Nữ nông dân sáng tạo

Mạnh dạn mang giống mãng cầu ta Tây Ninh về trồng cặp chân núi Cô Tô, chị Đặng Thị Xuân (ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, Tri Tôn) mang về nguồn thu nhập cho gia đình hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đây được xem là điển hình trong việc tiếp cận ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tại địa phương.

“Có gan làm giàu”

Cư dân xung quanh hồ Soài So, ai cũng nói về chị Xuân như vậy. Bởi lẽ, lúc chị sang nhượng 15 công đất ven chân núi Cô Tô, mọi người đều thấy khó khăn trước mắt. Vùng đất gò thiếu nước tưới, không trồng lúa và rau màu được, nói gì đến việc đưa các loại cây khác. “Vợ chồng tui vẫn biết trắc trở, nhưng ham quá phải mần thôi. Mình ở xứ núi, không mần vườn thì làm gì để sống” - chị Xuân xởi lởi.

Quýt là loài cây đặt xuống trồng đầu tiên, song thất bại do nguồn nước tưới cạn kiệt, nguồn giống nhiễm bệnh, khiến chị tốn hao chi phí khá nhiều. Nhờ bạn nhà nông chỉ dẫn, vợ chồng chị ra Tây Ninh tham quan, chọn mãng cầu ta đem về lấy hạt, rồi gieo ươm cây giống. “Kỹ thuật canh tác cũng giống mãng cầu ta bản địa. Thế nhưng, nó hơn xứ núi mình ở chỗ, trái to gấp đôi, thịt dai và hương vị rất ngon” - chị Xuân chia sẻ. Với 1 công đất làm thử ban đầu, mãng cầu ta Tây Ninh trồng ven chân núi Cô Tô được nhiều người ưa thích, bán rất chạy và giá cao hơn mãng cầu quen thuộc xứ núi. “Vợ chồng tui mừng lắm, tiếp tục chọn trái sẵn có làm giống, dần dà mở rộng lên 5 công, rồi trồng giáp vườn 15 công” - chị Xuân kể.

61t7-1.jpg.aspx


Chị Đặng Thị Xuân trồng mãng cầu ta

Tương tự như giống mãng cầu bản địa, bước sang tháng Giêng, vườn mãng cầu Tây Ninh của chị Xuân bắt đầu rụng lá, đến cuối tháng 2 và đầu tháng 3 âm lịch, cây mới trổ lá lại và đơm bông, cho trái đến hết mùa mưa. “Qua mấy năm trồng, giống này thích nghi khá tốt, nhất là trong giai đoạn hạn hán gay gắt. Như vậy, mình mới an tâm chăm sóc, chuẩn bị niên vụ mới” - chị Xuân nói. Vấn đề căn bản nhất là chủ động đào hồ tích nước, đề phòng khi thời tiết thất thường, vào vụ cho trái mãng cầu không bị sụt giảm.

Vườn đồi lý tưởng

Kết thúc niên vụ 2014, chị Xuân cho hay, 15 công mãng cầu ta Tây Ninh cho thu hoạch trên 20 tấn trái. Với giá bán 16.000 đồng/kg, chị thu về hơn 320 triệu đồng. Đó là năm thứ 3 cho trái đồng loạt, sắp tới năng suất sẽ còn tăng lên. “Mình trồng mãng cầu Tây Ninh, bạn hàng tìm đến mua, người trên chợ Tri Tôn cũng xuống tham quan. Tiếng lành đồn xa, buôn bán tại vườn, thấy ham lắm” - chị Xuân phấn khởi.

