Nụ hôn Bê-đê

Trần tình của 'nhà sư khóa môi' hoàn tục
> Nhà sư 'khóa môi' Đàm Vĩnh Hưng hoàn tục vì ...hoàn cảnh gia đình
> Đàm Vình Hưng cúi đầu nhận lỗi

Trước khi rời xa cuộc sống phạm hạnh nơi cửa Phật trở về nhà phụ giúp gia đình, "nhà sư được Mr Đàm khóa môi" để lại những lời trần tình khiến lòng người xao xuyến.
ImageHandler.ashx
Sáng 17-11, Sư Thích Pháp Định đã trả tam y tỳ kheo và bình bát, trở lại làm một người cư sĩ tại gia của Phật giáo.

<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; outline: none; ">
</tbody>
Trong Đơn xin hoàn tục kính gửi Thượng tọa Thích Bửu Chánh và tăng chúng thiền viện Phước Sơn (Đồi Lá Giang, xã Phước Thái, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), Pháp Định viết:
Con pháp danh Thích Pháp Định, đang tu học tại thiền viện Phước Sơn làm đơn này kính xin sư phụ trụ trì cùng chư tăng thiền viện Phước Sơn cho phép con được hoàn tục vì hoàn cảnh gia đình.
Kính bạch sư phụ trụ trì và chư tăng!
Con xuất gia với HT Thích Huệ Thành tại chùa Gia Hưng (huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre) đến nay đã được gần 10 năm.
Sau đó vì có duyên với sư phụ nên sư phụ đã mở rộng lòng từ bi thương xót cho con được về thiền viện Phước Sơn tu học cùng chư tăng của thiền viện.
Trong những năm tháng qua, mặc dù đã được sư phụ ân cần dạy bảo lời hay lẽ phải của đạo lý nhà Phật, nhưng con còn trẻ người non dạ, suy nghĩ cạn cợt nên đã có những cử chỉ, lời nói, suy nghĩ chưa chuẩn mực với tư cách của người xuất gia, làm đau lòng sư phụ và tăng chúng thiền viện, làm ảnh hưởng đến giáo hội và quý tăng ni chân tu khác, làm suy giảm tín tâm của phật tử và của những người yêu mến đạo Phật.
Tội lỗi ấy của con quá lớn sư phụ ơi! Nhiều đêm trường con trằn trọc, trăn trở, thầm trách cứ những hành vi lỗi đạo ấy của con.
ImageHandler.ashx
Những lời trần tình xin hoàn tục của nhà sư được Mr Đàm "khóa môi".

<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; outline: none; ">
</tbody>
"Một con sâu làm rầu nầu canh". Con thật có lỗi với sư phụ, với tăng chúng thiền viện, với Giáo hội, với tăng ni, phật tử.
Con cúi xin sư phụ, quý tăng ni, phật tử rộng lòng hoan hỷ tha thứ cho những lỗi lầm ấy của con. Con mong rằng sau này sẽ không có trường hợp đáng tiếc nào như của con xảy ra nữa.
Bạch sư phụ! Nay vì gia đình con quá neo đơn, muốn con trở về phụ giúp gia đình, con kính xin sư phụ và chư tăng thiền viện bố thí cho con được hoàn tục.
Dù cho con không còn là một tu sỹ phật giáo nữa, nhưng con hứa với sư phụ con sẽ là một cư sỹ thuần thành, luôn hộ trì Tam bảo.
Sau này nếu hội đủ duyên lành, kính mong sư phụ và chư tăng thiền viện bố thí cho con được xuất gia, sống đời hạnh phạm nơi cửa Phật.
Một lần nữa con thành kính lạy tạ và tri ân công đức sâu dày của sư phụ và chư tăng thiền viện đã cưu mang, bảo hộ, che chở và cho con tu học trong những tháng năm qua.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Thiền viện Phước Sơn, ngày 15-11-2012.
Con: Pháp Định - Phan Văn Triển
Theo Thái Anh - Hoài Lương
Kiến Thức
 
Đáng tiếc cho bác...chỉ vì 1 lần ham vui, phá bỏ lề luật mà bác phải đứt gánh giữa đường..

