Hiện nay nuôi đông vật hoang dã được xem là nghề mới giúp nhiều hộ chăn nuôi trở nên giàu có . Nghề nuôi cua đinh đã thành công nhiều nơi và đang dần phát triển .
Cua đinh là đông vật thuộc lớp bò sát , bộ rùa , họ baba , tên khoa học là Tryonychidae , nước ta chúng được phân bố ở nam trung bộ và nam bộ . Thịt cua đinh rất ngon , thường dùng để chiêu đãi khách quý hoặc trong những buổi tiệc sang trọng , do giá thành khá đắc nên nhiều người lùng sục đánh bắt làm cho loài này trở nên khan hiếm . Từ đó nhiều người bắt đầu nghiên cứu gây nuôi và phát triển giống loài này , bước đầu thành công ở Bác Ba Tiền Giang , Dì Tư Hậu Giang …. Rồi lang rộng sang Bến Tre , Vĩnh Long , Sóc Trăng , Đồng Tháp , Ang Giang ,TP Hồ Chí Minh và Bình Dương ….
Cua đinh có sức đề kháng tốt và có nhiều ưu điểm vượt trội so với baba trơn ,baba Đài Loan … đang được nuôi đại trà hiện nay . Các ưu điểm nổi bật là : cua đinh ít bị hao hụt , lớn nhanh , ít tiêu tốn thức ăn ( do loai này ăn no lại chui xuống bùn cát nghỉ ngơi chớ không hoạt động liên tục tiêu tốn năng lượng như các baba khác ) và chất lượng thịt lại ngon hơn baba rất nhiều . Nhưng hiên nay số lượng cua đinh còn ít nên giá con giống khá cao , bà con đầu tư nuôi con vật này nên nghỉ tới việc tạo giống . Hiện tại baba được nuôi đại trà với số lượng hàng trăm tấn/ năm nhưng giá thịt vẫn rất cao , thì nghề nuôi cua đinh có triễn vọng rất tốt .
Tham quan trại nuôi bằng hình ảnh :
1/ Cua đinh mới nở
2/ Cua đinh 2th tuổi
3/ Cua đinh 3th
4/ Cua đinh sinh sản
5/ Cua đinh ( 3 - 4kg )
6/ Cua đinh 42kg
7/ Cua đinh đực
8/ Cua đinh cái
9/ Bể ương con giống
10/ Ao nuôi
11/ Bể nuôi cua sinh sản
12/ Trứng không thụ tinh
13/ Trứng được thụ tinh
14/ Ấp trứng
Kỹ thuật nuôi cua đinh
I/ Nuôi theo mô hình công nghiệp :
1/ Xây dựng ao nuôi:
Môi trường nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến việc thành bại khi nuôi cua đinh, cần phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật chủ yếu sau:
- Nên xây dựng ao nuôi ở nơi có nguồn nước sạch độc lập để bảo đảm cấp nước sạch. Không gian yên tĩnh, kín đáo, quang đãng, dễ thoát nước, không bị úng ngập.
- Diện tích ao nuôi tùy điều kiện với mỗi gia đình, nhưng thích hợp nhất là khoảng 500 m[SUP]2[/SUP], nhiều nhất không quá 1.000m[SUP]2[/SUP].
- Mức nước thích hợp cho nuôi cua đinh thịt là từ 1,5-2m, mức nước chứa thường xuyên từ 1-1,2m. Thời gian nắng nóng và mùa rét cho nước sâu thêm 20-30cm.
- Sườn bờ cần tạo chỗ cho cua đinh nghỉ ngơi dưới nước và trên bờ; có chỗ cố định cho cua đinh ăn để tiện theo dõi. Xung quanh phải xây bờ cao, tốt nhất là xây bờ tường dựng đứng cao 0,5m so với mặt đất để cua đinh không thoát ra ngoài.
- Mỗi ao có cống cấp nước và thoát nước riêng. Cống thoát nước có điều kiện nên đặt sát đáy ao để dễ tháo cạn và hút bỏ chất cặn bẩn trong ao. Cấp nước vào ao nên cho chảy ngầm, không xối mạnh trên mặt nước làm cua đinh sợ hãi không có lợi cho sinh trưởng.
