Nuôi chuột làm thức ăn cho rắn?

  • Thread starter baotoanchemical
  • Ngày gửi
có bà con nào có kinh nghiệm nuôi chuột chưa? xin chỉ giáo cho em với
tôi thấy mô hình nuôi rắn rất hiệu quả và tôn ít thời gian. nhưng rắn chỉ ăn các động vật còn sống: chuột, cóc, ếch, nhái ... mà các loại này ở quê tôi thì thiếu cho người ăn nửa đâu có dư cho rắn ăn.
tôi biết chuột là loài ăn tạp thức ăn dễ tìm, sinh sản nhanh, mau lớn. tôi định nuôi các loại như: chuột đồng, chuột bạch, chuột nhắt, bọ ... để chủ động nguồn thức ăn khi nuôi rắn với số lượng lớn.
bà con thấy ý tưởng của tôi có khả thi không? nếu bà con nào đã từng nuôi các loại kễ trên xin chi sẽ kinh nghiệm cho mọi người tham khảo với.
xin bà con cho ý kiến nên nuôi loại rắn nào cho hiệu quả kinh tế nhất (dể nuôi, đầu ra ổn định).
cám ơn bà con chia sẽ!
 


Nôi chuột là dính dịch hạch đó mấy bợ
Bệnh dịch hạch mấy bồ chỉ biết qua sách vở báo chí thôi.Chỉ có chuột xạ (nó có mùi hôi) sống ở những chổ dơ thì mới có nhiều vi khuẩn gây bệnh thôi chứ chuột đồng ở dưới ruộng lúa ăn lúa,ốc ở trong hang khô ráo hoặc ở trong ổ trên cây ko có bệnh đâu. Ngoài đường ở TP HCM bán chuột nướng lu dầy ra đó mà có thấy ai ăn rồi chết vì dịch hạch đâu:roflmao:
 


Nuôi con gì cũng truyền bệnh cả .
Sợ con vật truyền bệnh thì ăn chay, và cấm cả nước ăn mặn,
xoá bỏ nghề chăn nuôi, tiêu diệt hết động vật trên trái đất .
*
Người nào cũng là nguồn truyền bệnh .
Theo cách làm trên, thì cũng phải xóa bỏ loài người trên đất.
*
Trở lại chuyện nuôi chuột: dễ nuôi nhất trong các loại con,
và tỷ lệ thịt / thức ăn cũng thấp hơn thỏ, vì thỏ tốn rất
nhiều thức ăn để làm bộ da và lông nó . Da chuột mỏng, và
lông chuột rất ít . Chuột là vật nuôi lý tưởng làm thức ăn
cho rắn, dễ hơn nuôi Cóc nữa . Chỉ còn vấn đề chưa rõ, là
nuôi rắn chất lượng, thì nó ăn Chuột thì rắn có chất lượng
hơn, hay cho nó ăn Cóc thì rắn có chất lượng hơn?
*
Nếu nuôi trăn, thì chỉ trăn nhỏ mới ăn chuột thôi . Khi trăn
lớn, phải cho nó ăn Dê cả con, và ăn Lợn nguyên con, thì mới
đúng trăn tự nhiên.
*
Khi đã quyết nuôi chuột làm thức ăn cho rắn, tôi tưởng tượng
nuôi 2 loại chuột: chuột nhắt, và chuột đồng . Mỗi loại nuôi
trong một buồng riêng. Trong buồng có kê nhiều tầng để đỡ
tốn diện tích mặt bằng mà nâng cao diện tích sẳn xuất . Ví
dụ chuột đồng thì mỗi tầng cao nửa mét, có cầu thang cho chuột
lên xuống các tầng thuận tiện. Trong góc mỗi tầng, có đặt
những hộp gồ mỗi chiều hơn 1 gang tay, cao 1 gang, để chuột
cái làm tổ, đẻ và cho con bú. Ngay cửa ra vào là hành lang
nhìn vào các tầng, và có thể lấy hộp tổ chuột ra để làm vệ
sinh sau khi chuột con cai sữa . Nơi đó lại là chỗ chuột mẹ
gây dựng lứa chuột mới. Trong hành lang này đặt khay thức ăn
và khay nước uống . Nếu buồng vuông vắn mỗi chiều 3 mét, thì
tầng mỗi chiều 2 mét, và có 6 tầng, mỗi tầng có 15 ổ chuột đẻ
và 2 chục chuột không nuôi con, luôn luôn lúc nào cũng có chỗ
cho 2 trăm chuột thành phẩm mà không quá chật. Chỗ của chuột
mẹ đang nuôi con đã không tính vào đây.
*
 