Lề luật được viết ra là để bảo vệ chính mình..lề luật càng ngiêm khắc nó có công dụng bảo vệ mình càng an toàn..
Chưa như cây Sen...luôn thanh khiết giữa bùn..thì đừng nên thử nhúng bùn

Phá bỏ giới luật..Giữa chốn bụi trần..mà vẫn giữ lòng mình thanh tịnh, không chút bợn nhơ thì chỉ có trình độ Hòa Thượng mới làm nổi
Chưa được như Ông Hạ Huệ thì đừng bắt chước việc của Ông Hạ Huệ đã làm *

Về làm Cư Sĩ thực ra còn khó hơn là tu ở Chùa...vì nhà chùa có tường rào...có lề luật tách biệt quần chúng...để bảo vệ người tu hành
Cư Sĩ là giữa trần gian..mình tự bảo vệ mình để tu tập sao cho đắc đạo khó hơn nhiều
Sau 10 năm tụng kinh, ăn chay, gõ mõ..bây giờ hoàn tục...liệu bác có thích ứng nổi không ? có còn đủ mưu lược.. tháo vát để xoay sở

Mít tơ đàm...với các vị tu hành nếu mít tơ đàm biết giữ câu “Kính Nhi viễn chi” thì đâu có mang họa đến cho họ

Trong bộ môn luận lý học có dạy rằng : người hồn nhiên làm như ta dễ thương ...có tội lớn hơn người ác độc đến 3 lần vì
Người ác độc chỉ hại người họ ghét
Người hồn nhiên (như mít tơ đàm) đã vô tình hại bản thân mình hại luôn cả người bạn của mình,
Do đó trong kết bạn giao lưu chớ bao giờ giao lưu với người hồn nhiên...vì họ sẽ làm mình “chết” bất cứ lúc nào..bởi việc làm của họ..luôn không suy ngĩ , thiếu cân nhắc

*Liễu Hạ Huệ là 1 cư sĩ .một hôm dừng chân nghỉ qua đêm trước cổng thành, có một phụ nữ cũng đến trú chân. Trời lạnh người phụ nữ này bị cảm lạnh rét cóng, Liễu Hạ Huệ liền cởi áo mình ra khoác lên người cô ta rồi ôm vào lòng để cô ta hết lạnh, mà trong lòng không hề có một chút tà tâm.
Lại có lần Liễu Hạ Huệ ngồi xe ngựa với đàn bà, đi cả quãng đường dài mà mắt ông chỉ nhìn thẳng chứ không hề liếc ngang lần nào.
Mạnh Tử khen ông là bậc thánh
Nguyễn Du trong Bắc hành tạp lục đã làm bài thơ viếng mộ ông.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Liễu_Hạ_Huệ
 
Last edited by a moderator:
Lão Mục nói có lý:
Hai Sư Thầy nầy chắc đã nghe nhạc nhiều lắm, rồi cũng như ai, trở thành người ái-mộ. Thần-tượng của 2 Sư Thầy là ca-sĩ Wanbi Tuấn-Anh, người đang bị bạo bệnh.
Chuyện nầy cũng thường thôi, nhưng vì 2 Sư Thầy thuộc giới tu-hành, nên đã cho thấy có điều nghịch-lý. Nghịch-lý riêng về phần Sư Pháp-Định là:
- Tu-hành thì không có sở-hữu vật-chất, tiền bạc. Vậy tiền đâu có để đấu giá. Đấu giá lại là một hình-thức tranh-cường, hiếu-thắng (cấm). Mà cuộc hơn thua được định bằng tiền, là thứ mà Sư không làm ra, cho dù có tự làm ra cũng không có quyền giữ.
- Giờ, Sư Pháp-Định xin hoàn-tục để về giúp đỡ gia-đình. Tui đồng ý với Lão Mục: xuất-gia năm 15 tuổi, 10 năm tu-tập, Sư Pháp-Định sẽ rất khó hội-nhập lại với đời tục "quanh co, ngoắt ngóe".

Tui đề-nghị:
- Mít-tơ Đàm: Trích bớt tiền quyên được từ: Bán vé, từ Đấu giá và từ thùng Hùn Phước, giúp gia-đình Sư Pháp-Định đang khó-khăn. Như vậy, Sư Pháp-Định sẽ có cơ-hội ở lại sám-hối, tu-tập.
- Nếu không trích ra được, thì trả tiền đấu giá của Sư lại. Số tiền nầy, đủ giúp gia-đình Sư rồi!
Lão Mục thấy tui nói vậy được hôn?
 
......
Tui đề-nghị:
- Mít-tơ Đàm: Trích bớt tiền quyên được từ: Bán vé, từ Đấu giá và từ thùng Hùn Phước, giúp gia-đình Sư Pháp-Định đang khó-khăn. Như vậy, Sư Pháp-Định sẽ có cơ-hội ở lại sám-hối, tu-tập.
- Nếu không trích ra được, thì trả tiền đấu giá của Sư lại. Số tiền nầy, đủ giúp gia-đình Sư rồi!
Lão Mục thấy tui nói vậy được hôn?

Đâu cần trích tiền từ buổi ca nhạc dành cho người bịnh...vì bản thân chương trình này không có lỗi
Mà lỗi do mít tơ đàm trực tiếp làm ra...hảo hán là dám chịu trách nhiệm của mình tới nơi tới chốn
Lấy tiền của chính mình mà...tạ lỗi
Mít tơ đàm đâu có thiếu tiền :

http://news.zing.vn/nhac-viet-nam/dam-vinh-hung-mat-2-nhan-kim-cuong-gia-gan-4-ty/a62173.html
 
Vị sư kia vì 1 chút lỗi lầm mà quyết định hòan tục cho thấy nhơn duyên với nhà Phật thực tình chưa hội đủ. Chưa đủ nhơn duyên thì không nên miễn cưỡng làm gì. Vô ích !

Gia cảnh khó khăn chỉ là 1 lý do để vị sư kia lấp liếm về quyết định hòan tục ( chưa đủ nhơn duyên) của mình nên ta cũng chẳng cần nhọc trí để bàn về việc giải quyết vấn đề ấy cho sư. Vì nếu sư đủ nhơn duyên với cửa Phật thì nghiệp trần sẽ cắt, gia cảnh lúc đó cho dù có khó khăn thì đó cũng là cộng nghiệp của các thành viên trong gia đình và họ phải tự trả nghiệp. Có chăng chỉ là sư chỉ dạy cho họ cách trả nghiệp tích cực chứ không phải ôm mối lo nghiệp quả vào người như vậy. Đó là cách giải quyết gia cảnh khó khăn của bậc chơn tu, cho dù là " đâm ngang" hay "nảy mầm từ hạt" thì giải pháp cũng sẽ như nhau.

Bởi vậy, là sư nhưng không phải là sư...
 
Vị sư kia vì 1 chút lỗi lầm mà quyết định hòan tục cho thấy nhơn duyên với nhà Phật thực tình chưa hội đủ. Chưa đủ nhơn duyên thì không nên miễn cưỡng làm gì. Vô ích !

Gia cảnh khó khăn chỉ là 1 lý do để vị sư kia lấp liếm về quyết định hòan tục ( chưa đủ nhơn duyên) của mình nên ta cũng chẳng cần nhọc trí để bàn về việc giải quyết vấn đề ấy cho sư. Vì nếu sư đủ nhơn duyên với cửa Phật thì nghiệp trần sẽ cắt, gia cảnh lúc đó cho dù có khó khăn thì đó cũng là cộng nghiệp của các thành viên trong gia đình và họ phải tự trả nghiệp. Có chăng chỉ là sư chỉ dạy cho họ cách trả nghiệp tích cực chứ không phải ôm mối lo nghiệp quả vào người như vậy. Đó là cách giải quyết gia cảnh khó khăn của bậc chơn tu, cho dù là " đâm ngang" hay "nảy mầm từ hạt" thì giải pháp cũng sẽ như nhau.

Bởi vậy, là sư nhưng không phải là sư...

E là ... chẳng phải " vì một chút lỗi lầm" như Bác đã nhận định

- Qua một số bài viết xoay quanh vấn đề này ,có thể kết luận : Người này ... chưa bao giờ là sư , mà chỉ là người khoác áo sư . Vì vậy , xuất gia hay hoàn tục chỉ khác lớp áo chứ bản thân chẳng có gì thay đổi.

- Hoàn tục ??? cũng tựa như một vở kịch mà đã đến lúc phải kết thúc .
 
Những lỗi nhẹ nầy (hình), là nhẹ, nhưng có khi lỗi nhẹ thành quen, sau trở thành nặng.
Nhiều lỗi tui phạm, lần đầu tui áy-náy lắm! Nhưng chặc lưỡi cho qua, những lần sau thì cảm-giác áy-náy giảm dần, đến lúc không thấy là gì nữa.
Vậy, các bậc tu-hành rất nên chận đứng, loại trừ ngay các mầm mống dẫn đến lòng trí của họ không còn tập-chú vào đường tu.
Các vị Sư trồng rau trái thọ trai thì rất nên, nhưng trồng thuốc lá vấn hút thì không nên. Nhiều vị Su xuất-gia, nhưng chưa dứt khoát gởi mình vào cửa không, gia-đình vẫn chu-cấp (như bạn tui trước đây). Trong những hình trên, có Sư vừa Di-động, vừa cầm điếu thuốc. Lại còn chú tiểu cầm điếu thuốc nữa! Tất cả từ bậc trưởng Lão, đến tiểu Sa-di đều không chơ thấy chút nào đĩnh-đạc toát ra từ người khoác áo tu-hành. Mầm-mống từ đây mà ra chăng?

Háo hức, thêm một chút tò mò khi nhìn thấy chùa rộn ràng như ngày hội, chư Tăng các nơi tựu về, sân chùa rợp màu vàng y áo.
Phật tử thành kính đội trên đầu vật phẩm cúng dường, không khí tưng bừng, vui tươi. Thế nhưng, những hình ảnh trên sân chùa khiến lòng tôi chùng xuống, bỗng hoang mang, bỗng hồ nghi…
Sáng 3/11, lễ dâng y Kathina đã diễn ra trọng thể tại tổ đình Bửu Quang (Quận Thủ Đức, TPHCM). Đây là đại lễ hằng năm mà chư Phật thiết đặt sau mùa An cư Kiết Hạ đồng thời là một lễ hội thắng duyên cho cả hai giới xuất gia và tại gia.
Kathina trong tiếng Pali nghĩa là bền chặt, tượng trưng cho sự viên mãn của nghi thức cúng dường, ẩn chứa những giá trị cao đẹp về tâm thí, thời thí, vật thí, người thọ thí và cách cúng thí.
Tôi là một người Phật tử trẻ và sự hiểu biết về Nam tông vô cùng hạn hẹp. Một ngày cuối tuần, theo lời bạn rủ rê đến chùa dự Kathina, nghe bạn giải thích ý nghĩa buổi lễ, tôi hăm hở vô cùng, nhất là bạn còn hứa sẽ dẫn tôi đi viếng thăm bảo tháp, chiêm bái Xá lợi Phật.
Háo hức, thêm một chút tò mò khi nhìn thấy chùa rộn ràng như ngày hội, chư Tăng các nơi tựu về, sân chùa rợp màu vàng y áo.
Phật tử thành kính đội trên đầu vật phẩm cúng dường, không khí tưng bừng, vui tươi. Thế nhưng, những hình ảnh trên sân chùa khiến lòng tôi chùng xuống, bỗng hoang mang, bỗng hồ nghi…
Các sư khắp nơi tựu về, sân chùa rợp màu y áo…và một vài điếu thuốc lá

<tbody>
</tbody>

Chẳng hề e ngại, khói tỏa sân chùa

<tbody>
</tbody>

Tưởng đâu người trẻ, người già cũng thế

<tbody>
</tbody>

images1041666_7.jpg
Y áo hất ngược, điện thoại trên tay, môi ngậm điếu thuốc… ngay giữa sân chùa

<tbody>
</tbody>

images1041668_8.jpg
Thuốc ơi là thuốc

<tbody>
</tbody>

Bên cuộc chuyện trò, không quên màu khói!

<tbody>
</tbody>

images1041671_11.jpg
Phật tử thành kính, nhiễu quanh sân chùa, vật phẩm đội đầu, ca tụng Pháp Bảo… còn người tăng lữ…?

<tbody>
</tbody>

Chú tiểu này mấy tuổi?

<tbody>
</tbody>

Khói nhả từng vòng rất "lão luyện"...

<tbody>
</tbody>

Ánh mắt tinh anh, trốn đâu mất rồi?

<tbody>
</tbody>

Oai nghi, Oai nghi?

<tbody>
</tbody>


<tbody>
</tbody>


<tbody>
</tbody>

“Đẳng cấp”?

<tbody>
</tbody>

Gặp nhau châm thuốc thay búp sen chào.

<tbody>
</tbody>

Nhờ thầy tý lửa...

<tbody>
</tbody>


<tbody>
</tbody>


<tbody>
</tbody>

Hùn phước bằng tiền?

<tbody>
</tbody>

Đủ các mệnh giá tiền Việt, tiền Đô

<tbody>
</tbody>

Cây tiền.

<tbody>
</tbody>

Tôi tự hỏi và chính tôi cũng không có câu trả lời. Tôi không dám bất kính nhưng để mà ngưỡng vọng, học hỏi… sao mà khó quá!
Đã từng nghe nói về cây như ý, nhưng đây là lần đầu tiên tôi tận mắt thấy “cây tiền”. Đủ loại mệnh giá, có đủ tiền Việt, tiền Đô. Tiền nhiều phước nhiều? Tiền ít phước ít? Vậy những người nghèo ra sao? Ai biểu sinh ra nghèo chi, đáng tội, phước ít?
Tôi mong một ngày bước chân đến chùa sẽ là khung cảnh yên bình, nhẹ nhàng, là lời kinh trầm hùng âm vang, là những bậc tu ánh mắt tinh anh, đi đứng nằm ngồi trong chánh niệm để tôi thôi băn khoăn, thôi ngập ngừng mà sung sướng quì xuống đảnh lễ để ngân nga lời kinh và để học học ăn học nói học gói học mở…
Hương Giang (Mùa Kathina tháng 9 âm lịch)
Trung Dung chuyển



Link : http://agriviet.com/home/threads/117892-Nu-hon-Be-de/page2#ixzz2CcKeXYm4
 
Vị sư mà Đàm vĩnh Hưng hôn, được hoàn tục ,hay bị hoàn tục gì đó.......Phải chi MR Đàm để nụ hôn này hôn LAN, cho Lan hoàn tục về với ĐIỆP, có đâu để Lan chết trong chùa thật đáng tiếc..............
 
@ Cũng như một số Tôn Giáo khác , Phật Giáo cũng có nhiều Tông phái ...

- Đối với Nam Tông thì người xuất gia vẫn được phép thọ dụng thịt , cá ... do bá tánh cúng dường .

- Những người khmer Nam Bộ theo Phật Giáo Nam Tông rất nhiều . Hầu hết những người Nam khi đến 12 - 13 tuổi đều vào chùa tu một thời gian . Sau đó ( tùy theo ý nguyện ) họ lại hoàn tục ,lấy vợ , sinh sống như bao người bình thường khác . Điều này có vẻ như là một phong tục hơn là đi Tu
 
@ Cũng như một số Tôn Giáo khác , Phật Giáo cũng có nhiều Tông phái ...

- Đối với Nam Tông thì người xuất gia vẫn được phép thọ dụng thịt , cá ... do bá tánh cúng dường .

- Những người khmer Nam Bộ theo Phật Giáo Nam Tông rất nhiều . Hầu hết những người Nam khi đến 12 - 13 tuổi đều vào chùa tu một thời gian . Sau đó ( tùy theo ý nguyện ) họ lại hoàn tục ,lấy vợ , sinh sống như bao người bình thường khác . Điều này có vẻ như là một phong tục hơn là đi Tu
đối với phái đại thừa người tu hành vẫn được phép dùng thịt cá, miễn là không ttrực tiếp giết chúng, không nghe tiếng kêu khóc của chúng khi bị giết, không phải vì mình mà chúng bị giết thì có thể măm được.do đó họ chỉ đi khất thực, mà quy định đi khất thực cũng rất nghiêm ngặt, nhất là không được nhận tiền. vậy mà mình thấy có nhiều người ngang nhiên nhận vật phẩm cúng dường là tiền mặt không biết có phải là chân tu không nữa.

--------

khi 1 thanh niên bước vào tuổi trưởng thành, nếu muốn được công nhận là đã trưỡng thành thì phải trải qua quá trình tu tập 2 năm trong chùa. kể cả thế tử nếu chưa trải qua quá trình này nếu "may mắn" cũng không được đăng cơ.
 
Last edited by a moderator:
Tiếp Tục :

Sự thật đắng lòng về sư thầy bị Mr.Đàm "khóa môi" Thứ hai 19/11/2012 10:09
Trang chủ | Xã hội

Sinh ra không biết cha ở đâu, mẹ ở đâu, từ nhỏ Thích Pháp Định (thế danh là Phan Văn Triển) ở với bà ngoại. Hoàn tục sau khi bị ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng ''khóa môi'' và tố những chuyện động trời thật giả bất phân, Pháp Định không dám về nhà.
PhapDinh1.jpg
Nhà sư Thích Pháp Định đã xin hoàn tục.

<tbody>
</tbody>




Pháp Định cũng không dám cho bà ngoại biết chuyện vì sợ tuổi già không chịu nổi cú sốc này.

Mồ côi

Theo lời kể của Pháp Định, từ nhỏ thầy chỉ biết có bà ngoại, không biết cha ở đâu, mẹ ở đâu. Tuổi thơ khốn khó, hai bà cháu bìu díu vào nhau mà sống.

Năm 15 tuổi, cậu bé Phan Văn Triển xuất gia tại chùa Gia Hưng (huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre) với pháp danh là Thích Pháp Định. Bổn sư sơ tâm là hòa thượng Thích Huệ Thành- chứng minh Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bến Tre.

Sau đó, Pháp Định xin về thiền viện Phước Sơn (xã Phước Tân, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) tu học cùng tăng chúng cách đây vài năm. Lâu lâu, Pháp Định lại về quê thăm ngoại một lần.

Đi tu ít lâu, Pháp Định tìm lại được mẹ. "Khi ấy mẹ có chồng ở TPHCM. Năm đó tôi khoảng mười mấy tuổi gì đó, không còn nhớ nữa"- Pháp Định cho biết.

Cuộc sống của người mẹ không lấy gì làm khá giả, vậy là Pháp Định vừa đi tu vừa lo lắng cho mẹ và bà ngoại ở dưới quê. Hằng tháng, Pháp Định còn phát gạo cho mấy sư cô trong chùa, giúp đỡ các sư cô lúc ốm đau, bệnh tật.

