Nuôi "Chim Yến" Mô hình không mới nhưng hiệu quả thế nào???

  • Thread starter Duy Đạt
  • Ngày gửi
Tình hình là cháu đang chán con heo,tính làm cái gì đó khác.Mà tìm hiểu qua báo đài thì các bác biết rồi đấy :wacko: .Chiều nay đi chơi vô tình thấy có cái nhà cao tầng xây kỳ quặc mà lại có rất nhiều chim Yến bay lanh quanh.Về nhà tìm hiểu thì đọc được bài báo này:
Trong thời gian vừa qua, một số người dân ở TP Bảo Lộc nuôi chim yến. Và gần đây, ở xã Lộc Thành (Bảo Lâm) cũng có người đã mạnh dạn bỏ tiền tỷ ra xây nhà để “dụ” chim yến về làm tổ.
Cũng giống như ở các địa phương khác, mô hình nuôi chim yến ở xã Lộc Thành cũng theo phương pháp “dẫn dụ” (dùng máy phát ra âm thanh để gọi bầy, “dụ” yến về làm tổ). Trao đổi với chúng tôi, anh Ngô Văn Tèo (40 tuổi) quê gốc Bình Định vào sinh sống ở thôn 12, xã Lộc Thành, cho biết: “Ở quê Bình Định, nghề nuôi yến là nghề “gia truyền” của gia đình nhà tôi. Tôi vào đây cũng đã làm đủ các thứ nghề. Sau khi tìm hiểu, cách đây hơn 2 tháng, tôi mạnh dạn xây nhà để “dụ” chim yến về làm tổ”. Theo anh Tèo, điều quan trọng là người nuôi yến cần có kiến thức, tìm hiểu đặc điểm sinh học của loài chim yến. Nếu không nắm được đặc tính sinh học, đôi khi áp dụng đúng kỹ thuật nhưng “dụ” chim vẫn không vào nhà để làm tổ hoặc vào rồi lại bỏ đi. Anh Tèo cho biết thêm: “Không phải bỗng nhiên tôi mạnh dạn đầu tư gần 700 triệu đồng để xây nhà nuôi chim yến. Bởi vì tôi có người anh họ chuyên về ngành này và đang mang lại thu nhập rất cao ở TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định). Nhờ vậy, tôi có điều kiện để học hỏi kinh nghiệm. Khi xây nhà gọi yến, anh trai tôi cũng là người trực tiếp hướng dẫn kinh nghiệm và kỹ thuật làm sao gọi và “giữ được chân” yến cho tôi”.

Căn nhà gọi yến của anh Tèo được xây dựng theo hướng đông - bắc, cao khoảng 13m, với tổng diện tích hơn 110m2. Toàn bộ lỗ thông gió, cửa sổ được bít kín, chỉ để một khoảng trống lớn trên cao cho chim ra, vào. Tường, vách của nhà cũng được xây dựng kiên cố nhằm tăng độ cách âm. Hệ thống máy phun nước (dạng tia) được lắp đặt ở nhiều vị trí trong ngôi nhà và liên tục hoạt động, nhằm điều hoà nhiệt độ thích hợp... Cũng theo Anh Tèo, làm như vậy là do loài chim yến rất “khó tính”. Chim thường ưa bóng tối, thích hợp độ ẩm cao từ 80-95%, nhiệt độ từ 27-28 độ C. Hiện nay, nhà gọi yến của anh cũng đã có hơn 10 cặp yến đến ở và chúng còn dẫn hàng trăm con về bay lượn luẩn quẩn ra, vào trong ngôi nhà này… “Nếu gặp thuận lợi, yến về nhiều như hiện tại, chắc chắn cuối năm 2013, tôi sẽ có mẻ sản phẩm tổ yến thô đầu tiên cho ra thị trường. Nếu được thế, thì chỉ 3 năm sau sẽ thu lại vốn xây nhà và sau đó thoả sức hưởng tuổi già…”. Anh Ngô Văn Tèo kỳ vọng nói.

