Nuôi dông công nghiệp, mô hình chuồng cần các bác cho ý kiến

  • Thread starter caoduong
  • Ngày gửi
Em đã đọc qua các bài viết về con nhông của các bác, và đặc biệt là các bài viết của anh Thái, và nhận thấy hiện tại chúng ta đang nuôi rất nhiều nhông, đồng thời con nhông cũng cho thu nhập đáng kể..nhưng có 1 vấn đề khiến em thấy chưa thực khả thi đó là hiện tại chúng ta nuôi nhông với mô hình có thể gọi là "bán hoang dã" vì vậy cần diện tích nuôi rộng, công theo dõi và thu hoạch khá nhiều...
Vì vậy, hôm nay em mạn phép đưa ra thử mô hình này với mục đích tham khảo ý kiến của các chuyên gia nuôi nhông đi trước, cũng như những ace có nhiều kinh nghiệm trong việc chuyển đổi nuôi từ hoang dã sang nuôi nhốt và công nghiệp như anh Thái, AnhMyTran, bác Kỳ Nông Dân....để biết đâu từ mô hình này hoặc mô hình khác nhiều cải tiến hơn sẽ giúp bà con có thể chuyển đổi được mô hình nuôi nhông "bán hoang dã" sang 1 mô hình khác chuyên nghiệp và cho năng suất cao hơn, đồng thời ít chiếm diện tích chăn nuôi hơn...thứ mà hiện nay có thể nói là...khá đắt đỏ tại các vùng dân cư như khu vực của em (biên hòa-đồng nai)...
Rất mong sự góp ý từ các bác và xin thứ lỗi nếu em có "quá ngông" trong lĩnh vực chưa hề chạm tay vào bao giờ này...
Dưới đây là mô hình chuồng trại :
Chuồng nuôi sinh sản

agriviet1294368240sinhs.jpg


agriviet1294368240sinhs.jpg


Kích thước chuồng 1x5m, dự tính thả 3mái/1trống/1m vuông
Sau khi sinh sản, thực hiện bắt nhông lớn ra chuồng khác, chỉ để nhông con lại trong chuồng nuôi cho đến giai đoạn 2 tháng tuổi thì chuyển sang chuồng nuôi thịt

Chuồng nuôi dông thịt

agriviet1294368248nuoit.jpg


agriviet1294368248nuoit.jpg
Chuồng nuôi thịt sử dụng mái che tôn sáng vừa ngăn mưa nhưng không ảnh hưỡng việc tắm nắng của nhông.
Có hệ thống phun sương để đảm bảo độ ẩm cần thiết cho nhông.
Đổ ít cát (20cm) cho nhông có chổ trú ẩn nhưng vẫn đảm bảo dễ dàng thu hoạch
Tạo hang nhân tạo giúp nhông tránh nắng, trên trồng cỏ duy trì độ ẩm và nhiệt độ mát phù hợp.
Kích thước chuồng 5x5m, dự tính mật độ 40-50con/m vuông.

Cả 2 mô hình chuồng đều tráng xi măng và rãi đá, nền chuồng nghiêng đảm bào lưu thoát nước....(chỉ dự phòng vì đả có mái che)
 


Last edited by a moderator:
BẢN VẺ cũng khá chi tiết rùi đó
nhưng nhìn chung như vậy cũng khó mà hình dung,nếu đả có ý nghĩ như vậy thì bạn hãy thực hiện 1 mô hình thực tế rùi pót cho ace tham khao,
 
