Nuôi Cóc

  • Thread starter Xuan Vu
  • Ngày gửi
tôi muốn nuôi con cóc nhưng không biết cách nuôi và cho nó sinh sản , ai biết xin chỉ dùm, hoặc biết nơi nào có nuôi thành công xin chỉ rỏ địa chỉ và sdt ,tôi cám ơn
 
bác vũ nuôi được chua vậy?> khi nào thành công xin bác up lên cho mọi người chiêm ngưỡng nha
 
thanhk you

Chào bác. thấy địa chỉ bác ở lâm đồng. em cũng ở lâm đồng, đức trọng. Em nghĩ nuôi động vật hoang dã chưa thuần mà chưa chắc ăn thì tối thiểu cũng phải tìm hiểu môi trường nó sống như nhiệt độ và độ ẩm và chỗ ẩn láu của nó. sau đó quây 1 khoảng đất nào đó lại làm tương tự như môi trường sống của nó hay gần như thế. Về vấn đề nuôi cóc thì mình nghĩ vấn đề nhiệt độ cũng không sợ lắm, nuôi các kết hợp trồng hoa hay rau sạch( trồng hoa tốt hơn vì không hay it phun thuốc), 1 công đôi việc ( hợp với chỗ bác và em). Rau và hoa mình phải tưới. có mưa nhân tạo luôn có chỗ ẩn cho con cóc. Cóc ăn côn trùng. Thắp đền để hoa hay rau tăng lượng phát triển. Vừa dụ được côn trùng cho cóc ăn. Nếu cần nữa thì nuôi dòi từ phân gia cầm gia súc. lấy phân và dòi rải đều bón trong khu vực nuôi. vừa tốt cho cây vừa có thức ăn cho cóc. Cóc đẻ thì có người nói 1 hay 2 lần thì cũng chưa thể kiểm chứng được là cóc đẻ mấy vụ trong năm. Vì ngoài bắc nghe nói nó đẻ 2 vụ và vụ sau là vụ mưa xuân nó đẻ ít hơn.Trong Nam có 1 mùa mưa nên nó để 1 vụ. Cũng khó có thể nói được. Nuôi kiểu này thì không kinh tế lắm nhưng làm thức ăn dặm cho con rắn thì cũng tốt. Tất nhiên cũng phải cho rắn ăn thêm những thức ăn khác. Các bác thếy thế nào. một ít ý kiến nhỏ bé.​
cam on anh ban nhe'
 
Em Thấy Bên Trung Quốc Cho ếch Tập ăn Thức ăn Cám Bằng Cách Họ Sâu Gạo Hay Dòi Gì đó Chộn Chung Với Cám Cho Gà ăn , Vì Cám Viên Cho Gà Cũng Có Kích Thước Gần Giống Dòi Hay Sâu Gạo. Khi Dòi Hay Sâu Bò Thì Viên Cám Cũng Nhú Nhích Theo. Tụi ếch Thấy Vậy ăn Cả Cám Lẫn Dòi.( Thấy Họ Cho ăn Trên Cạn để Trong Cái Khay,họ Trải Rơm Trên 1 Hố Cát để Con ếch Tránh Rét, Hoàn Toàn Sống 1 Nửa Là Nước 1 Nửa Là đất). Cách Này Cũng Có Thể áp Dụng Cho Cóc. Vì Thấy Rằng Con Cóc Sống Hoàn Toàn Trên Cạn, Cần Nước Khi đến Lúc Sinh Sản Thôi. Tất Nhiên Nếu Thành Công Thì Cũng Chỉ để Giảm Chi Phí Trong Quá Trình Chăn Nuôi. ý Kiến Nhỏ Nhoi Mong Các đại Ca đừng Khinh.
 
sao diển dàn này ko thấy ai pót bài nữa vậy.em rất mê nu6o6i cóc rất mong các bác nao nuôi được cóc chi em với
 
