Các DN có tiềm lực mạnh dễ dàng bỏ tiền để xây dựng chuỗi tiêu thụ sản phẩm, thiết lập đội ngũ tiếp thị bán hàng, đưa ra mức giá cạnh tranh, giao hàng cho nợ tiền gối đầu, thì những đơn vị có quy mô nhỏ không đủ khả năng làm được điều đó…
Lỏng chân ở thị trường nội địa
Nhờ thương hiệu có tiếng trong và ngoài nước, Hợp tác xã xoài cát Hoà Lộc (Tiền Giang) đã ký được hợp đồng xuất khẩu sang Nhật Bản với giá trị cao và ổn định. Song, các đơn hàng xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 40% lượng sản xuất ra của đơn vị này, còn lại đến 60% được đưa vào tiêu thụ nội địa.
Nhưng chính thị trường nội tưởng gần lại hóa bấp bênh hơn cả, khiến hợp tác xã này khó tính toán kế hoạch phát triển dài hạn.
Ông Nguyễn Thành Nhơn, Chủ nhiệm Hợp tác xã cho biết, nếu như hàng xuất khẩu luôn có đơn giá cao hơn 20% so với tiêu thụ nội địa và có tính ổn định bao nhiêu, thì hàng đưa vào tiêu thụ nội địa càng bấp bênh bấy nhiêu.
Mặc dù hợp tác xã này đã tích cực xây dựng hệ thống bạn hàng là các thương lái và nhà buôn hoa quả trên khắp cả nước, song với quy mô nhỏ lẻ và thiếu tính hệ thống của các kênh phân phối nội địa, hiệu quả kinh doanh đạt được không cao.
“Hoạt động tiêu thụ nội địa khá nhỏ lẻ, chúng tôi phải tự tìm thị trường và bán hàng, hoặc làm theo đặt hàng của khách hàng”, ông Nhơn cho hay. Việc tiêu thụ tại thị trường nội địa gần như phụ thuộc hoàn toàn vào khách hàng. Khi thị trường tiêu thụ tốt thì sản lượng theo đơn đặt hàng tăng. Nhưng khi kinh doanh “ế ẩm” thì lượng đặt ít đi trông thấy.
“Chúng tôi thường chỉ làm theo đơn đặt hàng của khách hàng, khi có nhu cầu mới đi gom hàng chứ không thể chủ động gom hàng trước và đi chào hàng, bán chỗ này chỗ khác”, ông Nhơn nói. Hệ quả là Hợp tác xã xoài cát Hoà Lộc đến nay vẫn chỉ là đơn vị sản xuất với quy mô nhỏ và vừa, chưa thể phát triển lên quy mô DN lớn, có tiềm lực mạnh về vốn… tương xứng với thương hiệu sản phẩm của mình.
Vấn đề mà ông Nhơn đang phải đối mặt cũng giống như nhiều chủ DN khác trong cùng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng nông sản. Theo đó, điểm chung của các đơn vị này phần lớn đều có quy mô nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ. Thách thức là năng lực tài chính hạn chế, lại thiếu kinh nghiệm thị trường nên rất khó để chủ động trong tiêu thụ.
Trong khi các DN có tiềm lực mạnh dễ dàng bỏ tiền để xây dựng chuỗi tiêu thụ sản phẩm, thiết lập đội ngũ tiếp thị bán hàng, đưa ra mức giá cạnh tranh, giao hàng cho nợ tiền gối đầu, thì những đơn vị có quy mô nhỏ không đủ khả năng làm được điều đó…
Tìm kế xuất khẩu
Khác với thị trường trong nước, DN phải tự bơi, để xuất khẩu sản phẩm thì họ lại được hỗ trợ bằng nhiều chính sách. Chính vì thế, nhiều DN đang tìm hướng phát triển xuất khẩu. Như vừa qua, nhờ vào chương trình xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty TNHH Long Uyên (Tiền Giang), một DN chuyên sản xuất và chế biến nông sản để xuất đi các thị trường EU, Hàn Quốc, Đông Nam Á… đã được hỗ trợ một phần kinh phí đáng kể để tham dự hội chợ tại Nhật Bản.
