Những yếu kém và nguyên nhân của cơ giới hóa nông nghiệp

  • Thread starter maynongnghiep1
  • Ngày gửi
1.Những yếu kém:

a) Trình độ cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, thấp và phát triển chưa toàn diện

Mặc dầu nhiều khâu có tỷ lệ cơ giới hóa cao, song trình độ trang bị còn rất lạc hậu, thể hiện hầu hết các máy làm đất công suất nhỏ, chỉ thích hợp với quy mô hộ và đất manh mún; cơ giới hóa mới tập trung chủ yếu cây lúa.


Cả nước hiện nay chỉ có 2400 máy cấy lúa các loại kể cả sản xuất trong nước và nhập khẩu
Mức độ trang bị động lực cho nông nghiệp của nước ta thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và châu Á, hiện mới đạt bình quân 1,6HP/ha canh tác, trong khi các nước trong khu vực như: Thái Lan đạt 4HP/ha, Trung Quốc 8HP/ha, Hàn Quốc 10HP/ha.

b) Công tác nghiên cứu khoa học công nghệ về cơ khí nông nghiệp còn nhiều bất cập, chậm chuyển giao vào sản xuất

Năng lực nghiên cứu ứng dụng các máy phục vụ sản xuất nông nghiệp còn nhiều yếu kém, bất cập. Nhiều đề tài nghiên cứu thuộc Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước và cấp Bộ thuộc lĩnh vực cơ điện nông nghiệp được triển khai, song không ít đề tài chưa gắn với nhu cầu của thực tế, thiếu tính sáng tạo, chưa phù hợp nên không được sản xuất chấp nhận.

Cơ chế nghiên cứu và chuyển giao kết quả các đề tài khoa học công nghệ còn nhiều bất cập, quá trình từ nghiệm thu đề tài chuyển sang dự án sản xuất thử nghiệm thường kéo dài nên không đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất. Điển hình như các mẫu máy gặt đập liên hợp lúa, máy thu hoạch muối và không ít đề tài khác. Trên thực tế, rất ít sản phẩm hàng hóa, có thương hiệu xuất xứ từ kết quả nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp.

Một số sáng chế, sáng kiến, cải tiến máy móc của nông dân được đánh giá cao, song chỉ sản xuất được ở quy mô nhỏ lẻ, đơn chiếc, chắp vá và thiếu tính tiêu chuẩn, nên giá thành cao, hoạt động không ổn định và không thể trở thành sản phẩm hàng hóa.

c) Ngành cơ khí chế tạo máy kéo, máy nông nghiệp trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp

Ngành cơ khí trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp. Mới chỉ đáp ứng được 32,6% thị trường song chất lượng các máy còn thiếu ổn định và hầu hết là máy có công suất nhỏ.

Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế tạo, lắp ráp máy động lực và máy nông nghiệp rất ít, mới chỉ có Công ty TNHH KUBOTA Việt Nam.

Các doanh nghiệp Nhà nước chậm đổi mới, các doanh nghiệp tư nhân chế tạo máy kéo, máy nông nghiệp hầu hết quy mô nhỏ, năng lực hạn chế, thiếu chuyên môn hoá, thiếu hợp tác liên kết tổ chức sản xuất.

Các dự án về máy nông nghiệp thuộc Chương trình cơ khí trọng điểm nhà nước chậm được triển khai (như chế tạo động cơ điezen công suất lớn, các dây chuyền chế biến nông sản…).

Các cơ chế, chính sách đã ban hành tương đối đầy đủ nhưng tính thực thi còn hạn chế, thiếu sự nhất quán, đặc biệt về cơ chế tài chính do nguồn lực còn hạn chế. Đối với chương trình cơ khí trọng điểm các dự án được hỗ trợ theo Quyết định 10/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế tạo động lực, máy nông nghiệp hầu như không được triển khai.

Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ theo Quyết định 12/2011/QĐ-TTg cho các dự án sản xuất công nghệ hỗ trợ cơ khí phần lớn có quy mô vừa và nhỏ khó tiếp cận với các cơ chế ưu đãi này.

Chính sách hỗ trợ nông dân mua máy sản xuất nông nghiệp khả năng tiếp cận vốn vay của người dân còn hạn chế do người dân không có tài sản thế chấp.