Viết bài để cùng chia sẻ và thảo luận, nhưng bạn NguyenHungDung lại
phê bình chỉ trích tôi, nên ai mà còn dám lên tiếng đề nghị ý tưởng
nữa?
*
Cũng may là sau bài viết của tôi, còn có nhiều bài khác cũng có cùng
ý tưởng, mà bạn NguyenHungDung không phê phán, nên tôi cũng được
an ủi.
*
 
Bác NguyenHungDung đúng là Super Moderator .
Rất có kinh nghiệm về chuyên môn và nhịn nhận sự việc một cách chính xác :)
 
Bác NguyenHungDung đúng là Super Moderator .
Rất có kinh nghiệm về chuyên môn và nhịn nhận sự việc một cách chính xác :)

hình như càng nhiều ngày hienbeo càng...chuẩn hi.............hiiiiiiiiiiiiiii
 
Đây mới là vấn đề....khó..nhưng không phải là không có cách..:
Ếch cũng giống như cóc ăn côn trùng...nhưng tôi đã thấy có người nuôi ếch bằng ...cơm đấy chuyện như thế này:
Ông bạn tôi một lần nge tiếng ếch kêu dưới gầm thùng phi đựng nước... anh ta bèn lấy lưới kẽm quây chung quanh...sau đó khơi một giòng nước rửa chén hằng ngày cho chảy qua đáy thùng phi này...sau đó anh ta ra chợ mua khoảng chục con ếch con bỏ vào cho ở chung cho ...vui..
vài tháng sau chúng sinh sôi nảy nở...rất nhiều...và hằng tuần anh ta ung dung bắt ra 2 con rất to..nhậu...cho đên bây giờ vẫn còn
Không lẽ con cóc khó hơn con ếch ?!
chuyện thứ 2:
Ông hàng xóm tôi nuôi một con Trăn. trăn rắn là loại động vật ăn thịt những con còn sống...nhưng ông ta 1 tuần 1 lần ra chợ mua . vài cái Đầu Gà mang về bỏ vào trong chuồng...trăn đói quá...cũng ăn tuốt và lớn...đều
Hổng lẽ Cóc khó hơn Trăn ??
bạn cho ăn cơm....tép ngoài chợ...cá vụn ,..rau.. đói quá...đầu gối cũng phải...bò đó bạn à
có thể trong giai đoạn đầu cho ăn...tạp này sẽ có một mớ phải chết đi do không chịu nổi...nhưng chắc bạn cũng sẽ không lỗ...và chắc chắn hơn nữa là chúng không thể ...chết hết,, những con còn sót lại,sẽ lớn lên và chúng sẽ cho ra đời một thế hệ cóc mới...ăn tạp
Tính thích ứng và sự tự điều chỉnh là một đặc tính mà ngay cả cây cỏ cũng có đấy.. mà người ta gọi bằng một cái từ rất văn hoa : Thuần dưỡng

Thuần dưỡng có thể rất nhanh... Cũng có thể là ko bao giờ thành công !:rolleyes:.

Thường thì để thực hiện cái từ văn hoa đó là tiền bạc, thời gian, công sức và đôi khi (có thể là thường xuyên) là nỗi tuyệt vọng trong thất bại...:wacko:.

Tuy nhiên mình rất muốn các bạn tìm cách nhập về con cóc mía Cane Toad (bufo marinus). Con này ăn tạp và ăn cả mồi chết (mồi tĩnh), đẻ khùng luôn và phát triển rất nhanh - trọng lượng cũng khùng luôn... Tuy nhiên khá độc (mà cóc nào chẵng độc:D).

Loài này gốc châu Mỹ và đã từng nhập cư sang Úc, Phi líp pin, Fiji, vv...

Giá mà có ai bê về một mớ để nuôi thử ....:eek:

Anh XV hẳn sẽ mừng lắm...

Thân,
 
Năm 1935, loài cóc mía được nhập khẩu từ Hawaii vào Australia để tiêu diệt bọ cánh cứng hại mía. Tuy nhiên, chúng nhanh chóng trở thành loài vật gây hại và trở thành nỗi kinh hoàng của nước Australia.
Môi trường sống thích hợp đã khiến cóc mía phát triển với một tốc độ chóng mặt. Theo số lượng ước tính của các nhà hoa học thì loài động vật này đạt số lượng 200 triệu con vào năm 2007 và chiếm lĩnh 75 % lãnh thổ Australia vào năm 2008.
<table width="1" align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td>
11181108-Coc%20mia.jpg
</td> </tr> <tr> <td class="Image">Cóc mía là "nỗi kinh hoàng" của nước Australia. Ảnh: Wikipedia.com</td> </tr> </tbody> </table> Cóc mía có khả năng tàn phá hệ sinh thái nơi chúng cư trú rất cao. Một con cóc mía trưởng thành có kích thước rất lớn (dài hơn 20 cm, nặng gần 1kg). Cóc mía rất phàm ăn. Chúng ăn thịt tất cả các loại sinh vật mà nó tìm được. Ngoài ra, cóc mía còn cạnh tranh thức ăn, nơi sinh sản với các loài động vật lưỡng cư bản địa, gây mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng.
Chính quyền các bang ở Australia bị cóc mía tàn phá đã phải tuyên chiến với loài động vật này. Đặc biệt, ông Peter Beattie, thống đốc bang Queensland đã tuyên bố sẽ trao giải thưởng cả triệu USD cho nhà khoa học nào tìm ra chất độc để tiêu diệt hay kìm hãm sự phát triển của cóc mía.




Cóc mía là một loài cóc thuộc chi Bufo, Họ Cóc. Tên gọi của chúng xuất phát từ việc loài này bản địa Trung và Nam Mỹ nhưng đã được du nhập từ Hawaii vào châu Úc năm để ăn các loài bọ cánh cứng sống trên cây mía gây hại cho cây mía. Đây là loài cóc có kích thước lớn. Loài cóc này bị xem là một trong những loại sinh vật gây hại nhất ở Úc. Da có chứa nhiều độc tố nên cóc mía có thể giết chết những con vật lớn hơn, như gà, chó, mèo, rắn, thằn lằn và cả một số loài ếch, khi tiếp xúc với chất độc trên da chúng, làm giảm đáng kể số lượng các loài này.


Vn ta có quá nhiều bài học từ những động vật được du nhập mà ko có tính toán rồi. Liệu rằng bạn có muốn trở thành tội nhân thiên cổ không? Đừng nói với mình là nhập về rồi bạn nuôi nhốt. Ông kẹ rùa tai đỏ, tôm đỏ cũng là nhập về để nuôi làm cảnh thôi đó. Và còn chưa kể tội ốc bưu vàng nữa.
Thôi thì vn ta có gì xài đó cho nó chắc. Hoặc muốn nhập thì phải xem xét cho kỹ lưỡng.
 
Last edited:
<table width="1" align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"><tbody><tr><td>
</td></tr><tr><td class="Image">
</td></tr></tbody></table>Vn ta có quá nhiều bài học từ những động vật được du nhập mà ko có tính toán rồi. Liệu rằng bạn có muốn trở thành tội nhân thiên cổ không? Đừng nói với mình là nhập về rồi bạn nuôi nhốt. Ông kẹ rùa tai đỏ, tôm đỏ cũng là nhập về để nuôi làm cảnh thôi đó. Và còn chưa kể tội ốc bưu vàng nữa.
Thôi thì vn ta có gì xài đó cho nó chắc. Hoặc muốn nhập thì phải xem xét cho kỹ lưỡng.

Hahaha baby !!!

Hahaha...

Xem xet kỹ lưỡng ?... cứ xem xét đi... baby

1. Đừng trích dẫn mà không nêu nguồn gốc... Vừa mang tiếng đạo văn vừa mang tiếng chỉ biết có...trích dẫn... sao mà giống báo chí quá vậy ???:mellow:

2. Đừng trích dẫn một tý mình đọc được - trong trường hợp này quên cái nước Úc đi... Ở cái xứ mêng mông đó người ta khó quản lý được con vật nên lâu lâu phải tàn sát một vài loài thú là chuyện bình thường... em à...

3. Loài cóc mía được nhập vào nhiều nơi nhưng ko vì thế mà ở đâu cũng bị người ta coi là địch hại...

4. Em có thấy đề tài nuôi cóc xuất hiện rất nhiều vẫn ko có hướng giải quyết ? Anh tin rằng xuanvu, thienthu, vv. ace nuôi rắn kỳ đà ở Long An, Tây Ninh, An Giang, Gia Lâm, Vĩnh Phú, Phú thọ, Ninh bình, Hải dương, vv... sẽ ko xem xét kỹ lưỡng như Em đâu. Họ CẦN CÓC, họ CÓ CẦN những chuyện nhảm nhí khác...

Thân
 
Bạn baby_plm trích dẫn 1 số nguồn xem ra đáng tin cậy, vậy thì con này chắc chắn là thuộc diện cấm nhập rồi. Nếu như mức độ đẻ khùng luôn thì xem ra còn lợi hại hơn nhiều lần với rùa tai đỏ ;)
 
Bạn baby_plm trích dẫn 1 số nguồn xem ra đáng tin cậy, vậy thì con này chắc chắn là thuộc diện cấm nhập rồi. Nếu như mức độ đẻ khùng luôn thì xem ra còn lợi hại hơn nhiều lần với rùa tai đỏ ;)

Cuội thân,

Cái gì cũng có lợi có hại... Tuy nhiên nếu chỉ thích xem những thông tin như baby trích dẫn thì mãi mãi sẽ chẳng dám làm gì...

Cấm nhập cũng như khi xưa người ta cấm nuôi rắn kỳ đà, v.v... ấy mà. Tuy nhiên, để nhanh, nếu có thể nhập không chính thức được ko nhỉ :lol: ? tìm cách mà bê về vài ẻm:D

Thân,
---------------
Bạn baby_plm trích dẫn 1 số nguồn xem ra đáng tin cậy, vậy thì con này chắc chắn là thuộc diện cấm nhập rồi. Nếu như mức độ đẻ khùng luôn thì xem ra còn lợi hại hơn nhiều lần với rùa tai đỏ ;)

Cuội thân,

Cái gì cũng có lợi có hại... Tuy nhiên nếu chỉ thích xem những thông tin như baby trích dẫn thì mãi mãi sẽ chẳng dám làm gì...

Cấm nhập cũng như khi xưa người ta cấm nuôi rắn, kỳ đà, v.v... ấy mà. Tuy nhiên, để nhanh, nếu có thể nhập không chính thức được ko nhỉ :lol: ? Chẳng hạn tìm cách mà bê về vài ẻm:D...

Thân,
 
Last edited by a moderator:
Đừng trích dẫn mà không nêu nguồn gốc... Vừa mang tiếng đạo văn vừa mang tiếng chỉ biết có...trích dẫn... sao mà giống báo chí quá vậy ???:mellow:
Chân thành xin lỗi vì quên ghi nguồn trích dẫn. Vậy bây giờ xin bổ xung: 2 trích dẫn trên là của wikipedia và 1 tờ báo (coi là lá cải cũng được)
Và sau đây là lấy nguyên con bài viết của người ta để đưa lên luôn cho khỏi có người nói mình đạo văn. Không biết vn đánh giá trang wiki ò vn thế nào chứ wiki of các quốc gia khác thì ...
http://translate.google.com.vn/tran...l=vi&u=http://en.wikipedia.org/wiki/Cane_toad <= nếu làm biếng dịch thì có thể vào đây
http://en.wikipedia.org/wiki/Cane_toad <= trang nguyên bản.

