Nuôi "Chuột" mọi người nghĩ thế nào???

  • Thread starter dongkt52a
  • Ngày gửi
Em thấy topic mình nuôi con gì, trồng cây gì hiệu quả. Không biết đã có ai nuôi thử món này chưa nhỉ??
Chuột là động vật có hại đúng ko ah? nhưng nó phát triển thì cực nhanh từ nhà -> cánh đồng...... chỗ nào cũng sống dc hết mà sinh sản thì ôi thôi vô đối luôn. Dịch bệnh áh ngoài dịch hạch ra có j nữa ko nhỉ?...H5N1 ta còn phòng dc nứa là dịch hạch :))
Mà chuột thì ta có thể??: Trước hết là làm thức ăn cho rắn quá tiện luôn, và nhiều con vật khak. Đặc biệt là cả... chính chúng ta (con người).Nếu như chủ ý nuôi thì quá dễ luôn, cứ làm chuồng bé bé cho 1 kho ngô và máng nước bebe rồi vài tháng quay lại thì cả 1 đàn chuột nhá :).
Trên đây là ý kiến nhỏ của em mong mọi người cho ý kiến phát triển một con vật nuôi mới đem lại hiệu quả cho bà con nông dân :) :8^:
Suy nghĩ lớp trẻ mọi người đừng cười nhé :)

chuot.jpg



=>> Ngoạm ngoạm
chuotdong_dacsan_nambo_giao.jpg
40.jpg
 


tiếc là h5n1 thì phòng đc còn dịch hạch thì pó tay
 


Last edited by a moderator:
Giá chuột đồng ở chổ mình hiện tại thương lái mua 35k/1kg .vậy Các bác tính xem có lời ko nhé.
Mình cũng thích nuôi để cho rắn ăn như8ng rất ngại bắt nó bởi vì khi đụng vô nó là phụp liền ak.
 
chuột sinh sản nhanh mà lại dễ nuôi ( sợ mỗi dịch hạch) thi giá 35k/1kg la van có lời vì mình có thể tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp. nếu bạn nao gần chợ thì có thể tận dụng nguồn rau, cu, quả ở chợ, vi vậy tiền thức ăn sẽ gần như rất it.
ngoài ra mình thấy chuột cũng ăn cả cỏ nữa nhưng mà ít thỉng thoảng không có cho ăn cỏ thì cũng không chết được
 
Nếu nuôi cho rắn ăn thì bạn không cần phải bắt chuột, chỉ cần bắt rắn thả vô lồng chuột thì không sợ chuột cắn nhưng phải cẩn thận, coi chừng rắn cắn đó nghe!
 
bạn nào cho mình biết loại rắn nào dễ nuôi và có giá trị, có thể ăn chuột lam nguồn thức ăn được. mình ở miền bắc vì vậy rắn đòi hỏi phải chịu lạnh được. Mình đang có ý định tiến hành nuôi chuột sau đó chuyển sang nuôi rắn. Mong được các bác chỉ giáo
 
Trước khi nuôi chuột thì phải nghĩ ra phương pháp diệt chuột để dập tắt nạn "giặc chuột" đang hoành hành đến khi chuột trở nên quý hiếm thì nuôi là thắng chắc.

--------

Muốn cảm nhận được tất cả những tinh tuý của thịt chuột đồng thì phải ăn món "chuột hấp cơm" vào thời điểm tháng 3-4 AL hàng năm, tôi nghe mấy tiền bối ở Đồng tháp bảo thế nhưng chưa dám thử!
 
Last edited by a moderator:
mình đang nuôi chuột cống nhum trong lu nè chuột mau lớn lắm thịt cũng ngon như chuột đồng vậy thôi đâu có dịch hạch gì đâu , chuột cống nhum chưa thấy bệnh gì hết chỉ cắn nhau chết thôi [video=youtube;Hk37hi6ZEHs]http://www.youtube.com/watch?v=Hk37hi6ZEHs[/video]