Có trích bài của bác anhmytran<HR style="COLOR: #e1e1e1" SIZE=1><!-- / icon and title --><!-- message --><!-- message -->
Nuôi con gì cũng truyền bệnh cả .
Sợ con vật truyền bệnh thì ăn chay, và cấm cả nước ăn mặn,
xoá bỏ nghề chăn nuôi, tiêu diệt hết động vật trên trái đất .
*
Người nào cũng là nguồn truyền bệnh .
Theo cách làm trên, thì cũng phải xóa bỏ loài người trên đất________________________________________

về nuôi chuột, các bác rất cẩn thận, tôi nghỉ con vật nào cũng có thể nhịêm mầm bệnh, cả con người. Vd, gà, vịt, chim, loại này (H5N1)
còn nuôi chuột, chọn gióng sạch, nuôi và thức ăn hợp vể sinh, thì ko phải là nguy hiệm như các bạn đã nói, những ko có kỹ thuật phổ biến, như các loại khac vậy thôi,
 
Last edited by a moderator:
theo tôi biết nhiều người nuôi rắn Long Thừa, rắn hổ trâu,... thường cho ăn là nháy, ếch, cóc, chuột... nhưng nuôi với số lượng lớn, quy mô trang trại , thì bạn nên tìm nguồn thức ăn ổn định cho rắn;
theo tôi cũng học hỏi các bác nuôi với số lượng lớn thì tìm nguồn thức ăn như sau mà lại rẻ tiền có sẳn:
1/ bạn tập cho rắn Long Thừa ăn cổ gà, cổ vịt công nghiệp loại này rất rẻ mua bao nhiêu củng có (bạn cắt nhỏ ra cho ăn.
2/ bạn nuôi chim cút lấyu trứng ấp nở cút con cho ăn vì cút là loài dễ nuôi đẻ rất nhiều thời gian nuôi ngắn, nếu nuôi khoảng 300 cút máy sinh sản thì bàn đảm bảo được nuôi từ 300-500 rắn
3/ bạn nên liên hệ với các lò ấp vịt , gà để mua lại gà, vịt đã loại thảy từ lò, trunwgs vịt sát...bạn mua về cho ăn
- bạn để rắn nhị đói vài ngày và thảy mòi vô thì rắn se ăn, chúc bạn thành công, chứ tôi thấy bạn nuôi chuột se không thành công và tốn thời gian lắm, ảnh hưởng đến môi trường, khi chuột sổng chồng se ảnh hưởng đến mùa màng, dịch bệnh, bảo đảm là chi cục kiểm lâm sẽ không cho bạn nuôi đâu, vì đây là con vật có hại. phát 0933597910.
 
Thực tế chuột nuôi nhiều ở các nước trên thế giới, và ở ViệtNam,
thì chúng không sổng ra ngoài khu vực nuôi . Không hiểu lý do .
*
Kiểm lâm chỉ có quyền hạn với các động vật quý hiếm, nhưng các
động vật khác thì không có quyền. Tuy thế, y tế có quyền với các
trại chăn nuôi không hợp vệ sinh . Ngoài ra, còn có cục bảo vệ
tài nguyên và môi trường nữa . Những cơ quan đó có quyền trên
tất cả các con vật nuôi khác, chứ không chăm chăm chỉ nhè vào
nuôi chuột mà thôi.
*
Những kết luận: không thành công, lâu lắm, động vật có hại, ảnh
hưởng môi trường chỉ là bạn tự nghĩ ra, phần nhiều là sai. Căn
cứ vào thảo luận về nuôi chuột đã bàn trong forum này, thì đã
có người nuôi thành công, rất dễ, rất nhanh chóng, rất sạch sẽ,
và không sổng chuồng . Bạn cũng đã coi video clip, thấy chuột
rất dễ nuôi, và một chuột mẹ, sau 6 tháng sẽ có 2 nghìn con cháu.
Sau đó, thì còn lên với tỷ lệ còn tăng vọt nữa kia.
*
So nuôi chuột bằng thóc, ngô đỗ, cám nấu với xác bã cá làm mắm,
với hợp đồng mua đầu gà, lòng gà, thì mỗi bên có cái lợi, cái
thiệt khác nhau. Ta có thể áp dụng cả 2 cách để khỏi bị lệ thuộc,
khi nhà cung cấp giỡ quẻ, hay bị phá sản, thì ta vẫn bình an.
Chưa chắc giá thành chuột ta làm ra đắt hơn đầu gà lòng gà đâu,
một khi ta bị lệ thuộc, mà họ có nhiều khách hàng cũng chăn nuôi,
mà không dám nghĩ rằng có thể tự túc.
*
 
...
theo tôi cũng học hỏi các bác nuôi với số lượng lớn ....

