Trao đổi với báo chí bên lề Hội thảo tham vấn Dự thảo “Đề án tăng cường thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2015-2020, định hướng tới năm 2030" diễn ra tại Hà Nội vừa qua, chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, nền nông nghiệp Việt Nam đang tự “chặn cửa” FDI của chính mình bởi những yếu kém nội tại.
FDI vào nông nghiệp “èo uột” không còn là câu chuyện mới. Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài “chê” ngành nông nghiệp Việt?
Tôi cho rằng, có nhiều lý do khiến FDI trong nông nghiệp ngày càng thấp nhưng chủ yếu vẫn xuất phát từ phía Việt Nam chứ không phải từ phía các nhà đầu tư. Có thể kể đến hàng loạt yếu tố như: Kết cấu hạ tầng tại các vùng đầu tư nông nghiệp còn yếu kém, không thuận tiện, tập trung như các khu công nghiệp. Đặc biệt đối với ngành lâm nghiệp, do ngành này chủ yếu phát triển tại các vùng, miền địa hình đồi núi, giao thông vận tải khó khăn khiến cho không ít DN FDI e dè. Bên cạnh đó, những lao động có tay nghề, chất lượng, được đào tạo bài bản trong nông nghiệp Việt Nam hiện nay còn rất thấp. Có một thực tế là, tại nhiều vùng quê, những lao động trẻ đều tủa ra thành phố kiếm việc làm, ở nhà chủ yếu còn người già và trẻ nhỏ nên khó đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra.
Việc có quá nhiều đầu mối liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương… trong khâu phối hợp để đầu tư cũng là một trong những nguyên do cản trở FDI vào nông nghiệp. Bởi điều này sẽ khiến các nhà đầu tư tốn công, tốn của, gặp nhiều rối rắm ở khâu pháp lý. Một trong những yếu tố khiến nhà đầu tư ngoại “ngại” nông nghiệp trong nước còn là vấn đề đảm bảo cân bằng lợi ích giữa người nông dân, Chính phủ cũng như các DN FDI cho đến nay vẫn chưa được giải quyết tốt.
Lâu nay, FDI vào nông nghiệp luôn ở trong tình trạng năm sau thấp hơn năm trước. Điều này liệu có được cải thiện trong gian tới, thưa ông?
Theo tôi, tới đây, FDI vào nông nghiệp không chỉ được cải thiện phần nào so với hiện tại mà còn có khả năng tăng vọt. Kết quả này xuất phát từ thực tế, khi tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam đã nhận được thiện ý muốn trở thành đối tác quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp từ Nhật Bản. Phía Nhật Bản mong rằng, nền nông nghiệp Nhật Bản và Việt Nam có thể cộng sinh với nhau. Đó là bởi, trong khi Nhật Bản rất khó phát triển các sản phẩm nông nghiệp thì Việt Nam lại luôn dồi dào, XK số lượng lớn các mặt hàng mà họ rất cần như chè, thủy sản…
Điểm đáng chú ý là, Nhật Bản thể hiện rõ sự quan tâm, muốn đầu tư có quy mô vào nền nông nghiệp Việt Nam ở cả góc độ vốn lẫn khoa học công nghệ, kỹ thuật. Vấn đề hiện tại là phía Việt Nam phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhanh chóng thu hút và xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm sử dụng hiệu quả những khoản đầu tư từ Nhật.
Xin ông cho biết, cần triển khai những giải pháp như thế nào để thời gian tới, không chỉ Nhật Bản mà nhiều quốc gia khác cũng sẽ “mặn mà” hơn với nông nghiệp Việt Nam?
Muốn đổi thay hiện trạng, cần sự vào cuộc đồng bộ của cả guồng máy chứ không chỉ đơn lẻ một thành phần, đối tượng nào. Trong đó, các cơ quan, bộ, ngành cũng như các cấp chính quyền, địa phương phải có sự cải cách mạnh mẽ, phối hợp với nhau, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhất có thể, giảm thiểu các thủ tục gây rườm rà, tốn kém cho DN FDI.
Nói tới làm ăn, mấu chốt vẫn là vấn đề lợi nhuận. Muốn thu hút hay giữ chân nhà đầu tư, bài học kinh nghiệm vẫn là phải cân đối, đảm bảo lợi ích để đôi bên cùng có lợi. Do đó, đây cũng là vấn đề rất quan trọng cần phải tính toán tới. Cụ thể, cần tạo ra các DN có tư cách pháp nhân đầy đủ, đảm bảo độ tin cậy đứng ra hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài chứ không thể để diễn ra tình trạng nhà đầu tư hợp tác với các hộ nông dân đơn lẻ, thiếu cơ sở pháp lý căn bản, nhiều trường hợp khiến nhà đầu tư thua thiệt.