Cư dân núi Cô Tô bảo rằng, cả vùng chỉ có mỗi mình chị trồng mãng cầu giống mới, tạo ra nguồn lợi đặc sản đối với vùng đất đặc thù, sản phẩm gần như “có một không hai”. Thực tế cho thấy, sâu bệnh gây hại cây trồng khó lường và giá cả lên xuống từng thời điểm, khiến nhiều chủ vườn xứ núi không khỏi băn khoăn. Đặc biệt, thời tiết làm ảnh hưởng đến thời vụ và chất lượng cây trái. Do vậy, khi sản phẩm mãng cầu ta Tây Ninh của chị Xuân thu hoạch, nhiều cư dân lập vườn đồi, vườn rừng cũng phải khâm phục, chú ý theo dõi kỹ thuật canh tác. “Phòng bệnh rệp sáp và bón phân hữu cơ là 2 yếu tố quan trọng trong giai đoạn cây đâm lá, trổ bông và kết trái. Theo tài liệu hướng dẫn, mình chịu khó theo dõi, chăm sóc đảm bảo cây trồng độ bền, năng suất sẽ tốt” - chị Xuân chia sẻ.

Cuối tháng Giêng này, cây mãng cầu của chị Xuân rụng hết lá, bắt đầu chuẩn bị đâm đọt non, ra hoa và kết trái cho mùa vụ mới. Tính theo âm lịch, thu hoạch sẽ rơi vào tiết Thanh Minh và lễ đón mừng năm mới Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer. Vào cao điểm thu hoạch rộ lại trùng với lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam và đón Tết Đoan ngọ. “Vườn mãng cầu của tui thu hoạch hàng năm, coi như rơi vô thời điểm lễ hội, mùa hành hương Bảy Núi. Nhiều người nghe nói, mãng cầu Tây Ninh trồng ở chân núi Cô Tô, ai cũng thích mua” - chị Xuân vui vẻ.

Cùng với việc lập vườn trồng mãng cầu ta Tây Ninh, chị Đặng Thị Xuân còn trồng 1.000 cây dâu da xanh xen trong 60 công vườn rừng trên núi Cô Tô, hàng năm thu hoạch trên 25 tấn trái. Ngoài ra, còn dành 6 công đất ven chân núi để trồng cỏ voi, nuôi bò vỗ béo.

Bài, ảnh: MỸ ÁI – TRỌNG ÂN
Nguồn: www.baoangiang.com.vn/
 


Đất ít nước thì trồng Cây Na là chuẩn rồi.
Các cụ vẫn bảo "trẻ trồng Na, già trồng Chuối" ---(không biết có ăn nhập với chủ đề không :))

++++++

Vừa rồi tôi coi Ti Vi thấy người ta chăm cho Na ra trái mùa bằng cách vặt lá giống như lá Mai rất hay.
 
Đất ít nước thì trồng Cây Na là chuẩn rồi.
Các cụ vẫn bảo "trẻ trồng Na, già trồng Chuối" ---(không biết có ăn nhập với chủ đề không :))
"Trẻ trồng Na".... Loan cũng trẻ :p:p:p phải trồng Na thôi, hic hic năm nào về Tết mâm ngủ quả vẫn ưu tiên trái này, đi chợ cuối năm ai không mua được trái Na về cúng thì buồn thấy rõ luôn.
...............
@vanhieutn có dịp về SG mang giúp chị vài cây nhé!
Vừa rồi tôi coi Ti Vi thấy người ta chăm cho Na ra trái mùa bằng cách vặt lá giống như lá Mai rất hay
Cái này mời chuyên gia @leviet_law cho ý kiến ạ!:hoa::hoa::hoa:
 
"Trẻ trồng Na".... Loan cũng trẻ :p:p:p phải trồng Na thôi, hic hic năm nào về Tết mâm ngủ quả vẫn ưu tiên trái này, đi chợ cuối năm ai không mua được trái Na về cúng thì buồn thấy rõ luôn.
...............
@vanhieutn có dịp về SG mang giúp chị vài cây nhé!