- Có chỗ cố định cho cua đinh ăn để dễ theo dõi sức ăn của cua đinh và để làm vệ sinh khu vực ăn. Đơn giản nhất là cho thức ăn vào rổ, rá, nia, mẹt, khay, buộc dây treo ngập nước từ 0,3-0,6m cho cua đinh ăn, khi cần thì nhấc lên như nhấc vó. Có thể xây một bệ máng ở một góc ao, rộng 0,4-0,6m, ngập dưới nước 0,3-0,6m. Ao bể nhỏ và nông, đáy sạch có thể thả thức ăn trực tiếp xuống đáy ao cho ăn, nên chọn vị trí gần cửa cống tháo nước để dễ tháo hút chất cặn bẩn thức ăn thừa hàng ngày. Có thể luyện cho cua đinh quen ăn ở ngay sát mép nước.
2/ Thời vụ nuôi:
Ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ như Bình Phước, nhiệt độ nước các ao nuôi dao động trong phạm vi 24-32[SUP]o[/SUP]C nên cua đinh có điều kiện sinh trưởng liên tục và đẻ quanh năm. Những nơi có điều kiện cấp nước tốt có thể khống chế được nhiệt độ nước trong phạm vi thích hợp nhất từ 26-30[SUP]o[/SUP]C.
3/Chọn giống:
Cần chọn con giống đồng cỡ, kích cỡ giống là 150-200g/con. Ngoại hình bóng, không bị xây xát, dị hình, không bị tật. Con giống khỏe mạnh, đồng đều, hoạt động nhanh nhẹn, không nhiễm bệnh. Con giống khỏe thể hiện bằng cách cho lật ngửa chúng sẽ tự lật lại bình thường. Con giống yếu thể hiện ở triệu chứng là cổ rụt không hết, bò chậm, mắt có tinh thể màu đục. Khi mua giống bà con nên mua ở những cơ sở có uy tín. Mật độ thả là 0,5-1,0 con/m[SUP]2[/SUP]. Trong điều kiện nuôi thâm canh có thể thả tới 2 con/m[SUP]2[/SUP].
4/Thức ăn cho cua đinh:
Thức ăn là động vật còn tươi sống như: Tôm, cá tạp, moi, dắt, giun, ếch nhái, các loại phụ phế phẩm của lò mổ, thịt động vật kém phẩm chất, giun đất, cá tép khô… và bột ngũ cốc, tất cả xay nhỏ với tỷ lệ động vật/thực vật là 3/1. Lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày trung bình bằng 10% trọng lượng. Cho ăn ngày 2 lần ở những vị trí cố định. Cho ăn vào sàng (mẹt, nia...) ngập trong nước 20-30cm. Sau mỗi lần cho ăn nên kéo lên kiểm tra xem lượng thức ăn có hết không để điều chỉnh cho phù hợp và vệ sinh.
Khi cho cua đinh ăn, bà con cần lưu ý:
- Thức ăn phải được rửa sạch, băm nhỏ (phù hợp kích cỡ miệng), nếu ươn hôi phải được nấu chín, không cho ăn thức ăn mặn và bị ẩm mốc.
- Giảm lượng thức ăn khi nhiệt độ xuống thấp kéo dài.
- Sau khi thay nước xong cua đinh có thể bỏ ăn 2 - 3 ngày.
- Tránh gây tiếng động mạnh khi cho ăn, khi thay nước.
5/Quản lý trông coi:
Cần kiểm tra bờ ao, rào chắn thường xuyên đặc biệt vào những ngày mới thả giống, trời mưa to. Chú ý tới nguồn nước đưa vào ao, bể nuôi luôn đầy đủ và sạch. Hàng ngày theo dõi sức ăn của cua đinh để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. Phát hiện kịp thời những hiện tượng bất thường để xử lý. Nếu không có điều kiện thay nước thường xuyên và triệt để cho ao, bể thì cứ 15 - 30 ngày lại phải khử trùng cho ao, bể một lần bằng vôi bột với lượng 1,5-2kg/100m[SUP]3[/SUP]nước.
Phòng bệnh:
Phòng bệnh rất quan trọng khi nuôi cua đinh. Để giảm bệnh cho cua đinh cần chú ý các biện pháp như: Chọn cua đinh giống phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Trước khi thả giống phải tắm bằng dung dịch Sulfat đồng với liều lượng 8g/m[SUP]3[/SUP] trong thời gian 20-30 phút để phòng bệnh nấm và ký sinh đơn bào. Cuối vụ khử trùng ao, bể nuôi bằng cách bón 10-15kg vôi/100m[SUP]2[/SUP]. Không nên để thức ăn dư thừa. Định kỳ 15 - 20 ngày/lần hoà nước vôi với lượng1,5-2kg/100m[SUP]3[/SUP] té cho ao, bể nuôi. Những ngày nhiệt độ nước 18-25[SUP]o[/SUP]C, dùng dung dịch Sulfat đồng (CuSO[SUB]4[/SUB]) với nồng độ 8g/m[SUP]3[/SUP] hoặc thuốc tím nồng độ 20g/m[SUP]3[/SUP]. Mỗi ngày tắm 1 lần/30 phút để phòng bệnh nấm thuỷ mi. Khi bị bệnh phải nhốt riêng để điều trị đồng thời nhanh chóng vệ sinh môi trường ao nuôi. Không nuôi ở mật độ quá dày.
6/Thu hoạch:
Sau 9-10 tháng nuôi cua đinh đã đạt cỡ khoảng 0,9-1,0 kg/con. Theo kinh nghiệm của những người nuôi cua đinh thì năm đầu chúng tăng trưởng chậm, nhưng đến năm thức 2 thì tăng trưởng rất nhanh, có thể tăng 2-3 kg/con, thậm chí 4-5 kg/con. Vì thế hầu hết người nuôi đều kéo dài đến năm thức 2 mới thu hoạch. Có thể thu tỉa bằng cách tháo bớt nước trong ao, để mò bắt từng con. Nếu thu toàn bộ, phải tháo cạn nước và bắt từng con. Khi bắt cần phải nhẹ nhàng không làm xây xát da, không dẫm lên lưng cua đinh, không nhốt cua đinh quá dày, tránh chúng cào vào lưng cắn nhau gây tổn thương. Giữ những con nhỏ để nuôi tiếp hoặc chọn những con lớn để nuôi vỗ cho đẻ lấy giống năm sau. Trước khi vận chuyển không để cua đinh ở trong nước mà để ở nơi ẩm. Dụng cụ chứa cua đinh có thể là bị cói, giỏ cói, sọt hay thùng gỗ thoáng, có lót bèo để giữ ẩm.
Xếp một lớp bèo, một lớp cua đinh, tốt nhất là ngăn cho mỗi con ở một ô. Trong khâu vận chuyển phải nhẹ nhàng. Nếu vận chuyển vào trưa nóng thì dùng đá bọc vải để lên trên cho nước mát chảy xuống. Nếu vận chuyển qua đêm thì khi nghỉ đêm phải tháo ra, sáng hôm sau đóng lại.
Trích theo nông nghiệp Niệt Nam .
II/ Nuôi theo mô hình bán hoang dã :
Bà con nào có sãn cái ao lớn hay khu vườn có nhiều ao liên kế , tốt nhất là nơi có nước ra vào tự nhiên , được xây tường cao 0,5m hoặc tấn ton xi măng bao quanh là có thể thả nuôi .
Có thể nuôi chung nhiều thế hệ : cua con , cua lứa , cua bố mẹ . Nhưng con nhỏ nhất phải lớn hơn 200g để tránh chim , chuột , cá lóc . . . gây hại .
Thả vào ao : cua , ốc đắn , cá rô phi , cá mè , cá chép . . . các loài này tự sinh sản làm thức ăn cho cua đinh , đặc biệt là ốc bưu vàng ( ăn lục bình trong ao và sinh sản rất nhanh ) , rồi thỉnh thoãng cho ăn thêm là được .
Nhìn chung mô hình này dựa vào điều kiện sãn có ít tốn phí xây dưng ao nuôi , ít tốn thức ăn , không tốn phí thay nước , không cần xử lý thuốc phòng bệnh , môi trường trong sạch cua rất ít bệnh tật ăn khoẽ lớn nhanh . Nhưng cũng có vài nhược điểm sau : trông coi , gom trứng , thu hoặch khó khăn hơn .
Bà con có điều kiện phù hợp nên thực hiện theo mô hình này sẽ có lợi nhuận rất cao .
Kỹ thuật nuôi cua đinh sinh sản :
Cua đinh sinh sản được nuôi theo bộ ( 1 con đực + 3 – 4 con cái ) .
Xây dựng bể nuôi :
- Chọn nơi yên tĩnh , kín đáo có nguồn nước sạch và thoát nước dể dàng .
- Bể nuôi diện tích 6 – 8m2 , cao 1,5m . Dưới đáy bể trãi lớp đất dày 0,3m , mực nước 0,8m .
- Bể đẻ diện tích 1m2 , dưới đáy trãi lớp cát dày 0,3m . ( Hình 11 ) .
Chọn giống :
- Khi thu hoạch chọn những con to khoẽ , tốt nhất có trọng lượng trên 2,5kg ,để nuôi thành cua sinh sãn .
- Để phân biệt con đực thường có phần đuôi thon dài hơn con cái ( Hình 7 -8 ) .
- Con đực thường lớn nhanh lấn lướt con cái , nên chọn con đực nhỏ hơn hoặc bằng con cái .
Chăm sóc :
Cua đinh sinh sản từ tháng 11 – 7 , đẻ từ 2 - 4 lứa ( mổi lứa từ 8 - 30 trứng tuỳ trọng lượng ) , quá trình chăm sóc cơ bản giống như nuôi thương phẩm nhưng chú ý thêm các giai đoạn sau :
+ Giai đoạn I : ( từ lúc thả vào bể đến tháng 7) vẫn cho ăn bình thường cho cua tiếp tục tăng tưởng .
+ Giai đoạn II : ( từ tháng 8 – 11 ) giai đoạn này cua tạo toàn bộ lượng trứng đẻ trong năm nên rất quan trọng , nó quyết định số lượng trứng cũng như chất lượng con giống khi nở ra . Cho ăn đầy đủ dinh dưởng , đặt biệt thức ăn có nhiều đạm .
+ Giai đoạn III : ( từ tháng 11 – 7 ) cua đinh đẻ trứng cần nhiều canxi tạo vỏ , cho ăn thêm cua , ốc . . .
Lưu ý : nếu các bạn có diện tích ao nuôi rộng ( 1con/2-3m2 ) có thể nuôi ghép vài con đực và nhiều con cái để giảm chi phí xây dựng ao nuôi .
Kỹ thuật ấp trứng
Cua đinh đẻ ngoài tự nhiên thường nở với tì lệ thấp . Việc ấp nhằm chuyền trứng đến nơi có môi trường thích hợp và quản lý trứng , con giống tốt hơn . Có các kỹ thuật cơ bản sau :
Chọn nơi ấp : Chọn nơi thoáng mát nhiệt độ 25-32 , nên có nắp lưới tránh mèo , chim , chuột . . . gây hại . Có thể ấp trong phòng ấp , thao , chậu . . . tuỳ số lượng .
Thu gom trứng : Trứng đẻ 2 ngày là có thể gom vào ấp , dùng thao có trải lớp cát bên dưới , đặt trứng nhẹ nhàng vào thao cát , không đảo ngược trứng hay chuyển động mạnh .
Tuyển chọn trứng : Chọn trứng được thụ tinh ( có phần trắng đục ở trên và phần trắng trong bên dưới ) hình 13 , trứng tròn vỏ dày điều đặn .
Đưa vào ấp : Nơi ấp được trải lớp cát 5cm , đặt trứng lên lớp cát mổi trứng cách nhau 1cm , phần túi khí ( trắng đục ) hướng lên trên , rồi trải lên lớp đất khô bâm nhỏ ( sàng bớt đất bột ) dày 3-5cm , sau đó phun xịt nước vào ( vò không dính tay ) là được . Hình 14
Quản lý chăm sóc : Thường xuyên theo dỏi xem lớp đất khô thì phun nước vào ( nên 1tuần/lần ) , nhiệt độ quá nóng ( >32 ) hay quá lạnh ( <25 ) phải có biện pháp điều chỉnh thích hợp . Thời gian ấp kéo dài từ 100-105 ngày . Khi trứng sắp nở đặt vào nơi ấp thao nước để cua con nở ra bò vào không bị khô chết .
Nếu ấp tốt tỉ lệ nở đạt 90% .
Kỹ thuật ương con giống
+ Cua đinh mới nở cho vào thao chậu mực nước 5cm , ngày hôm sau là cho ăn , thức ăn : trùng chỉ , tép , cá mè luộc . . . ngày 2 lần . Sau 1 tuần là có thể thả vào bể ương .
+ Bể ương đặt nơi có nắng , diện tích thích hợp 10-20m2 , mật độ 10-20con/m2 , dưới đáy có lớp đất nên thiết kế nửa cạn ( mực nước 15cm ) nửa sâu ( mực nước 40-50cm ) , cũng có thể ngăn 1 góc ao nuôi để ương . Thả lục bình làm nơi trú , trèo lên phơi nắng nên thay nước thường xuyên . Hình 9
+ Thức ăn : trùng , các loai cá , tép . . . tốt nhất nên xay hổn hợp các loại trên cho ăn ngày 2 lần .
+ Thời gian nuôi từ 3-5tháng cua đạt từ 100-350g là có thể thả vào ao nuôi . Nếu làm tốt tỉ lệ sống đạt trên 95% .
Bài này được viết theo sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm của cá nhân tôi nên chưa đầy đủ , mong các ban đóng góp thêm. Nếu các ban quan tâm xin cho vài ý kiến . Rất mong thông tin sẽ hữu ích cho những bà con bắt đầu vào nghề .
Cua đinh là đông vật thuộc lớp bò sát , bộ rùa , họ baba , tên khoa học là Tryonychidae , nước ta chúng được phân bố ở nam trung bộ và nam bộ . Thịt cua đinh rất ngon , thường dùng để chiêu đãi khách quý hoặc trong những buổi tiệc sang trọng , do giá thành khá đắc nên nhiều người lùng sục đánh bắt làm cho loài này trở nên khan hiếm . Từ đó nhiều người bắt đầu nghiên cứu gây nuôi và phát triển giống loài này , bước đầu thành công ở Bác Ba Tiền Giang , Dì Tư Hậu Giang …. Rồi lang rộng sang Bến Tre , Vĩnh Long , Sóc Trăng , Đồng Tháp , Ang Giang ,TP Hồ Chí Minh và Bình Dương ….
Cua đinh có sức đề kháng tốt và có nhiều ưu điểm vượt trội so với baba trơn ,baba Đài Loan … đang được nuôi đại trà hiện nay . Các ưu điểm nổi bật là : cua đinh ít bị hao hụt , lớn nhanh , ít tiêu tốn thức ăn ( do loai này ăn no lại chui xuống bùn cát nghỉ ngơi chớ không hoạt động liên tục tiêu tốn năng lượng như các baba khác ) và chất lượng thịt lại ngon hơn baba rất nhiều . Nhưng hiên nay số lượng cua đinh còn ít nên giá con giống khá cao , bà con đầu tư nuôi con vật này nên nghỉ tới việc tạo giống . Hiện tại baba được nuôi đại trà với số lượng hàng trăm tấn/ năm nhưng giá thịt vẫn rất cao , thì nghề nuôi cua đinh có triễn vọng rất tốt .
Tham quan trại nuôi bằng hình ảnh :
1/ Cua đinh mới nở
2/ Cua đinh 2th tuổi
3/ Cua đinh 3th
4/ Cua đinh sinh sản
5/ Cua đinh ( 3 - 4kg )
6/ Cua đinh 42kg
7/ Cua đinh đực
8/ Cua đinh cái
9/ Bể ương con giống
10/ Ao nuôi
11/ Bể nuôi cua sinh sản
12/ Trứng không thụ tinh
13/ Trứng được thụ tinh
14/ Ấp trứng
Kỹ thuật nuôi cua đinh
I/ Nuôi theo mô hình công nghiệp :
1/ Xây dựng ao nuôi:
Môi trường nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến việc thành bại khi nuôi cua đinh, cần phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật chủ yếu sau:
- Nên xây dựng ao nuôi ở nơi có nguồn nước sạch độc lập để bảo đảm cấp nước sạch. Không gian yên tĩnh, kín đáo, quang đãng, dễ thoát nước, không bị úng ngập.
- Diện tích ao nuôi tùy điều kiện với mỗi gia đình, nhưng thích hợp nhất là khoảng 500 m[SUP]2[/SUP], nhiều nhất không quá 1.000m[SUP]2[/SUP].
- Mức nước thích hợp cho nuôi cua đinh thịt là từ 1,5-2m, mức nước chứa thường xuyên từ 1-1,2m. Thời gian nắng nóng và mùa rét cho nước sâu thêm 20-30cm.
- Sườn bờ cần tạo chỗ cho cua đinh nghỉ ngơi dưới nước và trên bờ; có chỗ cố định cho cua đinh ăn để tiện theo dõi. Xung quanh phải xây bờ cao, tốt nhất là xây bờ tường dựng đứng cao 0,5m so với mặt đất để cua đinh không thoát ra ngoài.
- Mỗi ao có cống cấp nước và thoát nước riêng. Cống thoát nước có điều kiện nên đặt sát đáy ao để dễ tháo cạn và hút bỏ chất cặn bẩn trong ao. Cấp nước vào ao nên cho chảy ngầm, không xối mạnh trên mặt nước làm cua đinh sợ hãi không có lợi cho sinh trưởng.
- Có chỗ cố định cho cua đinh ăn để dễ theo dõi sức ăn của cua đinh và để làm vệ sinh khu vực ăn. Đơn giản nhất là cho thức ăn vào rổ, rá, nia, mẹt, khay, buộc dây treo ngập nước từ 0,3-0,6m cho cua đinh ăn, khi cần thì nhấc lên như nhấc vó. Có thể xây một bệ máng ở một góc ao, rộng 0,4-0,6m, ngập dưới nước 0,3-0,6m. Ao bể nhỏ và nông, đáy sạch có thể thả thức ăn trực tiếp xuống đáy ao cho ăn, nên chọn vị trí gần cửa cống tháo nước để dễ tháo hút chất cặn bẩn thức ăn thừa hàng ngày. Có thể luyện cho cua đinh quen ăn ở ngay sát mép nước.
2/ Thời vụ nuôi:
Ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ như Bình Phước, nhiệt độ nước các ao nuôi dao động trong phạm vi 24-32[SUP]o[/SUP]C nên cua đinh có điều kiện sinh trưởng liên tục và đẻ quanh năm. Những nơi có điều kiện cấp nước tốt có thể khống chế được nhiệt độ nước trong phạm vi thích hợp nhất từ 26-30[SUP]o[/SUP]C.
3/Chọn giống:
Cần chọn con giống đồng cỡ, kích cỡ giống là 150-200g/con. Ngoại hình bóng, không bị xây xát, dị hình, không bị tật. Con giống khỏe mạnh, đồng đều, hoạt động nhanh nhẹn, không nhiễm bệnh. Con giống khỏe thể hiện bằng cách cho lật ngửa chúng sẽ tự lật lại bình thường. Con giống yếu thể hiện ở triệu chứng là cổ rụt không hết, bò chậm, mắt có tinh thể màu đục. Khi mua giống bà con nên mua ở những cơ sở có uy tín. Mật độ thả là 0,5-1,0 con/m[SUP]2[/SUP]. Trong điều kiện nuôi thâm canh có thể thả tới 2 con/m[SUP]2[/SUP].
4/Thức ăn cho cua đinh:
Thức ăn là động vật còn tươi sống như: Tôm, cá tạp, moi, dắt, giun, ếch nhái, các loại phụ phế phẩm của lò mổ, thịt động vật kém phẩm chất, giun đất, cá tép khô… và bột ngũ cốc, tất cả xay nhỏ với tỷ lệ động vật/thực vật là 3/1. Lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày trung bình bằng 10% trọng lượng. Cho ăn ngày 2 lần ở những vị trí cố định. Cho ăn vào sàng (mẹt, nia...) ngập trong nước 20-30cm. Sau mỗi lần cho ăn nên kéo lên kiểm tra xem lượng thức ăn có hết không để điều chỉnh cho phù hợp và vệ sinh.
Khi cho cua đinh ăn, bà con cần lưu ý:
- Thức ăn phải được rửa sạch, băm nhỏ (phù hợp kích cỡ miệng), nếu ươn hôi phải được nấu chín, không cho ăn thức ăn mặn và bị ẩm mốc.
- Giảm lượng thức ăn khi nhiệt độ xuống thấp kéo dài.
- Sau khi thay nước xong cua đinh có thể bỏ ăn 2 - 3 ngày.
- Tránh gây tiếng động mạnh khi cho ăn, khi thay nước.
5/Quản lý trông coi:
Cần kiểm tra bờ ao, rào chắn thường xuyên đặc biệt vào những ngày mới thả giống, trời mưa to. Chú ý tới nguồn nước đưa vào ao, bể nuôi luôn đầy đủ và sạch. Hàng ngày theo dõi sức ăn của cua đinh để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. Phát hiện kịp thời những hiện tượng bất thường để xử lý. Nếu không có điều kiện thay nước thường xuyên và triệt để cho ao, bể thì cứ 15 - 30 ngày lại phải khử trùng cho ao, bể một lần bằng vôi bột với lượng 1,5-2kg/100m[SUP]3[/SUP]nước.
Phòng bệnh:
Phòng bệnh rất quan trọng khi nuôi cua đinh. Để giảm bệnh cho cua đinh cần chú ý các biện pháp như: Chọn cua đinh giống phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Trước khi thả giống phải tắm bằng dung dịch Sulfat đồng với liều lượng 8g/m[SUP]3[/SUP] trong thời gian 20-30 phút để phòng bệnh nấm và ký sinh đơn bào. Cuối vụ khử trùng ao, bể nuôi bằng cách bón 10-15kg vôi/100m[SUP]2[/SUP]. Không nên để thức ăn dư thừa. Định kỳ 15 - 20 ngày/lần hoà nước vôi với lượng1,5-2kg/100m[SUP]3[/SUP] té cho ao, bể nuôi. Những ngày nhiệt độ nước 18-25[SUP]o[/SUP]C, dùng dung dịch Sulfat đồng (CuSO[SUB]4[/SUB]) với nồng độ 8g/m[SUP]3[/SUP] hoặc thuốc tím nồng độ 20g/m[SUP]3[/SUP]. Mỗi ngày tắm 1 lần/30 phút để phòng bệnh nấm thuỷ mi. Khi bị bệnh phải nhốt riêng để điều trị đồng thời nhanh chóng vệ sinh môi trường ao nuôi. Không nuôi ở mật độ quá dày.
