
+ Thiếu Iot (I) ở gia cầm sẽ gây chết phôi, rối loạn sự phát triển phôi, giảm tỷ lệ ấp nở, gà con nở ra bị trụi lông, chịu lạnh kém, chậm phát triển, mọc lông chậm. Nhu cầu Iot cho gia cầm là 0,5 mg/kg thức ăn.
+ Thiếu Selen (Se) ở gia cầm sẽ gây thoái hóa cơ trắng, tích nước xoang bụng và bao tim, giảm tỷ lệ ấp nở. Nhu cầu Se cho gia cầm là 0,1 mg/kg thức ăn. Gia cầm không hấp thu được dạng Se nguyên chất. Vì độc tính của Se rất cao nên cần chú ý liều sử dụng và trộn thật đều trong thức ăn, nếu để thừa Se (5mg/kg thức ăn)sẽ gây tính trạng giảm đẻ, tỷ lệ ấp nở giảm, tỷ lệ gà con dị dạng cao, chậm lớn, thiếu máu và chết.
nguồn http://nhanloc.net/?act=news&detail=detail&news_id=239&lang=vn&news_type=&cat_id=35&cat_item_id=247
Phòng Kỹ Thuật Công Ty NHÂN LỘC - ROVETCO

Chú Thủy sao chưa trả lời cho bác LoanTam nữa
Mong các bác hãy nhiệt tình để cho bọn em không thiệt hại lớn
 
cám ơn MR dangnguyen đã sưu tầm bài viết có giá trị cho anh em. Chắc sẽ có ích lắm đây.
Sỡ dĩ mình muốn kêu dilenlamgiau và các anh em trong hội ai có kinh nghiệm chia sẽ về phác đồ điều trị, không phải mình ko biết. Vì các tài liệu trên mạng, mang tính chung chung. Mình sẳn muốn anh em có thề chia sẽ kinh nghiệm trực tiếp của riêng anh em. Có thề đúng, cũng có cái không phù hợp nhưng chúng ta có thề thảo luận để rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế. Ae đã lên diễn đàn rồi, thì đừng ngại thảo luận.
 
Đúng đó mấy bác ơi,kinh nghiệm thực tế lúc nào cũng cứu lữa lẹ hơn là lý thuyết,Mong mấy bác tham gia hội đừng dấu bí quyết hay ngại sợ mình sai. Mọi ý kiến chia sẽ của mấy bác đều quý giá.
 
Mình nghe nói, Rết ngâm rượu .. để dành cho Gà uống cũng phòng và trị các bệnh cảm cúm trên Gà các bác ạ. Hình như trên Agriviet cũng có ai nói rồi, nhưng mình tìm lại không ra. Bây giờ thời tiết bắt đầu lập Đông rồi, gà vịt thả vườn dễ mắc bệnh lắm. Sẳn đây luôn tiện hỏi anh em có bài thuốc dân gian nào trị các bệnh gia cầm không. Chia sẽ cho bà con vững tâm đi qua mùa lạnh này nhé
 
mọi người có ai biết thời gian cụ thể và các loại thuốc vacxin tiêm chích cho gà từ lúc nhỏ đến lúc lớn không? ví dụ như 1 tuần thì cho loại thuốc gì, 2 tuần thì cho thuốc gì .....
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if !mso]><object classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object> <style> st1\:*{behavior:url(#ieooui) } </style> <![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> - 3 ngày tuổi: nhỏ mắt, mũi lần 1 vaccin Newcastle hệ F.
- 7 ngày tuổi: nhỏ mắt, mũi lần 1 vaccin Gumboro. - 10 ngày tuổi: chủng vaccin Đậu. - 15 ngày tuổi: tiêm lần 1 vaccin cúm gia cầm. - 18 ngày tuổi: cho uống vaccin Laxota và cho uống lần 2 vaccin Newcastle hệ F. - 21 ngày tuổi: nhỏ mắt, mũi lần 2 vaccin Gumboro. - 45 ngày tuổi: tiêm lần 2 vaccin cúm gia cầm. b/ Gà đẻ trứng thương phẩm: - 1-45 ngày tuổi: sử dụng quy trình giống gà thịt. - 49-60 ngày tuổi: tiêm vaccin Newcastle hệ M. - 65 ngày tuổi: tiêm vaccin Tụ huyết trùng. - Sau khi tiêm phòng Newcastle, Tụ huyết trùng và Cúm gia cầm cứ mỗi 4-6 tháng phải tái chủng một lần.