Cái này mời chuyên gia @leviet_law cho ý kiến ạ!:hoa::hoa::hoa:
Hiii.
Không dám có ý kiến vì chưa thử sức với cây này.
Mình chỉ nêu ra để thảo luận thôi, nhưng vẫn mong có "bài toán cụ thể" xem có giải được hay không.
Chuyện là thế này: Mình thực sự có đi thực tế vài lần, và có kiểm nghiệm 1 lần trên cây mãng cầu Tây Ninh. Nhưng kết quả chỉ nghe báo thông tin qua đt chứ không nhìn thấy tận mắt.
Nội dung sự việc thế này:
Khái quát chung: Cây mãng cầu, cũng như dưa hấu, cũng như... heo.... Từ xa xưa, khi heo đẻ 10 con thì bà nội tôi phải đập chết bớt đi 4 con, chỉ chừa 6 con thì heo mẹ mới đủ sức nuôi heo con.
Và ngày nay, khi mà dưa hấu có rất nhiều trái, thì chỉ lấy trái ở lá thứ 16 thì mới đạt chuẩn 2.8 Kg 1 trái, nếu lấy sớm hơn hoặc trễ hơn thì trọng lượng trái không đạt. (mình chỉ nói giống hăc mỹ nhân ở MT thôi nhé, ở miền trung thì 5 - 6 kg đó).
Mở rộng vấn đề để trở lại cây mãng cầu: trái rất nhiều, phải lặt bỏ bớt trái thì trái mới đạt trong lượng chuẩn, nếu không là bị "dạc".
Quan sát trên những cành bị "dạc" trái thì thấy các dấu hiệu sau đây:
1/ Phổ biến là trái quá nhiều, hoặc đã lãy bỏ bớt trái, nhưng đọt và lá phát triển còi cọc, không nuôi nổi trái.
2/ Cá biệt, có nhiều cành, nhiều cây, nhiều vườn, lá phát triển quá mạnh, dẫn tới trái ít, rụng trái, còn lại trái nào đáng trái ấy.
3/ Lâu quá rồi, cách mấy năm rôi, mình không đi tới thực hiện cuối cùng, nhưng nhớ lại là nếu trái nào đóng phấn nhiều, chân trái sáng rạng, thì trái đạt chuẩn loại 1 và bán rất được giá.
Đó là dấu hiệu bên ngoài, và mình suy luận rằng, cây ra đọt rất mạnh, nếu cây ra đọt tới đâu, thuần thục tới đó thì sẽ nuôi trái rất OK. Và mình có thí nghiệm thực tế khoảng 40 cây, trên 1 vườn của nhà nông tiêu biểu và kết quả rất tốt.
Nhưng lần đó kết quả nghiên cứu không được ứng dụng đại trà, vì đơn vị đặt hàng mình nghiên cứu là 1 Cty nông nghiệp, và hóa chất mình đưa ra ứng dụng có tính chất vật lý không tốt do nó bị đóng cứng 1 khối, rất khó sử dụng. Mình còn nhớ anh GĐ cty đó rất tin tưởng mình, nhưng khi muốn bón phân đó, anh ấy phải rất khó khăn đi kiếm từng chén hứng mủ cao su, múc từng miếng nước mưa đọng vũng để pha phân bón tưới cho cây.
Hóa chất đó, ngày nay mình đã phát triển theo nhiều hướng rất tốt, nhưng mình không còn chủ trương "bán phân bón nữa" mà nó là bí quyết trong canh tác của mình, không phổ biến về mặt thương mại trong phân bón.
Tuy nhiên, nếu có cơ chơi xứng đáng trong trồng trọt mình sẵn sàng tìm lợi nhuận trong trồng trọt. (mình ko tìm lợi nhuận trong kinh doanh phân bón nhé, các Cty phân bón miễn bàn với mình nhé)
Dưới góc độ. mua những gì ở thị trường đang có bán phổ biến, mua ở đâu cũng được, mình có vài trao đổi "phổ thông" như sau:
1/ Trước khi phân hóa mầm hoa, bón SP lân để tích lũy vật chất vào thân cây.
2/ Khi độ tuổi lá "thuần thục tốt", cùng già đồng loạt, có dấu hiệu đề cùng "chết" đồng loạt để tạo "đồng sinh" thì tiến hành phá bỏ lá.
3/ Xới đứt rễ đồng loạt để tạo điều kiện ra rễ mới non đồng loạt: Rễ non chỉ ra đồng loạt khi bước tích lũy vật chất trong thân cao ở bước trên. Kết hợp với hiệu chỉnh pH và kích thích ra rễ, tạo tiền để cho ra đọt, ra hoa đồng loạt.
4/ Bón thúc phân (ưu tiên nhóm NH4NO3 của BM, yarar) thúc đẩy ra đọt, ra hoa, kết hợp phun các auxin phù hợp, bón kết hợp các humat + amino + Mg.
 