Chuồng nuôi sinh sản
*
agriviet1294368240sinhs.jpg

*
Chuồng nuôi dông thịt
*
agriviet1294368248nuoit.jpg

*
Bạn chịu khó cho [i m g] vào trước link và [/i m g] vào sau link
không có khoảng cách giữa các chữ cái, thì sẽ có hình nhìn thấy.
*
Rất hoan nghênh suy nghĩ của bạn.
*
Riêng tôi thì cho rằng nuôi Dông thịt thì được, nhưng nuôi Dông
đẻ trứng và cho trứng nở rồi nuôi Dông con đòi hỏi phải có khoảng
cách lớn và bề dày cát thật sâu, chất cát phải phù hợp (không rời
quá, cũng không nhiều đất thịt dẻo và rắn chắc quá). Vì vậy, nuôi
Dông đẻ vẫn tốn kém nhiều mặt bằng, nâng giá thành lên cao, trước
mắt chưa ước tính được lời lãi nhiều hay thua lỗ.
*
---------------
Đăng được hình lên, thì tôi mới thấy "cát" cúa bạn là cát rời,
có thể chảy ra được, thì chắc rằng không thể nuôi Dông đẻ được,
vì nó không thể đào hang trong "cát" của bạn được. "Cát" để
Dông đào hang và đẻ trứng phải chắc, không chảy rào rào, mà
đúng nghĩa phải là "đất tơi mềm pha cát" như đất phù sa mới được.
*
Chúng ta phải đến tận các hang Dông trong hoang dã để coi "cát"
nơi chúng đào hang có tính chất cơ lý như thế nào.
*
Kích cỡ chuồng cho Dông đẻ phải hàng chục mét mới được .
*
 
Last edited:
- Mục đích có cửa ko phải để cát chạy ào ào ra đâu ạh, mà chỉ dùng khi cần thu hoạch hoặc thay cát thôi
- Tất nhiên là phải dùng cát sao cho con dông có khả năng đào hang được chứ ạh..
- Tại sao con gà, con chim cút khi mang vào trong chuồng nuôi có kích thước nhỏ vẩn sinh sản và nếu cần vẩn ấp trứng được nhưng con nhông thì ko?nguồn gốc chúng không phải cũng từ động vận hoang dã và "nuôi thả vườn" sao?
- Tại sao phải đào hang thật sâu để sinh sản trong khi nhiệt độ và ẩm độ đã được duy trì thích hợp?

Em có ý này: khi con con vừa nở có thể bị con lớn ăn thịt, vậy ta có thể xếp gạch thẻ vào chuồng, vừa là cái cho nhông lột xác vừa có "hang" cho con nhông con trú ẩn....có khả thi không ạ?
 
Mình thấy cách bác làm rất khoa hoc bác cứ mạnh dạng mà làm mình sẽ khắc phục từ từ bác ah :)
Kinh nghiệm rút ra từ việc làm của bản thân mình là thiết thực nhất
Chúc bác thành công
 
Trả lời câu hỏi của bạn:
Nhông là giống ăn thịt nhau, còn chim Cút thì không.
Bạn có chắc một hang nhông cái cách hang bên cạnh là bao nhiêu
centimét không? Phải cách xa bao nhiêu thì chúng mới đẻ, và
sau khi đẻ thì trứng không bị phá?
*
Giả sử hang Dông phải cách nhau 20 centimet, thì làm chuồng 1 mét
có mỗi chiều được 4 hang, tổng cộng 16 hang, nhưng nếu chuồng làm
10 mét, thì số hang không chỉ 10 lần mà thôi, mà còn tận dụng được
những chỗ cạnh góc mà khi làm chuồng nhỏ sẽ có rất nhiều. Đó là
lý do chuồng càng rộng càng dôi.
*
Tê giác nuôi trong vườn thú rộng hàng trăm hécta mà vẫn không đẻ.
Mãi sau người ta mới tìm ra một cây cỏ phải trồng trong vườn thú
đó cho nó ăn thì nó mới đẻ .
*
Gấu nuôi trên thế giới thì không đẻ, nhưng người ViệtNam nuôi gấu
thì lại đẻ rất mắn . Cả thế giới phải đến để học bí quyết.
*
Vì vậy, thiết kế của bạn không chắc có thể được so với chuồng trại
rộng hơn. Tôi đã đọc tất cả các bài nuôi Dông ở đây, và lúc nào
cũng nghĩ đến mấu chốt diện tích . Đó là lý do tôi đề nghị bạn suy
tính kỹ, chứ không có ý nói bạn sai . Tôi chỉ bàn về lý thuyết suông
thôi, chứ không có kinh nghiệm gì cả .
*
 
Bác có mua giống không? nếu có thì PM cho mình nhé mình cần bắt và bán bớt vài chục kg dông đang ở trang trại mình (bỏ nuôi dông chuyển sang nuôi bồ câu rùi bác )
Nếu bác cần mua thì PM qua hộp thư mình nhé :) Đừng trả lời trên đây các mod delete topic của của bác đó Thanks
 

Last edited by a moderator:
Em đồng ý với bác Anhmytran là mô hình này có lẽ nuôi Nhông thịt sẽ hợp lý.Còn Nhông sinh sản thì phải đòi hỏi nhiều yếu tố hơn như,diện tích,độ ẩm tự nhiên và không gian để Nhông đào chuồng(hang con nọ đụng phải hang con kia).Nhông mẹ đẻ trứng đâu phải sâu 1m đâu,em đi đào ngoài tự nhiên bắt được con Nhông mẹ bụng đầy trứng,mà hang nó ở lòng vòng sâu cả 2m đấy chứ.Nên những người nuôi nhông hiện tại họ chỉ lát gạch thẻ cho Nhông thịt thôi,còn Nhông sinh sản thì hầu như rất cần diện tích và ít người lót nền.
Mình cũng rất hoan nghênh ý tưởng đột phá của bạn Caoduong,tuy nhiên từ ý tưởng đến hiện thực nó là cả 1 vấn đề.Bạn nên thử nghiệm số lượng ít để khắc phục dần sẽ hợp lý hơn.Chúc bạn thành công
 
Định nuôi thử dông coi sao mà mấy bác bàn thế này sao dám nuôi nữa. Nói như các bác nuôi dông khó quá mà bán thì ko biết lời lổ thế nào
 
- salack: các bác khác đã nuôi với mô hình bán hoang dã, tức là khoăn vùng khá rộng để nuôi và cho thu hoạch kết quả rất tốt nên bác có thể tham khảo thêm....
- Caoduong chỉ mới có 26 cái xuân thôi nên còn nhiều cái cần học hỏi lắm, nhất là vì chưa hề "làm nông" nên chắc chắn cần học hỏi và nguyên cứu kỹ trước khi thực hiện...(xin phép xưng em và gọi bác cho nó dễ nói chuyện ạ)
- Bác anhmytran Đồng ý với các bác là hiện tại nuôi dông đòi hỏi 1 diện tích chuồng nuôi gọi là "khủng" đối với nếu muốn nuôi trong thành phố, và thực tế hiện nay thấy là con dông thì cần diện tích "khủng" đó để sinh sản...nhưng các bác thấy đó...như bác anhmytran nói tê giác nuôi bán hoang dã vẫn không đẻ cho tới khi trồng 1 loại cỏ thích hợp thì mới đẻ..tức là vấn đề nó không đẻ không phải vì bị nuôi nhốt mà vì thiếu 1 yếu tố cần thiết khác (có thể là cây cỏ), và trong DĐ chúng ta cũng có bác Kỳ Nông Dân cũng đang làm cái việc ngược đời đó là nuôi nhím và lợn rừng trong chuồng 2m vuông( xem hình chụp của bác ấy nên em đoán thế) vẫn ss tốt....cũng như bên BOX thủy sản đang có chuyên đề nuôi cá trong hồ nổi rất hay đó...
- Việc bác Giaman nói có con đào sâu tới 2m thì em xin phép hỏi để lấy kinh nghiệm ạ: bác thấy khu vực đất nơi bác đào thế nào về nhiệt độ và ẩm độ? điệu kiện tự nhiên như con săn mồi khác, tiếng ồn? theo em con dông đào hang sâu chỉ vì các lý do như : nhiệt độ, ẩm độ, bị đe dọa do con săn mồi khác, tiếng ồn gân strees..
- Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là diện tích và mật độ chăn thả thế nào là phù hợp, và nhiệt độ, độ ẩm nhân tạo chúng ta tạo ra, thức ăn cung cấp thế nào là phù hợp với khả năng của ta và nhu cầu sinh trưởng của con dông...
- Khi thả dông, để đảm bảo mật độ thì tất nhiên ta thả có chủ ý, như trên em nói:
3-4 cái/1 trống/1m vuông, vậy khi thả ta úp rổ lên từng con dông, rãi đều trên phạm vi đó, nhằm định vị vị trí dông đào hang, em tin nếu nhiệt độ và ẩm độ, an toàn và thức ăn đủ, duy trì thích hợp thì con dông không hơi đâu mà đào hang cho sâu làm gì đâu...huống cho đào sâu quá là đụng đá, mà đá thì có góc, tạo hốc nên con dông sẽ khó đào sâu hơn...
- Làm 1 bài toán, cho là thả 4 cái và 1 trống /1m vuông, và con dông cái đẻ và nở tb 10 trứng/con thì với chuồng 5m vuông chúng ta có 20 dông cái thì thu được 200 dông con...nuôi trưởng thành hao hụt 20% thì còn lại 160 con, và với việc nuôi tập trung cho ăn theo kiểu nuôi "heo" của em thì chắc là con dông sẽ mập và to hơn bình thường...
- Em còn nhớ, khi tầm 10 tuổi (năm 1995) gần nhà có 1 chú buôn gỗ, hay đi rừng và thi thoãng mang về ít động vật như khỉ,chim, vẹt...và có dông, thoạt đầu thả trong vườn bắt ăn dần thôi, sau còn vài con thì bắt thả trong lu(loại lu thấp to và cao khoảng 1m dùng đựng nước) cho cát khoảng 1/2 thì con dông vẩn đẻ...nhung vi ít nên không ăn và cũng không chăm sóc nên chết dần...

