nuôi cá chình trong bể xi măng, ai quan tâm xin mời vào !

  • Thread starter lenhathuy1986
  • Ngày gửi
mình đang định xây bể xi măng để nuôi cá chình, có bạn nào có kinh nghiệm xây bể như thế nào, mật độ nuôi bao nhiêu thì chia sẽ giúp mình nhe, cám ơn tất cả! có bạn nào làm hệ thống xipông đáy thì chỉ mình cách làm với nhe (dự định là nuôi lươn vì đã tham quan mô hình của ĐKS nhưng vì tìm được những topic nói về ông đó không tốt cho lắm nên đổi ý chuyển qua cá chình ) lúc trước nhà mình củng có nuôi trong ao đất, theo các bạn nuôi trong ao đất hay bể xi măng cái nào tốt hơn? theo mình nuôi bể xi măng thì chủ động được nguồn nước và dể xử lý khi gặp sự cố, hàng ngày có thể xả đáy không làm ô nhiểm nguồn nước, bạn nào có kinh nghiệm nuôi con này góp ý dùm mình nhe, mực nước trong bể bao nhiêu là tốt nhất, thường gặp những bệnh gì, cách phònh và trị bệnh cho con cá chình này nhe !
 


cám ơn mọi người đã góp ý, mình đang phân vân giữa con lươn và cá chình chưa quyết định được sẻ nuôi con nào, lươn thì tỷ lệ hao hụt con giống cao quá (khó tìm được nguồn giống tốt), cá chình thì lâu thu hồi vốn ( đầu tư ban đầu hơi bị nhiều ), suy nghỉ mãi nhức cái đầu :wacko:, nuôi lươn mà mua con giống của KS ĐKS thì có nước đi ăn mày :7^: (loại 40con/kg : 370k/kg)

cà mau bạn lên tự kiếm lươn giống bằng hình thức đánh bẫy hoặc đánh chúm. việc gì phải mua.
 


Nói về xây chuồng trại thì em đang có 1 dàn hồ 90 cái ,1 cái 2mvuong do đó mặc sức thí nghiệm ,em thì xài ống xả 60 ,còn nước thì đã có cây nước bấm nút là máy bơm bươm èo èo lên bồn ,sau đó em cho nó lắng 2 hôm mới xả hết nước ,tại vì khi nước bơm lên thì nóng với lại chỗ em nước hơi lợ

Còn lươn thì ông anh em đang nuôi 1 hồ của ổng 2m2 mà ổng chơi 80kg loại 20con 1kg bắt của bác KIM SƠN ,trại sơn ca ,giá nghe nói là 280k/kg, ổng đang nuôi thấy cũng ham ham...nhưng mà mùa này nó ăn ít hay sao ý
 
cám ơn bạn rất nhiều về chia sẻ về cách xây dựng hồ, nhưng bể cá chình cần chiều dài chứ không làm bể tròn được, chiều dài 15 - 20m lực nước gom chất bẩn có ổn không, mình cần để xã đáy hằng ngày dể dàng nên mới làm bể nổi, nếu không mình đưa xuống ao đất luôn rồi đỡ tốn chi phí :unsure:, bạn nào có cách xipong đáy xin góp ý dùm , xin cảm ơn !
Làm bể rốc về một phía. đặt ống xả đáy ngầm. hoặc dùng hệ thống rãnh xả đáy theo chiều dọc phía trên dãnh đặt vỉ lưới cho cá khỏi xục cặn
 
chao ban cho hoi ve cac topic DKS

cầu số 2 mình biết, nhà mình ở nhà phấn, hiện mình đang làm việc ở HCM, làm công hoài chán quá định về quê lập nghiệp, đất SG sống không nổi hic hic. Mình định xây bể xi măng nuôi khoảng 2 con/kg thì mới đưa vào ao đất, vì mua giống về nuôi ao đất không kiểm soát được hao nhiều quá, nhưng mình thấy mô hình của mình ít ai làm quá không biết có đúng không nữa, cách làm bể, mực nước bể bao nhiêu là hợp lý nhất bạn biết không, lúc truớc ba mình nuôi ao đất thì khoảng 1m5 :unsure:

minh cung dang nuoi luon cua a DKS minh moi nuoi dc 3 ngay. ban doc dc nhung topic khong hay ve a o dau co the chi cho minh voi dc khong. minh thay a do ban gia giong kha cao va ....
 