Trên thực tế, thời gian qua đã diễn ra tình trạng, có nhà đầu tư Ấn Độ đầu tư vào ngành mía đường Việt Nam nhưng không thu được lợi nhuận chính đáng. Họ lo cho nông dân mọi yếu tố như giống, phân bón… nhưng đến mùa thu hoạch, nông dân lại bán mía cho thương lái thu mua trả giá cao hơn khiến DN “xôi hỏng bỏng không” mà chẳng biết kêu ai. Những chuyện như vậy nếu không giải quyết dứt điểm sẽ khiến nguồn FDI ngày càng xa nông nghiệp, nông dân Việt Nam hơn.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài(VAFIE):
FDI trong nông nghiệp chưa xứng với tiềm năng
Đầu tư vào nông nghiệp, trong đó có đầu tư FDI luôn được Chính phủ ưu tiên đặc biệt. Tuy vậy, FDI trong nông nghiệp thời gian qua còn rất hạn chế so với tiềm năng và kỳ vọng. Hạn chế này là do không xây dựng được quy hoạch nguồn vốn FDI cũng như các dự án cụ thể cần ưu tiên vận động trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc tùy tiện thay đổi quy hoạch, chính sách ở nhiều địa phương làm cho nhà đầu tư không mặn mà với lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, là việc hợp tác giữa nông dân và DN chưa tốt, nông dân vi phạm cam kết hợp đồng về cung ứng nguyên liệu cho DN xảy ra ở nhiều nơi.
Hiện nay, trong khi Việt Nam quy hoạch được rất nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất lớn, thuận lợi cho đầu tư vốn FDI thì ngành nông nghiệp lại hoàn toàn không có khu nào đặc trưng, thậm chí là khu dành riêng cho nông nghiệp kỹ thuật cao. Nhà nước hoàn toàn có thể cải thiện vấn đề này bằng cách khoanh vùng nông nghiệp kỹ thuật cao khoảng vài nghìn ha và tập trung thu hút vốn, phát triển khu đó trước, sau đó nếu thành công mới mở rộng đầu tư.
Liên quan tới vấn đề nông dân hay “bội tín”, gây bất lợi cho nhà đầu tư, có một mô hình tốt có thể tham khảo là để nông dân tham gia góp cổ phần trong các đơn vị, DN. Điều này sẽ gắn kết tốt hơn giữa DN và nông dân, đảm bảo lợi ích cho cả đôi bên. Tuy nhiên, hướng làm này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, thí điểm từng bước rồi mới triển khai chứ không thể làm ào ạt.
Ông Chris Jackson, Điều phối viên ban NN&PTNT, Ngân hàng Thế giới (WB):
Nhà nước phải đồng hành cùng DN FDI
Muốn thu hút các DN FDI trong nông nghiệp thì Nhà nước không chỉ đãi ngộ họ bằng những “bữa tiệc” chính sách một ngày, hai ngày mà phải đồng hành cùng DN trong cả chặng đường phát triển, phải coi đây là một cuộc “hôn nhân” giữa đôi bên.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho thấy, cứ 1 USD chi cho xúc tiến đầu tư sẽ làm tăng luồng vốn FDI thêm 189 USD. Vốn FDI tăng 155% khi xác định mục tiêu thực hiện xúc tiến đầu tư theo ngành so với không xác định mục tiêu theo ngành. Do đó, đối với Việt Nam, muốn tăng FDI vào lĩnh vực nông nghiệp cũng phải chú trọng hơn tới công tác xúc tiến đầu tư. Điểm lưu ý là, xúc tiến đầu tư thành công không thể chỉ dựa vào một cơ quan duy nhất mà cần có sự tham gia của nhiều bộ, ngành, cơ quan khác nhau. Nhà đầu tư sẽ đánh giá mức độ coi trọng FDI của Nhà nước bằng cách theo dõi xem các cơ quan Nhà nước phối hợp với nhau và hoạt động hiệu quả đến mức nào, để từ đó dự tính khả năng thành công khi đầu tư. Do đó, muốn đạt hiệu quả thu hút FDI cao, các cơ quan Nhà nước của Việt Nam cũng cần đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ hơn nữa trong nhiều lĩnh vực.