Cơ chế hỗ trợ tín đụng đầu tư phát triển cho các cơ sở chế tạo máy nông nghiệp không hấp dẫn các cơ sở đầu tư cơ khí.

d) Kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn chưa đáp ứng cơ giới hóa nông nghiệp

Quy mô đồng ruộng ở nước ta nhìn chung vẫn phân tán, manh mún. Hộ có diện tích lúa dưới 0,5 ha chiếm 85%; từ 0,5 đến dưới 1 ha chiếm 8,5%; từ 1-dưới 2 ha chiếm 4,4% và trên 2 ha chiếm 2,1%, bình quân mỗi hộ có sử dụng đất lúa 0,44 ha đất (số liệu điều tra nông lâm thủy sản năm 2011). Điều này đã hạn chế việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nội đồng (cứng hoá các mương thuỷ lợi, đường cho di chuyển máy móc...) cũng như việc áp dụng cơ giới hoá có hiệu quả.

Chất lượng các công trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho phát triển nông nghiệp còn thấp, thiếu đồng bộ, chưa tương xứng nhu cầu phát triển của các vùng, miền. Nhiều hệ thống thuỷ lợi xuống cấp, không đồng bộ nên hiệu quả thấp, tình trạng thẩm thấu lãng phí nước còn khá phổ biến.

Đường giao thông liên vùng, liên xã, đường trong các vùng sản xuất xuống cấp, không đảm bảo kỹ thuật; kho bảo quản, chợ thương mại vừa thiếu lại xuống cấp.

đ) Chất lượng lao động nông thôn thấp, nhiều lao động vận hành, sử dụng máy nông nghiệp không qua đào tạo

Đối với lao động sử dụng máy trong nông nghiệp qua đào tạo còn thấp, nhiều lao động lái máy nông nghiệp không qua đào tạo.

Trước đây cả nước có 5 trường Đại học đào tạo trình độ đại học và sau đại học ngành cơ khí nông nghiệp, thì hiện nay chỉ còn hai khoa Cơ khí thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam và đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh. Số thí sinh thi vào ngành CKNN rất ít, việc tuyển sinh không đạt được các chỉ tiêu tuyển sinh, cá biệt năm 2011 không có thí sinh nào đăng ký học ngành CKNN.

Phần lớn người vận hành máy nông nghiệp (kể cả lái xe vận tải nông thôn), không qua đào tạo, không có chứng chỉ, bằng cấp.

e) Công tác quản lý Nhà nước về giám định chất lượng máy động lực, máy nông nghiệp còn lúng túng, hạn chế

Việc xây dựng, rà soát bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về máy nông nghiệp để phù hợp với hội nhập còn chậm, thiếu các rào cản kỹ thuật để ngăn chặn, quản lý nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị nông nghiệp còn hạn chế;

Công tác giám định chất lượng máy nông nghiệp chưa có các quy định cụ thể, mang tính luật hóa;

2. Nguyên nhân:

- Công tác quy hoạch kết cấu hạ tầng cho các vùng sản xuất chưa đầy đủ, chưa đảm bảo cho nhu cầu phát triển, cơ giới hoá, hiện đại hoá (qui mô đồng ruộng, giao thông nội đồng);

- Sản xuất nông nghiệp phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, qui mô đồng ruộng manh mún, kết cấu hạ tầng nông thôn còn nhiều yếu kém, chưa tạo điều kiện ứng dụng máy móc trong sản xuất;

- Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp (số liệu điều tra 2011, vốn tích lũy bình quân một hộ nông thôn 16,8 triệu đồng) bấp bênh, khả năng tích luỹ để đầu tư, mua sắm máy móc, trang thiết bị sản xuất của nông dân gặp nhiều khó khăn;

- Trình độ sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế tạo máy kéo, máy nông nghiệp của nước ta chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất;

- Quản lý Nhà nước về lĩnh vực cơ khí nông nghiệp chưa được quan tâm đầy đủ; năng lực cán bộ từ Trung ương đến cơ sở vừa thiếu vừa yếu.

Nguồn: Báo cáo đẩy mạnh cơ giới hóa tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối ngày 12/6/2015
 


Thế thì sao?
thì báo cáo để ...cáo báo chứ sao . vòng lẩn quẩn muôn muôn đời cứ vậy thui .khi mà các vị chủ chốt trong nghành chưa có được trình độ thật . tâm huyết thật thì không còn phải báo cáo dài dài vì báo cáo củng là một công việc mà . hình ảnh một con trăn quay đầu lại nuốt cái đuôi của mình mà cứ nghĩ mình no .đó là thực trạng của khoa học kỷ thuật nông nghiệp việt nam đấy . bác @ anhmytran ạ
 
cũng phải thôi bạn àh. Việt Nam chúng ta đang trong thời kỳ đang phát triển và xây dựng đất nước không thể tránh được những sai sót và yếu kém mình nghĩ rồi từ từ đảng và nhà nước cũng sẽ cải cách lại thôi
 