"Từ lúc đi tu đến giờ, tôi chưa được gia đình giúp chút nào, toàn giúp bà, giúp mẹ thôi. Sống khổ từ nhỏ nên tôi thương những người có hoàn cảnh khốn khó, bất hạnh, như anh ca sĩ Wanbi Tuấn Anh bị bệnh hiểm nghèo"- Pháp Định nói.

Hoàn tục với 50.000 đồng trong túi

Sau sự việc bị ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng ''khóa môi'' trong đêm nhạc từ thiện và bị ca sĩ này tố những chuyện động trời mà Pháp Định cho rằng "không đúng sự thật", ngày 16.11, Pháp Định đã xin hoàn tục. Nguyện vọng này của Pháp Định được thượng tọa Thích Bửu Chánh cùng chư tăng thiền viện Phước Sơn chấp thuận.

Pháp Định kể: "Rời thiền viện Phước Sơn, trong túi tôi chỉ có 50.000 đồng. Chị biết 50.000 đồng giữa đất Sài Gòn làm được gì không? Tôi dành 20.000 đồng đi xe buýt từ chùa lên thành phố, mua hết 10.000 đồng ổ bánh mỳ, 10.000 đồng chai nước, còn 10.000 đồng thì để ngày mai sống".

Không muốn quay về quê vì sợ mẹ- đặc biệt là bà ngoại- biết tin dữ, sốc không chịu nổi, Pháp Định lang thang trên Sài Gòn.

PhapDinh2.jpg
Pháp Định trao trả y bát lại cho nhà chùa.

<tbody>
</tbody>




"Ở đời có đức mặc sức mà ăn, tôi được nhiều người thương, thông cảm, hiểu được sự việc giúp đỡ. Hiện tôi đang ở ké nhà một phật tử, nhưng người ta cũng chỉ giúp được một thời gian thôi"- Pháp Định cho biết.

Khó khăn lớn nhất Pháp Định đang phải đối mặt là sau khi rời chùa, cư sĩ rơi vào cảnh thất nghiệp.

"Trước đây tôi cũng có tham gia các chương trình xã hội, từ thiện bên ngoài, nhưng giờ hoàn tục rồi tôi quyết tâm đi tìm nơi nào đó để tự tu tiếp, cố gắng làm từ thiện giúp đỡ mọi người"- Pháp Định cho hay.

Điều Pháp Định vẫn day dứt sau khi hoàn tục, đó là mang tội bất trung bất nghĩa bởi chưa đền ơn được sư phụ.

Theo Pháp Định: "Những ngày qua, sư phụ (thượng tọa Thích Bửu Chánh - PV) đã phải chịu bao nhiêu điều tiếng vì tôi. Thương đệ tử nên thầy chấp nhận xin lỗi mọi người, giống như cha mẹ thương con thì nhận hết lỗi về mình. Tôi hoàn tục cũng vì không muốn người ta đàm tiếu về sư phụ, nói sư phụ không biết dạy dỗ đệ tử.

Giới luật nhà Phật cho phép một người có thể xuất gia và hoàn tục được 7 lần. Người Việt xa quê hương, đất nước mấy chục năm vẫn muốn quay về nguồn cội. Tôi đã gắn bó với chùa và sư phụ bao năm nay, vì thế nhất định tôi sẽ quay về đó nương tựa, tu tập để trở thành một con người tốt".

"Điều duy nhất bây giờ tôi mong muốn là xin dư luận hãy nương tay, tha thứ cho những gì đáng tiếc đã xảy ra. Đời người ai cũng có lỗi lầm, nhân vô thập toàn. Đức Phật cũng từng nói có có hai hạng người đáng quý ở đời, một là người không có lỗi lầm và hai là người có lỗi lầm mà biết khắc phục ăn năn. Hãy cho tôi một cơ hội để sửa chữa lỗi lầm"- Pháp Định tha thiết nói.
 
Không được!
Bộ Thầy không biết: Con Mèo trộm miếng mỡ bằng ngón tay thì bị đánh đuổi, còn con Cọp bắt nguyên con heo thì không ai làm gì sao?
Nói vậy chứ tui khuyên Thầy, chạy về với Hoà-thượng Bổn-sư trình với Ngài về nguyện-vọng sám-hối.
Tui tin là được.
 
.......
Nói vậy chứ tui khuyên Thầy, chạy về với Hoà-thượng Bổn-sư trình với Ngài về nguyện-vọng sám-hối.
Tui tin là được.