Không biết lợi được bao nhiêu nhưng hại thì ...
Thôi kệ, nếu bạn muốn thì bạn cứ làm. Tui chẵng dám cản và cũng ko cản được.
Còn tui thì sợ làm tội nhân thiên cổ lắm.
Tui làm bên nông nghiệp, đi thăm nhiều đồng ruộng ở khá nhiều nơi. Đi tới đâu thấy ốc bưu vàng tới đó. Thấy cảnh nông dân cơ cực vì cái sự làm giàu of 1 số người cách đây khá lâu nên tui thấy xót xa lắm.
Có 1 câu chuyện thực tế như vầy xảy ra ở Long Khánh:
Cách đây khá lâu, khi con ốc bưu vàng vẫn là đặc sản, có 1 ông nông dân chạy vạy làm sao đó mua giống đem về xứ này nuôi. Đến 1 ngày nọ, mưa lớn kéo tới - ngập ao nuôi - ốc tràn ra. Năm đầu ko thấy gì, 2 - 3 năm sau ông ta nghe chúng chửi dữ quá đành bỏ đất đi luôn. Giờ thì ruộng khu đó lềnh khênh ốc bưu vàng.
Đừng trích dẫn một tý mình đọc được - trong trường hợp này quên cái nước Úc đi... Ở cái xứ mêng mông đó người ta khó quản lý được con vật nên lâu lâu phải tàn sát một vài loài thú là chuyện bình thường... em à...
Vâng, đất người ta rộng mênh mông thiên địa vậy mà kanguru nhảy đầy đường cũng ko ai bắn. Quản lý giỏi cỡ đó, người dân có ý thức cỡ đó mà còn phải điên đầu vì cái con cóc mía đó.

Cũng may, ốc bưu vàng còn có thuốc trị tạm thời để bà con còn trồng được cây lúa. Mai này không biết lấy cái thuốc gì trị được con cóc mía nếu nó về sống ở vn 1 cách bất cẩn. Xin nói rõ thêm là ngay như nước Úc kia - 1 quốc gia phát triển đã nhận thấy sự nguy hại của con cóc mía từ cách đây khá lâu mà tới giờ vẫn treo thưởng cả triệu đô để tìm thuốc diệt mà chưa ra. Mà đã lỡ nói thêm rồi thì cũng nói luôn: Con cóc này sở hữu 1 loại nọc rất độc làm cho con gì ăn nó cũng lăn ra chết kể cả MỘT SỐ LOÀI RẮN.

Mà cũng không biết được. Vì Việt Nam ta có 1 loại thuốc siêu đặc biệt, nó là hỗn hợp của khá nhiều loại rễ cây và cả con vật nào đó được ngâm trong 1 thứ nước được ngành hóa học gọi là cồn uống được. Có cả hàng ngàn giống loài đã phải nhảy vào sách đỏ vì nó rồi. Biết đâu chỉ cần 1 tin đồn "cứ ăn 1 con cóc mía sẽ được tăng 1 phút "hành động" hoặc tin gì đó đại loại như thế thì cỡ nào cũng theo chân mấy loài kia. HAHAHA
 
Last edited:
mình cũng đang tìm tài liệu và đối tác để mở mang cơ sở nuôi cóc. Ai có tài liệu hoặc nhã hứng liên hệ với mình nhé
 
mình cũng đang tìm tài liệu và đối tác để mở mang cơ sở nuôi cóc. Ai có tài liệu hoặc nhã hứng liên hệ với mình nhé

0945544744 thân,

Tìm các bê về vài con cóc mía đi bạn !

1. Loài này có đặc tính kiếm ăn bằng khứu giác và ăn tạp do vậy dễ nuôi hơn nhiều so với việc phải lo thức ăn động cho nó - Hơn nữa do ăn tạp được nó sẽ ít ăn thịt đồng loại hơn. Tuy nhiên cũng như con ếch bò Nam Mỹ (mà thông thường gọi là ếch Thái Lan) ta vẫn phải phân loại khi nuôi tránh hư hao do chúng ăn lẫn nhau.

2. Loài này lớn và phát triển nhanh hơn nhiều so với cóc ta.

3. Tùy nơi mà loài cóc này phát triển tuyến độc ví dụ như khi nhập vào fiji và philipin loài này ít độc hơn và nhỏ con hơn. Tuy nhiên xin lưu ý chính tuyền độc của cóc là yếu tố cần để cấu tạo loài cóc và rắn cũng cần chất độc này trong con mồi để phát triển.