Last edited:
Xin cho mình hỏi, Mãng cầu ta là Mãng cầu xiêm ( Mãng cầu gai ) hay là mãng cầu Na vậy Anh/Chị
 
Trồng cây ăn trái, chỉ thấy tỉa cành, còn
bứt lá, xén rễ đều chỉ là làm cây kém phát
triển đi, chậm ra bông, muộn mùa thu hoạch,
chứ chưa hề có ai chứng minh được là tăng
năng suất.

Nếu không có điều kiện thử nghiệm, thì đừng
dại làm những điều đó. Nếu dám thử nghiệm,
thì nên ghi chép những cây đối chứng thật kỹ
thì mới so sánh được với những cây vặt lá,
xén rễ.
 

Rất mong anh Việt có thể chia sẻ nhiều hơn ,đang mong muốn đánh cây này vì là vùng chuyên canh mà ,hi .Em chỉ mới nghiên cứu và nghe ngóng từ kinh nghiệm những nhà vườn xung quanh thế nên mong anh chia sẻ thêm đuợc không ạ.
Rất mong anh Việt có thể chia sẻ nhiều hơn ,đang mong muốn đánh cây này vì là vùng chuyên canh mà ,hi .Em chỉ mới nghiên cứu và nghe ngóng từ kinh nghiệm những nhà vườn xung quanh thế nên mong anh chia sẻ thêm đuợc không ạ.
 
Mạnh dạn mang giống mãng cầu ta Tây Ninh về trồng cặp chân núi Cô Tô, chị Đặng Thị Xuân (ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, Tri Tôn) mang về nguồn thu nhập cho gia đình hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đây được xem là điển hình trong việc tiếp cận ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tại địa phương.

“Có gan làm giàu”

Cư dân xung quanh hồ Soài So, ai cũng nói về chị Xuân như vậy. Bởi lẽ, lúc chị sang nhượng 15 công đất ven chân núi Cô Tô, mọi người đều thấy khó khăn trước mắt. Vùng đất gò thiếu nước tưới, không trồng lúa và rau màu được, nói gì đến việc đưa các loại cây khác. “Vợ chồng tui vẫn biết trắc trở, nhưng ham quá phải mần thôi. Mình ở xứ núi, không mần vườn thì làm gì để sống” - chị Xuân xởi lởi.

Quýt là loài cây đặt xuống trồng đầu tiên, song thất bại do nguồn nước tưới cạn kiệt, nguồn giống nhiễm bệnh, khiến chị tốn hao chi phí khá nhiều. Nhờ bạn nhà nông chỉ dẫn, vợ chồng chị ra Tây Ninh tham quan, chọn mãng cầu ta đem về lấy hạt, rồi gieo ươm cây giống. “Kỹ thuật canh tác cũng giống mãng cầu ta bản địa. Thế nhưng, nó hơn xứ núi mình ở chỗ, trái to gấp đôi, thịt dai và hương vị rất ngon” - chị Xuân chia sẻ. Với 1 công đất làm thử ban đầu, mãng cầu ta Tây Ninh trồng ven chân núi Cô Tô được nhiều người ưa thích, bán rất chạy và giá cao hơn mãng cầu quen thuộc xứ núi. “Vợ chồng tui mừng lắm, tiếp tục chọn trái sẵn có làm giống, dần dà mở rộng lên 5 công, rồi trồng giáp vườn 15 công” - chị Xuân kể.

61t7-1.jpg.aspx


Chị Đặng Thị Xuân trồng mãng cầu ta

Tương tự như giống mãng cầu bản địa, bước sang tháng Giêng, vườn mãng cầu Tây Ninh của chị Xuân bắt đầu rụng lá, đến cuối tháng 2 và đầu tháng 3 âm lịch, cây mới trổ lá lại và đơm bông, cho trái đến hết mùa mưa. “Qua mấy năm trồng, giống này thích nghi khá tốt, nhất là trong giai đoạn hạn hán gay gắt. Như vậy, mình mới an tâm chăm sóc, chuẩn bị niên vụ mới” - chị Xuân nói. Vấn đề căn bản nhất là chủ động đào hồ tích nước, đề phòng khi thời tiết thất thường, vào vụ cho trái mãng cầu không bị sụt giảm.

Vườn đồi lý tưởng

Kết thúc niên vụ 2014, chị Xuân cho hay, 15 công mãng cầu ta Tây Ninh cho thu hoạch trên 20 tấn trái. Với giá bán 16.000 đồng/kg, chị thu về hơn 320 triệu đồng. Đó là năm thứ 3 cho trái đồng loạt, sắp tới năng suất sẽ còn tăng lên. “Mình trồng mãng cầu Tây Ninh, bạn hàng tìm đến mua, người trên chợ Tri Tôn cũng xuống tham quan. Tiếng lành đồn xa, buôn bán tại vườn, thấy ham lắm” - chị Xuân phấn khởi.

Cư dân núi Cô Tô bảo rằng, cả vùng chỉ có mỗi mình chị trồng mãng cầu giống mới, tạo ra nguồn lợi đặc sản đối với vùng đất đặc thù, sản phẩm gần như “có một không hai”. Thực tế cho thấy, sâu bệnh gây hại cây trồng khó lường và giá cả lên xuống từng thời điểm, khiến nhiều chủ vườn xứ núi không khỏi băn khoăn. Đặc biệt, thời tiết làm ảnh hưởng đến thời vụ và chất lượng cây trái. Do vậy, khi sản phẩm mãng cầu ta Tây Ninh của chị Xuân thu hoạch, nhiều cư dân lập vườn đồi, vườn rừng cũng phải khâm phục, chú ý theo dõi kỹ thuật canh tác. “Phòng bệnh rệp sáp và bón phân hữu cơ là 2 yếu tố quan trọng trong giai đoạn cây đâm lá, trổ bông và kết trái. Theo tài liệu hướng dẫn, mình chịu khó theo dõi, chăm sóc đảm bảo cây trồng độ bền, năng suất sẽ tốt” - chị Xuân chia sẻ.

Cuối tháng Giêng này, cây mãng cầu của chị Xuân rụng hết lá, bắt đầu chuẩn bị đâm đọt non, ra hoa và kết trái cho mùa vụ mới. Tính theo âm lịch, thu hoạch sẽ rơi vào tiết Thanh Minh và lễ đón mừng năm mới Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer. Vào cao điểm thu hoạch rộ lại trùng với lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam và đón Tết Đoan ngọ. “Vườn mãng cầu của tui thu hoạch hàng năm, coi như rơi vô thời điểm lễ hội, mùa hành hương Bảy Núi. Nhiều người nghe nói, mãng cầu Tây Ninh trồng ở chân núi Cô Tô, ai cũng thích mua” - chị Xuân vui vẻ.

Cùng với việc lập vườn trồng mãng cầu ta Tây Ninh, chị Đặng Thị Xuân còn trồng 1.000 cây dâu da xanh xen trong 60 công vườn rừng trên núi Cô Tô, hàng năm thu hoạch trên 25 tấn trái. Ngoài ra, còn dành 6 công đất ven chân núi để trồng cỏ voi, nuôi bò vỗ béo.

Bài, ảnh: MỸ ÁI – TRỌNG ÂN
Nguồn: www.baoangiang.com.vn/
Ná ná ná, na na na, nà nà nà, nà...na...ná... Nhắc đến mãng cầu na tự... dưng chợt nhớ đến mãng cầu xiêm. Do là thấy người ta đang xon xao vì ở đâu đó có ai đó đang thu mua lá mãng cầu xiêm nhiều vô kể. Chả biết người ta mua về làm gì nhỉ? Công dụng của nó có giống rễ chanh, móng trâu hay lá điều... không ta???
 
Trồng cây ăn trái, chỉ thấy tỉa cành, còn
bứt lá, xén rễ đều chỉ là làm cây kém phát
triển đi, chậm ra bông, muộn mùa thu hoạch,
chứ chưa hề có ai chứng minh được là tăng
năng suất.

Nếu không có điều kiện thử nghiệm, thì đừng
dại làm những điều đó. Nếu dám thử nghiệm,
thì nên ghi chép những cây đối chứng thật kỹ
thì mới so sánh được với những cây vặt lá,
xén rễ.
Tiện thể xin học hỏi chút ít kinh nghiệm tỉa cành cây ăn quả ?
Mong bác chia sẽ chút ít kim nghiệm và hiểu biết về tỉa cắt cành cây ăn quả ạ ! - cây mít , cây cam ...
Có hình ảnh minh họa càng tốt ạ .
 
Xin cho mình hỏi, Mãng cầu ta là Mãng cầu xiêm ( Mãng cầu gai ) hay là mãng cầu Na vậy Anh/Chị
Mãng cầu là tiếng gọi chung.
Giống trái to dài có gai goi: Là mảng cầu gai, mãng cầu xiêm, mãng cầu. .
Giống trái nhỏ tròn không gai goi ; Là mãng cầu ta, trái na...
 
Ná ná ná, na na na, nà nà nà, nà...na...ná... Nhắc đến mãng cầu na tự... dưng chợt nhớ đến mãng cầu xiêm. Do là thấy người ta đang xon xao vì ở đâu đó có ai đó đang thu mua lá mãng cầu xiêm nhiều vô kể. Chả biết người ta mua về làm gì nhỉ? Công dụng của nó có giống rễ chanh, móng trâu hay lá điều... không ta???
Công dụng của nó thì theo Em được biết là Trị ung thư, thật hư hay không thì không rõ, Nhưng sự thật là sau khi qua công nghệ của bên Em thì rất thơm và ngon, pha trà uống thì hậu ngọt, mùi thơm lưu luyến.
Việc đồn rùm ben thì cũng có, tuy nhiên sự thật bên trogn lại khác ngoài đời thường. Vì sao, Vì Em cũng trong thương vụ này, chả là cty Em có nhà máy sản xuất thão mộc, và hoàn toàn làm được sản phẩm giữ lại màu sắc, mùi vị và độ ẫm theo yêu cầu, thế là bên Hàn và Úc ghé tham quan nườm nườm, họ đặt 1 tháng mấy tấn, tuy nhiên chất lượng rất ngặt nghèo, và chọn lọc kỹ càng. Còn việc mua lá vàng, lá rụng vvv.... là chuyện kg có trong việc tiếp cận đối tác vì những lá này không có chất, và kg chọn phương pháp phới nắng. Tuy nhiên ngoài đời thường thì lại khác, cũng có bên China và Đài Loan tham gia nữa, kg biết họ có tung chiêu không, mà thấy là rụng, lá hư cũng có giá cao ngất ngưỡng.
Bái phục bái phục.
Em là công ty và nhà máy đường đường chính chính mà lên gặp hội nông dân họ không thèm tiếp.
Do đó chốt 1 điều, Dân cứ làm những điều có lợi, chứ dân có trình lên thì cũng chờ mỏi mòn thôi
Mãng cầu là tiếng gọi chung.
Giống trái to dài có gai goi: Là mảng cầu gai, mãng cầu xiêm, mãng cầu. .
Giống trái nhỏ tròn không gai goi ; Là mãng cầu ta, trái na...
Cám ơn bác. Em đã hiểu thêm 1 mãng cầu ta hay còn họi là quả Na ( Trái tròn và nhỏ vừa lòng bàn tay).
Mãng cầu xiêm (Mãng cầu gai ) Trái to có khi vài kg, nhiều gai nhọn.
Các Bác có thể tham quan bên Web của Em, nhiều khi có thể hợp tác cùng nhau:
www.aeonmall-himlam.vn
 