--------

Mình nghe nói, Rết ngâm rượu .. để dành cho Gà uống cũng phòng và trị các bệnh cảm cúm trên Gà các bác ạ. Hình như trên Agriviet cũng có ai nói rồi, nhưng mình tìm lại không ra. Bây giờ thời tiết bắt đầu lập Đông rồi, gà vịt thả vườn dễ mắc bệnh lắm. Sẳn đây luôn tiện hỏi anh em có bài thuốc dân gian nào trị các bệnh gia cầm không. Chia sẽ cho bà con vững tâm đi qua mùa lạnh này nhé
Rêt thì chưa thử.chứ Dế ngâm rượu thì mình đã làm rồi rất hiệu quả
 
Last edited:
rượu rết không phải là thuốc đặt trị cảm cúm đâu ,chỉ là lời đồn vậy mà không có hiệu quả đâu bạn ,
phòng cảm cúm thì theo mình sử dụng như sau. 1 gói cảm cúm +1 gói ambiculi +1 gói men tiêu hóa của vimendim . (trọng lượng tịnh giống nhau).
nó vừa ngừa cảm cúm vừa giúp gà tiêu hóa tốt .chống bội nhiểm .
men đặt rượu cũng là chất làm ấm đường tiêu hóa của gà chống thời tiết lạnh cũng tạm được !
khí trời vào đông bạn hạng chế cho gà ăn quá no về buổi chiều ,sẽ giúp gà tiêu hóa tốt hơn,
ta nên tiêm ngừa đúng định kỳ ,thì đề kháng gà sẽ tốt ,
nếu bạn đoán thấy thời tiết không tốt thường sãy ra . thì ta nên chích ade becomlax.c tăng sức đề kháng cho gà ,liên tục 3 ngày cách 1 tuần thì ta chích 5c campho+ 1c vitamin.c hòa chung .rồi chích . (pha xong thì chích không để quá 45 phút)
cứ thí nghiệm 1 con đi, sẽ thấy kết quả
 
rượu rết không phải là thuốc đặt trị cảm cúm đâu ,chỉ là lời đồn vậy mà không có hiệu quả đâu bạn ,
phòng cảm cúm thì theo mình sử dụng như sau. 1 gói cảm cúm +1 gói ambiculi +1 gói men tiêu hóa của vimendim . (trọng lượng tịnh giống nhau).
nó vừa ngừa cảm cúm vừa giúp gà tiêu hóa tốt .chống bội nhiểm .
men đặt rượu cũng là chất làm ấm đường tiêu hóa của gà chống thời tiết lạnh cũng tạm được !
khí trời vào đông bạn hạng chế cho gà ăn quá no về buổi chiều ,sẽ giúp gà tiêu hóa tốt hơn,
ta nên tiêm ngừa đúng định kỳ ,thì đề kháng gà sẽ tốt ,
nếu bạn đoán thấy thời tiết không tốt thường sãy ra . thì ta nên chích ade becomlax.c tăng sức đề kháng cho gà ,liên tục 3 ngày cách 1 tuần thì ta chích 5c campho+ 1c vitamin.c hòa chung .rồi chích . (pha xong thì chích không để quá 45 phút)
cứ thí nghiệm 1 con đi, sẽ thấy kết quả
Cách của bác cũng hay nhưng nuôi gà số lượng nhiều làm sao chích liên tục như thế được và chích thế sẽ làm gà bị strees mất bác ah. Anh em nào có cách khác không
 
chúng ta có thể dùng cách thông chuồng mà chích .không gây strees cho gà .mà cũng là cách để vệ sinh triệt để trong quá trình nuôi dài hạng .tuy có hơi tốn kém nhưng mà an toàn !
 
Happy New Year ... Mến chúc anh chị em chăn nuôi Gà một năm mới an khang thinh vượng , mưa thuận gió hòa ... LoanTam kính chúc anh chị em chăn nuôi thành công rực rỡ nhé
 


Back
Top