Ngày bé mình có đi cấy đau lưng quá, mẹ mình nói : Làm ruộng khổ vậy đó nên phải cố gắng học giỏi để đi ra ngoài. Mọi người ở quê cũng luôn nghĩ học kỹ sư, bác sỹ, ngân hàng chứ nghe đến nông nghiệp là không thích rồi vì nghĩ khổ. Lúc thi đại học cũng chỉ biết thi theo xu hướng chứ có biết mình thích gì đâu :( Giờ mà mỗi lần có ý định về quê làm ruộng với bố mẹ là lại bị chửi là hâm, một phần bố mẹ cũng nghĩ sẽ vất vả một phần nữa các cô bác ở quê vẫn cứ tư duy nông nghiệp là khổ, phải thoát khỏi nông nghiệp mà mình thì thấy nó tiềm năng mà, hơn nữa cũng thấy giờ biết mình thích cái gì nữa...Mình nghĩ thực trạng giống như suy nghĩ của bố mẹ mình, như ở làng quê mình còn nhiều lắm...lựa chọn nông nghiệp là lựa chọn cuối cùng, vậy nên người nông dân cứ mãi nghèo.
 
Bố vợ cháu làm nông, nghèo thật chứ không phải đùa. Người thành phố như cháu không thích người nông thôn, từ trẻ tới già. Không phải vì hiềm khích mà từ khi cháu bé cháu thấy sự ích kỉ, thói đua đòi. Người đi lên thành phố ồ ạt biến nó thành nơi đồng tiền và tình lên hàng đầu. Tại sao không biết cải tạo nơi mình sinh ra cho tốt. Giờ mỗi lần về quê vợ, cảm thấy thèm đất, thèm rau và tình người. Chuyện vẫn chỉ là không biết hài lòng với bản thân!
 
Bố vợ cháu làm nông, nghèo thật chứ không phải đùa. Người thành phố như cháu không thích người nông thôn, từ trẻ tới già. Không phải vì hiềm khích mà từ khi cháu bé cháu thấy sự ích kỉ, thói đua đòi. Người đi lên thành phố ồ ạt biến nó thành nơi đồng tiền và tình lên hàng đầu. Tại sao không biết cải tạo nơi mình sinh ra cho tốt. Giờ mỗi lần về quê vợ, cảm thấy thèm đất, thèm rau và tình người. Chuyện vẫn chỉ là không biết hài lòng với bản thân!
Vãi luyện....thành phố từ đâu mà có..ngày xưa nó cũng là cái bãi lầy..cũng chính là nông thôn mà thôi...nhưng do cái vị trí nông thôn ấy nó thuận lợi..nên người ta lập ra cái chợ...có chợ nên con người nông thôn tập trung ở đó đông hơn...và để phân biệt với các vùng nông thôn khác...họ đặt cái vùng nông thôn đông đúc ấy thành thành thị...Những vùng nông thôn nào có thể cải tạo được...đều sớm trở nên đông đúc..và trở thành thành thị mà thôi. Những vùng nông thôn còn lại..là những nơi chưa thể cải tạo được...v..vv..v. Dân thành thị mới là dân vì tiền mà bán rẻ tình nhiều nhất đó!
Ngày bé mình có đi cấy đau lưng quá, mẹ mình nói : Làm ruộng khổ vậy đó nên phải cố gắng học giỏi để đi ra ngoài. Mọi người ở quê cũng luôn nghĩ học kỹ sư, bác sỹ, ngân hàng chứ nghe đến nông nghiệp là không thích rồi vì nghĩ khổ. Lúc thi đại học cũng chỉ biết thi theo xu hướng chứ có biết mình thích gì đâu :( Giờ mà mỗi lần có ý định về quê làm ruộng với bố mẹ là lại bị chửi là hâm, một phần bố mẹ cũng nghĩ sẽ vất vả một phần nữa các cô bác ở quê vẫn cứ tư duy nông nghiệp là khổ, phải thoát khỏi nông nghiệp mà mình thì thấy nó tiềm năng mà, hơn nữa cũng thấy giờ biết mình thích cái gì nữa...Mình nghĩ thực trạng giống như suy nghĩ của bố mẹ mình, như ở làng quê mình còn nhiều lắm...lựa chọn nông nghiệp là lựa chọn cuối cùng, vậy nên người nông dân cứ mãi nghèo.
Người nông dân mãi nghèo là do đất ít....chứ ko phải là do nông dân...để nông dân giàu thì cần phải có rất nhiều người ko làm nông dân nữa..lúc ấy đất đai sẽ rẻ..những nông dân sót lại có thể thu gom đất và làm giàu...vì thế hiện nay cần phải làm cho nông nghiệp tan nát hết...để cho nông dân rời bỏ đồng ruộng...thì lúc ấy mới co cơ hội cho nông dân làm giàu. Chứ mỗi anh cứ vào sào ruộng..ngày làm 1h đồng hồ là hết việc..sao đòi giàu được!
 

Anh hoangson có suy nghĩ hơi bị ngắn, dập khuôn đó. A phải hiểu là không có thói quen thiếu lành mạnh, nông sản làm ra là bản thân cũng có thể dùng để tốt hơn đã. Thì sự thật là chỉ có to khoẻ hơn nhờ làm nông hoặc càng vất vả càng bền bỉ thời trẻ. Đằng này hết rượu, thuốc, ... E đủ hiểu vì e ra mắt nhà họ hàng vợ làm e vỡ lẽ ra chuyện này. Không có tiền, không có trí tuệ thì phải có sức. Không có gì thì phải xem lại. Vì ham muốn tiền trước mắt mà hủy hoại bản thân, môi trường và bữa ăn của những đứa trẻ không hiểu trò đời. Thì chuyện là thế đó!
 
Anh hoangson có suy nghĩ hơi bị ngắn, dập khuôn đó. A phải hiểu là không có thói quen thiếu lành mạnh, nông sản làm ra là bản thân cũng có thể dùng để tốt hơn đã. Thì sự thật là chỉ có to khoẻ hơn nhờ làm nông hoặc càng vất vả càng bền bỉ thời trẻ. Đằng này hết rượu, thuốc, ... E đủ hiểu vì e ra mắt nhà họ hàng vợ làm e vỡ lẽ ra chuyện này. Không có tiền, không có trí tuệ thì phải có sức. Không có gì thì phải xem lại. Vì ham muốn tiền trước mắt mà hủy hoại bản thân, môi trường và bữa ăn của những đứa trẻ không hiểu trò đời. Thì chuyện là thế đó!
Thế ở thành phố không chích hút nghiện ngập à...?Thực phẩm ở tp làm ra thì ko độc hại à?
 
Tôi nghĩ "nông dân nghèo do ít đất" là đúng,
mặc dàu có phải nghĩ ngắn, dập khuôn hay không.

Ở nước Mỹ, đã là nông dân, thì trại phải vài
chục hecta trở lên. Chẳng ai dám chê nông dân
Mỹ nghèo cả. Chỉ riêng mấy cái máy cày máy kéo
vứt xó của họ cũng nhiều tiền hơn chiếc xe mình
vẫn lái đi làm rồi. Ấy thế mà nông dân Mỹ còn
được mua rẻ nữa. Thóc đỗ ngô họ mua giá chỉ bắng
1/10 giá mình mua ở chợ thôi. Đến khi khai thuế,
họ lại có bảng và luật khai thuế khác mình nữa.
Họ lại lười, chẳng mấy khi thật sự bắt tay làm
từ sáng đến tối như mình. Việc gì cũng thuê người
làm hết.

Nói theo từ ngữ cải cách ruộng đất, thì nông dân
Mỹ là đại đại địa chủ. Nếu không thế, thì họ còn
nghèo mạt rệp hơn nông dân Viẹt Nam. Thử nghĩ
coi, một ký cà chua 10 năm trước khi giá xăng
chỉ 2 đôla 4 lít, thì bây giờ cũng chỉ là 2 đôla
trong khi 4 lít xăng lại là 3 đôla rồi. Thế thì
ai trồng cà chua sẽ bịt tụt lương xuống 2/3 sao?
Rau diếp cũng thế. 10 năm mà giá chợ vẫn giữ
y chang, trong khi giá xăng tăng gấp rưỡi.
 