Hiện nay, xã Lộc Thành đã có 2 hộ gia đình nuôi chim yến; song, chưa có hộ nào có tổ yến khai thác. Do còn mới mẻ, chưa nắm bắt được kỹ thuật nên việc gọi yến còn gặp không ít khó khăn. Trong suy nghĩ của họ thì trước mắt nuôi yến là chờ vào “thời vận”. Gia đình ông Lê Văn Thảo (45 tuổi) ở thôn 8, xã Lộc Thành, là một trong những gia đình có kinh tế khá giả ở địa phương, đã bỏ ra khoảng 1 tỷ đồng để thuê chuyên gia từ TP Hồ Chí Minh về xây nhà “dụ” chim yến. Anh Thảo cho biết: “Gia đình tôi mạnh dạn đầu tư xây nhà gọi yến cũng ví như mua một chiếc xe hơi để đi chơi vậy. Thay vì không đi, mình “trùm mền” để đó, biết đâu may mắn, thời vận đến, lúc đó yến đẻ ra “tiền” tha hồ mà nhặt!…”.

Trên thực tế, tại TP Bảo Lộc, hiện nay giá yến thương phẩm thô khoảng 35-40 triệu đồng/kg. Nếu qua sơ chế, giá thành sẽ cao hơn nhiều (bình quân 80 tổ yến được 1 kg yến thô). Được biết, hiện nay trên toàn TP Bảo Lộc đã có khoảng 10 nhà “dụ” chim yến được xây dựng. Việc nuôi chim yến chỉ mới “tự phát”, nên chính quyền và ngành chức năng ở địa phương chưa quản lý, chưa quy hoạch vùng nuôi. Ông Dương Hoài Xuân - Chủ tịch UBND xã Lộc Thành, cho biết: Do có khí hậu tương đối mát mẻ, nguồn phù du và côn trùng rất phong phú, có hệ thống sông suối, hồ nước nhiều (như sông Đồng Nai, Đại Bình, hồ thuỷ điện Đa Mi - Hàm Thuận…) là điều kiện Lộc Thành (nói riêng) có thể nuôi được chim yến. Nhưng vấn đề quan trọng là làm sao “gọi” được chim yến về và “giữ” được chim yến ở lại. Nguồn: Báo LĐ


-Cá nhân cháu thì thấy cũng hay hay.Nên cháu đăng bài này mong bác nào có kinh nghiệm thì chia sẽ với cháu chút.Bác nào chưa có kinh nghiệm thì thảo luận cho vui.Nói thật, đọc vài dòng chia sẽ của các bác còn tốt hơn xem vài chương trình VTV2 lù đạn <_<
-Bảo Lộc là nơi cháu đang ở.khí hậu,địa hình,thức ăn khá phù hợp.(tìm hiểu qua sách)
-thăm dò vài người thì công việc nay ko mất nhiều công sức,có thể làm 2 vệc cùng lúc.Đặc biệt là hợp với bố mẹ cháu hưỡng già,vừa nghĩ ngơi,vừa có tiền:lol:
-thị trường thì rất tiềm năng:
+35-40 tr 1kg thì nghe rất là khó nuốt.Nhưng mà ai lại ăn 1 lần 1 kg :blink:,có chăng thì 0,5 lặng đã qua chế biến,làm quà biếu=>ko quá khó bán.
+Đài loan,HôngKông,hàn quốc và đặc biệt là anh TQ tiêu thụ cái này khá là ghê:5^:
-Cái này bán trực típ cho cty nên sẽ hạn chế khâu trung gian của thương lái
* cháu có khá nhiều yếu tố thuận lợi để làm cái này rồi.Nhưng cháu vẫn chân thành cần tư vấn thêm kinh nghiệm nông nghiệp của các bác,để cháu"thi hành án với con chim Yến này".
cảm ơn bác đã đọc:wub:
 