--------

mình mua lu bể của hàng xóm 15000 đ /cái về trét ximang lại nuôi thử 2 lu 6con có 1lu sinh được 8 con chuột con còn anh mình nuôi trong chuồng làm bằng tole fibro xi mang kích thước 1mx0.5mx0.5m nuôi 6con sinh sản được hai bầy mỗi bầy 06 con lớn nhanh lắm đã tách ra 2 chuồng nữa . chuột thịt 50000/kg(cống nhum) 35000/kg(chuột cơm)
 

Last edited by a moderator:
Chuột là thủ phạm gây ra gần 40 bệnh ký sinh trùng và vi sinh vật khác nhau, đem đến những dịch bệnh chết người. Điển hình là:
Dịch hạch và sốt:
Do loài bọ chét của chuột Xenopsilla cheopris có thể trực tiếp nhảy sang người gây ban đỏ, nổi mẩn và ngứa. Bệnh nặng có thể dẫn tới tử vong .
Bệnh viêm màng não:
Do loài ký sinh Myobia musculi, Notoedres muris và Notoedres cuniculi lây sang người gây ra các. Sau khi ký sinh vào người, sẽ di chuyển đến phần chất xám của não, phát triển tiếp thành dạng giun xoắn chưa chín muồi,.
Bệnh giun xoắn đường ruột ở người: do ký sinh trùng giun, sán tạo ra các u hạt trong ruột non.
Bệnh chân voi: Do loài giun chỉ Brugia malayi khi ký sinh vào cơ thể người
Bệnh gạo sán gan: Ký sinh trùng ở chuột là trung gian tạo ra loài sán dây gây nên.
Bệnh tiên mao trùng: Các loài chuột có thể lây truyền cho người qua các ký sinh trùng máu nguy hiểm (Trypanosoma cruzi và Trypanosoma rangeli).

Bị chuột cắn không chỉ đau, vết thương dễ bị nhiễm khuẩn, mà còn có thể mắc một số bệnh nguy hiểm, đáng chú ý là bệnh dại và bệnh sodoku.
Bệnh dại:
Đây là một bệnh cực kỳ nguy hiểm, hiện vẫn chưa có cách gì chữa được khi đã lên cơn. Thường nói đến bệnh dại, chúng ta chỉ nghĩ đến loài chó vì chó là thủ phạm chính gây trên 90% các trường hợp dại ở người. Nhưng loài chó cũng không giữ độc quyền truyền bệnh dại. Nhiều loài súc vật máu nóng khác cũng có thể mắc bệnh này như mèo, chuột, lợn, ngựa, chó sói, cáo, chồn, dơi hút máu..
Khi chuột dại cắn người chúng cũng truyền virut dại cho người qua vết cắn. Về cách xử trí khi bị súc vật mắc bệnh dại cắn cũng giống như đối với chó dại. Phải tiêm ngay vacxin phòng dại đủ liều giống như khi bị chó cắn mà sau đó con chó bị đập chết hoặc bỏ chạy mất tích không theo dõi được.
Bệnh sodoku:
Bệnh này được phát hiện đầu tiên ở Nhật Bản và được đặt tên là sodoku (tiếng Nhật: so là chuột, doku là chất độc). ở Ðông Dương và nhiều nước châu á bệnh này cũng đã được phát hiện từ rất lâu. Bệnh gây ra do một vi khuẩn hình sợi xoắn giống như cái lò so, dài khoảng 1,5 đến 3 micromet. Trong thiên nhiên, loài chuột, nhất là chuột cống, chuột đồng là nguồn lưu trữ mầm bệnh nhiều nhất. Người ta đã tìm thấy trong máu của hai loài chuột này có tới 10 đến 20% mang xoắn khuẩn.
Ngày nay vì loài chuột tăng sinh rất nhiều và sống ở khắp nơi, nên bệnh sodoku có ở gần khắp thế giới. Triệu chứng chính của bệnh như sau: Khi bị chuột mắc bệnh cắn phải, xoắn khuẩn sẽ theo nước bọt chuột xâm nhập cơ thể qua vết cắn. Chỗ cắn bị viêm rồi dần dần bị loét, kèm theo nổi hạch ở vùng lân cận. Xoắn khuẩn vào máu, lan tràn khắp cơ thể rồi cư trú trong các cơ quan như gan, thận, thượng thận, tinh hoàn, buồng trứng... Từ các nơi cư trú này xoắn khuẩn sẽ vào máu từng đợt gây ra các đợt sốt. Người bệnh bị sốt kéo dài 4-5 ngày rồi hạ sốt đột ngột, ra nhiều mồ hôi, toàn trạng đỡ hẳn trong một vài ngày, sau đó lại xuất hiện đợt sốt thứ hai kéo dài 2-4 ngày rồi lại đỡ 5-7 ngày trước khi bị đợt sốt thứ ba. Số lượng đợt sốt có thể từ 7-20 đợt hoặc hơn nữa. Càng về sau khoảng cách giữa các đợt sốt càng dài ra, có khi tới hàng tuần, hàng tháng. Trong những trường hợp nhẹ, bệnh nhân chỉ sốt vài ba đợt. Ngoài da thường thấy xuất hiện những nốt ban đỏ, nhỏ bằng đầu đinh ghim hoặc có những nốt phồng, nốt mẩn. Các nốt này bắt đầu xuất hiện từ vết cắn, sau lan nhanh ra ngoài, đôi khi lan ra toàn bộ một bên tay, bên chân. Cũng có một số bệnh nhân không có phát ban.
Bệnh nhiều khi diễn biến nặng, nếu không điều trị chu đáo, có thể bị suy kiệt rồi chết.
Ngoài ra trong phân và nước tiểu chuột (bất kể loài nào) còn có hantavirus, nhiễm vào người sẽ gây chứng bệnh đặc biệt rất dễ nhầm với các chứng sốt siêu vi, sốt xuất huyết, viêm ruột thừa hoặc viêm cầu thận. Do triệu chứng lâm sàng khó nắm bắt và chưa có thuốc đặc trị nên việc điều trị rất kém hiệu quả.