4. Về vấn đề bảo tồn sinh thái ở xứ ta nhu cầu cần cóc rất lớn do vậy ko có câu chuyện như mấy bạn chuột túi bên Úc bày trò đâu... Toàn chuyện à ơi thôi... Một số thông tin về chất độc của loài này đã được các bạn ở xứ đó thêu dệt quá đáng (bạn thông cảm xứ đó hẻo lánh, rất buồn nên họ hay bày chuyện... một lũ bà tám thôi) ... điều quan trọng nhất là loài cóc này ăn tạp và tìm ăn cả mồi tĩnh...

Còn nuôi cóc ta thì tôi thiển nghĩ ta sẽ khó trong quá trình thuần dưỡng !!! chưa kể sức lớn hạn chế vàta rất, rất khó cấp mồi đủ cho chúng tồn tại phát triển!

Thân ái,
 
đúng rồi.mồi cho cóc ăn là 1 vấn đề rất khó,tìm cách nào để nuôi dc đây.bạn biết thì chỉ mọi người vớ.
 
Thưa bạn tam son,
Đội quân Cóc Mía hùng-hậu nhất của Úc tung-hoành ở Tiểu-bang Queensland, là TIểu-bang vừa bị trận lụt quá sức lớn vừa qua, tiếp theo đó là trận bão cũng quá mạnh 300 cây-số/giờ, khiến nơi nầy tang-hoang hết. Hy-vọng Cóc Mía cũng giảm dân-số.

Một trong những sai lầm của chính-quyền ngày trước là cho nhập vào Úc một vài con vật mà đến bây giờ họ còn ân-hận :
- Thỏ và chồn dùng phục-vụ cho ngành săn bắn giải-trí, nhưng đâu phải tay súng săn nào cũng thiện-xạ đâu, nên phải bắn trật vài con chứ! Chính con cháu của mấy trự may-mắn sống sót nầy ngày nay là một tai-họa cho nông-dân.
- Hiện thời thì cấm nhập cá Piranha và cá chép phục-vụ ngành Cá Kiểng, một số sổng ra thiên-nhiên.
- Loại tệ-hại nhất, xem như quốc-nạn, là Cóc Mía : Những ngày đầu, họ vui mừng thấy các đồn-điền mía thu-hoạch tăng vọt, do cóc xơi gần hết sâu rầy. Nhưng chính điều nầy làm cho người Úc bây giờ than về Cha Ông của mình ngày trước khi cho nhập loại cóc bự quá khổ nầy là : "Nhiệt-tình, cộng với ngu-xuẩn thì thành ra phá-hoại!" (Nhiệt tình + Ngu xuẩn = Phá hoại).

Loài có nầy không những chiếm lĩnh nơi chúng được đưa vào mà còn bành-trướng lan rộng ra. Nhiều loài bò sát : Ếch nhái địa-phương, rắn, rết, kỳ-đà, cắc ké... bị biến mất, hoặc phải bôn-tẩu... tha-phương qua các tiểu-bang khác, nơi mà các điều-kiện thỗ-nhưỡng không thích-hợp với chúng. Loài cóc nầy do bởi sinh-sản nhanh, kích-thước lớn, cần ăn nhiều, nên bất cứ con gì nhúc-nhích trước mặt là chúng xơi tái liền. Xe cộ chạy đường trường rất sợ đụng Kangaroo và cán cóc. Bởi cóc lớn hơn gang tay, nên cán lên nó rất dễ trượt bánh xe.
Người ta cũng không thể dùng chúng để làm thực-phẩm chăn nuôi, bởi chúng độc. Mấy "mụt cóc" trên đầu, cạnh mắt lại có khả-năng phóng độc nữa chứ. Chính-quyền khuyên người dân đừng đến gần chúng.

Thưa bạn,
Bạn còn muốn nuôi nữa không? Hay nếu có thể, bạn qua Úc chơi 1 chuyến, bạn nhờ chinh-phủ Úc tài-trợ bạn thiết-lập 1 nhà máy chế-biến thịt Cóc Mía xuất-cảng. Tui tin họ sẽ mừng lắm!
Thân.
 
Back
Top