Không có gì để sám hối..vì có gì là sai lắm đâu ?
vì nếu là nụ hôn của 1 giai nhân thì lão mỗ và có thể nhiều người cũng rất thông cảm cho thày..bởi vì tự cổ chí kim có mấy ai thắng được sự cám dỗ của đám...hồng quần....trường hợp này sám hối là ....cần thiết
Đằng này là nụ hôn của 1 tên lóc chóc..thấy mà gớm..vậy mà thày không đủ bản lãnh để từ chối hoặc ...đấm cho phù mỏ nó ra..lại còn hưởng ứng...nhiệt tình
Ngĩa là thày thiếu nhận định thiếu trình độ ứng biến...
sám hối ở đây có ngĩa là...đừng nên lui tới chỗ “náo nhiệt” nữa...vì chốn “thanh sắc” là nơi có nhiều cạm bẫy...đại gia còn chết đấy...nếu thiếu bản lĩnh

..... Giới luật nhà Phật cho phép một người có thể xuất gia và hoàn tục được 7 lần.
Link : http://agriviet.com/home/threads/117892-Nu-hon-Be-de#ixzz2CfFiiUkW

Vậy có chi là lo...với thày được tới 6 lần...xuất nhập nữa mà

Với tôi là đạo Thiên Chúa...vậy mà tôi tự cạo đầu vào chùa gần cả chục lần...mỗi lần tôi ở...vài tháng..có Hòa Thượng tụ trì nào từ chối đâu...mà cứ mỗi lần như vậy họ chỉ nhìn tôi rồi..cười cười
 
Tui cũng đạo Gia-tô, có người gọi là đạo Gia-chén! Hì hì... "Bạn muốn gọi tui tên gì cũng được, nhưng đừng để tui ngủ luôn, mà nhớ gọi tui dậy ăn sáng, bạn nhé!
Tui theo đạo Thiên-chúa, tui cũng như Lão, không thấy "trục-trặc" gì với các đạo khác. Tui cũng đi thăm Chùa, cũng ăn cơm chay, cũng dự lễ với các tín-hữu Cao-đài, ăn cơm chay với họ... tất cả đều hoan-hỉ, thân-thiện trong tình huynh-đệ.
Bỏ đao đồ-tể xuống (bỏ sai-phạm) thì thành Phật. Sư Pháp-định bỏ dao xuống, thì mình cũng nên cất đi dùm Sư.
 
Cả nhà sư và DVH đều không nhận định và kiểm soát được hành động của mình. Hòan toàn đồng ý với lão Mục về điều này. Nếu như DVH là người khiêm tốn và có học thức chắc y ta sẽ hiểu được thay vì hôn vào môi vị sư kia thì đúng lý y ta phải chắp tay xá hoặc hơn nữa là quỳ lạy để tỏ lòng thành. Ngược lại bên phía nhà sư, nếu minh mẫn sáng suốt thì phải né tránh nụ hôn ấy bằng cử chỉ xá lạy để chứng tỏ mình giữ nghiêm giới luật trong con đường tu tập. Nếu 1 trong 2 bên ý thức được việc này thì chẳng có gì ầm ĩ.

Chỉ là 1 phút buông thả trong sự cợt nhả mà sư Pháp Định phải bị 1 tai tiếng lớn đến như vậy trong cộng đồng thì ắt người này kiếp trước đã từng gieo nhân xấu. Bây giờ quả nhận được khá nặng nề.

Mọi người lên cực liệt lên án vị sư nhưng sao không nghĩ cần phải bao dung cho họ. Nếu thật sự cuộc đời họ đúng như báo chí đã viết thì có phải vô tình thiên hạ đã đẩy họ vào bước đường khốn khó. Phải hỷ 1 chút, xả 1 chút thì mới đúng là tấm lòng người Phật tử.

Theo Ngu mỗ, lỗi trên là lỗi nhẹ ! Vẫn còn rất nhiều quý Phật tử đang lạy sì sụp những ông sư đạo đức không ra gì. So với những ông sư đó. sư Pháp Định vẫn đáng được khoan dung hơn.

Chấp làm gì...
 
Với những dư luận như thế này ...