Giá 35-40 triệu/kg là giá bán lẻ bạn à. Nếu bạn làm thành công thì giá bán sỉ cho đại lý thu mua hay công ty chế biến chỉ được một nửa nhưng cũng nhiều hơn lãi ngân hàng! Chúc bạn thành công nhé :)
 
Bảo Lộc rất xa biển, nên chim Yến có tổ Yến ăn được không ở đó đâu.
Nếu có Yến chịu vào ở, thì là Yến có tổ bằng rơm trộn bùn, không ăn được.
Giống Yến này có ở ngoài Bắc, còn giống Yến có tổ ăn được thì thường
ở sát biển từ Huế trở vào nam. Còn giống Yến có tổ ăn được chỉ ở ngoài
đảo khơi thì ít, và hầu như không có ai nuôi được. Tổ giống Yến này đắt
nhất vì ngon nhất và hiếm nhất.
*
Nghề nuôi Yến đã có từ rất lâu, thường người mới nuôi đầu tiên ở địa
phương thì thành công, nhưng càng nhiều người nuôi thì càng chóng thất
bại cả làng, kể cả người đã nuôi thành công rồi. Nguyên nhân là mỗi địa
phương chỉ có thể có một số Yến có hạn, phù hợp với số côn trùng là thức
ăn của chúng. Từ khi biết điều đó, nghề nuôi Yến chững lại, để cho những
người đã nuôi rồi trụ lại được, và người có tiền không bổ vốn ra chuốc
lấy thất bại thấy trước.
*
Nếu Bảo Lộc nuôi Yến lấy tổ thành công, đó là lịch sử nghề nuôi Yến của
cả thế giới, lần đầu mới có nuôi Yến lấy tổ xa biển. Cái thành công đó
thật là mong manh, cầu Trời khấn Phật mới được. Nếu bạn có ít vốn, không
muốn mạo hiểm, thì không nên nuôi Yến ở bất cứ nơi nào gần biển, và càng
không nên nuôi Yến ở nơi xa biển.
*
 
ơ gan nhà mình có ngươi nuôi dược người không.còn chim làm tổ bằng rơm với bùn thì rất nhiều ngoai tu nhiên không lam nhà dụ nó cũng làm tổ dưới trần nhà.em chua nghe ai noi xây nhà dụ yến mà làm tổ bằng bun hết.chỉ có yến ỏ hay kg thôi.có yên là hốt lúa.kjkj
 
Nuôi chim yến nếu đầu tư bài bản thì chi phí đầu tư ban đầu khá lớn.
- Xây nhà cao tầng
- Vách phải 2 lớp có bảo ôn, để đảm bảo nhiệt độ độ ẩm
- Đầu tư chiller để đảm bảo nhiệt độ bên trong, đồng thời có hệ thống tạo ẩm để tạo môi trường có nhiệt độ độ ẩm phù hợp
- Hệ thống âm thanh phát ra kêu gọi chim về,...
Ông sếp mình đầu tư ở Gò Công hơn 3 năm nay như vậy, ngoài ra còn gắn thêm hệ thống camera theo dõi kết nối mạng để theo dõi từ xa, nuôi thêm chim bìm bịp để bắt rắn,...
Đầu tư thì rất lớn nhưng cho đến hiện tại chỉ dư sử dụng và số lượng bán kg có là bao. Trong khi Gò Công nổi tiếng về nuôi yến.
Tất nhiên cũng không ngoại trừ 1 số người bỏ nhà hoang thôi mà yến vẫn vào rất nhiều vẫn có thể kiếm tiền tuy nhiên đó là cái duyên cái số chứ kg phải ai cũng dc. Muốn dc thì phải đầu tư như mình trình bày
Ở VN còn lạc hậu vền nuôi yến lắm, và đa số là kg hiểu gì về chất bổ của bọt yến.
Yến bổ phải là yến ở biển vì những lý do sau
- Chim yến làm tổ lên những phiến đá, đá ở đây rất sạch vì nó ở giữa biển khơi mưa gió bào mòn... từ đó khoáng chất từ trong đá mới dần thấm vào bọt yến
- Yến ở biển ăn những thức ăn cũng đầy đủ hơn, những loại mà trên đất liền kg thể có, từ đó mà chất lượng nước bọt của yến cũng cao hơn.
Một số loại yến đặc biệt có màu đỏ (loại này rất đắt tiền - mình quên tên gọi là gì) sở dĩ nó mắt vì nó rất bổ và hiếm, bởi vì nó dc tạo ra do chim yến làm tổ lên 1 phiếm đá màu đỏ rất hiếm và khoáng chất từ đá này rất tốt.
Ở VN công nghệ nuôi yến còn kém lắm, chủ yếu là tường bằng ximang, gỗ,.. nên chất lượng tổ yến kg tốt (mà nhiều khi còn nhiễm 1 lượng độc tố)
Ở các nước tiên tiến hơn người ta đã biết ốp đá lên tường, để đảm bảo hơn về chất lượng của tổ yến
Một số kiến thức nho nhỏ mong góp dc tí nào kiến thức

