Gần đây, phóng viên đến thăm trại chăn nuôi của chị Diệp Thanh Phương, "Vua nuôi chim bồ câu" ở thôn Đông Vương Diên, thành phố Giao Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, đứng trong khuôn viên rộng thênh thang, nhưng phóng viên không nhìn thấy một con chim bồ câu nào.
Trong lúc phóng viên còn đang ngỡ ngàng , chị Phương cười vui vẻ "Khoe" rằng: "Chim bồ câu nhà tôi từ nhỏ đến lớn đều ở trong nhà kính".
Vừa nói chuyện, chị Phương vừa đưa phóng viên đến thăm nhà kính nuôi chim của mình, chỉ thấy trong trại những ổ chim được xếp thành từng hàng ngay ngắn, những chú chim bồ câu trắng muốt hay màu ghi, màu đen đang đi lại trên sàn nhà, có chú đậu trên giá. Chị Phương cho phóng viên biết, nuôi chim trong trại có rất nhiều tiện lợi, không những thời gian có ánh nắng dài, mà còn có thể lợi dụng tia tử ngoại để diệt khuẩn, vừa tiết kiệm được khoản tiền phòng dịch, mà còn giảm bớt được dịch bệnh. Buổi đêm trong thời gian lạnh nhất của mùa đông, nhiệt độ trong trại vẫn có thể duy trì được 6-7 độ C, buổi trưa lên đến 15-16 độ C, thông qua khống chế nhiệt độ đã rút ngắn được thời gian thay lông của chim, giảm được rất nhiều tỷ lệ tử vong của chim.
Năm 1999, chị Phương đầu tư 6 nghìn Nhân dân tệ mua 120 đôi chim bồ câu giống, bắt đầu nuôi thả trong vườn nhà. Lúc đầu, chị không có kinh nghiệm về nuôi chim bồ câu, chị đặt mua nhiều loại sách báo, như: "Kỹ thuật nuôi chim bồ câu thịt", "Kỹ thuật phòng chống dịch bệnh cho chim bồ câu", chị vừa học vừa nuôi. Quy mô chăn nuôi từ lúc đầu 120 đôi, mở rộng đến gần 800 con.
Từ sự gợi ý qua kỹ thuật nuôi gà trong trại, năm 2004, chị Phương đầu tư 200 nghìn Nhân dân tệ nhận khoán đất mở trại chăn nuôi, đồng thời xây dựng một nhà kính với diện tích một mẫu đất để nuôi chim bồ câu, bắt đầu nuôi bồ câu thí điểm trong trại. Trong 7 năm qua, chị Phương vừa mò mẫm, vừa tổng kết và cải tiến từ chế biến thức ăn cho đến vệ sinh, phòng dịch bệnh và tiêu thụ, chị đã nắm được một cách thành thạo kỹ thuật nuôi chim bồ câu trong trại, như: Pha chế thức ăn, bảo vệ sức khỏe cho chim bồ câu giống, ấp theo phương pháp khoa học cũng như khử trùng và phòng chống dịch bệnh ... Thu nhập mỗi năm một tăng. Hiện nay, quy mô chăn nuôi ngày một lớn, trong trại chăn nuôi rộng một mẫu, chị đã nuôi 2500 đôi chim bồ câu giống.
Nói đến thói quen của chim bồ câu, chị cho phóng viên biết: "Khi ấp và nuôi chim con, chim đực và chim cái luân phiên nhau, từ 9 giờ sáng cho đến 5 giờ chiều là công việc của chim đực, những thời gian khác thì chim cái phải đảm nhiệm". Do bình thường trong khi chăn nuôi chị Phương chú ý quan sát những thói quen sinh hoạt của chim bồ câu, nên chị chia chim ra làm hai loại, là chim đẻ trứng và chim nuôi con, những con đẻ trứng với sản lượng cao, nhưng lại thiếu trách nhiệm trong khi ấp thì chỉ phụ trách đẻ trứng, còn có những con thì chỉ phụ trách ấp và nuôi con, như vậy vừa nâng cao tỷ lệ đẻ trứng, lại nâng cao tỷ lệ trứng nở. Chị Phương vui vẻ cho phóng viên biết: "Cứ tính một đôi chim giống, một năm ấp được 20 con chim con, một con thu nhập ròng là 4 Nhân dân tệ, thì trại chăn nuôi trên diện tích một mẫu này một năm có thể sản sinh 50 nghìn con chim con, thu nhập lên đến hơn 200 nghìn Nhân dân tệ, it́ nhất thu nhập tăng gấp 3 lần so với nuôi thả. Ước tính, mỗi tháng một đôi chim giống có thể ấp được một đôi chim con, mà chỉ trong 24-26 ngày là chim con có thể nặng được 500 gam, như vậy, mỗi tháng đều bán được một đợt. Chim giống thường là nuôi từ 4 đến 5 năm, khi chim già vẫn có thể bán được, bán chim giống đã nuôi 6 tháng còn kiếm thêm được một khoản tiền.
Hiện nay, chị Phương đã đăng ký thành lập Trung tâm Gây giống Chim bồ câu thịt Giống tốt, đồng thời còn tổ chức những hộ nuôi chim bồ câu cùng liên kết tiêu thụ, chỉ riêng việc làm này của chị đã dẫn dắt hơn 30 gia đình lân cận nhanh chóng đi lên con đường khá giả.