bác cần xây dựng một dự định hoàn chỉnh trước khi nuôi cá chình trong bể xi măng

Em đã từng nuôi con này trong bể xi mang 30m3 và 60m3 nhìn chung là không mấy khả quan bác ạ. tốc độ tăng trưởng rất chậm, trước khi bác quyết định nuôi cá chình bác nên thăm quan các trâng trại đã nuôi ở cà mau, sóc trăng, cần thơ. có rất nhiều người nuôi ở cả ao đất và bể xi măng. học hỏi và rút kinh ngiệm không bao giờ là thừa. Đầu tư nuôi cá chình chi phí rất cao nên cần cân nhắc kỹ, em thua trận đó xong nản nghề này luôn. Chúc bác có những lựa chọn sáng suốt
 
Em đã từng nuôi con này trong bể xi mang 30m3 và 60m3 nhìn chung là không mấy khả quan bác ạ. tốc độ tăng trưởng rất chậm, trước khi bác quyết định nuôi cá chình bác nên thăm quan các trâng trại đã nuôi ở cà mau, sóc trăng, cần thơ. có rất nhiều người nuôi ở cả ao đất và bể xi măng. học hỏi và rút kinh ngiệm không bao giờ là thừa. Đầu tư nuôi cá chình chi phí rất cao nên cần cân nhắc kỹ, em thua trận đó xong nản nghề này luôn. Chúc bác có những lựa chọn sáng suốt

Cám ơi bạn đã chia sẽ về nuôi chình trong bể xi măng , vậy trong việc nuôi cá dẫn đến thất bại ,bạn có thể chia sẻ tỷ mỷ hơn chút về cách nuôi ,chăm sóc , phòng bệnh.....và chi phí trong quá trình nuôi chình ko ? bởi vì thất bại là đại thành công bạn à , nếu có thể xin bạn chia sẻ thêm nhiều thông tin và kinh nghiệm có ích để ae đi sau biết đường mà né ,chân thành cám ơn những lời góp ý của bạn nhé !
 
mình cũng đang quan tâm đến con này, vừa rồi tết về quê găp ông anh cùng quê, bỏ SG về quê nuoi con này. nhưng không biết hiệu quả kinh tê thế nào? còn vụ đầu ra thế nào nua? anh em nào đang làm cho biết với thanks
 

Đầu ra thì ko sợ bạn à ,chỉ sợ là ko có cá bán thôi giá dao động từ 460-550k/kg cỡ cá từ 1,5kg-6kg/con
 
minh cung dang nuoi luon cua a DKS minh moi nuoi dc 3 ngay. ban doc dc nhung topic khong hay ve a o dau co the chi cho minh voi dc khong. minh thay a do ban gia giong kha cao va ....
những bài nói về cái ông DKS này khá nhiều, bạn tra google KS DKS lừa đảo thì bạn sẽ rỏ, trại của ông này ở hóc môn, mình đã đến tham quan và được nghe ông này nói về nuôi lươn 100% có lãi khủng kakaka .
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ: ĐOÀN KIM SƠN.

CƠ SỞ 1: 100B, ẤP LƯƠNG PHÚ C, XÃ LƯƠNG HÒA LẠC, HUYỆN CHỢ GẠO, TỈNH TIỀN GIANG.

CƠ SỞ 2: TRẠI SƠN CA , 64/6D ẤP CHÁNH 1, XÃ TÂN XUÂN, HUYỆN HÓC MÔN, TP.HỒ CHÍ MINH. HOẶC PHÒNG 107, KHU RẠNG ĐÔNG, ĐẠI HỌC NÔNG LÂM, TP.HCM.
 
minh o bac lieu cung mun lam kinh te voi con ca chinh trong be ximang.cac bac co the gop y chi tiet hon hoac chi cho minh 1 vai dia chi hay so so da lam mo hinh nay k? cam on rat nhieu!
 
http://agriviet.com/threads/nuoi-ca-chach-bun-luon-tren-be.186673/
thiết kế bể đó,bể elip,hoặc bể tròn,có 1 lỗ thu ở tâm,hoặc làm 1 máng thu ở giữa dọc theo tâm của elip nếu bể dài,nếu muốn thiết kế chuyên nghiệp như nước ngoài thì mình có thể giúp,vấn đề bệnh tật thì bạn cũng nên quan tâm,tìm hiểu,cách thức nuôi các loại cá chình cũng giống nhau thôi
Agriviet.Com-4.JPG

Agriviet.Com-6.JPG

Agriviet.Com-7.JPG
 
mình đang định xây bể xi măng để nuôi cá chình!
Cách nhanh nhất là bạn hãy tìm hiểu có trại nào nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng rồi đến xin học (chấp nhận trả lệ phí). Thông tin trên này có lẽ chỉ để tham khảo, chưa đủ để bạn khởi sự chăn nuôi.
 
Cá Chình bị vào nơi không có giòng chảy thì bị còi không lớn được hả bà con?
Chào bác, em ko thấy thông tin nào nói vậy hết. Chắc không đúng đâu, bà con vẫn nuôi trong ao đất mà.

Mấy hôm nay mình tìm thông tin về nuôi cá chình cho bạn lenhathuy nhưng rất tiếc không có gì cụ thể hết. Mình chỉ biết bà con nuôi cá chình theo 2 công đoạn: công đoạn ươm chình bột (elver) trong bể xi măng và công đoạn nuôi thương phẩm (yellow eel) trong ao đất. Theo mình hiểu thì bạn lenhathuy muốn nuôi thương phẩm trong bể xi măng. Việc này rất khó khăn vì để nuôi hiệu quả thì mật độ phải cao kéo theo hệ thống xử lý nước phải tốt. Có vẻ như vấn đề quay trở lại câu chuyện muôn thuở "chơi cá là chơi nước" như các tay nuôi cá cảnh thường nói. Giải pháp thay nước liên tục có lẽ không hiệu quả về mặt kinh tế và thời gian.

Ở đây có thông tin rằng chìa khóa để nuôi cá chình nhật (A. japonica) là ở chất lượng nước. Học giả Đài Loan này nuôi cá chình trong ao đất với mật độ 30 ngàn con/0.2 ha (0.2 ha = 2 công đất). Giải pháp của ông là sử dụng máy sục khí để gia tăng lượng ô-xy hòa tan --> đẩy nhanh quá trình phân hủy hữu cơ (phân cá, thức ăn thừa ở đáy ao) --> chất lượng nước được cải thiện! Loại máy sục khí cánh quạt này bà con nuôi tôm thường sử dụng với mục đích tương tự.

Ở đây có quảng cáo một hệ thống hồ nuôi cá chình. Mình trích phần xử lý nước để các bạn tham khảo:

*Nước được bơm qua bộ lọc trống (drumfilter). Bộ lọc có lưới mịn để lọc cặn như phân cá và những cặn bã kích thước lớn.

*Kế đến nước được bơm qua bộ lọc mưa (trickle filter) để lọc sinh học và trao đổi khí (giải phóng cac-bo-nic & tăng cường ô-xy). Bộ lọc mưa gồm nhiều tầng chứa vật liệu lọc (là các vòng sứ ceramic ring hay bi nhựa bio-ball) để làm bề mặt cho các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ phát triển. Bà con mình chắc ko mua nổi bộ lọc trống ở trên nên khay trên cùng sẽ để bông lọc. Dĩ nhiên mất công giặt và thay, bảo trì mệt hơn.

*Kế đến là máy tạo ô-xi. Bà con mình có thể dẫn nước vô bể chứa rồi cho dùng máy sục khí cánh quạt như ao nuôi tôm trước khi dẫn nước sạch về hệ thống bể nuôi.

Ngoài ra còn hệ thống cảnh báo chất lượng nước (chẳng hạn khi lượng nitrite tăng quá mức cho phép) nhưng cái này có thể làm thủ công một hai lần mỗi ngày. Hệ thống tiệt trùng nước bằng tia cực tím (hãng này nói chẳng hiệu quả nên ko dùng). Mình còn đọc được có chỗ nói dùng bộ lọc váng (skimmer). Nếu vậy thì quá tốt. Có một cái hình nuôi cá chình trong ao xi măng ở Indo bà con xài mấy cái đầu sục khí như nuôi cá cảnh.

Thông tin như vầy là quá sơ lược. Nhưng đây là vấn đề mà bạn cần quan tâm trước tiên. Nhưng nếu bạn đã rành sáu câu rồi thì coi như bài này giúp vui cho diễn đàn vậy thôi :)
 
Chính xác đó bạn.đây là hệ thống tuần hoàn .căn bản vẫn là xử lí nước đó,đa phần những người nuôi trên bể xuử ói nước rất kém daax đến không năng suất và tăng chiphí saản xuất
đây là 1 đối tượng tuy không mới nhưng giá trị kinh tế cao, nguồn cung vẫn thiêu.
Bạn nên suy nghĩ tới chi phí đầu tư xây dựng.thử nghiệm, chi phí cơ hội với việc tìm nơi đã nuôi thành công nộp học phí ở đó rồi được 1 cái nghề.
Chúc những người đam mê hình thức nuôi này thành công
 
Last edited by a moderator:
với công nghệ này thì tổng chi phí để làm ra 1 kg cá chình là 6 euro ,cũng chẳng phải cao,rất hợp lí,vì giá thương phẩm là 500k/kg,
 
Bạn daint nói rất đúng, và bạn manhhung nói cũng rất đúng.

Bạn daint nói rất đúng vì rất có lý. Thực tế ở Việt Nam,
người chơi cá cảnh đều đã xài cách cách đó rất nhiều rồi,
chứ không phải lý thuyết ở đâu xa xôi. Hà Nội, Sài Gòn đều
đã xài mấy chục năm nay rồi. Bà con muốn tham khảo, cứ lên
2 thành phố này mà tham quan.

Bạn manhhung nói đúng, vì chúng ta làm kinh doanh, phải tính
đếm lời lãi. Chúng ta không phải người chơi cá cảnh, sẵn lòng
bỏ tiền ra ngắm cá chứ không thèm tính lời lãi. Đa số người
chơi cá cảnh chịu lỗ. Chỉ người kinh doanh cá cảnh mới tính
lời lãi thôi.

Để góp ý vào việc xử lý nước, tôi có vài ý kiến như sau:
Nếu ta có nguồn nước tự nhiên tốt và giồi giào, thì không nên
xử lý nước mà xài lại, cho đỡ tốn kém. Chỉ khi nguồn nước thiếu
thốn, mới xử lý nước để xài lại thôi. Nước mới thải ra, không
nên lọc, vì tốn kém lắm, tốn hơn số tiền ta bán lươn cá nữa.
Ta cho thải vào bồn lắng cặn. Nếu lớp lắng cặn là 1 gang tay,
thì nước lấy ra ở độ cao 2 gang. Cách này đòi hỏi bồn lắng cặn
phải có một diện tích khá đủ, và môt thời gian để lắng cặn. Sau
khi lắng cặn, thì tháo cặn ra, đưa sang bồn tiêu hủy. Nước trên
mặt, rất ít cặn, nhưng có nhiều chất hòa tan không lọc được,
thì đua vào bể nuôi Bo Bo, cho chúng ăn bớt những chất đục nước
đi. Cách này đòi hỏi phải có thêm một bồn nữa. Nếu không, nước
đưa trở lại nuôi vẫn ô nhiễm. Dù có bao nhiêu bể, ô nhiễm là
không thể tránh khỏi. Điều đó khiến ta luôn luôn phải có nước
ra và nước vào. Tỷ lệ nứoc ra nước vào này tùy theo xử lý nước
của ta xấu hay tốt. Nói tóm lại, là không nên lọc nước đẻ khỏi
tốn tiền đến mức lỗ vốn. Bà con nào không tin, cứ lọc đi, rồi
sẽ thấy thôi. Tôi đã kịnh nghiệm rồi và tôi không bao giờ lọc
nước cả.

Về việc sục khí và bơm nước làm mưa rào cho Oxy hòa tan vào
nước, tôi không biết cách nào đỡ tốn điện hơn. Bà con có thể
cho tôi biết trong hai cách đó, thì cách nào tốn it điện hơn?


Về việc bể xây xi măng và ao đất, tôi nghiêng về phía bể xi
măng hơn. Bể xi măng đương nhiên tốn tiền hơn, nhưng không có
lý gì nói nó dở hơn ao đất. Tôi khẳng định nó tốt hơn ao đât
về mọi mặt. Bể xây lý tưởng là bể lát đá hoa cương mài nhẵn
bóng, không thể dính cứt cá hay bám rêu được. Bể này rất sạch
và lươn cá nuôi trong đó rất ít bị lây bệnh. Nếu chỉ là bê tông
thôi, thì nên mài mặt sau khi đổ 12 giờ. Lúc đó xi măng còn
mềm, mài dễ hơn. Sau 24 giờ thì xi măng cứng nhắc, không mài
được nữa. Một số xi măng đặc biệt, thì chỉ 1 giờ là cứng ngắc.
Tùy theo xi măng, mà bể bê tông độc hại lâu hay mau. Bê tông
thường ở Việt Nam, thì cần tưới ướt 1 ngày sau khi đúc và tưới
ẩm nửa tháng sau đó nữa, thì đổ nước vào ngâm rồi thay vài lần.
Sau đó thì xi măng cứng hoàn toàn, không tan chất vôi vào trong
nước nữa. Tôi đã từng nuôi cá rô phi trong bể xi măng, và chúng
không có phiền hà gì. Bể này vốn là bể đựng nước mưa nên không
có lỗ xả ở dưới. Cá rô phi thả rất dày trong nước. Nước có màu
xanh rêu. Cá rất gày, vì không cho ăn. Thỉnh thoảng trẻ con
ném cơm, cháy, cháo vào thì cá xúm nhau vào ăn trong chớp mắt.
Điều đó làm trẻ con rất thích, và chúng lừa lúc tôi vắng thì
đến cho cá ăn. Lúc đó tôi đang đi học, và kỹ thuật nuôi cá
của mấy cao thủ trong làng so với bây giờ chỉ là vỡ lòng. Vì
thế tôi quát trẻ con không cho ăn để nước khỏi thối. Dù sao,
điều đó là một bằng chứng bể xi măng không độc hại cho lươn cá.
Điều này khớp với lý thuyết hóa học rằng xi măng không độc hại.
 


Back
Top