Nuôi bồ câu, có nên chong đèn ban đêm

  • Thread starter aurora
  • Ngày gửi
Các bác cho em hỏi, hiện e đang nuôi bồ câu, ban đêm em mở đèn điện sáng choang, ý muốn cho nó ăn nhiều cho mau lớn làm như vậy có đúng không.
 


Tôi không phải là nông dân. Nhưng được tư vấn ở chỗ A Năm (Tiền Giang) là ban đêm, khoảng từ 8 giờ đến 9 giờ nên mở đèn để bồ câu giao phối, tăng thêm tính hiệu quả. Vài dòng. Thân.
 
Các bác cho em hỏi, hiện e đang nuôi bồ câu, ban đêm em mở đèn điện sáng choang, ý muốn cho nó ăn nhiều cho mau lớn làm như vậy có đúng không.

Bồ câu ăn nhiều ==> Tốn thức ăn.
Mở điện sáng choang cả đêm ==> Tốn điện
Em không phải nông dân, về vấn đề kinh tế anh tính xem có lợi không nha. Nếu làm thế có năng suất cao hơn thì sao? Biết đâu mở ra một hướng mới cho người nuôi bồ câu ;)
 
Bồ câu là loại gia cầm có thể trọng không phải là lớn nuôi lấy con non chứ ko nuôi lây thịt ở con trưởng thành . Vì thế thắp điện để chúng giao phối như bác bên trên là đúng . Tuy nhiên chỉ nên thắp trong trường hợp bạn nuôi vài trăm cặp trong một nhà rộng . Ngược lại nếu nuôi ít thì thôi bạn ạ . Mình nuôi chơi hơn chục cặp ko thắp điện và cũng chỉ cho ăn hai lần /ngày . Mình ko dùng cám công nghiệp mà chế thức ăn bằng cơm nguội thừa ,một chút ngô xay,một chút cám công nghiệp,một chút bột canxi,một ít nước muối pha loãng để trong chai nhựa . Sau khi lấy nước trộn với cơm nguội cho cơm nguội rời rạc ra . Mình trộn các thứ kể trên với nhau . Bột ngô và cám công nghiệp trộn sau cùng để tạo độ thơm kích thích chim ăn nhiều . Mình chỉ nuôi bằng loại cám tự chế này thôi . Rất rẻ tiền mà chim non lại dễ hấp thụ . Đừng sài cám công nghiệp đắt lắm .
 
hi hi vậy thôi, cảm ơn các bác, e mới nuôi, còn đang máu, tính ..... đốt đèn cho nó ....mau đẻ, tính ra không ổn.
 
Bồ câu là loại gia cầm có thể trọng không phải là lớn nuôi lấy con non chứ ko nuôi lây thịt ở con trưởng thành . Vì thế thắp điện để chúng giao phối như bác bên trên là đúng . Tuy nhiên chỉ nên thắp trong trường hợp bạn nuôi vài trăm cặp trong một nhà rộng . Ngược lại nếu nuôi ít thì thôi bạn ạ . Mình nuôi chơi hơn chục cặp ko thắp điện và cũng chỉ cho ăn hai lần /ngày . Mình ko dùng cám công nghiệp mà chế thức ăn bằng cơm nguội thừa ,một chút ngô xay,một chút cám công nghiệp,một chút bột canxi,một ít nước muối pha loãng để trong chai nhựa . Sau khi lấy nước trộn với cơm nguội cho cơm nguội rời rạc ra . Mình trộn các thứ kể trên với nhau . Bột ngô và cám công nghiệp trộn sau cùng để tạo độ thơm kích thích chim ăn nhiều . Mình chỉ nuôi bằng loại cám tự chế này thôi . Rất rẻ tiền mà chim non lại dễ hấp thụ . Đừng sài cám công nghiệp đắt lắm .

Cảm ơn bác đã chia sẽ kinh nghiệm cho anh em. Em có thắc mắc này:
1. Bột Canxi này mình hỏi mua ở đâu bác? Nơi nào thường bán thứ này?
2. một ít nước muối pha loãng để trong chai nhựa: Nước gì pha loãng zậy bác?:blink:
 
Cách đây nửa thế kỷ, tôi còn là học sinh, có nghe nói
có loại gà công nghiệp trong môi trường 1 ngày 12 giờ,
và nó đẻ mỗi ngày 1 trứng, nên so với môi trường ngày
bình thường ở bên ngoài, thì đẻ 2 trứng 1 ngày.
*
Cho đến nay, chuyện tôi nghe nói đó có lẽ chưa được
thực hiện.
*
Gần đây, tôi nghe nói nông dân chúng ta trồng Thanh Long
dưới ánh sáng điện, nâng cao năng suất lên rất nhiều, cũng
chưa được biết lời đồn đó đúng sai đến chừng nào, trong
bụng nửa tin nửa ngờ.
*
Tôi rất mong bà con chúng ta làm thí nghiệm cụ thể, và cho
biết kết quả để chia sẻ kinh nghiệm làm ăn với mọi người.
*
Ngày xưa tôi nuôi bồ câu hoàn toàn trong môi trường tự nhiên,
chúng không hề phối giống dưới ánh sáng nhân tạo.
*
 

Cảm ơn bác đã chia sẽ kinh nghiệm cho anh em. Em có thắc mắc này:
1. Bột Canxi này mình hỏi mua ở đâu bác? Nơi nào thường bán thứ này?
2. một ít nước muối pha loãng để trong chai nhựa: Nước gì pha loãng zậy bác?:blink:


Bột canxi là bột đá vôi dành cho chăn nuôi . Vì nuôi nhốt thiếu canxi vỏ trứng mỏng và dễ vỡ . Cho ăn thêm để trứng và con non mau cứng cáp . Bạn ra chỗ bán hàng dành cho chăn nuôi Lợn ,gà đều có bán ở dạng thùng và khá rẻ dùng được lâu ko phải lo về giá thành

Bồ câu thích ăn muối . Bạn lấy một chai nhựa suối khoáng . Đổ nươc vào . Sau đó lấy ít muối đổ vào . Bạn cho từ từ và nếm . đến khi nước có vị mặn giống như canh mình ăn hàng ngày là ok .

Với chai nước đó . Mỗi lần cho ăn bạn đổ một ít vào cơm nguội rồi trộn đều . Tùy lượng cám cơm mà cho nhiều hay ít . Nhưng mình khoảng hơn chục đôi . Mỗi lần trộn mình rót khoảng 1 chén nhỏ nhỏ loại chén dùng uống nước chè là được

Bạn cứ thử làm như mình xem . nó rất thích ăn loại cám cơm trộn này đó . Lại tiết kiệm nữa.

Ngày xưa tôi nuôi bồ câu hoàn toàn trong môi trường tự nhiên,
chúng không hề phối giống dưới ánh sáng nhân tạo.

ban đêm thắp điện chim câu vẫn phối . Thậm chí kể cả ko có điện . Chim đực vẫn chạy lòng vòng và gù suốt đêm . Mình bật điện để chúng dễ dàng nhận ra bãi đáp thôi .
 
Last edited by a moderator:
ban đêm thắp điện chim câu vẫn phối . Thậm chí kể cả ko có điện . Chim đực vẫn chạy lòng vòng và gù suốt đêm . Mình bật điện để chúng dễ dàng nhận ra bãi đáp thôi .nuoide.
Tui tự hỏi : - Có khi nào "đáp quen rồi", thì đừng nói không đèn, bịt mắt thì cũng "đáp" được chứ!
Nuoide thấy sao?
 
hi hi vậy thôi, cảm ơn các bác, e mới nuôi, còn đang máu, tính ..... đốt đèn cho nó ....mau đẻ, tính ra không ổn.
quan trọng là con trống có sung hay không thôi bạn à, ban ngày đạp quá trời rồi còn bắt làm đêm nưã, nếu không sung có mở suốt đêm nó cũng chả đạp mái
 
Giống đực có nhiệm vụ sẵn sàng. Vì thế nên vai trò chủ động phải
ở giống đực. Giống cái thì không dễ dàng như thế, mà phải qua một
thời kỳ mới có 1 lần sẵn sàng thôi. Do đó, giống cái đóng vai trò
chọn lựa và quyết định. Thấy trống gù không có nghĩa là nó đạp mái
đâu. Con mái chịu trống rồi, thì không cho con trống đạp nữa, và
lúc ấy con trống phải làm nghĩa vụ phục vụ cho gia đình, mà theo
con mái đẻ, rồi con chim non nở, và lớn lên.
*
Vậy muốn chim tăng năng suất, phải cải tạo giống cho con chúng lớn
nhanh và chóng vỡ bọng cứt - ở bồ câu thì là ra ràng. Chim con ra
ràng sớm, thì chim mẹ chóng chịu trống và chóng ra lứa mới. Không
phải cứ chim đực sung nhảy đại lung tung mà tăng năng suất đâu.
*
 
noi chung la co y kien nhung van ko hieu lam cac bac cho em hoi that gia thi thap bong dem hay khong nen thap
 
Vì cũng có nuôi bồ câu công nghiệp nên mình thấy có hiện tượng như sau:
1. Thời gian đẻ của bồ câu: đẻ trứng thứ 1 từ khoảng 17 giờ 30 đến 20 giờ; trứng thứ 2 thì đẻ cách trứng thứ nhất khoảng 48 giờ; thời gian đẻ thì sớm hơn, có khi khoảng 16 giờ đã đẻ rồi.

2. Thời gian giao phối: tôi thấy có hiện tượng như thế này (đã quan sát nhiều lần ở trang trại): thời gian giao phối nhiều nhất ở chim bồ câu nuôi công nghiệp là từ 14 giờ đến 16 giờ. Biểu hiện trước khi giao phối: sau khi ăn thức ăn xong, chú chim mái đưa mỏ mình vào mỏ chú chim trống (giống như "hôn" nhau); chú chim trống nhả ra ít thức ăn cho chim mái nuốt. Sau đó, chú chim mái tự động nằm xuống, anh trống nhảy lên trên,... thế là xong. Trong trường hợp, chú chim trống có nhu cầu mà em mái không chịu, thì không có cách nào chú chim trống "hành sự" được. Do đó, quyền "quyết định" "cho hay không cho" và sự chủ động lại chính là từ em mái.

11585085526_10da1b36a7_z.jpg


3. Vậy ban đêm bồ câu làm gì? Chúng có ngủ hay không và làm gì vào ban đêm?
Thường thi khi vào trại nuôi bồ câu, lúc nào cũng nghe tiếng "gù, gù,...", kể cả vào ban đêm. Nhưng vào ban đêm thì tiếng "gù, gù" này nhỏ, ít hơn, chứng tỏ chúng cũng có "ngủ" (nghĩa là tần suất hoạt động ít hơn). Có nghĩa là, ban đêm, bồ câu cũng "ngủ, nghỉ" vào ban đêm.

Cho đến giờ thì mình chưa thấy có trường hợp bật đèn vào ban đêm thì giúp bồ câu tăng cường giao phối, tăng cường hoạt động cho năng suất cao hơn.

Và ở trang trại mình cũng chưa bao giờ mở đèn vào ban đêm cả.

8456009712_e4a07c3341_z.jpg


Tuy nhiên, đây chỉ là qua quá trình thực hiện ở trại mình. Còn thì có khi có anh, chị nào đã bật đèn vào ban đêm mà có năng suất cao hơn thì chia sẻ để mọi người cùng học hỏi.

8141488833_62dcaa58c0_c.jpg


Một vài vấn đề cùng trao đổi.
 


Back
Top