Đức Quang (ghi) - baohaiquan.vn
FDI vào nông nghiệp “èo uột” không còn là câu chuyện mới. Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài “chê” ngành nông nghiệp Việt?
Tôi cho rằng, có nhiều lý do khiến FDI trong nông nghiệp ngày càng thấp nhưng chủ yếu vẫn xuất phát từ phía Việt Nam chứ không phải từ phía các nhà đầu tư. Có thể kể đến hàng loạt yếu tố như: Kết cấu hạ tầng tại các vùng đầu tư nông nghiệp còn yếu kém, không thuận tiện, tập trung như các khu công nghiệp. Đặc biệt đối với ngành lâm nghiệp, do ngành này chủ yếu phát triển tại các vùng, miền địa hình đồi núi, giao thông vận tải khó khăn khiến cho không ít DN FDI e dè. Bên cạnh đó, những lao động có tay nghề, chất lượng, được đào tạo bài bản trong nông nghiệp Việt Nam hiện nay còn rất thấp. Có một thực tế là, tại nhiều vùng quê, những lao động trẻ đều tủa ra thành phố kiếm việc làm, ở nhà chủ yếu còn người già và trẻ nhỏ nên khó đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra.
Việc có quá nhiều đầu mối liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương… trong khâu phối hợp để đầu tư cũng là một trong những nguyên do cản trở FDI vào nông nghiệp. Bởi điều này sẽ khiến các nhà đầu tư tốn công, tốn của, gặp nhiều rối rắm ở khâu pháp lý. Một trong những yếu tố khiến nhà đầu tư ngoại “ngại” nông nghiệp trong nước còn là vấn đề đảm bảo cân bằng lợi ích giữa người nông dân, Chính phủ cũng như các DN FDI cho đến nay vẫn chưa được giải quyết tốt.
Lâu nay, FDI vào nông nghiệp luôn ở trong tình trạng năm sau thấp hơn năm trước. Điều này liệu có được cải thiện trong gian tới, thưa ông?
Theo tôi, tới đây, FDI vào nông nghiệp không chỉ được cải thiện phần nào so với hiện tại mà còn có khả năng tăng vọt. Kết quả này xuất phát từ thực tế, khi tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam đã nhận được thiện ý muốn trở thành đối tác quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp từ Nhật Bản. Phía Nhật Bản mong rằng, nền nông nghiệp Nhật Bản và Việt Nam có thể cộng sinh với nhau. Đó là bởi, trong khi Nhật Bản rất khó phát triển các sản phẩm nông nghiệp thì Việt Nam lại luôn dồi dào, XK số lượng lớn các mặt hàng mà họ rất cần như chè, thủy sản…
Điểm đáng chú ý là, Nhật Bản thể hiện rõ sự quan tâm, muốn đầu tư có quy mô vào nền nông nghiệp Việt Nam ở cả góc độ vốn lẫn khoa học công nghệ, kỹ thuật. Vấn đề hiện tại là phía Việt Nam phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhanh chóng thu hút và xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm sử dụng hiệu quả những khoản đầu tư từ Nhật.
Xin ông cho biết, cần triển khai những giải pháp như thế nào để thời gian tới, không chỉ Nhật Bản mà nhiều quốc gia khác cũng sẽ “mặn mà” hơn với nông nghiệp Việt Nam?
Muốn đổi thay hiện trạng, cần sự vào cuộc đồng bộ của cả guồng máy chứ không chỉ đơn lẻ một thành phần, đối tượng nào. Trong đó, các cơ quan, bộ, ngành cũng như các cấp chính quyền, địa phương phải có sự cải cách mạnh mẽ, phối hợp với nhau, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhất có thể, giảm thiểu các thủ tục gây rườm rà, tốn kém cho DN FDI.
Nói tới làm ăn, mấu chốt vẫn là vấn đề lợi nhuận. Muốn thu hút hay giữ chân nhà đầu tư, bài học kinh nghiệm vẫn là phải cân đối, đảm bảo lợi ích để đôi bên cùng có lợi. Do đó, đây cũng là vấn đề rất quan trọng cần phải tính toán tới. Cụ thể, cần tạo ra các DN có tư cách pháp nhân đầy đủ, đảm bảo độ tin cậy đứng ra hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài chứ không thể để diễn ra tình trạng nhà đầu tư hợp tác với các hộ nông dân đơn lẻ, thiếu cơ sở pháp lý căn bản, nhiều trường hợp khiến nhà đầu tư thua thiệt.