Điều đặc biệt là nếu nuôi chuột, bạn phải có một năng lực siêu phàm mới chịu đựng được mùi tanh tưởi của phân và nước tiểu của chúng.
 
nếu nói vật trung gian lây bệnh cho người thì rất nhiều như gà H5N1 heo tai xanh bò chó bệnh dại . . . mình thấy topic này có nhiều người muốn nuôi nên mình chia sẽ kinh nghiệm ai sợ dịch bệnh thì nên tránh xa đừng nuôi là an toàn rồi còn vật nuôi mà dơ dấy hôi hám là do người nuôi chứ không phải do vật nuôi đâu mình đọc báo thấy có nhiều người nuôi chuột hiệu quả kinh tế cao chứ có nghe ai bị dịch bệnh gì đâu ở trại nuôi chuột Suối Dầu Nha Trang nuôi hơn 300000 con chuôt để làm thí nghiệm chứ đâu có nghe ai bị chuột lây bệnh chết đâu http://channuoithuy.lefora.com/2009/05/15/tham-trai-chan-nuoi-chuot/ đây một người nuôi chuôt nữa nèhttp://chuotdongmietvuon.wordpress.com/2011/05/18/mới-lạ-mo-hinh-nuoi-chuột-dồng/

--------

nếu hơn 300000 con mà được chuột công nhum thì 300000 con ⇒ 240000kgx50000đ/kg=12.000.000.000 đ
 
Last edited by a moderator:
Nuôi được chuột nhưng chắc chắn một đều là thịt k ngon bằng chuột đồng
 
Ngoài những căn bệnh cac bạn đã nói thì chuột ở miền tây còn trực tiếp hay gián tiếp gây ra bao cảnh lầm thang, tù đày, nồi da xáo thịt, sanh ly tử biệt ...! ôi thôi thôi!
 