6/Thu hoạch:
Sau 9-10 tháng nuôi cua đinh đã đạt cỡ khoảng 0,9-1,0 kg/con. Theo kinh nghiệm của những người nuôi cua đinh thì năm đầu chúng tăng trưởng chậm, nhưng đến năm thức 2 thì tăng trưởng rất nhanh, có thể tăng 2-3 kg/con, thậm chí 4-5 kg/con. Vì thế hầu hết người nuôi đều kéo dài đến năm thức 2 mới thu hoạch. Có thể thu tỉa bằng cách tháo bớt nước trong ao, để mò bắt từng con. Nếu thu toàn bộ, phải tháo cạn nước và bắt từng con. Khi bắt cần phải nhẹ nhàng không làm xây xát da, không dẫm lên lưng cua đinh, không nhốt cua đinh quá dày, tránh chúng cào vào lưng cắn nhau gây tổn thương. Giữ những con nhỏ để nuôi tiếp hoặc chọn những con lớn để nuôi vỗ cho đẻ lấy giống năm sau. Trước khi vận chuyển không để cua đinh ở trong nước mà để ở nơi ẩm. Dụng cụ chứa cua đinh có thể là bị cói, giỏ cói, sọt hay thùng gỗ thoáng, có lót bèo để giữ ẩm.
Xếp một lớp bèo, một lớp cua đinh, tốt nhất là ngăn cho mỗi con ở một ô. Trong khâu vận chuyển phải nhẹ nhàng. Nếu vận chuyển vào trưa nóng thì dùng đá bọc vải để lên trên cho nước mát chảy xuống. Nếu vận chuyển qua đêm thì khi nghỉ đêm phải tháo ra, sáng hôm sau đóng lại.
Trích theo nông nghiệp Niệt Nam .
II/ Nuôi theo mô hình bán hoang dã :
Bà con nào có sãn cái ao lớn hay khu vườn có nhiều ao liên kế , tốt nhất là nơi có nước ra vào tự nhiên , được xây tường cao 0,5m hoặc tấn ton xi măng bao quanh là có thể thả nuôi .
Có thể nuôi chung nhiều thế hệ : cua con , cua lứa , cua bố mẹ . Nhưng con nhỏ nhất phải lớn hơn 200g để tránh chim , chuột , cá lóc . . . gây hại .
Thả vào ao : cua , ốc đắn , cá rô phi , cá mè , cá chép . . . các loài này tự sinh sản làm thức ăn cho cua đinh , đặc biệt là ốc bưu vàng ( ăn lục bình trong ao và sinh sản rất nhanh ) , rồi thỉnh thoãng cho ăn thêm là được .
Nhìn chung mô hình này dựa vào điều kiện sãn có ít tốn phí xây dưng ao nuôi , ít tốn thức ăn , không tốn phí thay nước , không cần xử lý thuốc phòng bệnh , môi trường trong sạch cua rất ít bệnh tật ăn khoẽ lớn nhanh . Nhưng cũng có vài nhược điểm sau : trông coi , gom trứng , thu hoặch khó khăn hơn .
Bà con có điều kiện phù hợp nên thực hiện theo mô hình này sẽ có lợi nhuận rất cao .
Kỹ thuật nuôi cua đinh sinh sản :
Cua đinh sinh sản được nuôi theo bộ ( 1 con đực + 3 – 4 con cái ) .
Xây dựng bể nuôi :
- Chọn nơi yên tĩnh , kín đáo có nguồn nước sạch và thoát nước dể dàng .
- Bể nuôi diện tích 6 – 8m2 , cao 1,5m . Dưới đáy bể trãi lớp đất dày 0,3m , mực nước 0,8m .
- Bể đẻ diện tích 1m2 , dưới đáy trãi lớp cát dày 0,3m . ( Hình 11 ) .
Chọn giống :
- Khi thu hoạch chọn những con to khoẽ , tốt nhất có trọng lượng trên 2,5kg ,để nuôi thành cua sinh sãn .
- Để phân biệt con đực thường có phần đuôi thon dài hơn con cái ( Hình 7 -8 ) .
- Con đực thường lớn nhanh lấn lướt con cái , nên chọn con đực nhỏ hơn hoặc bằng con cái .
Chăm sóc :
Cua đinh sinh sản từ tháng 11 – 7 , đẻ từ 2 - 4 lứa ( mổi lứa từ 8 - 30 trứng tuỳ trọng lượng ) , quá trình chăm sóc cơ bản giống như nuôi thương phẩm nhưng chú ý thêm các giai đoạn sau :
+ Giai đoạn I : ( từ lúc thả vào bể đến tháng 7) vẫn cho ăn bình thường cho cua tiếp tục tăng tưởng .
+ Giai đoạn II : ( từ tháng 8 – 11 ) giai đoạn này cua tạo toàn bộ lượng trứng đẻ trong năm nên rất quan trọng , nó quyết định số lượng trứng cũng như chất lượng con giống khi nở ra . Cho ăn đầy đủ dinh dưởng , đặt biệt thức ăn có nhiều đạm .
+ Giai đoạn III : ( từ tháng 11 – 7 ) cua đinh đẻ trứng cần nhiều canxi tạo vỏ , cho ăn thêm cua , ốc . . .
Lưu ý : nếu các bạn có diện tích ao nuôi rộng ( 1con/2-3m2 ) có thể nuôi ghép vài con đực và nhiều con cái để giảm chi phí xây dựng ao nuôi .
Kỹ thuật ấp trứng
Cua đinh đẻ ngoài tự nhiên thường nở với tì lệ thấp . Việc ấp nhằm chuyền trứng đến nơi có môi trường thích hợp và quản lý trứng , con giống tốt hơn . Có các kỹ thuật cơ bản sau :
Chọn nơi ấp : Chọn nơi thoáng mát nhiệt độ 25-32 , nên có nắp lưới tránh mèo , chim , chuột . . . gây hại . Có thể ấp trong phòng ấp , thao , chậu . . . tuỳ số lượng .
Thu gom trứng : Trứng đẻ 2 ngày là có thể gom vào ấp , dùng thao có trải lớp cát bên dưới , đặt trứng nhẹ nhàng vào thao cát , không đảo ngược trứng hay chuyển động mạnh .
Tuyển chọn trứng : Chọn trứng được thụ tinh ( có phần trắng đục ở trên và phần trắng trong bên dưới ) hình 13 , trứng tròn vỏ dày điều đặn .
Đưa vào ấp : Nơi ấp được trải lớp cát 5cm , đặt trứng lên lớp cát mổi trứng cách nhau 1cm , phần túi khí ( trắng đục ) hướng lên trên , rồi trải lên lớp đất khô bâm nhỏ ( sàng bớt đất bột ) dày 3-5cm , sau đó phun xịt nước vào ( vò không dính tay ) là được . Hình 14
Quản lý chăm sóc : Thường xuyên theo dỏi xem lớp đất khô thì phun nước vào ( nên 1tuần/lần ) , nhiệt độ quá nóng ( >32 ) hay quá lạnh ( <25 ) phải có biện pháp điều chỉnh thích hợp . Thời gian ấp kéo dài từ 100-105 ngày . Khi trứng sắp nở đặt vào nơi ấp thao nước để cua con nở ra bò vào không bị khô chết .
Nếu ấp tốt tỉ lệ nở đạt 90% .
Kỹ thuật ương con giống
+ Cua đinh mới nở cho vào thao chậu mực nước 5cm , ngày hôm sau là cho ăn , thức ăn : trùng chỉ , tép , cá mè luộc . . . ngày 2 lần . Sau 1 tuần là có thể thả vào bể ương .
+ Bể ương đặt nơi có nắng , diện tích thích hợp 10-20m2 , mật độ 10-20con/m2 , dưới đáy có lớp đất nên thiết kế nửa cạn ( mực nước 15cm ) nửa sâu ( mực nước 40-50cm ) , cũng có thể ngăn 1 góc ao nuôi để ương . Thả lục bình làm nơi trú , trèo lên phơi nắng nên thay nước thường xuyên . Hình 9
+ Thức ăn : trùng , các loai cá , tép . . . tốt nhất nên xay hổn hợp các loại trên cho ăn ngày 2 lần .
+ Thời gian nuôi từ 3-5tháng cua đạt từ 100-350g là có thể thả vào ao nuôi . Nếu làm tốt tỉ lệ sống đạt trên 95% .
Bài này được viết theo sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm của cá nhân tôi nên chưa đầy đủ , mong các ban đóng góp thêm. Nếu các ban quan tâm xin cho vài ý kiến . Rất mong thông tin sẽ hữu ích cho những bà con bắt đầu vào nghề .
Last edited: