Nông nghiệp Việt Nam đang sản xuất theo hiệu ứng đám đông

  • Thread starter ngokhanhhoan
  • Ngày gửi
Mới tham gia diễn đàn agriviet để học hỏi kinh nghiệm và kiến thức về nông nghiệp nên mạo muội viết bài này
Từ trước đến nay em đã đi khá nhiều vùng miền của đất nước và nhìn vào ngành sản xuất nông nghiệp các vùng miền em nhận thấy ngành nông nghiệp của nước ta Vùng nào cũng có đặc sản. Vùng nào cũng có thể kiếm ra tiền và làm giàu chính đáng miền bắc có mận Hà Giang,cam sành Tuyên Quang, nhãn lồng Hưng Yên,vải thiều Bắc Giang
Miền Nam thì còn phong phú hơn rất nhiều với thanh long Tiền Giang. Xoài cát hoà lộc. Bưởi năm roi. Vậy mà kinh tế nông nghiệp nước ta lúc nào cũng gặp khó khăn đó là vì cái gì
Theo em nghĩ là do người Việt mình sản xuất nông nghiệp theo hiệu ứng đám đông. Nghĩa là một nhà trồng đu đủ bán ra thị trường thì hơi thiếu nên giá cao. Hai ba nhà trồng đu đủ bán ra thị trường thì là vừa đủ giá cũng hợp lý. Nhưng nếu cả làng cả xã đều trồng đu đủ. Rồi đổ ra thị trường thì đấy lại là vấn đề lớn,sức mua của thị trường có hạn mà nguồn cung quá nhiều sẽ sinh ra dư thừa. cái gì ăn mãi rồi cũng chán. Và thế là người bán hàng hạ giá để thu hút khách hàng, khi người bán hàng hạ giá thì họ cũng mua của người sản xuất hạ Giá dẫn đến giá rẻ và người sản xuất lại kêu gào là tôi bị thương lái ép giá. . và khi thị trường không tiêu thụ nổi nữa thì thương lái không biết bán cho ai. Họ nghỉ bán. Thế là nông sản chỉ có nước chín ngoài ruộng mà không ai thèm thu hoạch. Người sản xuất sẽ lỗ vốn . rồi thì lại đua nhau bỏ.bỏ xong rồi cũng là lúc thị trường và người tiêu dùng lại cần sản phẩm đó. Thì lại không ai còn để bán. Nếu ai còn sản phẩm bán thì sẽ được đắt và rồi cả làng lại...
Và đấy cũng là nghịch lý của nông nghiệp Việt Nam theo điệp khúc được mùa mất giá. Được giá mất mùa cái điệp khúc này lập dị lặp lại mà không ai giải quyết được.
Rồi đến doanh nghiệp cũng không dám bao tiêu sản phẩm nông nghiệp của nông dân vì sao? Vì sản phẩm không đạt yêu cầu xuất khẩu của các nước nhập khẩu.
Ví dụ như con tôm của Việt Nam xuất vào eu nhưng người dân nuôi bằng kháng sinh. Hoặc dư lượng kháng sinh vượt quá mức an toàn thì sao nước họ cho nhập . nước người ta trả về vài lô tôm là doanh nghiệp xuất khẩu cũng sợ không dám bao tiêu sản phẩm nông nghiệp của nông dân nữa
thế là khó càng khó.
Muốn góp sức để thay đổi ngành nông nghiệp của nước ta mà lực bất tòng tâm
 


Tầm nhìn của các nhà lảnh đạo đã đủ chưa,
Có dám nói dám làm không, hay chỉ đánh trống bỏ dùi
(Chưa kể quy định, nghị định, luật mới, chồng chéo lẩn nhau...v..v.)
1/. Bộ nông nghiệp
2/. Sở nông nghiệp
3/. Những người hoạch định chính sách
4/. Thực thi chính sách như thế nào
5/. Quy hoạch nông nghiệp, có khoa học chưa,
Còn nhiều bất cập khác chưa nhắc đến,
 
Mới tham gia diễn đàn agriviet để học hỏi kinh nghiệm và kiến thức về nông nghiệp nên mạo muội viết bài này
Từ trước đến nay em đã đi khá nhiều vùng miền của đất nước và nhìn vào ngành sản xuất nông nghiệp các vùng miền em nhận thấy ngành nông nghiệp của nước ta Vùng nào cũng có đặc sản. Vùng nào cũng có thể kiếm ra tiền và làm giàu chính đáng miền bắc có mận Hà Giang,cam sành Tuyên Quang, nhãn lồng Hưng Yên,vải thiều Bắc Giang
Miền Nam thì còn phong phú hơn rất nhiều với thanh long Tiền Giang. Xoài cát hoà lộc. Bưởi năm roi. Vậy mà kinh tế nông nghiệp nước ta lúc nào cũng gặp khó khăn đó là vì cái gì
Theo em nghĩ là do người Việt mình sản xuất nông nghiệp theo hiệu ứng đám đông. Nghĩa là một nhà trồng đu đủ bán ra thị trường thì hơi thiếu nên giá cao. Hai ba nhà trồng đu đủ bán ra thị trường thì là vừa đủ giá cũng hợp lý. Nhưng nếu cả làng cả xã đều trồng đu đủ. Rồi đổ ra thị trường thì đấy lại là vấn đề lớn,sức mua của thị trường có hạn mà nguồn cung quá nhiều sẽ sinh ra dư thừa. cái gì ăn mãi rồi cũng chán. Và thế là người bán hàng hạ giá để thu hút khách hàng, khi người bán hàng hạ giá thì họ cũng mua của người sản xuất hạ Giá dẫn đến giá rẻ và người sản xuất lại kêu gào là tôi bị thương lái ép giá. . và khi thị trường không tiêu thụ nổi nữa thì thương lái không biết bán cho ai. Họ nghỉ bán. Thế là nông sản chỉ có nước chín ngoài ruộng mà không ai thèm thu hoạch. Người sản xuất sẽ lỗ vốn . rồi thì lại đua nhau bỏ.bỏ xong rồi cũng là lúc thị trường và người tiêu dùng lại cần sản phẩm đó. Thì lại không ai còn để bán. Nếu ai còn sản phẩm bán thì sẽ được đắt và rồi cả làng lại...
Và đấy cũng là nghịch lý của nông nghiệp Việt Nam theo điệp khúc được mùa mất giá. Được giá mất mùa cái điệp khúc này lập dị lặp lại mà không ai giải quyết được.
Rồi đến doanh nghiệp cũng không dám bao tiêu sản phẩm nông nghiệp của nông dân vì sao? Vì sản phẩm không đạt yêu cầu xuất khẩu của các nước nhập khẩu.
Ví dụ như con tôm của Việt Nam xuất vào eu nhưng người dân nuôi bằng kháng sinh. Hoặc dư lượng kháng sinh vượt quá mức an toàn thì sao nước họ cho nhập . nước người ta trả về vài lô tôm là doanh nghiệp xuất khẩu cũng sợ không dám bao tiêu sản phẩm nông nghiệp của nông dân nữa
thế là khó càng khó.
Muốn góp sức để thay đổi ngành nông nghiệp của nước ta mà lực bất tòng tâm
Em nghĩ chưa đúng rồi....nông nghiệp VN gặp khó khăn là vì năng suất lao động thấp em ạ. Mà năng suất thấp là do sở hữu đất nông nghiệp ít và kỹ thuật kém em ạ. Đất ít là do người làm nông quá đông so với quỹ đất nông nghiệp em ạ...kỹ thuật kém là do xã hội ngu dốt em ạ. Và như thế em sẽ thấy chỗ nào mà dân cư làm nông nghiệp quá đông và xã hội ngu dốt thì đều khó khăn em ạ. Không chỉ riêng VN.
 


Back
Top