Những cánh bướm nhiều màu sắc đã đem lại may mắn cho gia đình Ông Nguyễn Trọng Thắng ở Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Sự quen biết tình cờ với người nước ngoài chuyên sưu tầm bướm, lại được họ truyền cho kinh nghiệm sưu tầm và làm tranh bướm đã giúp gia đình ông Thắng có một khoản thu nhập không nhỏ nhờ việc hàng ngày vào rừng bắt bướm. Công việc sưu tầm và làm tranh ngày càng phát triển đòi hỏi phải có số lượng bướm nhiều hơn mới đủ cung cấp cho khách hàng và thế là ông quyết định làm một việc xưa nay chưa ai làm: nuôi bướm để kinh doanh.
Hiện nay, gia đình ông đang nuôi thả hơn 50 loài bướm quý trong vuờn nhà, không chỉ để có đủ nguyên liệu làm tranh mà còn để nhân giống lưu giữ nguồn gen các loài bướm quý hiếm ở Nam Tây Nguyên.
Nghề cực kỳ nhàn hạ
Ông Thắng cho biết: nếu ra ngoài rừng bắt bướm thì mất nhiều thời gian, điều quan trọng hơn là hiệu suất thấp, 10 con chỉ lấy được 1 đến 2 con vì nó rách hết. Nhưng đối với bướm nuôi, thì nó không bị rách và bạc màu. Việc nuôi bướm cũng không tốn kém thức ăn như nuôi gà nuôi lợn, chỉ cần trồng cây để bướm có lá ăn. Xung quanh vườn, ông Thắng bao lại bằng lưới để chim không đến phá nơi ở của bướm.
Trước kia, vườn nhà ông chuyên trồng cà phê giờ trở thành vườn tạp để đủ lá cây cho buớm. Ngoại trừ việc những con sâu trông hơi đáng sợ, việc nuôi bướm cực kỳ nhàn hạ. Sau khi sâu hóa kén, chỉ cần hái những kén đó tập trung vào một nơi, công việc cần thiết nhất ở giai đoạn này là giữ độ ẩm cho kén, tùy theo loài, mà từ 1 đến 3 tháng sau, kén hóa thành những con bướm vô vàn màu sắc. Công việc tiếp theo là xử lý bằng hóa chất để bướm giữ màu sắc và hình dáng.
Mỗi năm ông Thắng nuôi được khoảng 10.000 con bướm thuộc 20 loài khác nhau. Tranh bướm của họ thường được làm bằng chất liệu vải thêu phối hợp với những con bướm ép, tạo cảm giác sống động, với mức giá mỗi bức từ vài chục ngàn đồng tới vài triệu đồng. Những con bướm có màu sắc mới luôn được khách hàng lựa chọn đầu tiên. Cơ sở sản xuất tranh bướm của gia đình ông Thắng hiện là một trong những nơi được du khách thường xuyên lui tới mỗi khi đến Bảo Lộc.Tranh bướm của gia đình ông Thắng đã xuất khẩu sang Mỹ, Tây Ban Nha, Đài Loan.
Sau hơn 10 năm sưu tập, kể từ khi ông Thắng được một vị khách Nhật truyền nghề nuôi bướm, đến nay, anh đã nhân tạo được hơn 30 giống bướm và nuôi lưu giữ không dưới 300 loài bướm hiếm lạ. Vườn nuôi bướm của ông hiện đã được một cơ quan nghiên cứu khoa học ở Thành phố Hồ Chí Minh đồng ý hỗ trợ về kỹ thuật để lưu trữ nguồn gien và tiến tới làm nơi tham quan và nghiên cứu các loài bướm trên cao nguyên Blao.
Sự quen biết tình cờ với người nước ngoài chuyên sưu tầm bướm, lại được họ truyền cho kinh nghiệm sưu tầm và làm tranh bướm đã giúp gia đình ông Thắng có một khoản thu nhập không nhỏ nhờ việc hàng ngày vào rừng bắt bướm. Công việc sưu tầm và làm tranh ngày càng phát triển đòi hỏi phải có số lượng bướm nhiều hơn mới đủ cung cấp cho khách hàng và thế là ông quyết định làm một việc xưa nay chưa ai làm: nuôi bướm để kinh doanh.
Hiện nay, gia đình ông đang nuôi thả hơn 50 loài bướm quý trong vuờn nhà, không chỉ để có đủ nguyên liệu làm tranh mà còn để nhân giống lưu giữ nguồn gen các loài bướm quý hiếm ở Nam Tây Nguyên.
Nghề cực kỳ nhàn hạ
Ông Thắng cho biết: nếu ra ngoài rừng bắt bướm thì mất nhiều thời gian, điều quan trọng hơn là hiệu suất thấp, 10 con chỉ lấy được 1 đến 2 con vì nó rách hết. Nhưng đối với bướm nuôi, thì nó không bị rách và bạc màu. Việc nuôi bướm cũng không tốn kém thức ăn như nuôi gà nuôi lợn, chỉ cần trồng cây để bướm có lá ăn. Xung quanh vườn, ông Thắng bao lại bằng lưới để chim không đến phá nơi ở của bướm.
Trước kia, vườn nhà ông chuyên trồng cà phê giờ trở thành vườn tạp để đủ lá cây cho buớm. Ngoại trừ việc những con sâu trông hơi đáng sợ, việc nuôi bướm cực kỳ nhàn hạ. Sau khi sâu hóa kén, chỉ cần hái những kén đó tập trung vào một nơi, công việc cần thiết nhất ở giai đoạn này là giữ độ ẩm cho kén, tùy theo loài, mà từ 1 đến 3 tháng sau, kén hóa thành những con bướm vô vàn màu sắc. Công việc tiếp theo là xử lý bằng hóa chất để bướm giữ màu sắc và hình dáng.
Mỗi năm ông Thắng nuôi được khoảng 10.000 con bướm thuộc 20 loài khác nhau. Tranh bướm của họ thường được làm bằng chất liệu vải thêu phối hợp với những con bướm ép, tạo cảm giác sống động, với mức giá mỗi bức từ vài chục ngàn đồng tới vài triệu đồng. Những con bướm có màu sắc mới luôn được khách hàng lựa chọn đầu tiên. Cơ sở sản xuất tranh bướm của gia đình ông Thắng hiện là một trong những nơi được du khách thường xuyên lui tới mỗi khi đến Bảo Lộc.Tranh bướm của gia đình ông Thắng đã xuất khẩu sang Mỹ, Tây Ban Nha, Đài Loan.
Sau hơn 10 năm sưu tập, kể từ khi ông Thắng được một vị khách Nhật truyền nghề nuôi bướm, đến nay, anh đã nhân tạo được hơn 30 giống bướm và nuôi lưu giữ không dưới 300 loài bướm hiếm lạ. Vườn nuôi bướm của ông hiện đã được một cơ quan nghiên cứu khoa học ở Thành phố Hồ Chí Minh đồng ý hỗ trợ về kỹ thuật để lưu trữ nguồn gien và tiến tới làm nơi tham quan và nghiên cứu các loài bướm trên cao nguyên Blao.
Last edited: