Nuoi ga ta tha vuon-van de ve sinh chuong trai

  • Thread starter Mauxanhaolinh
  • Ngày gửi
Ve sinh chuong trai la viec can thiet, dong vai tro quan trong trong phong benh cho ga, giup giam nang suat, kinh te.
Khi nuoi ga gan nhu bat buoc phai dung vat lieu lot nen,thuong thi dung trau de han che thap nhat nam moc gay dich benh cho ga, dac biet la ga con
Truoc khi lot nen phai rac thuoc bot khong che vi khuan, rai trau xong rac tiep va tron deu, cuoi cung rac mot it len mat va nen xung quanh choung (loai thuoc nay co ban o cac hieu thuoc thu y)
Khoang 5 den 7 ngay nen thay lot nen mot lan. de lau de gay nam moc se gay benh cho ga
Khi ga lon den thoi diem tha vuon, can quet san vuon sach se, khong de cac vung nuoc dong o trong vuon, ga uong se bi benh dau bung ia chay(cai nay ban than toi da bi roi)
Khi ga tha ra vuon thi cung nen rac tran vao nen, lam nhu vay chuong khong bi hoi, tanh, tranh ruoi muoi, nhung chi can rac 1 lop that mong tôi, 3 hay 4 ngay quet don xit rua sch se mot lânch se mot lan.
Mot dieu cuc ky quan trong trong khau ve sinh ma neu cac ban khong chu y thi nhung co gang tren deu thanh cong coc, do la VE SINH THUC AN VA NUOC UONG cho ga.
Cam on cac ban!
Bai sau minh se viet ve CHE DO DINH DUONG cho ga!
 


Mình có ý kiến một chút về vấn đề bao nhiêu ngày nên thay đệm lót. Việc thay đệm lót không nhất thiết cứ 5-6 ngày phải thay, có khi 2-3 ngày hoặc 15-20 ngày thậm chí cả tháng. Mấu chốt của việc thay sớm hay muộn là do mức độ dầy và độ khô của chất độn chuồng. Thông thường chất độn chuồng (đệm lót) dày 7-10cm ~ chiều bề dầy một viên gạch chỉ) thì phải 15-20 ngày mới phải thay. Chất độn chuồng cần thay khi: 1-ướt: do mắc bệnh tiêu chảy hoặc ngoại cảnh tác động. 2- Khi điều trị bệnh cầu trùng (thay hàng ngày). 3- Đến ngày phải thay (bẩn). Bình thường có thể có chỗ bị ướt (do nước uống đổ, gà tập chung ỉa ở góc chuồng, ... thì chúng ta chỉ nên thay cục bộ chỗ đó.
 
mình thấy trên diễn đàn có sử dụng một số chế phẩm sinh học làm đệm lót sinh thái. Nhưng mình không biết thực hư như thế nào? Đã có bạn nào dùng chưa vậy cho đưa ra để mọi người trên diễn đàn học tập
 
những góp ý của bạn rất hay.Rất mong bạn góp ý về chế độ dinh dưỡng cho gà vì mình mới nuôi gà nên rất quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và làm thế nào để cho gà mau lớn.
 
Ve sinh chuong trai la viec can thiet, dong vai tro quan trong trong phong benh cho ga, giup giam nang suat, kinh te.
Khi nuoi ga gan nhu bat buoc phai dung vat lieu lot nen,thuong thi dung trau de han che thap nhat nam moc gay dich benh cho ga, dac biet la ga con
Truoc khi lot nen phai rac thuoc bot khong che vi khuan, rai trau xong rac tiep va tron deu, cuoi cung rac mot it len mat va nen xung quanh choung (loai thuoc nay co ban o cac hieu thuoc thu y)
Khoang 5 den 7 ngay nen thay lot nen mot lan. de lau de gay nam moc se gay benh cho ga
Khi ga lon den thoi diem tha vuon, can quet san vuon sach se, khong de cac vung nuoc dong o trong vuon, ga uong se bi benh dau bung ia chay(cai nay ban than toi da bi roi)
Khi ga tha ra vuon thi cung nen rac tran vao nen, lam nhu vay chuong khong bi hoi, tanh, tranh ruoi muoi, nhung chi can rac 1 lop that mong tôi, 3 hay 4 ngay quet don xit rua sch se mot lânch se mot lan.
Mot dieu cuc ky quan trong trong khau ve sinh ma neu cac ban khong chu y thi nhung co gang tren deu thanh cong coc, do la VE SINH THUC AN VA NUOC UONG cho ga.
Cam on cac ban!
Bai sau minh se viet ve CHE DO DINH DUONG cho ga!
Chào Bạn!
Bài viết của bạn rất thực tế và rất là kinh nghiệm,thanks Bạn rất nhiều.
Nhưng bài sau Bạn viết nhớ bỏ dấu nha,mình đọc 2 -3 lần mà cũng có nhiều chỗ không hiểu.
 
Mình có ý kiến một chút về vấn đề bao nhiêu ngày nên thay đệm lót. Việc thay đệm lót không nhất thiết cứ 5-6 ngày phải thay, có khi 2-3 ngày hoặc 15-20 ngày thậm chí cả tháng. Mấu chốt của việc thay sớm hay muộn là do mức độ dầy và độ khô của chất độn chuồng. Thông thường chất độn chuồng (đệm lót) dày 7-10cm ~ chiều bề dầy một viên gạch chỉ) thì phải 15-20 ngày mới phải thay. Chất độn chuồng cần thay khi: 1-ướt: do mắc bệnh tiêu chảy hoặc ngoại cảnh tác động. 2- Khi điều trị bệnh cầu trùng (thay hàng ngày). 3- Đến ngày phải thay (bẩn). Bình thường có thể có chỗ bị ướt (do nước uống đổ, gà tập chung ỉa ở góc chuồng, ... thì chúng ta chỉ nên thay cục bộ chỗ đó.

Chào cả nhà,

Bài viết này khá chuẩn về vấn đề thay lớp độn chuồng. Tôi chỉ các bác cách xác định thời điểm phải thay: bước vào chuồng gà thấy có mùi khai bốc lên hoặc đứng hướng dưới gió sẽ thấy mùi này, trong trường hợp nặng mùi thì ta bước vào chuồng sẽ có cảm giác cay mắt đó, cái này là do phản ứng hóa học:

NH[SUB]3[/SUB] (mùi khai) + H[SUB]2[/SUB]O (nước trong mắt - hok biết phải nước mắt ko?!) <> NH[SUB]4[/SUB](OH) (chất kiềm)

chất này làm mắt bị cay nhè nhẹ đó. Đây là 1 trong những nguyên nhân chính dẫn đến gà bị bệnh hô hấp!
Còn về độ dày chất độn chuồng. Theo bản thân tôi, chúng ta chỉ cần độ dày khoảng 5cm thôi, độ dày này nếu nuôi mật độ 10 con/m2 thì khoảng 10 ngày sẽ thay chất độn chuồng 1 lần.

Đôi lời, chúc thành công!
 
Chào cả nhà,

Bài viết này khá chuẩn về vấn đề thay lớp độn chuồng. Tôi chỉ các bác cách xác định thời điểm phải thay: bước vào chuồng gà thấy có mùi khai bốc lên hoặc đứng hướng dưới gió sẽ thấy mùi này, trong trường hợp nặng mùi thì ta bước vào chuồng sẽ có cảm giác cay mắt đó, cái này là do phản ứng hóa học:

NH[SUB]3[/SUB] (mùi khai) + H[SUB]2[/SUB]O (nước trong mắt - hok biết phải nước mắt ko?!) <> NH[SUB]4[/SUB](OH) (chất kiềm)

chất này làm mắt bị cay nhè nhẹ đó. Đây là 1 trong những nguyên nhân chính dẫn đến gà bị bệnh hô hấp!
Còn về độ dày chất độn chuồng. Theo bản thân tôi, chúng ta chỉ cần độ dày khoảng 5cm thôi, độ dày này nếu nuôi mật độ 10 con/m2 thì khoảng 10 ngày sẽ thay chất độn chuồng 1 lần.

Đôi lời, chúc thành công!
Bác ơi tôi nghĩ chưa hẳn là cảm giác cay mắt là như bác giải thích đâu. Về mặt bản chất thì các loại khí độc trong chuồng nuôi (NH3, H2S) có tính gây kích ứng niêm mạc mắt và niêm mạc đường khô hấp, kết hợp với CO, CO2, và một số loại khí sinh ra trong quá trình phân huỷ chât thừa trong phân làm giảm thị phần khí O2 -> gà phải thở nhiều để đủ O2, kết hợp với niêm mạc đường hô hấp đang bị kích ứng nên dễ xảy ra bệnh đường hô hấp.
Một vấn đề nữa là nếu khi chúng ta cảm nhận được mùi khai và thấy cay mắt trong chuồng nuôi thì lúc đó chuồng nuôi đã bị ô nhiễm quá rồi. Các bác cứ hình dung: khí độc trong chuồng nuôi nặng hơn O2 nên chúng sẽ phổ biến ở tầng dưới (bề mặt nền chuồng), khí thải sinh ra cứ tăng dần và chúng sẽ chiếm chỗ bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi ròi dâng cao lên đến khi nào chúng ta thấy cay mắt là hàm lượng khí đã quá lớn trong chuồng nuôi. Vậy con gà hay vật nuôi nói chung nó sống ở tầng dưới bầu không khí thì hàm lượng đã quá cao rồi, như vậy không xảy ra bệnh mới là lạ. Do đó chúng ta không được hoặc phải hạn chế việc có thể cảm nhận được bằng cảm nhận của chúng ta khi vào chuồng, cố gắng giữ cho không khí chuồng nuôi luôn khô và thoáng, không có mùi.
Chúc các bác chăn nuôi thành công!
 

