Mạnh dạn mang giống mãng cầu ta Tây Ninh về trồng cặp chân núi Cô Tô, chị Đặng Thị Xuân (ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, Tri Tôn) mang về nguồn thu nhập cho gia đình hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đây được xem là điển hình trong việc tiếp cận ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tại địa phương.
“Có gan làm giàu”
Cư dân xung quanh hồ Soài So, ai cũng nói về chị Xuân như vậy. Bởi lẽ, lúc chị sang nhượng 15 công đất ven chân núi Cô Tô, mọi người đều thấy khó khăn trước mắt. Vùng đất gò thiếu nước tưới, không trồng lúa và rau màu được, nói gì đến việc đưa các loại cây khác. “Vợ chồng tui vẫn biết trắc trở, nhưng ham quá phải mần thôi. Mình ở xứ núi, không mần vườn thì làm gì để sống” - chị Xuân xởi lởi.
Quýt là loài cây đặt xuống trồng đầu tiên, song thất bại do nguồn nước tưới cạn kiệt, nguồn giống nhiễm bệnh, khiến chị tốn hao chi phí khá nhiều. Nhờ bạn nhà nông chỉ dẫn, vợ chồng chị ra Tây Ninh tham quan, chọn mãng cầu ta đem về lấy hạt, rồi gieo ươm cây giống. “Kỹ thuật canh tác cũng giống mãng cầu ta bản địa. Thế nhưng, nó hơn xứ núi mình ở chỗ, trái to gấp đôi, thịt dai và hương vị rất ngon” - chị Xuân chia sẻ. Với 1 công đất làm thử ban đầu, mãng cầu ta Tây Ninh trồng ven chân núi Cô Tô được nhiều người ưa thích, bán rất chạy và giá cao hơn mãng cầu quen thuộc xứ núi. “Vợ chồng tui mừng lắm, tiếp tục chọn trái sẵn có làm giống, dần dà mở rộng lên 5 công, rồi trồng giáp vườn 15 công” - chị Xuân kể.
Tương tự như giống mãng cầu bản địa, bước sang tháng Giêng, vườn mãng cầu Tây Ninh của chị Xuân bắt đầu rụng lá, đến cuối tháng 2 và đầu tháng 3 âm lịch, cây mới trổ lá lại và đơm bông, cho trái đến hết mùa mưa. “Qua mấy năm trồng, giống này thích nghi khá tốt, nhất là trong giai đoạn hạn hán gay gắt. Như vậy, mình mới an tâm chăm sóc, chuẩn bị niên vụ mới” - chị Xuân nói. Vấn đề căn bản nhất là chủ động đào hồ tích nước, đề phòng khi thời tiết thất thường, vào vụ cho trái mãng cầu không bị sụt giảm.
Vườn đồi lý tưởng
Kết thúc niên vụ 2014, chị Xuân cho hay, 15 công mãng cầu ta Tây Ninh cho thu hoạch trên 20 tấn trái. Với giá bán 16.000 đồng/kg, chị thu về hơn 320 triệu đồng. Đó là năm thứ 3 cho trái đồng loạt, sắp tới năng suất sẽ còn tăng lên. “Mình trồng mãng cầu Tây Ninh, bạn hàng tìm đến mua, người trên chợ Tri Tôn cũng xuống tham quan. Tiếng lành đồn xa, buôn bán tại vườn, thấy ham lắm” - chị Xuân phấn khởi.
Cư dân núi Cô Tô bảo rằng, cả vùng chỉ có mỗi mình chị trồng mãng cầu giống mới, tạo ra nguồn lợi đặc sản đối với vùng đất đặc thù, sản phẩm gần như “có một không hai”. Thực tế cho thấy, sâu bệnh gây hại cây trồng khó lường và giá cả lên xuống từng thời điểm, khiến nhiều chủ vườn xứ núi không khỏi băn khoăn. Đặc biệt, thời tiết làm ảnh hưởng đến thời vụ và chất lượng cây trái. Do vậy, khi sản phẩm mãng cầu ta Tây Ninh của chị Xuân thu hoạch, nhiều cư dân lập vườn đồi, vườn rừng cũng phải khâm phục, chú ý theo dõi kỹ thuật canh tác. “Phòng bệnh rệp sáp và bón phân hữu cơ là 2 yếu tố quan trọng trong giai đoạn cây đâm lá, trổ bông và kết trái. Theo tài liệu hướng dẫn, mình chịu khó theo dõi, chăm sóc đảm bảo cây trồng độ bền, năng suất sẽ tốt” - chị Xuân chia sẻ.
Cuối tháng Giêng này, cây mãng cầu của chị Xuân rụng hết lá, bắt đầu chuẩn bị đâm đọt non, ra hoa và kết trái cho mùa vụ mới. Tính theo âm lịch, thu hoạch sẽ rơi vào tiết Thanh Minh và lễ đón mừng năm mới Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer. Vào cao điểm thu hoạch rộ lại trùng với lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam và đón Tết Đoan ngọ. “Vườn mãng cầu của tui thu hoạch hàng năm, coi như rơi vô thời điểm lễ hội, mùa hành hương Bảy Núi. Nhiều người nghe nói, mãng cầu Tây Ninh trồng ở chân núi Cô Tô, ai cũng thích mua” - chị Xuân vui vẻ.
Cùng với việc lập vườn trồng mãng cầu ta Tây Ninh, chị Đặng Thị Xuân còn trồng 1.000 cây dâu da xanh xen trong 60 công vườn rừng trên núi Cô Tô, hàng năm thu hoạch trên 25 tấn trái. Ngoài ra, còn dành 6 công đất ven chân núi để trồng cỏ voi, nuôi bò vỗ béo.