--------

Bảo Lộc rất xa biển, nên chim Yến có tổ Yến ăn được không ở đó đâu.
Nếu có Yến chịu vào ở, thì là Yến có tổ bằng rơm trộn bùn, không ăn được.
Giống Yến này có ở ngoài Bắc, còn giống Yến có tổ ăn được thì thường
ở sát biển từ Huế trở vào nam. Còn giống Yến có tổ ăn được chỉ ở ngoài
đảo khơi thì ít, và hầu như không có ai nuôi được. Tổ giống Yến này đắt
nhất vì ngon nhất và hiếm nhất.
*
Nghề nuôi Yến đã có từ rất lâu, thường người mới nuôi đầu tiên ở địa
phương thì thành công, nhưng càng nhiều người nuôi thì càng chóng thất
bại cả làng, kể cả người đã nuôi thành công rồi. Nguyên nhân là mỗi địa
phương chỉ có thể có một số Yến có hạn, phù hợp với số côn trùng là thức
ăn của chúng. Từ khi biết điều đó, nghề nuôi Yến chững lại, để cho những
người đã nuôi rồi trụ lại được, và người có tiền không bổ vốn ra chuốc
lấy thất bại thấy trước.
*
Nếu Bảo Lộc nuôi Yến lấy tổ thành công, đó là lịch sử nghề nuôi Yến của
cả thế giới, lần đầu mới có nuôi Yến lấy tổ xa biển. Cái thành công đó
thật là mong manh, cầu Trời khấn Phật mới được. Nếu bạn có ít vốn, không
muốn mạo hiểm, thì không nên nuôi Yến ở bất cứ nơi nào gần biển, và càng
không nên nuôi Yến ở nơi xa biển.
*
Theo mình biết thì yến có ở mọi nơi chứ kg phải chỉ ở biển khơi, nên Bảo Lộc có yến cũng là chuyện bt.
Ở HCM trên đường 3/2 quận 10 sếp mình có 1 cái nhà đang nuôi yến nữa mà, rồi đường Cao Thắng....bên đường D2, D3 (Quận Bình Thạnh) khối người nuôi nhưng vì ồn quá nên bị cấm
Chẳng qua tùy theo vùng lãnh thổ chất lượng yến sẽ khác nhau
 