_ Vấn đề em muốn đặt ra ở trong topic này là:
(1) Một mô hình mới(có thể không phải cái mh của em), diện tích nhỏ, nuôi tập trung mật độ cao và dễ chăm sóc, thu hoạch( chứ con nào cũng đào 2m như bác gì thì có mà cả tháng mới thu hoạch hết..em đào hổng nổi đâu hihiii)
(2) Tìm kiếm, tham khảo thông tin xem điều kiện nhiệt độ, độ ẩm như thế nào là phù hợp nhất cho con dông...
(3) Diện tích/mật độ thả thế nào là tối ưu....
(4) Tính khả thi của mô hình...
Và còn nhiều nhiều....sẽ bàn tới khi phát hiện ra là cần thiết phải quan tâm chứ giờ thì em chưa nghĩ ra hehehhe

Tính em thận trọng và nhát gan, lại chưa có vốn nên cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi "vung dao chém gà" ạ....(có mỗi 1 con gà đẻ trứng ăn mà, làm bậy là treo mỏ sao hahahha)
Theo em thì để có thành công thì cần 30% tính khả thi, 30% sự cố gắng trong suy nghĩ và lao động, 30% sự tư vấn của chuyên gia, bè bạn và 10% hên xui....kakakkaa

@Các bác tiếp tục cho ý kiến ạ:
- theo bác Anhmytran thì cần nâng kích thước chuồng sinh sản lên để tiết kiệm diện tích và tạo điều kiện tối ưu, chi phí đầu tư...?em hoàn toàn đồng ý khoản này rùi...
- môi trường đất/cát thế nào là phù hợp nhất cho con dông ss và đào hang phát triển...
- nếu tạo hang bằng bầu đất nung các bác nghĩ thế nào?
- nhiệt độ và ẩm độ hang dông sinh sản...
- dông mấy tháng tuổi thì không còn sợ bị dông lớn hơn "táp"...
- độ nghiêng của hang dông khi đào xuống đất khoảng bi nhiêu độ?

em vẽ thử mô hình hang dông đất nung, ép nó phải ở và sinh sản như gà mới được...hahhahaaa

agriviet1294452332hang.jpg
 
Last edited by a moderator:
Em thì chưa nuôi dông nhưng em thấy mô hình của bác rất hay em có suy nghĩ tại sao ta không làm mỗi ô một đôi dông lúc đó thì các đôi sẽ không đụng hàng nhau. Vài dòng suy nghĩ nếu không phải các bác bỏ qua cho
 
- salack: các bác khác đã nuôi với mô hình bán hoang dã, tức là khoăn vùng khá rộng để nuôi và cho thu hoạch kết quả rất tốt nên bác có thể tham khảo thêm....
- Caoduong chỉ mới có 26 cái xuân thôi nên còn nhiều cái cần học hỏi lắm, nhất là vì chưa hề "làm nông" nên chắc chắn cần học hỏi và nguyên cứu kỹ trước khi thực hiện...(xin phép xưng em và gọi bác cho nó dễ nói chuyện ạ)
- Bác anhmytran Đồng ý với các bác là hiện tại nuôi dông đòi hỏi 1 diện tích chuồng nuôi gọi là "khủng" đối với nếu muốn nuôi trong thành phố, và thực tế hiện nay thấy là con dông thì cần diện tích "khủng" đó để sinh sản...nhưng các bác thấy đó...như bác anhmytran nói tê giác nuôi bán hoang dã vẫn không đẻ cho tới khi trồng 1 loại cỏ thích hợp thì mới đẻ..tức là vấn đề nó không đẻ không phải vì bị nuôi nhốt mà vì thiếu 1 yếu tố cần thiết khác (có thể là cây cỏ), và trong DĐ chúng ta cũng có bác Kỳ Nông Dân cũng đang làm cái việc ngược đời đó là nuôi nhím và lợn rừng trong chuồng 2m vuông( xem hình chụp của bác ấy nên em đoán thế) vẫn ss tốt....cũng như bên BOX thủy sản đang có chuyên đề nuôi cá trong hồ nổi rất hay đó...
- Việc bác Giaman nói có con đào sâu tới 2m thì em xin phép hỏi để lấy kinh nghiệm ạ: bác thấy khu vực đất nơi bác đào thế nào về nhiệt độ và ẩm độ? điệu kiện tự nhiên như con săn mồi khác, tiếng ồn? theo em con dông đào hang sâu chỉ vì các lý do như : nhiệt độ, ẩm độ, bị đe dọa do con săn mồi khác, tiếng ồn gân strees..
- Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là diện tích và mật độ chăn thả thế nào là phù hợp, và nhiệt độ, độ ẩm nhân tạo chúng ta tạo ra, thức ăn cung cấp thế nào là phù hợp với khả năng của ta và nhu cầu sinh trưởng của con dông...
- Khi thả dông, để đảm bảo mật độ thì tất nhiên ta thả có chủ ý, như trên em nói:
3-4 cái/1 trống/1m vuông, vậy khi thả ta úp rổ lên từng con dông, rãi đều trên phạm vi đó, nhằm định vị vị trí dông đào hang, em tin nếu nhiệt độ và ẩm độ, an toàn và thức ăn đủ, duy trì thích hợp thì con dông không hơi đâu mà đào hang cho sâu làm gì đâu...huống cho đào sâu quá là đụng đá, mà đá thì có góc, tạo hốc nên con dông sẽ khó đào sâu hơn...
- Làm 1 bài toán, cho là thả 4 cái và 1 trống /1m vuông, và con dông cái đẻ và nở tb 10 trứng/con thì với chuồng 5m vuông chúng ta có 20 dông cái thì thu được 200 dông con...nuôi trưởng thành hao hụt 20% thì còn lại 160 con, và với việc nuôi tập trung cho ăn theo kiểu nuôi "heo" của em thì chắc là con dông sẽ mập và to hơn bình thường...
- Em còn nhớ, khi tầm 10 tuổi (năm 1995) gần nhà có 1 chú buôn gỗ, hay đi rừng và thi thoãng mang về ít động vật như khỉ,chim, vẹt...và có dông, thoạt đầu thả trong vườn bắt ăn dần thôi, sau còn vài con thì bắt thả trong lu(loại lu thấp to và cao khoảng 1m dùng đựng nước) cho cát khoảng 1/2 thì con dông vẩn đẻ...nhung vi ít nên không ăn và cũng không chăm sóc nên chết dần...

_ Vấn đề em muốn đặt ra ở trong topic này là:
(1) Một mô hình mới(có thể không phải cái mh của em), diện tích nhỏ, nuôi tập trung mật độ cao và dễ chăm sóc, thu hoạch( chứ con nào cũng đào 2m như bác gì thì có mà cả tháng mới thu hoạch hết..em đào hổng nổi đâu hihiii)
(2) Tìm kiếm, tham khảo thông tin xem điều kiện nhiệt độ, độ ẩm như thế nào là phù hợp nhất cho con dông...
(3) Diện tích/mật độ thả thế nào là tối ưu....
(4) Tính khả thi của mô hình...
Và còn nhiều nhiều....sẽ bàn tới khi phát hiện ra là cần thiết phải quan tâm chứ giờ thì em chưa nghĩ ra hehehhe

Tính em thận trọng và nhát gan, lại chưa có vốn nên cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi "vung dao chém gà" ạ....(có mỗi 1 con gà đẻ trứng ăn mà, làm bậy là treo mỏ sao hahahha)
Theo em thì để có thành công thì cần 30% tính khả thi, 30% sự cố gắng trong suy nghĩ và lao động, 30% sự tư vấn của chuyên gia, bè bạn và 10% hên xui....kakakkaa

@Các bác tiếp tục cho ý kiến ạ:
- theo bác Anhmytran thì cần nâng kích thước chuồng sinh sản lên để tiết kiệm diện tích và tạo điều kiện tối ưu, chi phí đầu tư...?em hoàn toàn đồng ý khoản này rùi...
- môi trường đất/cát thế nào là phù hợp nhất cho con dông ss và đào hang phát triển...
- nếu tạo hang bằng bầu đất nung các bác nghĩ thế nào?
- nhiệt độ và ẩm độ hang dông sinh sản...
- dông mấy tháng tuổi thì không còn sợ bị dông lớn hơn "táp"...
- độ nghiêng của hang dông khi đào xuống đất khoảng bi nhiêu độ?

em vẽ thử mô hình hang dông đất nung, ép nó phải ở và sinh sản như gà mới được...hahhahaaa
http://img257.imageshack.us/img257/7097/agriviet1294452332hang.jpg


+Đang là mô hình thử nghiệm để mang tính đột phá thì bạn cứ mạnh dạn làm để rút kinh nghiệm.Mình chỉ xin bổ xung là con Nhông ngoài tự nhiên sinh sản thì cần độ ẩm bao nhiêu thì trứng nở được?cái này chắc chưa có bà con nào đo độ F cả.Việc khác nữa là không có con Nhông mẹ nào đẻ trung bình 10 trứng cả(từ 4 đến 6 trứng),Nhông là loại bò sát hoang dã,ăn nhông con là bản năng tự nhiên của nó,dù cho bạn có cho Nhông lớn ăn no nứt bụng thì gặp Nhông con chúng vẫn đớp.
Hi vọng sẽ gặp bạn vào 1 ngày gần nhất để bàn thêm về mô hình này,hi vọng nó sẽ là chương mới mở ra cho nghề nuôi Nhông,phải thử mới biết bạn ah.Thân ái
 
e ung ho sang kien cua bac caoduong. bac nen nuoi thu nghiem voi mo hinh nho, duoc thi se nhan rong ra. e cung muon nuoi dong, nhung no chiem dien tich lon wa nen chua nuoi duoc, ma cung khong biet no co thich hop voi khi hau mien tay ko.
 
Ý kiến mỗi chuồng chỉ một đôi Giông bố mẹ hoàn toàn có kết quả .
Có điều lãng phí diện tích và vật liệu . Nếu chưa tìm được diện
tích thích hợp thả nhiều Giông bố mẹ, thì cách này vẫn đem lại
lợi nhuận cao hơn phải đi bắt Giông thiên nhiên về nuôi.
*
Phương hướng thả nhiều Giông bố mẹ trên diện tích lớn để đỡ diện
tích và vật liệu, thì đúng như bạn CaoDuong đã bàn, phải tìm ra
chất đất cát phù hợp, điều khiển tốt nhiệt độ và độ ẩm tốt nhất,
và có thể làm hang nhân tạo.
*
Đây là hình hang của bạn:
*
agriviet1294452332hang.jpg

*
Muốn đưa hình vào, thì chỉ cần đặt trước link đó [i m g] và ngay sau
link đó [/i m g]. Nhớ không được có khoảng cách giữa các chữ cái .
Tôi buộc phải cho khoảng cách vào thì bạn mới nhìn thấy, chứ không
bị biến thành hình trống rỗng ở trong bài, bạn không đọc được.
*
Làm hang nhân tạo là một ý rất hay, nhưng phải căn cứ vào hang thật
đã dào trong tự nhiên để tham khảo . Thành hang nên làm bằng đất
nung còn non, chứ không nên nung đến thành sành . Đất nung non làm
bằng đất pha cát trộn kỹ và có độ ẩm cao hơn đất nung sành . Sau khi
để khô nhiều ngày, thì đất này xốp hơn đất nung sành, và sau khi nung
nhẹ lửa, thì có màu da cam chứ không phải màu đỏ, hay màu đen, là
những sản phẩm nung nóng hơn, lâu hơn, và không thấm nước như đất nung
non.
*
Ngoài ra, ta cũng cần biết lúc nào Giông cái đẻ trứng để bắt Giông đực
ra . Tốt nhất khi Giông cái có bầu, thì phải bắt Giông đực ra . Nói
chung, các giống máu lạnh, thì con cái bảo vệ trứng và con mới nở,
nhưng con đực và con cái khác không phải là mẹ, thì vẫn săn các con
nhỏ và mới nở . Cho tới thi các con lớn, thì con mẹ cũng chén tuốt .
Đương nhiên lúc ấy thì ta đã biết rồi, và đưa Giông con ra từng lứa
mà nuôi thịt.
*
---------------
Tôi nghĩ mãi về chuyện Giông đẻ.
*
Thật ra, vấn đề ở chỗ Giông có mang mới là quan trọng,
chứ Giông đẻ và ấp trứng thì là chuyện dễ. Ở môi trường
không thích hợp, nhất là môi trường nhân tạo chật hẹp,
hay ở vườn thú rộng rãi, thú nuôi có thể không đẻ, cụ
thể là không có mang. Một khi có mang, nó phải đẻ, chứ
không thể tiêu đi được.
*
Như vậy, ta chỉ cần tạo ra điều kiện để Giông có mang,
rồi khi Giông đẻ trứng, thì ta thu trứng để vào nơi ấp
nở và gột Giông bột, không có Giông bố mẹ ở đó.
*
Điều kiện để Giông có mang là hoàn cảnh rộng rãi, có
đất phù hợp để đào hang đẻ trứng và ấp trứng . Đó là
điều ta phải làm . Sau khi Giông có bầu, ta có thể nhốt
chật hẹp, mỗi con Giông cái vào một cái bình đất nung,
trong môi trường ấp trứng.
Sau khi thấy Giông cái không còn bầu nữa, thì thả lại
Giông cái vào môi trường như trước kia chưa có bầu.
*
 
Last edited:
Thank bác anhmytran: em có làm thử up hình theo cách bác chỉ mà nó ko ra, nhảy loạn cả lên nên em đành để vậy...
em cũng nghĩ dùng đất nung non thì tốt và duy trì độ ẩm, hơi nước và thông thoáng tốt hơn nung già...
bác nói dúng, cái khó là làm sao cho nó giao phối tốt và chịu ở hang thì tất nhiên sẽ ss được tốt thôi...
Khoản ấp trứng: theo em đọc thì các bác khác đều cho là khi trứng mang lên đất thì ung cả mà, liệu có khả thi ko khi thu hoạch trứng mà ấp?
_bác Giaman: sorry, em nhớ nhầm, khi viết reply ko xem lại tài liệu đó mà hehhee

Một vài ý mới:
- nếu di chuyển dông mẹ thời kỳ mang thai (mang trứng) có ảnh hưỡng tới khả năng sinh sản?
- khi trứng dông mẹ đẻ ra có nhất thiết phải có dông mẹ trứng mới nở?
Mục đích em muốn tìm hiểu là ý em muốn thế này:
1) hoặc tiếp tục nuôi giông bán hoang dã, nhưng khi dông có thai, chuyển dông vào chuồng nuôi ss và nếu không có chuyện "nó tức quá, nhịn ko đẽ" thì việc cho sinh sản và thu hoạch dông con sẽ dễ hơn nhiều...
2) nuôi dông trong chuồng ss, khi có thai, bắt dông trống ra, khi dông mái đẽ, bắt dông mái ra

có khả thi không nhỉ?bài nào thì hay hơn?cái khó trong nhất nuôi dông có lẽ là bài toán diện tích chuồng trại thôi nhỉ?nếu cách này khả thi và điều kiện nuôi lý tưỡng không trừng còn có thể khiến dông ss "trái vụ" à nha hehhehee

Xin ý kiến của các bác tiếp ạh, các chuyên gia đâu rồi nhỉ?
Mùa này khu vực em tính thả còn lạnh lắm, chưa thả nuôi thử được
 
Mấy ý mới của bạn hoàn toàn có thể làm được .
Cá quả, cá sấu, baba, trăn, rắn, kỳ đà đều "ấp trứng"
nhưng thực sự là canh chừng trứng khỏi bị ăn .
Người ta lợi dụng thói ấy để săn những con mẹ canh ổ trứng.
*
Người ta nói (không rõ thực hư thế nào) cá sấu mẹ ấp trứng
đến khi trái đầu tiên nở thì nó bỏ đi, mặc kệ cho đàn con
bơ vơ, các thú khác đến ăn và chà đạp những chú sấu chưa nở .
*
Cũng có người nói sấu mẹ ấp nở được cá đàn con rồi thì bỗng
dưng quẫy đuôi thật mạnh để đàn con chạy xuống nước ẩn nấp .
Con nào chưa kịp xuống nước thì mẹ nó nuốt chửng.
*
Nhiều báo ViệtNam nói trứng sấu gặp thời tiết nóng thì nở
ra sấu cái, còn gặp trời mưa nhiều, mát mẻ, thì nở ra sấu
đực. Tỷ lệ đực cái nở của trứng Kỳ đà cũng vậy. Nhiệt độ
trung bình ở miền Nam là 30 độ, nhưng ở dưới lòng đất nơi
nhiều Giông, thì có thể thấp hơn 1-2 độ.
*
Nói tóm lại, Giông cứ chỉ cần có bầu là ta đã thành công rồi.
Chuyện ấp nở chắc chắn ta làm được, và nở 100 phần trăm theo
ý muốn đực hay cái, không cần Giông mẹ. Nếu có thất bại, thì
cũng chỉ hỏng vài lứa đầu thôi (không đúng độ ẩm và độ nóng).
*
Bây giờ đang mùa Đông, lạnh nhất trong năm . Sau tháng Hai
mới là mùa Xuân, trời bất đầu ấm, nhưng từ miền Trung đổ vào
(dưới Quy Nhơn, Nha Trang) thì đã ấm rồi, và bắt đầu nuôi thả
được Giông . Tôi đoán vậy, vì tháng Năm ngoài bắc có thể tắm
ngoài sông, còn miền nam thì chắc là 30 độ rồi.
*
 
Chào bác,
Tôi ở TP HCM và cũng đang hứng thú với nuôi dông nhưng kẹt vì diện tích đất không lớn. May quá có mô hình nuôi mới của bác. Bác đã nuôi thử nghiệm chưa ạ? Kết quả thế nào ạ?
 


Back
Top