Trên thực tế, thời gian qua đã diễn ra tình trạng, có nhà đầu tư Ấn Độ đầu tư vào ngành mía đường Việt Nam nhưng không thu được lợi nhuận chính đáng. Họ lo cho nông dân mọi yếu tố như giống, phân bón… nhưng đến mùa thu hoạch, nông dân lại bán mía cho thương lái thu mua trả giá cao hơn khiến DN “xôi hỏng bỏng không” mà chẳng biết kêu ai. Những chuyện như vậy nếu không giải quyết dứt điểm sẽ khiến nguồn FDI ngày càng xa nông nghiệp, nông dân Việt Nam hơn.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài(VAFIE):
FDI trong nông nghiệp chưa xứng với tiềm năng
Đầu tư vào nông nghiệp, trong đó có đầu tư FDI luôn được Chính phủ ưu tiên đặc biệt. Tuy vậy, FDI trong nông nghiệp thời gian qua còn rất hạn chế so với tiềm năng và kỳ vọng. Hạn chế này là do không xây dựng được quy hoạch nguồn vốn FDI cũng như các dự án cụ thể cần ưu tiên vận động trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc tùy tiện thay đổi quy hoạch, chính sách ở nhiều địa phương làm cho nhà đầu tư không mặn mà với lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, là việc hợp tác giữa nông dân và DN chưa tốt, nông dân vi phạm cam kết hợp đồng về cung ứng nguyên liệu cho DN xảy ra ở nhiều nơi.
Hiện nay, trong khi Việt Nam quy hoạch được rất nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất lớn, thuận lợi cho đầu tư vốn FDI thì ngành nông nghiệp lại hoàn toàn không có khu nào đặc trưng, thậm chí là khu dành riêng cho nông nghiệp kỹ thuật cao. Nhà nước hoàn toàn có thể cải thiện vấn đề này bằng cách khoanh vùng nông nghiệp kỹ thuật cao khoảng vài nghìn ha và tập trung thu hút vốn, phát triển khu đó trước, sau đó nếu thành công mới mở rộng đầu tư.
Liên quan tới vấn đề nông dân hay “bội tín”, gây bất lợi cho nhà đầu tư, có một mô hình tốt có thể tham khảo là để nông dân tham gia góp cổ phần trong các đơn vị, DN. Điều này sẽ gắn kết tốt hơn giữa DN và nông dân, đảm bảo lợi ích cho cả đôi bên. Tuy nhiên, hướng làm này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, thí điểm từng bước rồi mới triển khai chứ không thể làm ào ạt.
Ông Chris Jackson, Điều phối viên ban NN&PTNT, Ngân hàng Thế giới (WB):
Nhà nước phải đồng hành cùng DN FDI
Muốn thu hút các DN FDI trong nông nghiệp thì Nhà nước không chỉ đãi ngộ họ bằng những “bữa tiệc” chính sách một ngày, hai ngày mà phải đồng hành cùng DN trong cả chặng đường phát triển, phải coi đây là một cuộc “hôn nhân” giữa đôi bên.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho thấy, cứ 1 USD chi cho xúc tiến đầu tư sẽ làm tăng luồng vốn FDI thêm 189 USD. Vốn FDI tăng 155% khi xác định mục tiêu thực hiện xúc tiến đầu tư theo ngành so với không xác định mục tiêu theo ngành. Do đó, đối với Việt Nam, muốn tăng FDI vào lĩnh vực nông nghiệp cũng phải chú trọng hơn tới công tác xúc tiến đầu tư. Điểm lưu ý là, xúc tiến đầu tư thành công không thể chỉ dựa vào một cơ quan duy nhất mà cần có sự tham gia của nhiều bộ, ngành, cơ quan khác nhau. Nhà đầu tư sẽ đánh giá mức độ coi trọng FDI của Nhà nước bằng cách theo dõi xem các cơ quan Nhà nước phối hợp với nhau và hoạt động hiệu quả đến mức nào, để từ đó dự tính khả năng thành công khi đầu tư. Do đó, muốn đạt hiệu quả thu hút FDI cao, các cơ quan Nhà nước của Việt Nam cũng cần đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ hơn nữa trong nhiều lĩnh vực.
Đức Quang (ghi) - baohaiquan.vn