Đã có người thành công với mô hình này rồi,e xin đóng góp bài viết e đã đc đọc:
Nuôi chuột làm…mồi nhậu



Chuot1a.jpg;pve8c20a4b0abf16fc

Chuột cống nhum nuôi ở nhà anh Giàu - Ảnh: NN

<tbody>
</tbody>
Gần một năm nay, trong lúc người dân ở An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long…đang đau đầu tìm cách tiêu diệt lũ chuột phá hại mùa màng thì ở TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, lại có những người âm thầm tìm chuột con về nuôi…lấy thịt.
Xây nhà cho…chuột ở
Người khởi xướng phong trào nuôi chuột ở TP Cần Thơ là ông Mai Chí Đệ, một nông dân rặt ri ở ấp Thới Trung, xã Thới Đông, H.Cờ Đỏ. Lúc đầu, ông Đệ thả nuôi 6.000 con chuột con. Chuột lớn rất nhanh, chỉ vài tháng sau đã bắt cặp, sinh con. Trong khu nuôi chuột rộng 350m2, ông Đệ xây hàng rào cao hơn 2m, nền đổ xi măng để chuột không thể đào hang hay leo ra ngoài. Ngoài ra, ông Đệ còn xây hai “ ổ chuột” có che mái hiên chống mưa gió, bên trong ông lấy đất cục đổ lên nhiều tầng cho chuột đào hang sinh sống. Hằng ngày ông Đệ ra chợ xã gom các loại rau quả, trái cây bị hư về cho chuột ăn. Ông Đệ nói chuột đồng nuôi “tại gia” mỗi kg khoảng 7 con, bán cho các nhà hàng, quán ăn với giá từ 40- 50 ngàn đồng. Tính đến thời điểm này, ông Đệ đã xuất bán khoảng 10 tấn chuột, thu vào được 45 triệu đồng. Sau khi trừ tiền đầu tư xây khu nuôi chuột, mua con giống, thức ăn…ông còn lời 10 triệu đồng. Còn phân chuột ông dùng để bón hoa màu, kết quả khá tốt.
Ông Đệ ước tính trong hai ổ còn hàng chục nghìn con chuột lớn nhỏ. Cứ cách hai tháng ông lại bắt lứa chuột lớn gần 1 tấn bán thịt, trừ chi phí lời 1 triệu đồng. Chuột thì mỗi tháng đẻ một bầy từ 7- 10 con. Ông Đệ nói nuôi chuột không giàu có nhưng có đồng ra đồng vào hoài. Hiện nay rất nhiều người đến tìm mua chuột giống của ông Đệ về nuôi thử nghiệm, với giá 45.000 đồng/kg.
Chuot1.jpg

Ông Đệ bên ổ chuột - Ảnh: NN

<tbody>
</tbody>
Vừa có tiền, vừa có…mồi nhậu
Nếu ông Đệ là người khởi xướng phong trào nuôi chuột đồng, thì ông Đỗ Văn Giàu (ngụ ấp Tân Lợi, thị trấn Một Ngàn, H.Châu Thành A, Hậu Giang) được xem là người khơi mào nuôi chuột cống nhum, loài chuột to lớn, dữ dằn trong họ chuột.
Ông Giàu tận dụng mấy cái lu, khạp thả chuột cống nhum giống vào nuôi, rồi thảy khoai mì, ốc, cua, lúa...cho chúng ăn. Suốt ngày, bầy chuột 100 con bò tha thẩn khắp sân vườn, chúng thân thiện dạn dĩ với chủ nuôi như mèo, chó vậy. Theo ông Giàu, chuột cống nhum con nuôi khoảng 6 tháng thì bắt ổ đẻ, mỗi lứa đẻ từ 6- 10 chuột con. Tuy nhiên, do điều kiện không cho phép nên ông Giàu chỉ nuôi nhỏ lẻ để bán thịt và làm món nhậu lai rai. Hiện nay, chuột cống nhum giống 2 tháng tuổi giá 150.000 đồng/cặp, 4 tháng tuổi giá 300.000 đồng/cặp. Chuột cống nhum con nuôi 4 tháng cân nặng 800g/con, lái đến thu mua từ 60- 70 ngàn đồng/kg tùy theo thời điểm.
Ông Đỗ Xuân Phúc, Trưởng trạm khuyến nông huyện Cờ Đỏ, cho biết trạm đã tiến hành kiểm tra khu nuôi chuột của ông Đệ, thấy chuồng trại an toàn. Mặc dù ông Đệ nuôi đã lâu nhưng chưa nghe người dân phản ánh chuột thoát ra ngoài phá hoại, hay gây mùi hôi thối. “Tuy nhiên, do đây là đối tượng nuôi quá mới mẻ, nên chúng tôi đang tiếp tục…theo dõi”, ông Phúc nói.
 