Lời lưu ký
Trong lúc phóng viên còn đang ngỡ ngàng , chị Phương cười vui vẻ "Khoe" rằng: "Chim bồ câu nhà tôi từ nhỏ đến lớn đều ở trong nhà kính".
Vừa nói chuyện, chị Phương vừa đưa phóng viên đến thăm nhà kính nuôi chim của mình, chỉ thấy trong trại những ổ chim được xếp thành từng hàng ngay ngắn, những chú chim bồ câu trắng muốt hay màu ghi, màu đen đang đi lại trên sàn nhà, có chú đậu trên giá. Chị Phương cho phóng viên biết, nuôi chim trong trại có rất nhiều tiện lợi, không những thời gian có ánh nắng dài, mà còn có thể lợi dụng tia tử ngoại để diệt khuẩn, vừa tiết kiệm được khoản tiền phòng dịch, mà còn giảm bớt được dịch bệnh. Buổi đêm trong thời gian lạnh nhất của mùa đông, nhiệt độ trong trại vẫn có thể duy trì được 6-7 độ C, buổi trưa lên đến 15-16 độ C, thông qua khống chế nhiệt độ đã rút ngắn được thời gian thay lông của chim, giảm được rất nhiều tỷ lệ tử vong của chim.
Năm 1999, chị Phương đầu tư 6 nghìn Nhân dân tệ mua 120 đôi chim bồ câu giống, bắt đầu nuôi thả trong vườn nhà. Lúc đầu, chị không có kinh nghiệm về nuôi chim bồ câu, chị đặt mua nhiều loại sách báo, như: "Kỹ thuật nuôi chim bồ câu thịt", "Kỹ thuật phòng chống dịch bệnh cho chim bồ câu", chị vừa học vừa nuôi. Quy mô chăn nuôi từ lúc đầu 120 đôi, mở rộng đến gần 800 con.
Từ sự gợi ý qua kỹ thuật nuôi gà trong trại, năm 2004, chị Phương đầu tư 200 nghìn Nhân dân tệ nhận khoán đất mở trại chăn nuôi, đồng thời xây dựng một nhà kính với diện tích một mẫu đất để nuôi chim bồ câu, bắt đầu nuôi bồ câu thí điểm trong trại. Trong 7 năm qua, chị Phương vừa mò mẫm, vừa tổng kết và cải tiến từ chế biến thức ăn cho đến vệ sinh, phòng dịch bệnh và tiêu thụ, chị đã nắm được một cách thành thạo kỹ thuật nuôi chim bồ câu trong trại, như: Pha chế thức ăn, bảo vệ sức khỏe cho chim bồ câu giống, ấp theo phương pháp khoa học cũng như khử trùng và phòng chống dịch bệnh ... Thu nhập mỗi năm một tăng. Hiện nay, quy mô chăn nuôi ngày một lớn, trong trại chăn nuôi rộng một mẫu, chị đã nuôi 2500 đôi chim bồ câu giống.
Nói đến thói quen của chim bồ câu, chị cho phóng viên biết: "Khi ấp và nuôi chim con, chim đực và chim cái luân phiên nhau, từ 9 giờ sáng cho đến 5 giờ chiều là công việc của chim đực, những thời gian khác thì chim cái phải đảm nhiệm". Do bình thường trong khi chăn nuôi chị Phương chú ý quan sát những thói quen sinh hoạt của chim bồ câu, nên chị chia chim ra làm hai loại, là chim đẻ trứng và chim nuôi con, những con đẻ trứng với sản lượng cao, nhưng lại thiếu trách nhiệm trong khi ấp thì chỉ phụ trách đẻ trứng, còn có những con thì chỉ phụ trách ấp và nuôi con, như vậy vừa nâng cao tỷ lệ đẻ trứng, lại nâng cao tỷ lệ trứng nở. Chị Phương vui vẻ cho phóng viên biết: "Cứ tính một đôi chim giống, một năm ấp được 20 con chim con, một con thu nhập ròng là 4 Nhân dân tệ, thì trại chăn nuôi trên diện tích một mẫu này một năm có thể sản sinh 50 nghìn con chim con, thu nhập lên đến hơn 200 nghìn Nhân dân tệ, it́ nhất thu nhập tăng gấp 3 lần so với nuôi thả. Ước tính, mỗi tháng một đôi chim giống có thể ấp được một đôi chim con, mà chỉ trong 24-26 ngày là chim con có thể nặng được 500 gam, như vậy, mỗi tháng đều bán được một đợt. Chim giống thường là nuôi từ 4 đến 5 năm, khi chim già vẫn có thể bán được, bán chim giống đã nuôi 6 tháng còn kiếm thêm được một khoản tiền.
Hiện nay, chị Phương đã đăng ký thành lập Trung tâm Gây giống Chim bồ câu thịt Giống tốt, đồng thời còn tổ chức những hộ nuôi chim bồ câu cùng liên kết tiêu thụ, chỉ riêng việc làm này của chị đã dẫn dắt hơn 30 gia đình lân cận nhanh chóng đi lên con đường khá giả.
Lời lưu ký