- bạn để rắn nhị đói vài ngày và thảy mòi vô thì rắn se ăn, chúc bạn thành công,

ngocphat02 thân mến,

Rất cảm ơn bạn đã cho biết một giải pháp quan trọng trong việc nuôi rắn hổ vện. Trong một post gần đây nhất cho biết một trang trại ở An Giang nêu giải pháp tương tự là nuôi bằng cổ gà... do vậy mình nghĩ là đây là một chủ trương hay, tuy nhiên mình muốn nêu một số câu hỏi:

1. Bạn có thể hỏi cụ thể các bác nuôi số lượng nhiều, về phương thức cho rắn ăn ra sao ? Cụ thể là để nguyên cả cổ hay phải băm nhỏ, bằm mềm...v.v... ?

2. Kích cỡ cổ gà là loại nào... to quá thì sao ? ....

3. Và quan trọng là cho tập cho nó ăn khi nó lớn cỡ nào ? Có thể tập cho nó ăn ngay từ bé, tức độ 1 - 2 tháng tuổi không ?

4. Có thể có những con không chịu ăn mồi chết không ? Nếu có thông thường tỷ lệ là bao nhiêu ? Phải giải quyết những con lì lợm đó ra sao:rolleyes: ?

5. Một điểm oái oăm nhất là cổ gà, cút chết..v..v... sẽ hư thối nếu đàn rắn ăn chậm... thông thường thì mình làm gì với đám mồi hư đó (cho kỳ đà ăn... không có kỳ đà thì nấu cho cún nhà ăn, hay thôi thì cho heo ?)...

Trong post bạn nói là để đói vài ngày, thảy mồi vô, rắn sẽ ăn... nếu nó nhất quyết một tuần cũng ko ăn, 2 tuần cũng không chịu ăn thì sao ?:confused: Do vậy nếu bạn có thông tin về câu 4 là rất quan trọng vì ACE sẽ chuẩn bị tinh thần chịu một lượng hư hao nhất định (ý mình nói nếu 40% ko chịu ăn mồi chết thì coi như bỏ và tỷ lệ hư hao coi như ấn định là 40% chăng ?)

Và sau chót mình hiểu là việc cho ăn mồi chết nên áp dụng với trang trại nuôi đàn (nhiều con một chuồng) chứ ko phải áp dụng cho trại nuôi con một chuồng hay 2 - 3 con một chuồng ?

Thanks bạn trước:eek:,

Thân,
 

Cám ơn bạn Tam Son có những ý nghĩ rất thấu đáo của người đã có kinh nghiệm chăn nuôi.
Tôi cũng rất quan tâm đến những vấn đề này. Đến đây cũng có thể có vài kinh nghiệm học
hỏi trên Internet là: rắn bắt hoang về thì rất thích mồi sống, nhưng có cái dở là không
ăn mồi chết . Rắn mới nở cũng có bản năng săn mồi, nhưng không biết có luyện được thói
ăn mồi chết hay không . Động vật nuôi nhiều đời có thể luyện được thói ăn mồi chết, mặc
dù tôi chưa biết người ta đã làm thế nào. Theo nghiên cứu khoa học của Mỹ, thì rắn không
nhìn được mồi không cử động, vì nó coi đó là cục đất cục đá, cành cây thôi. Vì vậy người
nuôi phải luyện cho nó ăn mồi không cử động, và điều đó vừa khó, vừa tốn công. Tôi nghe
nói nuôi Ba ba và Ếch bằng thức ăn công nghiệp, mà không biết làm thế nào, và có nuôi
rắn như vậy được không. Vì thế, trước mắt cứ có chuột, cóc còn sống cho chúng ăn là tiện.
*
Tôi cũng nghe nói rắn nuôi thì béo và hay có bệnh hơn rắn hoang . Người ta còn nói nuôi
rắn hổ chúa thì không nên cho nó vận động để lên cân nhanh . Một Video làm thịt một con
rắn hổ chúa 20 ký, thì có 4 ký mỡ. Lại còn nói đút cho rắn ăn, và rắn còn ói ra nữa.
Như vậy ta đã ép ăn, gọi là nhồi, tọng, vỗ béo, chứ không phải nuôi rắn bình thường. Bây
giờ rắn bán sang TQ còn ít, người mua vơ cả các loại rắn, nhưng dần dần, rắn nuôi quá
béo quá mập sẽ có giá thấp hơn rắn săn chắc. Chẳng ai muốn bỏ tiền ra mỗi ký rắn 1 triệu
để mua 4 ký mỡ rắn cả.
*
http://www.youtube.com/watch?v=5I3kogp8w2Y
*
Chẳng hiểu sao người An Giang lại nói giọng bắc ?
*
 