Theo ông Phan Quốc Nam, Giám đốc Công ty TNHH Long Uyên, thị trường Nhật Bản là địa chỉ xuất khẩu nhiều tiềm năng, song không có nhiều cơ hội thâm nhập cho đa số DNNVV Việt Nam vì các đối tác nước này rất kỹ tính, yêu cầu gắt gao về an toàn vệ sinh thực phẩm và quy định đơn hàng... Muốn tiếp cận, DN phải theo đuổi lâu, tốn kém thời gian và tiền bạc mới có thể tạo dựng được quan hệ, xây dựng được đối tác…
“Chúng tôi đã nhiều lần tiếp cận nhưng rất khó khăn, nên với việc được tham dự hội chợ, có sự hỗ trợ về tiền thuê gian hàng, chi phí trưng bày tại triển lãm, Công ty Long Uyên đã bước đầu tiếp cận được thị trường”, ông Nam cho hay. Hiện công ty đã có 60 khách hàng liên hệ tới, trong đó có khoảng 10 khách hàng tiềm năng chắc chắn sẽ ký hợp đồng, theo Giám đốc Nam cho biết.
Về vấn đề này, PGS-TS. Võ Tòng Xuân, một chuyên gia về lĩnh vực nông nghiệp cho rằng, trong khi hàng nông sản của Việt Nam luôn khó khăn trong việc tìm đầu ra, những cơ quan, ban, ngành liên quan có vai trò hỗ trợ DN như ngành nông nghiệp hay ngành công thương lại thiếu một hệ thống thông tin bài bản và cung cấp đầy đủ, kịp thời.
Vì vậy, khi sản xuất thường không gắn với thị trường, người nông dân phải tự mò mẫm, loay hoay với bài toán tìm đầu ra cho sản phẩm, nên rất dễ gặp rủi ro khi thị trường biến động.
Do đó, ông Xuân cho rằng, trước tiên DN trong lĩnh vực này cần có chính sách để tháo gỡ những nút thắt về vốn, thị trường, nâng cao năng lực quản trị DN thì mới giúp ngành nông sản phát triển bền vững và mang lại giá trị cao. Đồng thời, các ban, ngành liên quan cần xây dựng một hệ thống thông tin thị trường đầy đủ, cập nhật và linh hoạt với từng mặt hàng nông sản, từng thị trường để giúp DN chủ động trong việc tìm lối ra và nâng cao giá trị sản phẩm.
Từ những vướng mắc trên thực tế, ông Nhơn cũng cho rằng, việc hỗ trợ của Nhà nước là rất cần thiết để giúp DN nâng cao được năng lực và mở rộng đầu ra cho sản phẩm. Theo đó, bên cạnh các chính sách giúp DN tiếp cận được vốn để có thêm kinh phí cho các hoạt động tìm khách hàng, thị trường, giới thiệu sản phẩm, cần đa dạng hoá các chương trình xúc tiến thương mại với nhiều hình thức hỗ trợ để DN có cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường.
Hà Sơn
Nguồn: Thời báo ngân hàng
Lỏng chân ở thị trường nội địa
Nhờ thương hiệu có tiếng trong và ngoài nước, Hợp tác xã xoài cát Hoà Lộc (Tiền Giang) đã ký được hợp đồng xuất khẩu sang Nhật Bản với giá trị cao và ổn định. Song, các đơn hàng xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 40% lượng sản xuất ra của đơn vị này, còn lại đến 60% được đưa vào tiêu thụ nội địa.
Nhưng chính thị trường nội tưởng gần lại hóa bấp bênh hơn cả, khiến hợp tác xã này khó tính toán kế hoạch phát triển dài hạn.
Ông Nguyễn Thành Nhơn, Chủ nhiệm Hợp tác xã cho biết, nếu như hàng xuất khẩu luôn có đơn giá cao hơn 20% so với tiêu thụ nội địa và có tính ổn định bao nhiêu, thì hàng đưa vào tiêu thụ nội địa càng bấp bênh bấy nhiêu.
Mặc dù hợp tác xã này đã tích cực xây dựng hệ thống bạn hàng là các thương lái và nhà buôn hoa quả trên khắp cả nước, song với quy mô nhỏ lẻ và thiếu tính hệ thống của các kênh phân phối nội địa, hiệu quả kinh doanh đạt được không cao.
“Hoạt động tiêu thụ nội địa khá nhỏ lẻ, chúng tôi phải tự tìm thị trường và bán hàng, hoặc làm theo đặt hàng của khách hàng”, ông Nhơn cho hay. Việc tiêu thụ tại thị trường nội địa gần như phụ thuộc hoàn toàn vào khách hàng. Khi thị trường tiêu thụ tốt thì sản lượng theo đơn đặt hàng tăng. Nhưng khi kinh doanh “ế ẩm” thì lượng đặt ít đi trông thấy.
“Chúng tôi thường chỉ làm theo đơn đặt hàng của khách hàng, khi có nhu cầu mới đi gom hàng chứ không thể chủ động gom hàng trước và đi chào hàng, bán chỗ này chỗ khác”, ông Nhơn nói. Hệ quả là Hợp tác xã xoài cát Hoà Lộc đến nay vẫn chỉ là đơn vị sản xuất với quy mô nhỏ và vừa, chưa thể phát triển lên quy mô DN lớn, có tiềm lực mạnh về vốn… tương xứng với thương hiệu sản phẩm của mình.