Chú anhmy không còn cảm thấy cái huy hoàng mỗi đời người là thời trẻ. Sức khoẻ, trí tuệ, mọi thứ dù khó nhưng muốn là có thể có. Bố vợ cháu nghiện rượu và mới mua tủ lạnh được 2 tháng. Bảo sao nghèo, thích giống Mỹ là hủy hoại môi trường. Thích giống người nông dân qua tuổi xuân bán mặt bán lưng thì hủy hoại cơ thể. Chỉ đơn giản là thay đổi phương pháp lao động, áp lực vào thì cơ bắp ra. Sao phải đứng một chỗ xót xa thứ không thuộc về mình, làm vừa cái ảo tưởng của người đàn ông cầm đầu vốn chưa bao giờ giỏi nghĩ hơn đàn bà huống hồ tin là mình nghĩ đúng.
Anh hoangson, nông sản trên này toàn thuốc độc hại thêm vào. Thói hư thì nhiều thật, nhưng là do bản lĩnh cả. Khi lớn lên mới biết trẻ con thành phố không có tự do và đúng là kết quả của ham muốn.
 
xin góp ý chút : mình thấy rất phản cảm ở cái máy cấy lúa, bởi khoa học đã chỉ ra rằng gieo xạ năng xuất cao và giảm nhiều chi phí so với cấy vậy mà người ta vẫn tìm cách chế tạo, mua, vận hành cái máy cấy...
ruộng đất không tập trung cũng là một lý do. mỗi nhà vài nghìn mét đất lúa chia nhiều mảnh không tập trung, đồng bộ từ giống, nước tưới tiêu, chống chuột, sâu... nên rất khó để gieo xạ...và nhiều lý do nữa trong đó một phần là tại con người , "người định hướng" nông nghiệp và người nông dân....
xem kỹ hình ảnh trong bài nói lên tất cả
 
xin góp ý chút : mình thấy rất phản cảm ở cái máy cấy lúa, bởi khoa học đã chỉ ra rằng gieo xạ năng xuất cao và giảm nhiều chi phí so với cấy vậy mà người ta vẫn tìm cách chế tạo, mua, vận hành cái máy cấy...
ruộng đất không tập trung cũng là một lý do. mỗi nhà vài nghìn mét đất lúa chia nhiều mảnh không tập trung, đồng bộ từ giống, nước tưới tiêu, chống chuột, sâu... nên rất khó để gieo xạ...và nhiều lý do nữa trong đó một phần là tại con người , "người định hướng" nông nghiệp và người nông dân....
xem kỹ hình ảnh trong bài nói lên tất cả
Sạ năng suất thấp hơn cấy bác ơi!. Nhiều cánh đồng ngập toàn là nước..muốn sạ phải tác hết nước cả cánh đồng bác ơi! Gặp ngày vài ngày trời mưa lớn thì thối hết nhóe.
Chú anhmy không còn cảm thấy cái huy hoàng mỗi đời người là thời trẻ. Sức khoẻ, trí tuệ, mọi thứ dù khó nhưng muốn là có thể có. Bố vợ cháu nghiện rượu và mới mua tủ lạnh được 2 tháng. Bảo sao nghèo, thích giống Mỹ là hủy hoại môi trường. Thích giống người nông dân qua tuổi xuân bán mặt bán lưng thì hủy hoại cơ thể. Chỉ đơn giản là thay đổi phương pháp lao động, áp lực vào thì cơ bắp ra. Sao phải đứng một chỗ xót xa thứ không thuộc về mình, làm vừa cái ảo tưởng của người đàn ông cầm đầu vốn chưa bao giờ giỏi nghĩ hơn đàn bà huống hồ tin là mình nghĩ đúng.
Anh hoangson, nông sản trên này toàn thuốc độc hại thêm vào. Thói hư thì nhiều thật, nhưng là do bản lĩnh cả. Khi lớn lên mới biết trẻ con thành phố không có tự do và đúng là kết quả của ham muốn.
Anh biết bản lĩnh của chú rồi...nói chuyện thì nhìn trên cái phương diện đa số mà nói..nông thôn toàn người giống bố vợ của chú à?. Trẻ em thành phố không có tự do? Tự do là gì? Con người không có ham muốn thì thành con gì nhỉ? Con dê đực nó còn ham muốn con dê cái nữa mà!
 
