Nuôi chem chép và đồm độp!

Chào bà con!
Có Cô bác nào đang nuôi chem chép và đồm độp không ? Hai thứ này mình đi đào tại rừng đước ngập mặn . Về ăn thấy rất ngon , đặc biệt đồm độp có người gọi là sâm đất ăn cực bổ , có thể xuất sang Truong Quốc !
Ảnh 2 em nó nè :
Mussel%202.jpg

itgatevn_12222895000.jpg

Bài viết của em nó tại đây :http://traidetuongvy.dyndns.info/forum/showthread.php?t=86
 


Last edited:
cung chung chi huong

chao ban.minh cung co y do nhung chua biet phai lam sao
 
chao ban.minh cung co y do nhung chua biet phai lam sao
Theo kinh nghiệm đi đào 2 con này mấy năm, thì điều tối thiểu bạn cần là :
+ Đất ở khu vực rừng ngập mặn , có sình và là nhánh của cửa biển nước mặn.
+ Con giống , hiện tại thì lùng sục tại các bến ghe hoặc tự đi đào
+ Kỹ thuật nuôi , chưa có tài liệu , tự nuôi để rút kinh nghiệm.
+ Đầu ra: Khỏi lo vì khá nhiều ngưởi xem đây là món ăn hải sản tuyệt vời. Cơ hội xuất khẩu!
 
Chem chép là con gì thì mình ko biết nhưng con trong bài viết thì chưa chắc đã là Sâm đất đâu.
Những con này dân gian đều gọi là Sâu đất, có nơi gọi là bông thùa vvv. Con mà trung quốc nhập với giá cao thì được gọi là SÁ SÙNG" đây mới là sâm đất" giá của nó ở quảng ninh hiện tại là 2triệu 3.
Sá sùng chỉ sống ở Vùng nước cực sạch nó vùi mình trong cát và ăn sinh vật phù du . Có một thời Nuôi dế cũng buôn con này mà ^ _ ^. Thậm chí có hẳn một trang web về nó . Nhưng hiện tại bận rộn quá gác kiếm nghề tay trái này rồi . Các bác muốn xem thì vào trang web của em mà tham khảo www.avast.vn http://avast.vn/diasam/diasam.html

Nuôi nó thì không được đâu rời vùng biển của nó sau một tuần là chết liền . Từ thập niên 80 các nhà khoa học VN được sự giúp đỡ của chuyên gia liên xô nghiên cứu xúc cả cát cả sá sùng về một số tỉnh thành khác để nhân nuôi kết quả thất bại thảm hại vì vậy để bảo tồn và phát triển nó chỉ có cách khai thác đúng mùa,bảo vệ rừng ngập mặn thôi...
 
Chem chép là con gì thì mình ko biết nhưng con trong bài viết thì chưa chắc đã là Sâm đất đâu.
Những con này dân gian đều gọi là Sâu đất, có nơi gọi là bông thùa vvv. Con mà trung quốc nhập với giá cao thì được gọi là SÁ SÙNG" đây mới là sâm đất" giá của nó ở quảng ninh hiện tại là 2triệu 3.
Sá sùng chỉ sống ở Vùng nước cực sạch nó vùi mình trong cát và ăn sinh vật phù du . Có một thời Nuôi dế cũng buôn con này mà ^ _ ^. Thậm chí có hẳn một trang web về nó . Nhưng hiện tại bận rộn quá gác kiếm nghề tay trái này rồi . Các bác muốn xem thì vào trang web của em mà tham khảo www.avast.vn http://avast.vn/diasam/diasam.html

Nuôi nó thì không được đâu rời vùng biển của nó sau một tuần là chết liền . Từ thập niên 80 các nhà khoa học VN được sự giúp đỡ của chuyên gia liên xô nghiên cứu xúc cả cát cả sá sùng về một số tỉnh thành khác để nhân nuôi kết quả thất bại thảm hại vì vậy để bảo tồn và phát triển nó chỉ có cách khai thác đúng mùa,bảo vệ rừng ngập mặn thôi...
Trong Nam , con này gọi là con đồm độp , nó sống dưới những mõm đất cao trung bình của rừng ngập mặn , nằm trong đất và ăn đất giống như giun đất vậy. Mình đã đi đào nó về ăn! Còn chem chép là loài 2 mảnh nó sống dưới những lớp bùn của các bãi ở rừng ngập mặn , có hang hình như 2 cái lỗ mũi người , hang sâu khoảng 3,4 tấc. Hai con này mình đi đào thường nên rất rõ nhưng chưa biết cách nuôi, cả 2 con này đều có người mua cả , đào không đủ để bán!
 
Last edited:
Trùi ui, nhìn con đồm độp thế này sao mà ăn nỗi hả các bạn. Mình phải nhắm mắt lại thôi....
 

Trùi ui, nhìn con đồm độp thế này sao mà ăn nỗi hả các bạn. Mình phải nhắm mắt lại thôi....
Chem chép vốn là hải sản quen thuộc ở Miền Nam, còn đồm độp ăn cực bổ, "Ông ăn bà khen ngon, bà ăn ông lên chín tầng mây" . Lột bỏ da, xào tái khoảng 80% nhậu quên đường về! Hiện tại các nhà khoa học Việt Nam cũng đang nghiên cứu nuôi 2 loại này đó , vì chúng cùng chung môi trường sống - Đó là các bãi sình vùng rừng ngập mặn, có thủy triều lên xuống hàng ngày- chứ nuôi trong ao tôm sú thì 2 em này chết chẳng còn một mống- Có thể kết hợp nuôi ốc len, ốc ngựa và cua biển!- Nếu bạn nào không có đất gần vùng rừng ngập mặn , thì quên đi việc có thể chăn nuôi 2 em này nhé!
 
Last edited:


Back
Top