Last edited by a moderator:
Tiền Giang là địa phương có đàn yến nuôi lớn nhất cả nước, Yến được nuôi ở khu vực từ thành phố Mỹ Tho đến Biển Đông, tập trung nhiều nhất ở xã Long Bình - huyện Gò Công Tây (cách biển 16km), kế đó là thị xã Gò Công (cách biển 12km). Điểm nuôi cách biển xa nhất là thành phố Mỹ Tho (50km). Còn Bảo Lộc - Lâm Đồng cách bờ biển Bình Thuận đến 80km. Nghề nôi yến phát triển không theo quy hoạch ở Tiền Giang (thường nuôi xen trong khu dân cư) đã gây ô nhiễm môi trường cho khu vực này như: tiếng ồn phát ra từ các nhà yến để dẫn dụ chim yến, tiếng cú mèo phát ra từ các nhà không nuôi để đuổi yến đi, phân chim yến rơi vãi khắp nơi và nguy cơ phát tán cúm gia cầm do không thể tiêm ngừa cho yến. Điều này đã gây bức xúc cho những người không nuôi yến ở đây và Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND tạm thời không cấp giấy phép xây dựng nhà yến từ tháng 4/2012 để chờ quy hoạch vùng nuôi và lập kế hoạch để di dời các nhà yến hiện có ra khỏi các khu dân cư. Do đó các tỉnh khác cũng nên thận trọng trong việc cấp phép xây dựng nhà yến.

--------

Chi phí xây dựng một nhà yến thường trên một tỷ đồng, việc yến vô ở nhiều hay ít phụ thuộc vào vị trí, kết cấu nhà và kỹ thuật dẫn dụ nên cũng tồn tại rui ro. Ở Tiền Giang có nhiều nhà không nuôi yến vẫn tự vào, có nhà nuôi nhưng trông hoài vẫn không thấy yến hoặc yến vào với số lượng rất ít. Hiện tại có một số công ty đang cung cấp dịch vụ tư vấn nuôi chim yến từ ban đầu cho đến khi dẫn dụ được yến.
 
Last edited:
trước tiên cháu xin cảm ơn ý kiến của mọi người:6^:
-Về việc nơi cháu ở quá xa với biển thì cái này cháu đã tìm hiểu và thấy tận mắt rồi
bác nào có dịp đi Đà Lạt tuyến SG->ĐL = xe Phương Trang. Họ sẽ có 1 trạm dừng chân ở chân đèo Bảo Lộc.Nếu bác nào làm nghề này sẽ choáng với số lượng Yến tại đó.Họ ko xây nhà cũng ko nghe thấy tiếng loa dụ Yến,nhưng cháu thấy Yến bay rất nhìu trên mái nhà,chính xác hơn là rất rất nhiều các bác ạ.Đó là 1 quán cơm cho khách ăn trên đường,để có thời gian cháu up hình cho các bác xem.
-Về vấn đề chất lượng tổ Yến thì cháu có nghĩ đến nhưng chưa biết tìm hiểu thế nào.Rất cảm ơn chia sẻ của bác.
-khu vực cháu thì xa khu dân cư,xunh quanh toàn cafe chác ko ảnh hưởng đế ai.
Và quanh đây khoảng 5km2 cũng ko có ai nuôi(xa hơn thì cháu chưa tim hiểu) nên ít bị cạnh tranh B)
*cảm ơn các bác rất nhiều
 

Kết hợp các thông tin, thì Bảo Lộc có nhiều Yến.
Yến Bảo Lộc có tổ ăn được không, chưa có thực nghiệm,
nhưng rất khó có thể.
Nghề nuôi Yến có nơi bị chính quyền hạn chế, nhưng
ở Bảo Lộc và phần lớn các nơi khác vẫn tha hồ làm.
Tuy vậy, bỏ vốn khá lớn, chưa kể các thiết bị đặc biệt,
mà chỉ cần một căn nhà xây để không thôi, mà thời gian
cho Yến vào thăm rồi thích mà ở lại xây tổ, thì số vốn
đó đầu tư nghề khác đã được một món tiền rồi.
*
Rút lại, tôi đề nghị bạn hãy tìm cho được một tổ Yến
ở Bảo Lộc, để xem nó ra sao đã. Chả lẽ có nhiều Yến
mà không có thể tìm được một tổ sao? Có thể treo giải
thưởng cho ai thấy được tổ Yến mà chỉ cho bạn coi.
*
 