Last edited:
Thực tế chuột nuôi nhiều ở các nước trên thế giới, và ở ViệtNam,
thì chúng không sổng ra ngoài khu vực nuôi . Không hiểu lý do .
*
Kiểm lâm chỉ có quyền hạn với các động vật quý hiếm, nhưng các
động vật khác thì không có quyền. Tuy thế, y tế có quyền với các
trại chăn nuôi không hợp vệ sinh . Ngoài ra, còn có cục bảo vệ
tài nguyên và môi trường nữa . Những cơ quan đó có quyền trên
tất cả các con vật nuôi khác, chứ không chăm chăm chỉ nhè vào
nuôi chuột mà thôi.
*
Những kết luận: không thành công, lâu lắm, động vật có hại, ảnh
hưởng môi trường chỉ là bạn tự nghĩ ra, phần nhiều là sai. Căn
cứ vào thảo luận về nuôi chuột đã bàn trong forum này, thì đã
có người nuôi thành công, rất dễ, rất nhanh chóng, rất sạch sẽ,
và không sổng chuồng . Bạn cũng đã coi video clip, thấy chuột
rất dễ nuôi, và một chuột mẹ, sau 6 tháng sẽ có 2 nghìn con cháu.
Sau đó, thì còn lên với tỷ lệ còn tăng vọt nữa kia.
*
So nuôi chuột bằng thóc, ngô đỗ, cám nấu với xác bã cá làm mắm,
với hợp đồng mua đầu gà, lòng gà, thì mỗi bên có cái lợi, cái
thiệt khác nhau. Ta có thể áp dụng cả 2 cách để khỏi bị lệ thuộc,
khi nhà cung cấp giỡ quẻ, hay bị phá sản, thì ta vẫn bình an.
Chưa chắc giá thành chuột ta làm ra đắt hơn đầu gà lòng gà đâu,
một khi ta bị lệ thuộc, mà họ có nhiều khách hàng cũng chăn nuôi,
mà không dám nghĩ rằng có thể tự túc.
*
cám ơn bác!
 
bác anhmytran mà giải thích được điều này...Mục tui từ nay xin gọi bác là... sư phụ

:confused:thời này bắc nam chung rồi thì ở đâu chẳng thấy người bắc người nam chư bác.chổ em ở tây nguyên mà dân bắc ở đây còn nhiều hơn dân nam như tỉnh đồng nai 70% người bắc đấy bác:D:huh::eek:
 
vậy người có thể chỉ cho tui biết làm cách nào để có thể phòng ngừa và trị bệnh DỊCH HẠCH ở chuột đc ko
 
đã theo đuổi việc nuôi chuột đồng nhưng chưa thành công.mong bạn sẽ thành công!
 
vậy người có thể chỉ cho tui biết làm cách nào để có thể phòng ngừa và trị bệnh DỊCH HẠCH ở chuột đc ko
tốt nhất là bạn nên mua thuốc sát trùng chuồng trại cho chuột vào mỗi tuần. Mình đang nuôi nè. Nuôi trong lồng loại lồng mà nuôi bồ câu đó. mỗi ô khoản 1m2 gồm 1 chuột đực và 5 chuột cái. bỏ vào 5 trái dừa khô vào và cố định dừa vào lồng và bỏ rơm,rác vào cho chuột làm ổ.Chuột đẻ khoản 2 tuần thì đem chuột con qua lồng để riêng và chuột mẹ bắt đầu sinh sản lứa mới. Chúc bạn thành công
 