[h=2]Cộng đồng mạng đang "mổ xẻ" chùm ảnh được cho là của sư thầy Thích Pháp Định, người đã "khóa môi" Mr Đàm[/h]Hôm qua, cư dân mạng lại "dậy sóng" khi bức thư nói lên sự thật lý do khiến ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng phải "khoá môi" sư thầy Thích Pháp Định. Mặc dù chưa thể xác định được sự thật mà Mr.Đàm đã nói chính xác bao nhiêu phần trăm, thế nhưng những hình ảnh sau đây có thể sẽ khiến độc giả phần nào hình dung được "hình ảnh" chân thật nhất của sư thầy Thích Pháp Định. Đây là những hình ảnh được cho là chụp từ facebook hiện tại của sư thầy này vào chiều qua (trong thời gian biệt chúng) cũng như những hình ảnh trước đây đã được sư thầy đăng tải công khai sau đó xóa đi khi sự việc trên xảy ra.
untitled15.jpg
Đến từ "Virginia", liệu "nơi đến" của sư thầy phải chăng đây là một cách chơi chữ?
untitled20.jpg
Cách đây 15 tiếng sư thầy vừa kết bạn với một facebook khác có tên khá nhạy cảm
untitled3.jpg
"Dù mình có nòng giận với ai đi nữa nhưng đối với người yêu, mình sẽ nhẹ nhàng và galang thì sẽ hạnh phúc" - Câu trích dẫn rất "đời"
56572310151253881387422241163518n0.jpg
Một bức ảnh được đăng lên facebook của sư thầy cùng lời chú thích không ai nghĩ là của một vị "chân tu"
suthay1.jpg
Sử dụng từ ngữ vô cùng phàm tục
suthay2.jpg
Nhà sư được phép ăn ốc?
Mới đây, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng vừa nhận được quyết định xử phạt 5 triệu vì hành vi hôn môi phản cảm này. Dư luận đã "ném đá" dữ dội vào nam ca sĩ này và cho rằng hình phạt trên quá nhẹ. Tuy nhiên, sự việc phần nào cũng đã im ắng bởi mọi người liên quan đến vụ việc đã bị xử phạt và ca sĩ Mr. Đàm cũng đã đứng ra nhận hết trách nhiệm về mình nhằm xoa dịu dư luận cũng như gìn giữ phần nào hình ảnh của các bậc chân tu theo lời anh đã hứa với họ như anh đã nói. Thế nhưng, khi những bức xúc của anh về sự thật vụ việc trên bị tiết lộ, thiên hạ còn đang bán tín bán nghi thì những hình ảnh sau đây cũng theo đó mà bị "phanh phui".
Trong bức tâm thư thứ hai của mình, Đàm Vĩnh Hưng cho rằng anh không tự nhiên có những hành động đó mà "Sự thật lúc đó, con định quay sang hôn lên má của vị sư thầy đó. Nhưng chính sư thầy áo nâu đó là người chủ động đưa môi ra và có ý yêu cầu con phải thực hiện lời hứa ban đầu. Trong đêm đó, sư thầy áo nâu ấy còn nói những câu không thể nào chấp nhận được đối với một người bình thường chứ đừng nói là người khoác áo nâu sòng. Đại loại như, vị sư đó nói với mọi người là mình có hai trang facebook với nick là 'Kechano' và 'Mông bự', rồi còn nói đêm nay chắc phải đi khách, rồi còn nói: Tuy là đi tu chứ không ăn chay..." -trích từ tâm thư Đàm Vĩnh Hưng.
165799419046154814184188502967n.jpg
3069194007498666438131471692411n1.jpg
4283934007481899773141612957750n.jpg
599794400748836643916550896432n.jpg
Hình ảnh như thế này có thể xem là "tục tĩu" ?
5266953898271344027531895568061n.jpg
400984437728592945940901633186n.jpg
3802273872306813290651563769737n.jpg
Sư thầy rất thường xuyên đến các trung tâm mua sắm?
56556610151253912582422425736918n.jpg
565353101512539163974222093725947n.jpg
565420101512539165224221104611587n.jpg
56550210151253916317422876266601n.jpg
565608101512539163374221141214933n.jpg
5258964007463333108331276483144n.jpg
Mỗi người khi xem những bức ảnh này sẽ có những suy nghĩ khác nhau, phải chăng, công chúng đang quá khắt khe và soi mói với những người tu hành hay sư thầy thời nay tư tưởng đã thoáng hơn?

Trước những dư luận như thế này , sư Pháp Định chọn hoàn tục là hợp lý . Sau này ... vẫn có thể xuất gia , vào Chùa Tu lại .

Nếu dư luận là đúng thì chẳng có gì phải bàn . Nếu dư luận là sai , thì việc hoàn tục của sư Pháp Định có thể xem là một thử thách đối với một bậc chân tu . Là bậc chân Tu thử thách càng nhiều thì trả Nghiệp càng mau và Quả càng đến sớm .
 
Bó tay chấm com! Như dzậy mà Tu sao thành được chứ ! Trước sau sao cũng hoàn tục !
Đây là bài học cho những ai có tư tưởng dựa vào nhà Chùa sống và hưởng thụ.
Hưởng tiền công quả của bá tánh!! :bop::bop:

565353101512539163974222093725947n.jpg
 
Back
Top