Vấn đề mà ông Nhơn đang phải đối mặt cũng giống như nhiều chủ DN khác trong cùng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng nông sản. Theo đó, điểm chung của các đơn vị này phần lớn đều có quy mô nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ. Thách thức là năng lực tài chính hạn chế, lại thiếu kinh nghiệm thị trường nên rất khó để chủ động trong tiêu thụ.
Trong khi các DN có tiềm lực mạnh dễ dàng bỏ tiền để xây dựng chuỗi tiêu thụ sản phẩm, thiết lập đội ngũ tiếp thị bán hàng, đưa ra mức giá cạnh tranh, giao hàng cho nợ tiền gối đầu, thì những đơn vị có quy mô nhỏ không đủ khả năng làm được điều đó…
Tìm kế xuất khẩu
Khác với thị trường trong nước, DN phải tự bơi, để xuất khẩu sản phẩm thì họ lại được hỗ trợ bằng nhiều chính sách. Chính vì thế, nhiều DN đang tìm hướng phát triển xuất khẩu. Như vừa qua, nhờ vào chương trình xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty TNHH Long Uyên (Tiền Giang), một DN chuyên sản xuất và chế biến nông sản để xuất đi các thị trường EU, Hàn Quốc, Đông Nam Á… đã được hỗ trợ một phần kinh phí đáng kể để tham dự hội chợ tại Nhật Bản.
Theo ông Phan Quốc Nam, Giám đốc Công ty TNHH Long Uyên, thị trường Nhật Bản là địa chỉ xuất khẩu nhiều tiềm năng, song không có nhiều cơ hội thâm nhập cho đa số DNNVV Việt Nam vì các đối tác nước này rất kỹ tính, yêu cầu gắt gao về an toàn vệ sinh thực phẩm và quy định đơn hàng... Muốn tiếp cận, DN phải theo đuổi lâu, tốn kém thời gian và tiền bạc mới có thể tạo dựng được quan hệ, xây dựng được đối tác…
“Chúng tôi đã nhiều lần tiếp cận nhưng rất khó khăn, nên với việc được tham dự hội chợ, có sự hỗ trợ về tiền thuê gian hàng, chi phí trưng bày tại triển lãm, Công ty Long Uyên đã bước đầu tiếp cận được thị trường”, ông Nam cho hay. Hiện công ty đã có 60 khách hàng liên hệ tới, trong đó có khoảng 10 khách hàng tiềm năng chắc chắn sẽ ký hợp đồng, theo Giám đốc Nam cho biết.
Về vấn đề này, PGS-TS. Võ Tòng Xuân, một chuyên gia về lĩnh vực nông nghiệp cho rằng, trong khi hàng nông sản của Việt Nam luôn khó khăn trong việc tìm đầu ra, những cơ quan, ban, ngành liên quan có vai trò hỗ trợ DN như ngành nông nghiệp hay ngành công thương lại thiếu một hệ thống thông tin bài bản và cung cấp đầy đủ, kịp thời.
Vì vậy, khi sản xuất thường không gắn với thị trường, người nông dân phải tự mò mẫm, loay hoay với bài toán tìm đầu ra cho sản phẩm, nên rất dễ gặp rủi ro khi thị trường biến động.
Do đó, ông Xuân cho rằng, trước tiên DN trong lĩnh vực này cần có chính sách để tháo gỡ những nút thắt về vốn, thị trường, nâng cao năng lực quản trị DN thì mới giúp ngành nông sản phát triển bền vững và mang lại giá trị cao. Đồng thời, các ban, ngành liên quan cần xây dựng một hệ thống thông tin thị trường đầy đủ, cập nhật và linh hoạt với từng mặt hàng nông sản, từng thị trường để giúp DN chủ động trong việc tìm lối ra và nâng cao giá trị sản phẩm.
Từ những vướng mắc trên thực tế, ông Nhơn cũng cho rằng, việc hỗ trợ của Nhà nước là rất cần thiết để giúp DN nâng cao được năng lực và mở rộng đầu ra cho sản phẩm. Theo đó, bên cạnh các chính sách giúp DN tiếp cận được vốn để có thêm kinh phí cho các hoạt động tìm khách hàng, thị trường, giới thiệu sản phẩm, cần đa dạng hoá các chương trình xúc tiến thương mại với nhiều hình thức hỗ trợ để DN có cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường.
Hà Sơn
Nguồn: Thời báo ngân hàng