Yến Huyết ... loại đắt nhất . Có giá trị thương mại cao nhất là vì nó hiếm ... chứ không phải vì chất lượng... hàm lượng khoáng . Màu đỏ đó được khách hàng ưa chuộng là do ô xít sắt tạo thành

Con Yến ăn côn trùng và nước sương để nhả thành dãi từ miệng tạo thành tổ .Nên chất lượng của yến hay nói đúng hơn là chất lượng các thành phần trong dãi yến phụ thuộc chính là nhờ vào công trùng bay trong không khí

Yến đảo đắt hơn với yến nhà cũng ko phải do chất lượng . Mà do chi phí khai thác cao hơn ... Leo trèo nguy hiểm thuê nhân công cũng tốn tiền hơn so với nuôi nhà yến
 
Yến Huyết ... loại đắt nhất . Có giá trị thương mại cao nhất là vì nó hiếm ... chứ không phải vì chất lượng... hàm lượng khoáng . Màu đỏ đó được khách hàng ưa chuộng là do ô xít sắt tạo thành

Con Yến ăn côn trùng và nước sương để nhả thành dãi từ miệng tạo thành tổ .Nên chất lượng của yến hay nói đúng hơn là chất lượng các thành phần trong dãi yến phụ thuộc chính là nhờ vào công trùng bay trong không khí

Yến đảo đắt hơn với yến nhà cũng ko phải do chất lượng . Mà do chi phí khai thác cao hơn ... Leo trèo nguy hiểm thuê nhân công cũng tốn tiền hơn so với nuôi nhà yến
Nếu nó kg tốt hơn thì ta cứ mua yến nuôi chứ hơi đâu mua yến đảo, hay huyết yến. Nếu là 3 thứ chất lượng như nhau, vậy bác chọn mua loại rẻ hay đắt. => "Bánh giò có giá của bánh giò" mà bác :lol:
 
Nghề bán hàng cũng lắm nghệ thuật . Và người mua thì cũng không phải ai cũng biết hoặc tìm hiểu cặn kẽ ... Đôi khi chỉ cần nghe nói qua loa thấy giá cao . Nghĩ là tốt và mua thôi . Chỉ cần đọc một bài báo PR người ta sẵn sàng mua một sản phẩm có chất lượng tương đương ngay tại nơi họ sống ở một nơi khác với giá cao gấp nhiều lần ...

VD như Nấm Lim Xanh ... Nấm này ở đâu có cây Lim ở đó có Lim Xanh . Nhưng nhiều người vẫn đi tận vào Quảng Nam để mua Nấm chuẩn . Nhưng họ đâu có biết rằng . Nấm trong đó cũng nhập từ nơi khác về .... Tâm lý mua hàng là vậy đó ...
 
Đã là yến thì tổ đều ăn được. Mặc dù họ yến có rất nhiều loài nhưng dân gian gọi yến là yến sào thuộc chi Aerodramus. Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm, lúc bay bên ngoài chúng ta khó phân biệt được là yến hay là én (họ nhạn và tổ không ăn được).
 
Last edited:
Vấn đề là người thường thì không thể biết loại nào vào loại nào.
Họ cứ đánh đồng lẫn vào nhau. Họ cho rằng yến đất liền cũng là
giống yến biển và yến đảo. Họ đâu có biết yến đất liền là giống
khác, không thể ăn tổ của chúng được. Ai dám bảo Yến Bảo Lộc cũng
có tổ ăn được thì là nói liều, mà hại chết người ta bỏ vốn ra nuôi.
*
Đây là một loài chim Yến nổi tiếng: chim Hoàng Yến
*
728canary.jpg

*
Thế nhưng những người làm nghề kinh doanh tổ Yến cứ khăng khăng
chỉ giống chim làm tổ Yến mới là Yến. Tuy tên nó là Yến, nhưng
nó không phải là các giống Yến bình thường bà con vẫn gọi.
*
 
Bác nói yến đất liền không ăn được thì ko đúng rồi ... Bởi vì có nhiều loại yến đất liền ....và một trong những số đó ăn được ... Thực tế là người ta vẫn nuôi.Vẫn khai thác ... trong đất liền . Miễn sao có kỹ thuật và gặp may mắn trong việc dụ được yến đến làm tổ
 
bác anhmytran này chán quá.ngươi ta nuôi duoc trong dât liên và cung co người hốt bạc từ việc nuôi yến.mà bác cứ khẳng định là không ăn được vạy người ta bán tổ cho ai để lấy tiền.bác nên tìm hiểu trươc khi khẳng định.

--------

http://nhanong.com.vn/print-6124-Nuoi-chim-yen-tren-cao-nguyen.html bác bỏ ra 15p đẻ xem nhe
 
Last edited by a moderator:
Đúng vậy ở Tiền Giang người ta nuôi yến gần như là trong đất liền.Ở Mỹ Tho cách biển 50 Km cũng có đến cả chục căn nhà yến. Ở huyện Gò Công Tây cách biển trên 15Km có đến cả trăm căn.
 
tôi đã xây dựng thành công 1nhà nuôi chim yến ở tt madagui(gan voi Bảolộc),không phải gần biển mới có chim.ở đây chim nhiều là đằng khác.va tôi cũng đã khảo sát ở Bảolộc tuy yến và én lẫn lộn nhưng vẫn có yến,và ở đâu có yến thì ở đó nuôi được.
 
Cảm ơn các bác, về thông tin con én.Các bác ko nói cháu cũng chẳng để ý đến
Dựa trên các ý kiến của các bác cháu tìm hiểu được 1 số thông tin sau:
-Tổ yến ăn dc vẫn có ở những vùng xa biển:
+Động vật thì có 2 bản năng sinh tồn và sinh sản(ss).Vậy, ở đâu có thức ăn đủ để đảm bảo sống thì chúng sẽ sống ở đó dc.khi t.ăn dồi dào thì vấn đề ss cũng ổn,mà t.ăn là côn trùng thì đất liền ko thiếu đặc biệt là vùng nhìu cây cối như Bảo Lộc.(cái này cháu tự suy luận thôi chứ ko khẳng định)
-Phân biệt én hay yến thì người kinh nghiệm(kn) nhìn = mắt đoán dc.Nhưng cháu thì ko có kn đó mà đi hỏi cũng chẳng ai chỉ:blush: ....nên cháu bó tay.Theo tìm hiểu thì yến chỉ bay ko bao giờ đậu trừ tổ của nó còn con én thì đậu lung tung.Cho nên đây cũng là 1 cách phân biệt chúng
-Vì sao Yến thường ngoài bển và làm tổ trong hang đá ngoài đảo xa và hiểm trở:
+mà cháu nói luôn là cái này dựa trên đặc tính của nó cháu đoán thôi sai thì các bác nhe tay.
Yến chỉ bay nên sống ngoài biển là vô tư,côn trùng ngoài biển ít bị canh tranh hơn.Các loài thú nguy hiểm với yến cũng ít hơn mà có khi là ko có, trừ ...con người :wacko:
Yến rất nhạy cảm và nhút nhát nên chúng chọn vách đá treo leo và tối tăm làm tổ để tránh kẻ thù=>Lâu dần thành bản năng.
-Về vấn đề lây lan cúm nên bị cấm xây nhà dụ yến:
+cái này thì cháu nói luôn là ko đúng.Yến chỉ bay và bắt côn trùng đang bay vì vây nó ko đậu lung tung,ko thể bị lây bệnh.Nó uống sương và làm tổ = nước bọt(dãi)nó mà cúm thì ai dám ăn, mà xưa nay chưa bao giờ giá tổ yến bị ảnh hưỡng bởi dịch cúm=> Yến ko thể là tác nhân lây cúm vì nó ko bị lây chứ ko phải nó miễn dịch. Bị cấm dụ yến chác là do tiếng ồn:7^:
*về vấn đề xây nhà dụ Yến cháu góp ý như sau:
-Yến ăn côn trùng vậy trước khi dụ yến ta nên dụ côn trùng trước.Theo bản năng,nơi nào nhìu t.ăn là nơi sống tốt.Còn yến thích ăn loại côn trùng nào nhất để ta có biện pháp tốt nhất dụ yến tới, thì cháu chưa biết :lol: (cái này cháu suy nghĩ thôi chứ đúng hay ko cháu chưa biết)
-Yến nhát và mẫn cảm nên làm nhà tối.Thích hợp với môi trường tự nhiên và để nó yên tâm tránh kẻ thù(an cư thì lạc nghiệp)
-nhà mới xây thì phải khử mùi,có phân yến thì tốt ko thì dùng máy tạo mùi .vì yến sẽ thấy an toàn hơn khi nó cảm thấy ở đó đã có yến làm tổ(an cư thì lập nghiêp)chú ý là yến rất thính nên tránh để nhà có mùi lạ
-tiêu diệt các loài chim ăn thịt khác gần nhà dụ yến(cú,dơi,...)
-nhà phải cách âm
-nhiệt độ và độ ẩm trong nhà ta phải kiểm soát dc
*Đây là tài liệu và ý kiến của những người đi trước cháu thu thập dc còn thiếu xót nhiều mong các bác bổ sung.
Rất cảm ơn bác duyhuy101.Bác nuôi ở MaDaGui chác là bác biết trạm dùng chân Phương Trang .nên điều cháu nói ở đầu bài là ở đây có yến dc chứng thực rồi nhé.bác đã thành công nên cháu mong bác chia sẽ thêm cho bà con nhiều hơn.Cháu biết tiền bác bỏ ra để có thành công ko phả ít,cháu ko dám xin bác cho cháu tham quan nơi bác làm, chỉ mong bác chia sẽ những gì có thể sẽ chia cho moi người:huh:
cảm ơn những ý kiến của các bác để xây dựng lai mô hình này thành công hơn
 
Về vấn đề dịch bệnh . Hôm nay ở một số tỉnh Nam Trung Bộ đã xác định ... Yến bị nhiễm H5N1 chết nhiều .

ANTĐ - Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Thu, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận cho biết: Hơn 1 tuần qua, đàn yến nuôi tại rạp Thanh Bình (đường Thống Nhất, phường Đạo Long, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm) bị chết, với số lượng hơn 4.000 con.
Đây là cơ sở có đàn chim yến nuôi lớn nhất trong tổng số 54 cơ sở của các hộ có nuôi chim yến trên địa bàn thành phố. Sau khi nhận được tin chim yến tại Ninh Thuận bị chết chưa rõ nguyên nhân, ngày 6-4, Trung tâm Thú y vùng VI (thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp với ngành chức năng tỉnh Ninh Thuận kiểm tra, lấy mẫu đàn chim yến tại rạp Thanh Bình. Qua xét nghiệm, Trung tâm phát hiện trong mẫu chim chết tại đây có dương tính với H5N1, mẫu chim sống không nhiễm bệnh.


Ngành thú y tỉnh cùng chính quyền địa phương đã thông báo cho các gia đình nuôi chim về việc xuất hiện bệnh cúm gia cầm (H5N1); tiến hành kiểm tra, lấy mẫu tại 54 cơ sở nuôi chim yến để xét nghiệm; hướng dẫn cho các hộ nuôi chim yến làm vệ sinh nhà nuôi yến, tiêu độc khử trùng xung quanh khu vực nuôi; khuyến cáo các cơ sở nuôi chim yến trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đưa toàn bộ những người thường xuyên tiếp cận với chim yến đến cơ sở y tế để khám sức khỏe.
 


Back
Top