Ngoài những căn bệnh cac bạn đã nói thì chuột ở miền tây còn trực tiếp hay gián tiếp gây ra bao cảnh lầm thang, tù đày, nồi da xáo thịt, sanh ly tử biệt ...! ôi thôi thôi!
như vầy thì không ai dám đóng góp kinh nghiệm vào topic nuôi chuột nữa rồi vì sẽ góp phần vào ''gây ra bao cảnh lầm thang, tù đày, nồi da xáo thịt, sanh ly tử biệt ...! ôi thôi thôi!''
 
Thật đấy bạn cubi à, tôi nói không ngoa đâu, hơi cường điệu tí thôi!
Thỉnh thoảng ở miền tây vẫn xảy ra những vụ án dỡ khóc dỡ cười vì chuột đồng đó.
Chuột cắn phá quá mà chưa có biên pháp giệt trừ nào thật sự hiệu quả nên bà con hay dùng bẫy điện để bắt chuột, điện 1 chiều 220v thì nó đâu có kể là chuột hay người? thế là những chuyện bi hài đó cứ xảy ra!
 
Thật đấy bạn cubi à, tôi nói không ngoa đâu, hơi cường điệu tí thôi!
Thỉnh thoảng ở miền tây vẫn xảy ra những vụ án dỡ khóc dỡ cười vì chuột đồng đó.
Chuột cắn phá quá mà chưa có biên pháp giệt trừ nào thật sự hiệu quả nên bà con hay dùng bẫy điện để bắt chuột, điện 1 chiều 220v thì nó đâu có kể là chuột hay người? thế là những chuyện bi hài đó cứ xảy ra!

Nếu như vậy mình nuôi được rồi biến nó thành hàng hóa=> con chuột được có giá hơn mọi người sẽ thay đổi cách đánh bắt, nếu mà chuột nhiều đắt hơn lúa biết đâu họ còn nuôi chuột trên ruông ý chứ :))
Cứ như hình ảnh tại địa chỉ này http://vnexpress.net/gl/doi-song/ca...-campuchia-vuot-bien-ve-mien-tay-lam-dac-san/ nếu đánh điện thì chuột vận chuyển được đi xa nữa ko? Đông lạnh ư? còn pải chờ người tiêu dùng đã!
Còn dùng điện bắt chuột cái này thuộc về "cái đầu cái đầu" mỗi con người, em ko dám nói quá nhưng pải thay đổi ý thức của cả 1 thế hệ. Không dễ!
 
Last edited by a moderator:
Theo e thì nếu nuôi thì ta lên thiết kế chuồng nuôi khép kín,nền xây chắc chắn,xây tường cao 70cm,láng bóng hoặc ốp kính,nói chung là ko để chuột chạy khỏi chuồng,lên nuôi tất cả chung 1 chuồng,làm mô hình đất như tự nhiên,trồng thêm vài loại cây,cỏ,v..v
Đất đảm bảo độ ẩm,ko lên quá khô và quá ướt,
Thức ăn:chỉ lên cho ăn rau,cỏ,củ thôi,ko lên cho ăn các loại như ốc bươu vàng,... ko ăn hết sẽ bị thối rữa,ko đảm bảo vệ sinh,dễ gây bệnh.
Đảm bảo đc vệ sinh là coi như thắng lợi rồi vì nuôi dưỡng nó thì có thể nói là rất dễ,cố gắng để ý thường xuyên xem có bệnh tật gì ko để kịp thời chữa.
1 lứa chuột đẻ 8-10 con,15 ngày 1 lứa lên nhanh phát triển đàn
chỗ e nhu cầu chuột cao lắm,hì
Đóng góp cho anh em 1 trang web chuyên cung cấp thịt chuột http://chuotdong.com/
e mới 19 tuổi lên kinh nghiệm chưa nhiều,đến với nông nghiệp là vì yêu thích,có gì thiếu sót mong các bác bổ sung thêm^_^
6dd11fe1d3e8f5741eb009771689719c_41704387.315b95e48aaf4873b0488a684f98f1ca.jpg
[/URL][/IMG]
 
Last edited by a moderator:


Back
Top