Rất mong anh Việt có thể chia sẻ nhiều hơn ,đang mong muốn đánh cây này vì là vùng chuyên canh mà ,hi .Em chỉ mới nghiên cứu và nghe ngóng từ kinh nghiệm những nhà vườn xung quanh thế nên mong anh chia sẻ thêm đuợc không ạ.
Rất mong anh Việt có thể chia sẻ nhiều hơn ,đang mong muốn đánh cây này vì là vùng chuyên canh mà ,hi .Em chỉ mới nghiên cứu và nghe ngóng từ kinh nghiệm những nhà vườn xung quanh thế nên mong anh chia sẻ thêm đuợc không ạ.
"Dự định" đánh như thế nào? lý do gì ở vùng chuyên canh mà chỉ dự định chứ chưa đánh? Anh muốn quan tâm tới "lo ngại" của em là gì trên cây mãng cầu.
 
"Dự định" đánh như thế nào? lý do gì ở vùng chuyên canh mà chỉ dự định chứ chưa đánh? Anh muốn quan tâm tới "lo ngại" của em là gì trên cây mãng cầu.
cảm ơn anh đã quan tâm,thân.
dự định chứ chưa dám đánh là vì em nghĩ mình còn thiếu nhiều kiến thức (chưa đủ tự tin về kỹ thuật) ,và vài yếu tố khách quan nữa(có thể xử lý được những yếu tố này) , nói chung em đã đọc đi đọc lại rất nhiều lần những bài viết của anh bên mục gắn kết cùng nhau làm giàu ,mặc dù đã đọc và nghiền ngẫm khá nhiều nhưng đó là về những cây có múi khác nên em cũng hơi bâng khuâng .
lo ngại của em như đã nói ở trên là về kỹ thuật và khoa học để áp dụng vào thực tế , cách sử dụng thuốc ,phòng và cách sài mấy loại như là NAA và những hóa chất sinh trưởng và kích thích mà anh đã từng nêu .
năm rồi em vừa đi làm vừa trồng xen canh đủ vào vườn mãn cầu của gia đình , tuy không năng suất như em đã dự trù nhưng cũng đã biết được sự khác biệt giữa khoa hoc và tập quán.Em vẫn đang học hỏi từ những nông hộ đã trồng mãng cầu xung quang và hy vọng tìm ra giải pháp cho việc áp dụng cái mới vào việc tăng năng suất và lợi nhuận trên đơn vị cây trồng.
cảm ơn anh đã chia sẻ ,thân.
 
cảm ơn anh đã quan tâm,thân.
dự định chứ chưa dám đánh là vì em nghĩ mình còn thiếu nhiều kiến thức (chưa đủ tự tin về kỹ thuật) ,và vài yếu tố khách quan nữa(có thể xử lý được những yếu tố này) , nói chung em đã đọc đi đọc lại rất nhiều lần những bài viết của anh bên mục gắn kết cùng nhau làm giàu ,mặc dù đã đọc và nghiền ngẫm khá nhiều nhưng đó là về những cây có múi khác nên em cũng hơi bâng khuâng .
lo ngại của em như đã nói ở trên là về kỹ thuật và khoa học để áp dụng vào thực tế , cách sử dụng thuốc ,phòng và cách sài mấy loại như là NAA và những hóa chất sinh trưởng và kích thích mà anh đã từng nêu .
năm rồi em vừa đi làm vừa trồng xen canh đủ vào vườn mãn cầu của gia đình , tuy không năng suất như em đã dự trù nhưng cũng đã biết được sự khác biệt giữa khoa hoc và tập quán.Em vẫn đang học hỏi từ những nông hộ đã trồng mãng cầu xung quang và hy vọng tìm ra giải pháp cho việc áp dụng cái mới vào việc tăng năng suất và lợi nhuận trên đơn vị cây trồng.
cảm ơn anh đã chia sẻ ,thân.
"Nắm lấy thắt lưng địch mà đánh" xông vào trận đánh thì sẽ tìm ra cách đánh!
"Giúp người lúc ngặt" là cách để họ vượt qua khó khăn đi lên.
Cây trồng cũng vậy. Giúp nó lúc ngặt thì nó sẽ cho năng suất và lợi nhuận.
Mỗi một cây có một lúc ngặt riêng cần phải giúp nó. Em đã tìm ra lúc ngặt của mãng cầu chưa? Chỉ có những ai đang giải nắng dầm mưa, đang dồn tâm dồn sức vào nó thì mới tìm ra được điểm ngặt của nó.
Lẽ dĩ nhiên là anh biết, và có chiêu, nhưng anh không nói. Chỉ nói với những người đang trong trận chiến! đang hiểu được 1 lời nói của anh là trăm triệu thì anh mới nói.
Còn kiến thức "phổ thông đại trà" thì anh đã nói qua ở trên.
 
"Nắm lấy thắt lưng địch mà đánh" xông vào trận đánh thì sẽ tìm ra cách đánh!
"Giúp người lúc ngặt" là cách để họ vượt qua khó khăn đi lên.
Cây trồng cũng vậy. Giúp nó lúc ngặt thì nó sẽ cho năng suất và lợi nhuận.
Mỗi một cây có một lúc ngặt riêng cần phải giúp nó. Em đã tìm ra lúc ngặt của mãng cầu chưa? Chỉ có những ai đang giải nắng dầm mưa, đang dồn tâm dồn sức vào nó thì mới tìm ra được điểm ngặt của nó.
Lẽ dĩ nhiên là anh biết, và có chiêu, nhưng anh không nói. Chỉ nói với những người đang trong trận chiến! đang hiểu được 1 lời nói của anh là trăm triệu thì anh mới nói.
Còn kiến thức "phổ thông đại trà" thì anh đã nói qua ở trên.
Dĩ nhiên là em đã tiếp xúc và biết tương đối về mãng cầu vì xung quanh mấy ông chú toàn làm mãng cầu ,giàu cũng mãng cầu mà nghèo cũng vì mãng cầu.
Những vấn đề anh nêu ra là hoàn toàn thực tế vì em đã được nghe và đã được thấy vài lần , cây đậu ít trái , trái không đồng loạt , một cây có quá nhiều cỡ trái , cây quá xum xuê thì chẳng được mấy trái trên thân ..
Việc làm cho cây tốt trái nhiều và đẹp cũng có vài người mà em nghe là làm được nhưng chỉ là thiểu số vì như anh nói giấu thuốc và kinh nghiệm.Em đang nghe và lắng nghe từng ngày từng ý để thay đổi tập quán canh tác và áp dụng cái mới vào trong việc canh tác mãng cầu .không có cách làm mới thì mãi mãi không có kết quả mới.
 


Back
Top