Người già, phụ nữ và trẻ em luôn hướng về đàn ông. Vì họ không có thể lực sung mãn. Nhưng đàn ông hướng thói hư tật xấu. Nếu nói không có tật nhưng không khá hơn về mọi mặt trông thấy là sai.
Thay đổi đồ ăn, phương pháp làm việc là cách duy nhất. Càng nặng nhọc càng khó thì càng sung. Chạm mặt với thực tế, thay đổi đôi chút để dạn dĩ còn hơn cùng nhau hoang tưởng.
 
theo tôi nghĩ nông nghiệp vn quá lạc hậu, chất lượng giống quá thấp ( có viện nghiên cứu nhưng không biết làm gì), máy móc thì không sx đc, cái máy cày có khó gì đâu mà phải xài toàn hàng ngoại( tq), đầu ra thì ko có( nông dân phải tự kiếm), còn cán bộ nông nghiệp nhận lương ( tiền của dân) xong, ăn rồi không biết làm gì, ngoài đòi này đòi nọ, chèn ép người dân. .................quá nhiều điều để nói
 
Các bác nào ngon thì thiết kế máy tự động năng suất cao giá thành rẻ dễ sử dụng cho loại hình ruộng bậc thang Tây Bắc đi nào! Đất dốc, thung lũng nhỏ hẹp, điạ hình chia cắt, Tho nhưỡng không đồng bộ (Chỗ đất, chỗ đá, chổ sỏi cuội kết...) Làm luôn đi các bác chứ em thấy bà con người thiểu số họ cũng khổ lắm rồi mới sinh ra tệ nạn, nghiện hút, nghiện rượu, xuất khẩu lao động nữ sang Tung Của... Tất cả một phần lý do "Nghèo - Khổ" mà ra!
 
Không phải người giỏi thì cái gì cũng làm giỏi.
Người giỏi chỉ việc nằm chơi, rồi sai người khác
làm cho mình. Nằm chán, thì đi chơi cho giãn gân
thông máu.

Người Việt Nam muốn giỏi, phải noi cái gương ấy.
Không phải nai lưng ra làm cái máy cầy. Để thằng
Mỹ thằng Nhật nó làm máy cầy. Việc gì mình phải
làm mới là giỏi?

Một cái máy cầy, cân lên, được một tấn, nhưng bán
đi thì được 1 tỷ, (tôi ví dụ máy cầy xịn đắt như
vậy). Một cái iphone đời mới, cân lên được 1 lạng.
Bán 1 tấn iphone thì được 1 trăm tỷ. Dại gì mà đi
làm máy cầy? Sao không đi làm iphone mà bán có hơn
không? Đó mới là thể hiện cái giỏi. Đã đua đòi, thì
đua đòi đồ xịn. Không ganh đua làm máy cầy.

Về việc cấy lúa và gieo sạ lúa, khoa học chứng minh
điều rõ ràng ai cũng biết rằng cây cối là nhà máy
thu hoạch năng lượng mặt trời, và muốn thu hoạch tốt
thì phải có diện tích lớn. Điều đó đòi hỏi mỗi cây
trồng phải có khoảng cách thích hợp nhất cho nó, và
đó là cách phải cấy có hàng có lối. Gieo sạ thì không
đảm bảo khoảng cách và diện tích thu nhận ánh nắng
mặt trời tốt nhất cho cây. Lý tưởng ra, nên gieo mạ
vào một miếng xốp đặt trên một cái khung có thể giãn
ra được. Mạ lớn đến đâu, khung giãn đến đó. Khỏi phải
nhổ mạ cấy lúa. Điều này đã thực hiện với giống rau
Xà lách. Tương lại sẽ thực hiện với thóc lúa.

[media]
 
Bố vợ cháu làm nông, nghèo thật chứ không phải đùa. Người thành phố như cháu không thích người nông thôn, từ trẻ tới già. Không phải vì hiềm khích mà từ khi cháu bé cháu thấy sự ích kỉ, thói đua đòi. Người đi lên thành phố ồ ạt biến nó thành nơi đồng tiền và tình lên hàng đầu. Tại sao không biết cải tạo nơi mình sinh ra cho tốt. Giờ mỗi lần về quê vợ, cảm thấy thèm đất, thèm rau và tình người. Chuyện vẫn chỉ là không biết hài lòng với bản thân!
vậy về quê mà sống.
 
nói đến cải cách như vụ " chỦ tịch hội đồng tự quản " dành cho hỌc sinh cấp 1 thì tôi biết dân mình chỉ làm trò hề cho mấy ông lãnh đạo. hỌc sinh, sinh viên hỌc xong cứ tẩy não đi làm rồi học lại những kiến thức thực tế còn có nhiều cơ hội phát triển. cho dÙ nông thôn hay thành thị. người lãnh đạo cÓ tâm và có tầm thì dân ở đó được hạnh phúc. nhìn và Đà Nẵng của Việt Nam hay Sing 30 năm trước gần như bắt đầu từ 1 điểm xuất phát. vậy mà người tiến bước kẻ cứ đi giật lùi.
 


Back
Top