Bài, ảnh: MỸ ÁI – TRỌNG ÂN
Nguồn: www.baoangiang.com.vn/
“Có gan làm giàu”
Cư dân xung quanh hồ Soài So, ai cũng nói về chị Xuân như vậy. Bởi lẽ, lúc chị sang nhượng 15 công đất ven chân núi Cô Tô, mọi người đều thấy khó khăn trước mắt. Vùng đất gò thiếu nước tưới, không trồng lúa và rau màu được, nói gì đến việc đưa các loại cây khác. “Vợ chồng tui vẫn biết trắc trở, nhưng ham quá phải mần thôi. Mình ở xứ núi, không mần vườn thì làm gì để sống” - chị Xuân xởi lởi.
Quýt là loài cây đặt xuống trồng đầu tiên, song thất bại do nguồn nước tưới cạn kiệt, nguồn giống nhiễm bệnh, khiến chị tốn hao chi phí khá nhiều. Nhờ bạn nhà nông chỉ dẫn, vợ chồng chị ra Tây Ninh tham quan, chọn mãng cầu ta đem về lấy hạt, rồi gieo ươm cây giống. “Kỹ thuật canh tác cũng giống mãng cầu ta bản địa. Thế nhưng, nó hơn xứ núi mình ở chỗ, trái to gấp đôi, thịt dai và hương vị rất ngon” - chị Xuân chia sẻ. Với 1 công đất làm thử ban đầu, mãng cầu ta Tây Ninh trồng ven chân núi Cô Tô được nhiều người ưa thích, bán rất chạy và giá cao hơn mãng cầu quen thuộc xứ núi. “Vợ chồng tui mừng lắm, tiếp tục chọn trái sẵn có làm giống, dần dà mở rộng lên 5 công, rồi trồng giáp vườn 15 công” - chị Xuân kể.
Chị Đặng Thị Xuân trồng mãng cầu ta
Tương tự như giống mãng cầu bản địa, bước sang tháng Giêng, vườn mãng cầu Tây Ninh của chị Xuân bắt đầu rụng lá, đến cuối tháng 2 và đầu tháng 3 âm lịch, cây mới trổ lá lại và đơm bông, cho trái đến hết mùa mưa. “Qua mấy năm trồng, giống này thích nghi khá tốt, nhất là trong giai đoạn hạn hán gay gắt. Như vậy, mình mới an tâm chăm sóc, chuẩn bị niên vụ mới” - chị Xuân nói. Vấn đề căn bản nhất là chủ động đào hồ tích nước, đề phòng khi thời tiết thất thường, vào vụ cho trái mãng cầu không bị sụt giảm.
Vườn đồi lý tưởng
Kết thúc niên vụ 2014, chị Xuân cho hay, 15 công mãng cầu ta Tây Ninh cho thu hoạch trên 20 tấn trái. Với giá bán 16.000 đồng/kg, chị thu về hơn 320 triệu đồng. Đó là năm thứ 3 cho trái đồng loạt, sắp tới năng suất sẽ còn tăng lên. “Mình trồng mãng cầu Tây Ninh, bạn hàng tìm đến mua, người trên chợ Tri Tôn cũng xuống tham quan. Tiếng lành đồn xa, buôn bán tại vườn, thấy ham lắm” - chị Xuân phấn khởi.
Cư dân núi Cô Tô bảo rằng, cả vùng chỉ có mỗi mình chị trồng mãng cầu giống mới, tạo ra nguồn lợi đặc sản đối với vùng đất đặc thù, sản phẩm gần như “có một không hai”. Thực tế cho thấy, sâu bệnh gây hại cây trồng khó lường và giá cả lên xuống từng thời điểm, khiến nhiều chủ vườn xứ núi không khỏi băn khoăn. Đặc biệt, thời tiết làm ảnh hưởng đến thời vụ và chất lượng cây trái. Do vậy, khi sản phẩm mãng cầu ta Tây Ninh của chị Xuân thu hoạch, nhiều cư dân lập vườn đồi, vườn rừng cũng phải khâm phục, chú ý theo dõi kỹ thuật canh tác. “Phòng bệnh rệp sáp và bón phân hữu cơ là 2 yếu tố quan trọng trong giai đoạn cây đâm lá, trổ bông và kết trái. Theo tài liệu hướng dẫn, mình chịu khó theo dõi, chăm sóc đảm bảo cây trồng độ bền, năng suất sẽ tốt” - chị Xuân chia sẻ.
Cuối tháng Giêng này, cây mãng cầu của chị Xuân rụng hết lá, bắt đầu chuẩn bị đâm đọt non, ra hoa và kết trái cho mùa vụ mới. Tính theo âm lịch, thu hoạch sẽ rơi vào tiết Thanh Minh và lễ đón mừng năm mới Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer. Vào cao điểm thu hoạch rộ lại trùng với lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam và đón Tết Đoan ngọ. “Vườn mãng cầu của tui thu hoạch hàng năm, coi như rơi vô thời điểm lễ hội, mùa hành hương Bảy Núi. Nhiều người nghe nói, mãng cầu Tây Ninh trồng ở chân núi Cô Tô, ai cũng thích mua” - chị Xuân vui vẻ.
Cùng với việc lập vườn trồng mãng cầu ta Tây Ninh, chị Đặng Thị Xuân còn trồng 1.000 cây dâu da xanh xen trong 60 công vườn rừng trên núi Cô Tô, hàng năm thu hoạch trên 25 tấn trái. Ngoài ra, còn dành 6 công đất ven chân núi để trồng cỏ voi, nuôi bò vỗ béo.
Bài, ảnh: MỸ ÁI – TRỌNG ÂN
Nguồn: www.baoangiang.com.vn/