vậy người có thể chỉ cho tui biết làm cách nào để có thể phòng ngừa và trị bệnh DỊCH HẠCH ở chuột đc ko
Cách phòng ngừa bệnh dịch hạch ở chuột là:
Không mang chuột ở nơi có bệnh dịch hạch về trại nuôi chuột của mình.
*
Còn nếu người đến nơi có dịch hạch, thì 90% bị bệnh dịch hạch, mặc
dù bạn không phải là chuột.
Trâu bò, lợn chó mèo đến nơi hay đi qua nơi có dịch hạch thì 99% bị
bệnh dịch hạch, mặc dù chúng không phái là chuột.
*
Ngày xưa, nơi nào có dịch hạch thì bị bao vây bằng quân đội có súng.
Tất cả con vật nào cử động được hay là người, hễ đi ra đến vòng vây
có chăng dây và treo biển, sẽ bị bắn chết ngay. Vòng vây được giữ
trong mấy ngày, bằng thời gian người bị bệnh cho đến chết, thì quân
đội tiến vào, giết sạch và đốt sạch tất cả trong vòng vây. Sau đó thì
phun hay tưới thuốc sát trùng, và giữ mấy năm hoang vắng để vi trùng
nếu sống sót, thì cũng bị chết đói hết.
*
Cũng nên nhắc lại cho mọi người biết: dịch hạch là do vi trùng, không
phải do chuột . Ai cho rằng nuôi chuột dễ bị dịch hạch, thì cần học
một khóa ngắn hạn về vi trùng. Cũng như bệnh dại không phải là do chó,
mà chó là con vật dễ mang vi trùng và lây lan mạnh mà thôi. Ngày xưa
ở Hưng Yên khi có bệnh dại, người ta còn làm thịt cho dại mà ăn, cũng
chẳng sao . Họ biết rằng vi trùng bệnh dại chỉ cần nóng một chút chưa
đủ sôi nước là đã chết ngay rồi.
*
ViệtNam đã từng bị bệnh dịch gà, và đã có kinh nghiệm phòng chống bệnh
dịch như thế nào . Ngày xưa thời Pháp, ViệtNam đã từng bị bệnh dịch
Nhiệt Thán, hay bệnh Than, bệnh Đóng Dấu . Bệnh này ghê gớm còn hơn
dịch Hạch nữa (VN chưa từng bị dịch hạch). Bệnh đóng dấu này thì người
bệnh bị sốt cao, rất chóng chết, trên da mẩn đỏ từng vùng nhỏ như đóng
dấu của Uỷ ban lên giấy. Thế mà có một con trâu chết, nghi là bệnh than,
dân quân phải canh gác mộ chôn đến gần sáng mới rút về, nhưng đến sáng
thì chỉ còn một cái hố trống trơn .
*
*
 
Con "chuột" và "dịch hạch". Kể như vậy thì cũng còn thiếu. Nếu kể cho đủ thì :
- Vi-trùng
- Vi-trùng nhiễm vào bọ chét.
- Bọ chét ký sinh lên chuột.
- Chuột len lỏi cùng các hang hóc.
- Bọ chét có đặc-tính thay đổi ký chủ, nên bọ chét của "xóm nầy" sẽ nhảy sang chuột của "xóm kia", làng nầy qua làng nọ, gây thành bệnh dịch rộng lớn. Không bị bọ chét cắn thì không bệnh. Đó là nói bọ chét có mang mầm bệnh.
Chính cá-nhân tôi có lần ghé nhà 1 người có nuôi mấy con chó Berger, mà chủ-nhân không bao giờ vệ-sinh tắm rửa cho chúng. Đứng ngoài sân nói chuyện 1 lát mà cổ chân đau ngứa khó chịu vô cùng. Kéo ống quần lên, thì từ khoảng gây thun dớ trở lên, bọ chét bu đầy, nổi mận đỏ tươi đầy hết... nổi da gà! Chung quanh chỗ đứng, bọ chét nhảy tưng-tưng trên đất, thấy rất rõ. Từ đó tui biết, bọ chét không phải lúc nào cũng đeo ký-sinh, khi thì chúng nhảy lên đeo hút máu, khi thì nhảy ra đất chờ ký-chủ mới, hay (có thể) để sinh-sản.
Vậy, nếu nuôi chuột một cách sạch-sẽ, nhất là không để cho chúng là cà, tán-tỉnh mấy cô chuột làng bên thì làm gì có bọ chét, làm gì mà lây dịch hạch được?
Thân.
 
vậy dịch hạch hiện giờ đã có thuốc trị chưa các bác.lỡ nhiễm bệnh thật là nguy cho cả vùng hjxhjxhjx
 
Bây giờ tiến bộ hơn xưa nhiều . Lỡ có dịch hạch, thì đã có máy bay B52,
hay bom nguyên tử, chứ không xài bộ binh đeo bình xăng phun lửa đâu.
*
 


Back
Top