Last edited by a moderator:
Bác ơi tôi nghĩ chưa hẳn là cảm giác cay mắt là như bác giải thích đâu. Về mặt bản chất thì các loại khí độc trong chuồng nuôi (NH3, H2S) có tính gây kích ứng niêm mạc mắt và niêm mạc đường khô hấp, kết hợp với CO, CO2, và một số loại khí sinh ra trong quá trình phân huỷ chât thừa trong phân làm giảm thị phần khí O2 -> gà phải thở nhiều để đủ O2, kết hợp với niêm mạc đường hô hấp đang bị kích ứng nên dễ xảy ra bệnh đường hô hấp.
Một vấn đề nữa là nếu khi chúng ta cảm nhận được mùi khai và thấy cay mắt trong chuồng nuôi thì lúc đó chuồng nuôi đã bị ô nhiễm quá rồi. Các bác cứ hình dung: khí độc trong chuồng nuôi nặng hơn O2 nên chúng sẽ phổ biến ở tầng dưới (bề mặt nền chuồng), khí thải sinh ra cứ tăng dần và chúng sẽ chiếm chỗ bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi ròi dâng cao lên đến khi nào chúng ta thấy cay mắt là hàm lượng khí đã quá lớn trong chuồng nuôi. Vậy con gà hay vật nuôi nói chung nó sống ở tầng dưới bầu không khí thì hàm lượng đã quá cao rồi, như vậy không xảy ra bệnh mới là lạ. Do đó chúng ta không được hoặc phải hạn chế việc có thể cảm nhận được bằng cảm nhận của chúng ta khi vào chuồng, cố gắng giữ cho không khí chuồng nuôi luôn khô và thoáng, không có mùi.
Chúc các bác chăn nuôi thành công!

Bởi vậy tôi mới nói là khi có mùi thì ta nên thay chất độn mà. H2S không phát sinh nhiều đâu, CO và CO2 cũng vậy. Thành phần chính của các khí độc gây ra vẫn do mùi khai của NH3 thôi vì thức ăn trong chuồng nuôi gà theo mô hình công nghiệp rất giàu đạm (thấp nhất cũng 16 đạm rồi). Nên lượng khí NH3 là vô cung lớn. Nếu bác nói không để cho chuồng gà có mùi khai thì có lẽ bác phải thay chất độn 2 ngày / lần đó.
Thân!
 
Ngoài Miền bắc hiện nay đang áp dụng cách treo "bạt ngược" rất hiệu quả trong việc tạo điều kiện thông thoáng nên trong chuồng nuôi ở điều kiện thời tiết bình thường, kết hợp với phun thuốc sát trung định kỳ (2lần/tuần) thì việc khống chế mùi hôi chuồng nuôi rất hiệu quả. Đồng thời khi xuất hiện mùi hôi hoặc kể cả khi chưa người ta tiến hành rắc bột khử trùng hút ẩm (Good farm, Safe guard,...) lên trên nền chuồng có tác dụng khử mùi rất tốt, đồng thời nền chuồng luôn khô ráo nên phòng được cả bệnh cầu trùng.
 
Bài viết có nội dung tương tự
  • benh o vit
    • Thread starter tamongthanh
    • Ngày gửi
  • Mình định làm chuồng như thế này được không ?
    • Thread starter Về quê làm giàu
    • Ngày gửi
  • nho vacxin cho ga
    • Thread starter khanhdenbk
    • Ngày gửi
  • Nuoi ga ta tha vuon-van de nhiet do cho ga
    • Thread starter Mauxanhaolinh
    • Ngày gửi
  • Nuoi ga ta tha vuon-thuc tien va kinh nghiem
    • Thread starter Mauxanhaolinh
    • Ngày gửi
  • Nuoi ga ta tha vuon-van de thuc an
    • Thread starter Mauxanhaolinh
    • Ngày gửi
  • minh khoi dau nuoi ga tha vuon chi tu 10 trieu
    • Thread starter Mauxanhaolinh
    • Ngày gửi


  • Back
    Top